caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 7 octobre 2012

“Lời thú tội của một sát thủ kinh tế”


“Lời thú tội của một sát thủ kinh tế”

Trong vòng hai năm trở lại đây, "Confessions of an Economic Hit Man" (Lời thú tội của một sát thủ kinh tế) - Nhà xuất bản Penguin, New York - của tác giả John Perkins đã trở thành một “hiện tượng” ở Mỹ và đang lan sang nhiều nước khác.

Dù tác giả là một người hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (cho mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu trong danh sách các quyển bán chạy nhất (tháng 3/2006). Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính.

Đây là hồi ký của một nhân vật tên John Perkins, tự xưng đã từng làm “sát thủ kinh tế”. “Sát thủ kinh tế”, theo lời Perkins, là người được giới đại doanh thương Mỹ gửi sang các quốc gia đang phát triển để thực hiện những mưu đồ kinh tế đen tối nhằm phục vụ quyền lợi của giới này, và gián tiếp là của nước Mỹ. Cuốn sách là “ lời tự thú” của Perkins về những “tội lỗi” ông đã làm trong thập niên 1970.

Tác giả kể: sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta được một công ty tư vấn ở Boston (Mỹ) tuyển mộ làm chuyên viên kinh tế với hai nhiệm vụ. Đầu tiên, ông sẽ được gửi sang một quốc gia đang phát triển để biện minh (thường là dối trá) những dự án cơ sở hạ tầng (như xa lộ, đê đập, mạng điện...) cách nào để các quốc gia này vay được tiền của các tổ chức và ngân hàng quốc tế và, cùng lúc, giúp các đại công ty Mỹ (như Bechtel, Halliburton) “trúng thầu”.

Sau đó, “sát thủ kinh tế” Perkins phải làm thế nào để các quốc gia ấy... phá sản, không trả được nợ. Khi đã sa vào hoàn cảnh ấy, các nước này phải nghe lời chủ nợ, trở thành một “đàn em” dễ bảo của Mỹ, cho Mỹ khai thác dầu hỏa và các tài nguyên thiên nhiên khác, lập căn cứ quân sự, hoặc ít nhất thì cũng bỏ phiếu theo Mỹ ở Liên hiệp quốc.

Sự nghiệp của Perkins bắt đầu ở Indonesia năm 1971 với nhiệm vụ lập một dự án mạng điện cho đảo Java. Ông ta nhận lệnh đưa ra những dự báo kinh tế cực kỳ lạc quan để USAID (Cơ quan Viện trợ kinh tế của Mỹ) và các ngân hàng quốc tế có thể cho Chính phủ Indonesia vay tiền. Tất nhiên, dự án ấy sẽ thất bại (hoặc không nhiều lợi ích như dự báo), Indonesia không thể trả nợ, và sa vào cái “còng” của Mỹ.

Chu toàn tốt đẹp sứ mạng ở Indonesia, năm 1972 Perkins được gửi sang Panama. Làm “cố vấn” cho “kế hoạch phát triển toàn bộ” của nước này, Perkins được sếp ra lệnh đề nghị một loạt dự án không thực tế, ngụy tạo các con số, tưởng tượng một tương lai sáng ngời cho Panama để Ngân hàng Thế giới đầu tư hàng tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng ở nước này. Perkins cũng không quên gài vào những hợp đồng cho vay một số điều kiện mà chỉ các công ty Mỹ mới thỏa mãn được.

Thâm độc hơn, vì Chính phủ Panama lúc ấy có thái độ “kình” Mỹ, cụ thể là muốn Mỹ trả lại kênh Panama, Perkins được chỉ thị phải làm sao để các nhà lãnh đạo nước này “nhu mì” hơn đối với Mỹ.

Song, có lẽ “thành tích” rực rỡ nhất của Perkins là ở Ảrập Saudi, nơi Perkins “hạ cánh” năm 1974. Như mấy lần trước, ở đây Perkins cũng được lệnh thổi phồng dự báo tăng trưởng để biện minh cho các món vay và các hợp đồng với các công ty Mỹ.

Quan trọng hơn, Perkins thú nhận rằng, để tránh tái diễn cuộc khủng hoảng dầu hỏa như vào những năm 1970, ông ta được lệnh thuyết phục Chính phủ Ảrập Saudi (1) không để dầu hỏa chảy vào Mỹ bị gián đoạn, ở một giá “phải chăng”; (2) dùng tiền bán dầu hỏa để mua ngân khố phiếu của Mỹ; (3) rồi lại dùng tiền lãi để thuê các tập đoàn kinh doanh của Mỹ “hiện đại hóa” Ảrập Saudi theo kiểu phương Tây.

