samedi 4 mai 2013

Những chân dung kỳ lạ của nhiếp ảnh gia National Geographic

Những chân dung kỳ lạ của nhiếp ảnh gia National Geographic

Phóng viên ảnh Alison Wright không chỉ du lịch nhiều nơi trên thế giới, mà cô còn hé mở cho chúng ta tất cả vẻ đẹp bên trong của các bức ảnh mà cô chụp được.
1. Mặt nạ lễ nghi Malagan, đảo Lissengung, Papua New Guinea, 2010
th¿ giÛi, du lËch, g°¡ng m·t
Bậc thầy Fabian Pano đã khắc mặt nạ Malagan. Fabian học nghề từ cha mình và cha ông lại học từ tổ tiên đi trước.
Những mặt nạ này được đốt cháy sau buổi lễ, hiện nay còn ít thợ có thể khắc được mặt Malagan, các mặt nạ bây giờ được sưu tầm và bảo tồn.
2. Em bé Tây Tạng, Manigango, Kham, Tây Tạng, 2005
th¿ giÛi, du lËch, g°¡ng m·t

NGÀY VỀ (Thơ Mai Hoài Thu, nhạc Vĩnh Điện, ca sĩ Ngọc Quy)



Có những vidéo thực hiện chỉ trong vòng vaì phút đồng hồ và có những vidéo đòi hỏi những sưu tầm tài liệu ,
 
những chữ viết thư pháp hay những đoạn film do chính mình là đạo diển và mixe nhạc ...
 
Những công khó đó được đánh đổi trong vài phút nghe nhạc và theo dỏi hình trên màn ảnh ... và người thích thú nhất có khi chỉ là chính người làm montage vidéo...

-- Hôm nay giới thiệu đến các anh chị 1 vidéo Youtube do chính người bạn mình thực hiện với những phương tiện hiếm hoi và hằng chục giờ ngồi trên máy để lấp ráp các đoạn film cho phù hợp với lời nhạc
 

Sài Gòn Đầu Đường Cuối Ngõ





 Sài Gòn Đầu Đường Cuối Ngõ
» Tác giả: Phi Ngọc Hùng
» Dịch giả:
» Thể lọai:
Tùy bút/Tản mạn/Tiểu luận
» Số lần xem: 11089
       Vào một ngày cuối năm để có những giây phút lãng đãng, phiêu bồng. Như ông đồ nát chữ, giấy một túi, bút một túi, tao ghé quán Phố Xưa nơi thành phố tao đang trụ chì, tụng kinh gõ mõ.... Trong một chiều vắng có mây mưa giăng mắc, tao ngồi đấy để…tụng về một quán cà phê Thằng Bờm cùng những bạn bè cũ. Bài viết gò gẫm xong, nhưng thóang như có một hạt sạn nằm gọn lỏn trong chiếc giầy, thấy ngứa ngáy khó chịu, đâu đó cũng chỉ vì cái tên của một quãng đường hay một con ngõ nhỏ. Thêm dăm cái tết tha hương hòai viễn xứ, tao trở lại cái quán này, lặng ngắm ngững gịot cà phê để hồn lang thang bay bổng với mây trời. Rằng bằng vào cái tuổi lá xanh, lá vàng, ai đấy bỏ làng bỏ nước mà đi, tha phương cầu thực mãi. Mãi đến một ngày lọm khọm chống gậy trở về dĩ vãng với đụn rơm nóc rạ, khói lam chiều đùn qua nóc bếp hay với đường xưa lối cũ qua bóng ngả đường chiều.

Economie Le ralentissement de la croissance en Chine inquiète

Economie

Le ralentissement de la croissance en Chine inquiète

Pékin a annoncé lundi un ralentissement de sa croissance à 7,7% en rythme annuel au premier trimestre. Ce résultat est inférieur aux attentes du marché qui prédisait une hausse du PIB
Ce résultat inférieur aux attentes inquiète les analystes qui pointent les fragilités de la deuxième économie mondiale.
Ce résultat inférieur aux attentes inquiète les analystes qui pointent les fragilités de la deuxième économie mondiale.

Articles en relation

Même manipulé, l'or ne peut que monter


 Rédactrice en chef adjointe du magazine Bilan, Myret Zaki croit fermement dans la valeur du placement or et l'affirme dans cette vidéo du mois de mars.