Perkins khoe rằng ông đã biến Ảrập Saudi thành “con bò sữa có thể vắt đến ngày về hưu” cho ông và các sếp của ông, và tự đắc là “Bộ Ngân khố Mỹ thuê chúng tôi, trả lương chúng tôi với tiền của Ảrập Saudi, để xây dựng cơ sở hạ tầng ở đó, thậm chí nhiều thành phố của họ là hoàn toàn do chúng tôi xây dựng”.

Sau vài chuyến công tác nữa ở IranColombia, Perkins giải nghệ “sát thủ” năm 1980. Bị “lương tâm cắn rứt” từ đó đến nay, ông ta viết cuốn này (dù bị cản trở nhiều lần, ông ta nói).

Lời bình

Phải nhìn nhận rằng "Thú tội của một sát thủ kinh tế" quả hấp dẫn như truyện gián điệp: những cái chết bí ẩn, những buổi trưa làm tình vụng trộm, những thành phố nhiệt đới có vẻ kỳ bí đối với người phương Tây, những cuộc trốn thoát trong đường tơ kẽ tóc. Tuy nhiên, đọc kỹ, có nhiều điều không ổn về tác phẩm lẫn tác giả này.

Trước hết, ai biết chút ít về thời cuộc, về chính trị thế giới, và không quá ngây thơ, hẳn sẽ không lấy làm lạ về những xì căng đan mà Perkins kể lại. Có ai lạ gì chuyện các nhà lãnh đạo những nước nhỏ, đang phát triển (và đôi khi của vài quốc gia đã phát triển) bị nước ngoài mua chuộc (bằng tiền hoặc bằng sex), bắt chẹt, hăm dọa...

Thậm chí, áp lực này diễn ra một cách chính thức, công khai, ngay trong những cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo, bị báo chí phanh phui, lắm khi còn để lại dấu vết trong các hiệp ước thương mại. Đó là những chuyện “thường ngày ở huyện”. Có đại diện (thương mại, ngoại giao, quân sự...) nào của Mỹ (và hầu hết mọi nước khác) từ thấp đến cao, lại không sử dụng mọi thủ đoạn để đem lại lợi ích cho mình?

Đằng khác, chả lẽ lãnh tụ các nước chậm tiến không bao giờ phạm lỗi lầm, quyết định sai về dự án này, kế hoạch nọ và không tham ô? Cần gì những người như Perkins chỉ bảo, thúc giục? Và đúng là các tư vấn ngoại quốc hay thổi phồng triển vọng các dự án, song chắc gì chỉ các công ty ngoại quốc thủ lợi?

Cái mới lạ ở cuốn này là Perkins kể những thủ đoạn của các nhà ngoại giao, nhà kinh tế (thường là nghiêm trang đạo mạo) dưới dạng hồi ký hấp dẫn như một truyện gián điệp đầy tình tiết ly kỳ (có “sát thủ”, có rượu, có đàn bà, có án mạng, có hẹn hò giữa đêm khuya ở nhà ga, quán xá...), úp mở nghi vấn (nhưng không bằng cớ, thậm chí không đưa tên nhân chứng) về những “bí ẩn” trong cái chết của Tổng thống Kennedy, tướng Torrijos của Panama, ngay cả của mục sư Martin Luther King...

Có thể Perkins nói thật, có thể ông nói phét. Làm sao biết được?

Hơn nữa, những chi tiết ông đưa ra lại làm cho người đọc thắc mắc thêm: cớ gì mà một công ty tư vấn to lớn, có uy tín lâu đời ở Boston lại chọn Perkins (lúc đó chưa đến 30 tuổi, mới xong cử nhân kinh doanh) để giao những sứ mạng quan trọng như vậy? Vài phân tích kinh tế của Perkins càng làm người đọc hoài nghi kiến thức của ông ta.

Chẳng hạn, không ai hiểu biết về kinh tế lại so sánh doanh thu của xí nghiệp và GDP của quốc gia (hai phạm trù hoàn toàn khác nhau), để kết luận rằng công ty này “mạnh” hơn quốc gia nọ. Nhiều chi tiết trong sách là hoàn toàn sai. Chẳng hạn tác giả bảo rằng National Security Agency (cơ quan tuy rất lớn, song chỉ chuyên về mật mã) là một cơ quan kinh tế của Chính phủ Mỹ... Cũng nên để ý là hầu hết kinh nghiệm của Perkins là khoảng 30 năm về trước.

Tóm lại, "Thú tội của một sát thủ kinh tế" là một cuốn sách hấp dẫn, và nếu người đọc chưa bao giờ nghe về những thủ đoạn lươn lẹo, dối trá, quỷ quyệt, hắc ám của các đại công ty ở các quốc gia chậm tiến, thì cũng nên đọc để biết vài nét chính.

Song, đối với những chi tiết về hành tung của tác giả, cũng như những gì mà ông không đưa bằng chứng, thì hãy cứ... hoài nghi.

Theo TB Kinh tế SG

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 6 HỒ TẤN VINH



MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 6
HỒ TẤN VINH

Lê Văn Viễn
Khi nghe nói tới Bình Xuyên thì người ta thường nghĩ tới Bảy Viễn và đám ‘ăn cướp’. Thật ra, Bảy Viễn chỉ là người thứ ba trong một nhóm giang hồ (Mười Trí chỉ huy chi đội 4, Bảy Viễn chỉ huy chi đội 9, Tư Hoạnh chỉ huy chi đội 21, Tư Tỵ chỉ huy chi đội 25, hai cha con ông Tám Mạnh và rễ Hai Vĩnh chi đội 7, Mười Lực chi đội 3, Năm Chẳng chi đội 2, Bảy Môn, Tư Huỳnh . . . (một chi đội lúc bấy giờ là một trung đoàn).
Bảy Viễn chỉ học hết lớp ba trường làng, sau này học võ nghệ với một Sãi Cả Miên. Để có tiền xài, Bảy Viễn có đi ăn cướp, nhưng không ăn cướp nhà thường dân mà ăn cướp trại mộc ở Bình Triệu, cướp sở cao su Dầu Tiếng hay lúc cần tiền thành lập quân đội thì bắt cóc công tử Bạc Liêu, rồi đòi Hội Đồng Trạch trả cả triệu bạc. Khi Hội Đồng Trạch hiểu lý do, Hội Đồng Trạch vui vẻ trả tiền chuộc con và công tử Bạc Liêu không hề có bị đánh đập gì.

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 5 HỒ TẤN VINH



MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 5

HỒ TẤN VINH

LỰC LƯỢNG BÌNH XUYÊN

Bình Xuyên chào đời khi Nhựt đầu hàng.

Ba Dương

Thủ lãnh của Bình Xuyên là Dương Văn Dương tự Ba Dương. Ba Dương là một người giàu có. Chủ nhân hai nhà máy xay lúa và một nhà máy dệt bao bố tại Chợ lớn. Ba Dương có học chữ Nho. Nhà nho nhỏ con, khăn đóng áo dài lại là người võ nghệ cao cường. Ba Dương dạy võ tại bến đò cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quy. Vì quen biết nhiều với giới thương thuyền qua lại trên sông, có khi ở quán nhậu tại bến đò, Ba Dương nghe có người buồn rầu than thở bị cướp sạch trắng tay, nên đọng lòng nghĩa hiệp gia nhập giới giang hồ bằng nghề tài tử đi tìm lại tài sản của các khổ chủ bị đánh cướp trên sông (nghề này nghịch với nghề bảo tiêu là bảo vệ hàng hóa đừng để bị đánh cướp).

Sáu Cường đả lôi đài tại Chợ Lớn, lãnh chức võ sĩ vô địch Nam kỳ xin đấu thử tài Ba Dương. Sáu Cường cởi áo ra chuyển gòng khoe ngực bị Ba Dương vẫn mặc khăn đóng áo dài hạ dễ dàng.

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 4 HỒ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 4
HỒ TẤN VINH

LỰC LƯỢNG HÒA HẢO
Phật Giáo Hòa Hảo được thành lập năm 1939. Người sáng lập sanh tại làng Hòa Hảo nên có tên Phật Giáo Hòa Hảo.
Huỳnh Phú Sổ chống Pháp, bị Pháp nhốt vào nhà thương điên. Đó cũng là một cái bằng cấp oanh liệt. Huỳnh Phú Sổ chống Việt Minh, bị Việt Minh thủ tiêu, Giáo Chủ đã trở thành anh hùng của dân tộc.
Sau hai chế độ Diệm-Thiệu đến chế độ CS, vì lịch sử là của kẻ đương quyền, nên vai trò của nhân vật lịch sử Huỳnh Phú Sổ đã bị xuyên tạc chớ chưa có cơ hội được đánh giá đúng mức.
Phật Giáo Hòa Hảo là một phái mới của đạo Phật, chủ trương bải bỏ nghi lễ phiền phức, tu hành không cần chùa chiền, tượng đúc, tăng lữ. Lúc bấy giờ, tại miền Tây có hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 3 HỒ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 3
HỒ TẤN VINH