Investissements

Malgré un yoyo spéculatif, la chute de l'or ne durera pas

Adidas annonce une marge bénéficiaire record

Equipements sportifs

Adidas annonce une marge bénéficiaire record

Mis à jour le 03.05.2013
Le spécialiste allemand des articles de sport, numéro deux mondial derrière l'Américain Nike, a enregistré au premier trimestre 2013 sa marge brute la plus élevée de son histoire.

vendredi 3 mai 2013

HKL Bức hình với 5 mặt người

Inline image 1

Buc hinh tren, quy vi  co tim duoc o khuc cay chet do, co den 5 hinh nguoi khong?

mercredi 1 mai 2013

Cơm Lành Canh Ngọt Kiểu Mỹ - Cao Đắc Vinh



Cơm Lành Canh Ngt Kiu M - Cao Đc Vinh

1.
- Sáng thứ bẩy anh định làm gì đây?
- Anh phải chùi rửa hai cái xe. Cả tháng rồi... Nhìn dơ quá bên trong và bên ngoài, thấy mà ghê!
- Có gì đâu mà dơ... Đừng mất thì giờ anh ơi! Trời mưa mấy hôm nay cũng tắm nó sạch rồi. Anh à! Em muốn đi Bolsa phố Việt ăn phở và đi chợ.

MẶT TRẬN XUÂN LỘC – LONG KHÁNH



MẶT TRẬN XUÂN LỘC – LONG KHÁNH
Tháng Tư, 1975 - Mũ Đỏ Trịnh Ân
(Viết theo lối trình thuật cập nhật nặng về phần Chiến sử Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam)
Lời nói đầu: Xuân Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh được Tổng Thống Ngô Đình Diệm nền Đệ Nhất Cộng Hòa thành lập từ năm 1957, bằng cách cắt bớt phần đất của tỉnh Biên Hòa với mục đích để định cư đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Tỉnh có diện tích vào khoảng 3,500 cây số vuông, vùng đất đỏ phần lớn là núi thấp, đồi cao, rừng chồi thưa thớt, nhiều đồn điền cao su và vườn cây ăn trái…Long Khánh chiếm một vị trí chiến lược quân sự rất quan trọng, vì đây là ngã ba giữa hai QL1 và 20, cửa ngỏ từ Miền Trung/Miền Cao Nguyên và Thủ Đô Sài Gòn chỉ cách nhau hơn 80 cây số, do đó Xuân Lộc được coi như vòng đai thép, ngoài việc bảo vệ phi trường Biên Hòa, tổng kho tiếp liệu Long Bình, phi trường Tân Sơn Nhất và Thủ Đô Sài Gòn, Xuân Lộc lại nằm trên đường giao liên giữa chiến khu C và Đ của Cộng quân với các mật khu Tam giác sắt, Dương Minh Châu, Mây Tào, Cù Mi, Xuyên Mộc, Hát Dịch. Đất đỏ tỉnh Phước Tuy là con đường huyết mạch mà Cộng quân dùng để nhận tiếp tế, bổ sung quân số và tiếp liệu chiến cụ bằng đường biển do Đoàn 759 xuất phát từ Hà Nội vận chuyển vào MIền Nam. Vì vị thế trọng yếu cho nên đại bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 18BB do chuẩn tướng Lê Minh Đảo làm Tư lệnh, và BCH/ Tiểu khu Long Khánh do Đ/T BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm TKT chỉ huy đã được bố trí tại đây để ngăn chận Cộng quân xâm nhập cửa ngõ Sài gòn.

Góc nhìn thú vị về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn

Góc nhìn thú vị về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn



 

Một bộ ảnh đồ họa có tựa đề The Difference Between Hanoi and Saigon (tạm dịch: Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất đang rất được lòng cư dân mạng khi mô tả nét khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng một cách thể hiện ấn tượng.
Thanh Niên Online giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh The Difference Between Hanoi and Saigon của chàng trai 27 tuổi này (phần chú thích thể hiện quan điểm riêng của tác giả bộ ảnh):

 

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 4

Gió Mùa Đông Bắc; sách Phan Lạc Tiếp

Gió Mùa Đông Bắc

Gió Mùa Đông Bắc là tên cuốn “tự truyện” của Bác Sỹ Trần Nguơn Phiêu, do nhà xuất bản Hải Mã phát hành. Sách dày 506 trang, gồm 37 chương, in bìa cứng, chữ mạ vàng rất trang trọng. Bằng tất cả sự thận trọng và trân quý, chúng tôi đã đọc cuốn sách và có đôi hàng nhận xét về cuốn sách.