LỰC LƯỢNG CAO ĐÀI
Đạo Cao Đài thành lập năm 1919. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc chống Pháp, tháng 7 năm 1941, ông bị mật thám Pháp bắt, tháng 9 năm 1941 bị Pháp đày qua đảo Madagascar cùng với một số chức sắc Cao Đài và anh em Nguyễn Thế Truyền. Đó là cái bằng cấp mà nhiều người làm dáng ái quốc muốn có mà không dám dấn thân đi thi.
Người có công thành lập quân đội Cao Đài là tướng Trần Quang Vinh. Trần Quang Vinh trong thời gian Nhựt chiếm đóng, làm việc tại xưởng Ba Son chung với người Nhựt và được người Nhựt tin cậy nên được Nhựt giúp khí giới cho quân đội Cao Đài. Tuớng Trần Quang Vinh là Tổng Tư Lệnh đầu tiên. Năm 1946, Tướng Trần Quang Vinh bị Việt Minh bắt và có bị nhốt chung với Hồ Văn Ngà tại Cà Mau. Sau đó, Trần Quang Vinh thoát thân được nhưng Hồ Văn Ngà bị giết.

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 2 HỒ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 2

HỒ TẤN VINH

ĐẠI VIỆT QDĐ MIỀN NAM
Đại Việt  lúc đầu chỉ tính có đấu tranh chánh trị, nhưng ngày 28-9-1945, khi Pháp công khai tấn công lực lượng võ trang miền Nam, ĐVQDĐ buộc lòng phải chuyển qua thế quân sự. Bộ đội An Điền được thành lập. An Điền là tên một tổng trong quận Thủ Đức là nơi đầu tiên cán bộ Đại Việt chiêu quân. Chỉ huy trưởng đầu tiên là Trần Văn Quới, tự Bảy Quới, sau trao lại cho Bùi Hữu Phiệt là một nhà cách mạng từ Côn Đảo mới về. Bùi Hữu Phiệt chỉ mới gia nhập Đại Việt khi chỉ huy bộ đội An Điền. Bùi Hữu Phiệt (Tám Phiệt) giỏi chữ nho và chữ Nhựt. Trong bộ Tổng tham mưu còn có ông già Tín, Phan Khắc Sửu, Trần Quốc Bữu Nguyễn Văn Tại Huỳnh Văn Thảo tức giáo Thảo, Văn Ngô . . . Bùi Hữu Phiệt nhờ Nhựt (qua trung gian của Trung Úy Nam Tước Watanabé) trang bị vũ khí nên lúc đó bộ đội An Điền có nhiều súng hơn lính. Sau này liên minh với lực lượng Bình Xuyên nên đổi tên là Trung đoàn 25 Bình Xuyên.

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 1 HỒ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 1
HỒ TẤN VINH
Chánh nghĩa là điểm hội tụ để mọi người nhìn vào và đồng ý thực hiện. Chánh nghĩa là cái lý do để mọi người lên đường và hy sinh. Trong đại cuộc, chánh nghĩa là món trân quý nhứt, phải có nó thì rốt cuộc mới thắng. Cái quái đản nhứt trong cuộc chiến Việt Nam là mỗi bên giao tranh, một lúc nào đó đều có cơ hội nắm chánh nghĩa trong tay mà lại không biết trân quý nó, phát huy nó, lại ngược đời đem chánh nghĩa trong tay mình dâng cho kẻ địch.
I - TỪ 1954 ĐẾN 1975, MỸ CHO VIỆT CỘNG CHÁNH NGHĨA
1.- CÁC LỰC LƯỢNG VÕ TRANG TẠI MIỀN NAM TỪNG CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG CỘNG NĂM 1954

THUONG VE XU HUE -Minh Ky-Kalang-Thuy Dung-

http://youtu.be/-SPcI4f9OjE


42 công dụng của giấm


42 công dụng của giấm

Loại chất lỏng lên men tự nhiên này còn có nhiều công dụng khác ngoài việc chế biến món ăn, có thể khiến bạn bất ngờ.


<!--[if !vml]--><!--[endif]-->
1. Diệt cỏ dại: xịt giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc. Vài ngày sau cỏ sẽ tự héo rũ và chết.
2. Tăng độ axit của đất: pha khoảng ½ tách giấm vào 4 lít nước để tưới cây cảnh.
3. Ngăn ngừa kiến: xịt giấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò
4. Ðánh bóng xe: dùng vải mềm thấm giấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe.
5. Khử mùi hôi ở chó: dùng giấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch.
6. Ngăn mèo: vẩy giấm lên những nơi mà bạn không muốn con miu miu mon men tới gần.
7. Lau sàn: hòa một tách giấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà.
8. Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm.
9. Làm dịu vết ong hoặc sứa đốt: thoa giấm vào chỗ bị đốt để giảm đau và ngứa.
10.Chữa da bị cháy nắng: dùng giấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng,lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi.
11. Làm dầu xả cho tóc: thêm một muỗng canh giấm vào nước xả tóc để gội sạch phần dầu gội còn bám trên tóc.

LẠY MẸ CON ĐI, thơ Song Như


LẠY MẸ CON ĐI


Mùa xuân năm ấy đượm sắc buồn,
Lạy mẹ con đi nước mắt tuôn,
Hoa mai rũ cánh sầu hoa cúc,
Thầm kín đáy lòng chẳng dám buông…



Dòng sông lơ lửng trôi dăm đám,
Lục bình tim tím quện như sam,
Nhìn theo dòng nước soi tăm cá,
Chí nguyện ông cha con phải làm…



Hàng cau giăng bóng đò viễn xứ,
Lưu lạc từ đây xót tâm tư,
Con đi theo tiếng lòng tha thiết,
Hồn lịm theo từng nét trang thư…



Lạy mẹ ghi lòng con biển lớn,
Tâm tình mẹ nén tặng cho con,
Ra đi mơ ước ngày trở lại,
Bến cũ ngày xưa mẹ vẫn còn…



Liverpool.6/10/2012.
Song Như.
Kính dâng từ mẫu.

Time - Pink Floyd / Guns N' Roses - Knocking on heaven's door "legendado"

ooooo

NGUOI CO KIP VE MUA LA DO (Nhac Lmst)


  NGUOI CO KIP VE MUA LA DO (Nhac Lmst)

Tho VUONG HONG NGOC, Tieng hat LAN ANH
(Bam vao link tren de xem/nghe tac pham dac biet hom nay)

samedi 6 octobre 2012



Phiến Đá Đơn Côi

Ngày nao nơi phiến đá
Hai bóng một tâm hồn
Bây giờ xa nhau quá
Làm sao đến gần hơn

Thuở xưa nơi phiến đá
Bên nhau không một lời
Nhưng tình trong như đã
Yêu nhau hoài mãi thôi

Một thuở nào phiến đá
Hai đưá thầm nguyện cầu
Tình bên nhau mãi mãi
Lời còn người nay đâu?

Chiều nay bên phiến đá
Mắt dõi ngóng chân trời
Giọt buồn rơi lã chã
Nhớ người biệt trùng khơi

Lá vàng rơi phiến đá
Báo hiệu tình nhạt phai
Hồn bâng khuâng xao xuyến
Nhẹ buông tiếng thở dài

Em hay là phiến đá
Đang tình sầu bơ vơ
Người đã xa từ thuở
Vẫn tháng năm mong chờ
Sương Anh

Em Đi Lại BaN Đầu / Nhạc Hòa Bình


Check this out on Chirbit

Nat King Cole - When I Fall In Love - Live / Nat "King" Cole "Autumn Leaves" /NGỒI TRÊN TÀI NĂNG CỦA MÌNH

Vào thu , gửi đến các anh chị nghe những bài nhạc thu muôn đời qua những giọng ca 1 thời từ bài Les Feuilles mortes de Jacques Prévert


Nat King Cole's rendition of this classic song.

"Autumn Leaves" is a much-recorded popular song. Originally a 1945 French song "Les feuilles mortes" (literally "Dead Leaves") with music by Joseph Kosma and lyrics by poet Jacques Prévert, English lyrics were written in 1947 by the American songwriter Johnny Mercer. It has become a pop standard and a jazz standard in both languages, and as an instrumental. "Les feuilles mortes" was introduced by Yves Montand in 1946 for the film Les Portes de la Nuit.

The film Autumn Leaves (1956) starring Joan Crawford featured the song, which was sung by Nat King Cole over the title sequence. The French songwriter Serge Gainsbourg wrote "La chanson de Prévert" as a tribute to this song



Nat "King" Cole "Autumn Leaves"  

Les Feuilles Mortes_Yves Montand à l´Olympia

vendredi 5 octobre 2012

Trần Văn Lương , thơ Hỏa Kiếp


Dạo:
      Một vòng thành trụ hoại không,
Mênh mông kiếp hỏa, cánh đồng nở hoa.




Cóc cuối tuần:





    火刧
烈 火 劈 空 來,
雲 霄 滿 黑 炱.
山 河 皆 盡 燬,
燹 裏 野 花 開.
      陳 文 良






Âm Hán Việt:

         Hỏa Kiếp
Liệt hỏa phách không lai,
Vân tiêu mãn hắc đài.
Sơn hà giai tận hủy,
Tiển lý dã hoa khai.
      Trần Văn Lương





Dịch nghĩa:

       Nạn Lửa (1)
Lửa lớn chẻ trời ra mà tới,
Không trung đầy tro đen.
Sông núi đều bị đốt cháy hết, (2)
Trong đám lửa, hoa dại nở.