DỰ ĐOÁN KINH TẾ VIỆT NAM

 
DỰ ĐOÁN KINH TẾ VIỆT NAM
BLOG TỔNG HỢP TIN TỨC-NHẬN ĐỊNH VỀ KINH TẾ VIỆT NAM
 
~~~~~~~~~~~~~~~

Bản tin số 2 - Vàng tăng giá & đổi tiền

mardi 30 avril 2013

Phạm Đức Nghĩa trình bày 1954 _1975, show hình Caroline Thanh Hương và Hương Kiều Loan.

tt

Kính gửi đến quý anh chị viếng Blog CAT BUI , nhân ngày Quốc Hận 30 tháng 4 vidéo nhắc lại kỷ niệm đau buồn vidéo với một số hình ảnh trích từ pps Dấu Tích Thương Đau của Hương Kiều Loan.
Clique vào link bên dưới để vào xem vidéo.

http://huongkieuloanhoangdung.blogspot.fr/2013/04/pham-uc-nghia-trinh-bay-1954-1975-hinh.html


Clique vào link bên dưới để xem pps 

http://www.mediafire.com/view/?qmok5dgzgki

Cạn Chén Hồ Trường, thơ Song Phượng


Kính thưa qúy Anh, Chị ở dđ CATBUI,  bài thơ HỒ TRƯỜNG MỘT KHÚC cuả Thi Hữu Lê cẩm Thanh đã được Ns LMST cảm tác thành ca khúc và ca sĩ Tâm Thư đã chuyên chở lời thơ bay đi khắp nơi... Nghe nhạc và lời SP  cảm thấy thấm thiá và đồng cảm với tâm tình cuả anh LCT cũng như cuả các anh, những người đã từng một thời làm vang dậy núi sông, chỉ tiếc là ...

Vùng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng  vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Chưa* phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.( Chí Lam Trai cuả cụ NCT)

TRƯỜNG VIỆT NGỮ TRƯNG VƯƠNG: EM HỌC VỀ NGÀY 30/4



 
 
TRƯỜNG VIỆT NGỮ TRƯNG VƯƠNG: EM HỌC VỀ NGÀY 30/4
                                                                                               Posted by hungvietbrisbane on 27/04/2013
 
 
Sĩ số học sinh của trường khá khiêm nhượng. Khoảng trên dưới 200 em. Là một trong 3 trường dạy tiếng Việt vào cuối tuần ở Brisbane. Ở một vùng không phải là có mật độ người Việt đông nhất. Vì thế nên có – hay giữ – được một số học sinh như thế là quá hay rồi.
Tôi dùng động từ “giữ” vì khi tôi rời trường cách đây khoảng 12, 13 năm, số học sinh cũng tròm trèm bao nhiêu đó. Hơn một thập niên sau, phụ huynh vẫn còn có lòng gởi con em đến học tiếng Việt như thế ắt hẳn đã là điều khích lệ vô cùng cho Ban Giảng Huấn.
VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

lundi 29 avril 2013

Vùng đất đỏ kỳ lạ ở Canada


Vùng đất đỏ kỳ lạ ở Canada


Cách thành phố Brampton không xa về phía bắc là vùng đất Cheltenham nổi tiếng về địa hình gợn sóng mang màu sắc sặc sỡ và đường viền địa chất phức tạp. 'Hành tinh Đỏ' lạ kỳ ở Canada.

MÀY CÓ HAY… thơ Đỗ Bình

MÀY CÓ HAY…

Mày thôi học bước lên đường nhập ngũ,
Xếp lại đây trang triết lý âm u.
Đời xông pha nơi hỏa tuyến đạn thù
Xem chém giết là những bài học phụ ?
Mày bỏ lớp rời giảng đường buồn ngủ,
Chọn rừng sâu áo trận, bước phiêu du
Khỏi ngẩn ngơ giải lý luận rối bù, 
mà ngạo nghễ dấn thân vào ngõ tử.