Chú thích:

(1) Theo Phật Quang Đại Từ Điển (vần K, chữ Kiếp) thì có nhiều thuyết về Kiếp
(tiếng Phạn là Kalpa, tiếng Pali là Kappa) với chiều dài khác nhau. Quan niệm về thời
gian của Phật giáo lấy Kiếp làm cơ sở để giải thích quá trình hình thành và hủy
diệt của thế giới (chu kỳ thành trụ hoại không).
Trong thời hoại kiếp, hỏa tai, một trong đại tam tai, sẽ đốt hết từ mặt đất cho
đến cõi sơ thiền. Tất cả trở về không và sau đó thế giới được thành lập lại.

(2) Bích Nham Lục, tắc 29 : Đại Tùy Kiếp Hỏa

Cử:

  Tăng hỏi Đại Tùy:
 -  Kiếp hỏa cháy suốt, thế giới đều bị hoại, không biết cái này hoại hay không hoại?
  Đại Tùy đáp:
 - Hoại.
 Tăng hỏi:
 - Thế thì theo nó mà đi?
  Đại Tùy đáp:
 - Theo nó mà đi.





Lời Bình (của Viên Ngộ) :

    Đại Tùy Pháp Chân Hòa Thượng là pháp từ của Đại An Thiền Sư. Sư là người gốc huyện Diêm Đình, Đông Xuyên. Sư tham kiến với sáu mươi vị thiện tri thức. Xưa Sư làm đầu bếp trong chúng hội Qui Sơn. Một hôm Qui Sơn hỏi, "Ông ở đây mấy năm rồi mà chưa trình kiến giải, giờ hỏi thử một câu xem như thế nào?" Đại Tùy nói, "Bây giờ con phải hỏi như thế nào mới được?" Qui Sơn nói, "Chẳng lẽ ông không biết hỏi Phật là gì sao?" Đại Tùy bèn đưa tay ra bịt miệng Qui Sơn. Qui Sơn nói "Ông tuy có miếng ngói che đầu, sau này tìm một người quét đất cũng không có."
Sư trở về Xuyên. Thoạt tiên bên đường lộ ở Bằng khẩu nấu trà tiếp đãi người qua lại suốt ba năm. Sau đó xuất thế khai sơn tại Đại Tùy. Có tăng hỏi, "Kiếp hỏa cháy suốt, thế giới đều bị hoại, không biết cái này hoại hay không hoại?" Ông tăng chỉ biết dựa trên giáo ý đến hỏi, dẫn "thành trụ hoại không" trong giáo pháp nói rằng: "lúc tam tai kiếp khởi, sự hoại diệt đến tận tam Thiền thiên." Ông tăng này nguyên lai không hiểu ý của thoại đầu.
Thử nói xem, "cái này" là cái gì? Thiên hạ đa số đưa ra tình giải nói rằng "cái này" là bản tính của chúng sinh. Đại Tùy nói: "Có bị hoại." Ông tăng hỏi: "Thế thì theo nó mà đi?" Đại Tùy đáp: "Theo nó mà đi." Chỉ có "cái này" mà biết bao nhiêu người mò mẫm không ra. Nếu nói "theo nó mà đi", thì nó ở đâu? Nếu nói "không theo nó mà đi" thì phải làm sao? Há không thấy nói, "nếu muốn được chỗ thân thiết, đừng đem câu hỏi đến hỏi" sao? Sau đó có ông tăng hỏi Từ Sơn Chủ: "Hỏa kiếp cháy suốt, đại thiên đều bị hoại. Không hiểu cái này có hoại hay không?" Sơn Chủ nói: "Không hoại." Ông tăng hỏi: "Tại sao lại không hoại?" Sơn Chủ nói: "Bởi vì nó cũng giống như đại thiên." Hoại và không hoại đều làm trở ngại người.
Ông tăng kia không hiểu lời nói của Đại Tùy, nhưng vẫn không quên được chuyện này, bèn thẳng đến Thứ Châu Đầu Tử Sơn. Đầu Tử hỏi: "Ông mới từ đâu đến?" Ông tăng nói: "Từ Tây Thục Đại Tùy." Đầu Tử hỏi: "Đại Tùy có lời nói gì?" Ông tăng thuật lại lời trước đó. Đầu Tử nói rằng: "Tây Xuyên có cổ Phật xuất thế, ông mau trở về sám hối đi." Ông tăng bèn trở về chỗ Đại Tùy, song Đại Tùy đã thiên hóa. Ông tăng này quả một trời lúng túng!





Phỏng dịch thơ:

         Nạn Lửa
Lửa đến tự trời không,
Tro tàn lấp núi sông.
Mênh mông dòng hủy diệt,
Biêng biếc cánh hoa đồng.
      Trần Văn Lương
        Cali, 10/2012



Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư :
     Lửa hoại kiếp cháy phừng phừng, vạn vật đều bị tiêu diệt, thế mà trong đám lửa
đóa hoa kia vẫn nở. Quả có lý này ư?
    Hỡi ơi, lão tăng mò mẫm mãi chẳng ra.

jeudi 4 octobre 2012

Thanh Hương , Thơ Hoa Nắng Sáng , ảnh Hương Kiều Loan

 
 
Hoa Nắng Sáng

Nắng chen lá , Nắng mới long lanh sáng
Giọt Sương Mai lấp lánh điểm cỏ non
Mặt trời con, lung linh những hạt tròn
Ôi đẹp thay Hoa Nắng đùa với gió



Anh Gió ơi , cho Em nói nho nhỏ
Hãy Yêu Nắng , dù trời đã đổ mưa
Hãy Yêu Nắng dù Gió Mây thích đùa
Những Hoa Nắng thật đẹp sưởi mình ấm
Thanh Hương

Phạm Mỹ Lộc / VNCR radio phỏng vấn




Có 1 số anh chị sau khi nghe bài Hoa Nắng 

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2012/09/hoa-nang-nhac-pham-my-loc.html

và bài Nhị Hồ

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2012/10/pham-my-loc-va-bai-nhi-ho.html

 muốn biết thêm về nhạc sĩ Phạm Mỹ Lộc , hôm nay Caroline Thanh Hương gửi đến các anh chị audio


VNCR radio phỏng vấn anh Phạm Mỹ Lộc

Bon Jovi & Various - Let It Be/Hey Jude - Paul McCartney, Eric Clapton, Sting, Phil Collins, Mark Knopfler, Elton John - Monserat


Bon Jovi & Various - Let It Be


http://youtu.be/8vI95X_DjzA



Hey Jude - Paul McCartney, Eric Clapton, Sting, Phil Collins, Mark Knopfler, Elton John - Monserat

http://youtu.be/PgJQ6LQ8x1E




mercredi 3 octobre 2012

Octobre à Collioure

Thành phố ven biển mang nét đẹp mặn mà buổi xế chiều , khi ánh mặt trời đi dần xuống và nơi ven biển có những người hoạ sĩ với những nét chấm phá gửi những cảm xúc của mình qua những tấm tranh thắng cảnh nơi này
Tranh vẽ đẹp nhờ hồn người họa sĩ và cảnh đẹp nhờ con người yêu mến nơi này
 
Nắng qua phố cũ nhạt nhòa
Đá đen nằm đó có hoài nhớ mong ?
Thành cao cao ngất trời trông
Người về bên ấy vui không một mình ?
Anh đi , Anh nhớ cô mình
Nhớ đôi tóc bím , trốn  nhìn ... Anh thôi
Thanh Hương
 
 
 
http://youtu.be/mHaEiZQ0ixU

NGUYỄN CHÍ THIỆN , Thơ



     THƠ TÌNH NGUYỄN CHÍ THIỆN


Anh yêu em, anh chỉ nói thế thôi

Nói thế thôi cũng đã thưà rồi

Vì Tình Ái đâu cần Ngôn Ngữ

Tình từ TIM , Ngôn Ngữ từ MÔI.

        NGUYỄN CHÍ THIỆN


Trong mấy trăm bài thơ  tập Hoa Điạ Ngục

Chỉ tìm được một ít bài diễn đạt tình yêu lưá đôi

Hầu hết nói lên cảnh khổ đau nơi chốn lưả bỏng dầu sôi

Hay cảnh đời rách nát, đói khổ cuả Đồng Bào đưới chế độ chà đạp Nhân Phẩm !

Đã đọc thơ cuả Người rất nhiều lần

Hình như có đủ các tập thơ được in, phát hành

Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, Bản Chúc Thư, Hoa Điạ Ngục

Ngay cả bản dịch  GIỌT MÁU THƠ cuả Giáo Sư Huỳnh Sanh Thông

Hay tập Ngục Ca được phát hành mấy chục năm

Nhờ bắt chước thơ Người bài đầu tiên

Rồi bỗng dưng NHẬP TÂM  thể không giống ai, tự diễn, tự biên

Bỏ luôn rào dậu loại thơ có quy luật

Diễn đạt thoải mái  hết ý ,bất luận ngắn dài

Miễn sao thi triển hết những gì ấp ủ, cảm xúc, ai hoài

Nhìn nhiều góc cạnh cuộc đời

Thơ Đời, thợ Đạo, thơ Quê Hương , thơ Đấu Tranh

Thỉnh thoảng cũng có thơ diễn đạt Nội Tâm

Hay cỡi ngưạ xem hoa, tuỳ thích

Thơ Tình cuả Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện nổi bậc hai bài

TÌNH MƠ, TÌNH CÂM  diễm tuyệt như ai

Bốn câu mào đầu ghi tâm khắc cốt

Tiếc cho bậc tài hoa bị dìm dưới đáy vực sâu

Nhưng nhờ đó diễn đạt thần sầu

Những giòng thơ khác chi bom, đạn

Mỗi khi xuống tinh thần đem ra đọc lại ,khôi phục liền

Nhắc nhở gương Bất Khuất từ đáy vực sâu

Kiên Cường không bao giờ quì cúi

Nay Người đã rũ sạch nợ đời

Sống kiếp người đáng NGƯỠNG MỘ, hưũ ích cho đời

Những giòng thơ BẤT TỬ lưu truyền mãi mãi

Nhắc các thế hệ tiếp nối chớ quên nỗi NHỤC , thương đau

Đừng bao giờ tái phạm

Nguyện cầu Hương Linh Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện sớm siêu thăng

Tìm được cõi An Lành hằng mơ ước.










                     KIỀU PHONG ( Toronto)


TIN BUỒN: NHÀ THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN QUA ĐỜI 


Vô cùng xúc động báo tin buồn: Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện, người Anh Hùng trong Thi Ca và Đời sống, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước Việt Nam, người đã thản nhiên chấp nhận 27 năm tù trong ngục tù Cộng Sản.. vừa từ giã chúng ta lúc 7 giờ 17 phút sáng nay, ngày thứ Ba 2 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, California. 


Xin cùng cầu nguyện cho hương hồn người bạn chí thân của chúng ta được an nghỉ đời đời, không còn tranh đấu, không còn đau thương.
Chu Tất Tiến. ,__







 TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN


TÌNH MƠ


Anh yêu em, anh chỉ nói thế thôi

Nói thế thôi cũng đã thưà rồi

Vì tình ái đâu cần ngôn ngữ

Tình từ tim, mà ngôn ngữ từ môi

Anh yêu em, em đã hiểu lâu rồi

Em đã hiểu từ ban đầu gặp gỡ

Nhà Bác Học Von Braun


Nhà Bác Học Von Braun






1/ Thuở thiếu thời.
Wernher Von Braun sinh ngày 23 tháng 3 năm 1912 tại Wirsitz, tỉnh Silisie, thuộc miền đông của nước Đức, phần đất này ngày nay đã thuộc về nước Ba Lan. Wernher là con thứ hai trong ba người con trai của Nam Tước Magnus Von Braun. Cha ông là một điền chủ nghiêm nghị, đã từng tham gia vào việc chính trị của nước Đức thời Cộng Hòa Weimar, còn mẹ ông, bà Emmy Von Quistorp, là người rất say mê Thiên Văn Học. Bà thường dẫn các con lên sân thượng vào các buổi tối và chỉ cho các con những hành tinh cùng các vì sao lấp lánh trên bầu trời. Vì vậy Wernher đã ước mơ một ngày kia ông có thể đặt chân lên các thiên thể xa lạ đó.

100 vidéos Truyện Kiều – Chinh Phụ Ngâm Truyện Kiều 77 bài hát với 3254 câu thơ.


Félicitation
Công phu thật quá dầy
Âm nhạc lại quá hay
Nhiều variations cho mỗi đoạn thơ-nhạc
Tuyệt vời.
Không khen, không được.
Im lặng là thiếu sót.
Mến

VÕ HIẾU NGHĨA

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

2012/7/26 Quach Vinh-Thien


+ 100 vidéos Truyện Kiều – Chinh Phụ Ngâm
Truyện Kiều
77 bài hát với 3254 câu thơ.

Thơ : Nguyễn Du (1766-1820)

Nhạc : Quách Vĩnh Thiện





Truyện Kiều – N.77 Bài cuối cùng – Chữ Tài Chữ Mệnh – Talent and Destiny :
Truyện Kiều – N.77 Bis – Chữ Tài Chữ Mệnh – Version Vọng Cổ – Talent and Destiny – Version Classic :
Trong nỗ lực bảo tồn kho tàng văn hóa Việt Nam,
ông Quách Vĩnh Thiện, một kỹ sư tin học
và cũng là một nhạc sĩ ở Pháp, đã bỏ ra thời gian 5 năm,
để phổ nhạc cho tác phẩm
KIM VÂN KIỀU
của văn hào Nguyễn Du.
Radio SBS Australie - Tiếng Việt do Vũ Nhuận
thực hiện ngày
14 Décembre 2010 – Phần 1
21 Décembre 2010 – Phần 2
28 Décembre 2010 – Phần 3

Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
Truyện Kiều – 01. Thúy Kiều, Thúy Vân – Mélodie Slow Rock :
Truyện Kiều – 02. Thanh Minh Đạp Thanh – Mélodie Bossa Nova :
Truyện Kiều – 03. Hồng Nhan Bạc Mệnh – Mélodie Disco :