Mất Thẻ Bài , thơ Thanh Hương.

Image associée

Mất Thẻ Bài 

Tôi nhìn nó, "Tấm Thẻ Bài"  ngơ ngác
Nhớ thủa hôm nao  lủng lẳng bên mình.
Những con số, đơn vị chợt làm thinh
Kỷ niệm  như cơn chiêm bao chưa tỉnh.

Nhớ ngày xưa anh còn mặc áo lính

Màu áo rừng, màu mũ đỏ, mũ nâu.
Áo trung trinh trong núi thẳm rừng sâu
Con của mẹ, những con cưng tổ quốc.


Quyết trung thành với đồng đội, đất nước

Quyết hy sinh, anh ngần ngại chi đâu.
Hành quân, tay súng, nhất định ngày sau
Quê hương mẹ anh phải gìn giữ nó.

Làm sao được khi bọn người bán nước

Bán dân mình, bán cả đất ông cha.
Họ đến rồi đi, hiệp ước cũ, đã lòa
Ngày  mất nước, "Tấm Thẻ Bài " cũng mất.

Thanh Hương


Viết cho những người lính VNCH đã cầm súng chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975


Mãn Đình Hồng và hoa Dâu Bụt. Hương Kiều Loan.



n Đình Hồng và hoa Dâu Bụt.
HươngKiềuLoan
( Trích rong bút: Theo Những Bước Chân)






Nhân trong một diễn đàn, có người quen post lên một hình hoa Mãn Đình Hồng, cũng còn có tên là Mãn Đình Hng na,tôi chợt nhớ ra mấy bức ảnh đã chụp loại hoa này năm trước trong Botanica Garden của KS, nơi tôi thường đi...săn... hoa  !  ((=:
 trong đó.  Cũng rất gần nhà, nếu tôi đi bộ, chắc khoảng 20 phút, nhưng phải đeo thêm cái bị Cái Bang sau lưng, với những thứ lỉnh kỉnh cần thiết: máy ảnh, pin phụ trội, nước uống, thuốc..v.v...thôi thì lái xe quách cho xong, mất  khoảng 6 phút thôi, vì có lần tôi đã canh xem đi mất khoảng bao lâu.






( Mạc Đỉnh Hồng)
Tôi rất thích Botanica  Garden này,  diện tích không vĩ đại như một số vuờn hoa ở các tiểu bang khác, mà tôi đã có dịp ghé chơi, đi mỏi cả chân, mới đến được khu vực nào mình thích trong vườn. Còn nơi đây, khoảng hơn 20 mẫu đất, nhưng không một tấc đất nào bỏ phí, đứng bất cứ ở góc nào cũng cho ta được những ảnh đẹp, nếu biết lấy đúng bố cục. Thường tôi hay lang thang nơi này vài giờ, vừa để đi bộ, vừa để ngắm hoa, và hít thở không khí trong lành, nghe chim hót, thấy tâm hồn mình thật thanh thản khi đó.
Vào đầu xuân, trong lối đi vào cổng của vuờn hoa, họ thường bầy hai bên 3,4 chậu thật lớn, trong đó trồng những cây hoa dâu bụt cao lực lưỡng, hoa mầu hồng hay đỏ, hoa đơn hay hoa kép.




(Hoa Dâu Bụt )
Hoa dâu bụt, tôi thấy mọc nhiều ở hàng rào vùng quê VN. Chúng là những bụi cây, lá nhiều hơn hoa, lá thật xanh, xanh quanh năm, vì ở vùng nhiệt đới.  Nhưng  ở Mỹ, chúng lại thuộc loại hoa được nâng niu, đông, bê vào nhà kính, xuân, lại được khuân ra để hoa có dịp trổ bông đến tận cuối thu.

 Có thời gian tôi đã nhầm loại dâu bụt kép với hoa phù dung, cho đến khi xuống Texas, được bạn bè cho mấy cây hoa Phù Dung. Về chăm sóc nó, còn hơn chăm sóc cho chính mình, để đáp lại lòng yêu hoa của chủ nhân, hai cây hoa nhỏ, tôi nuôi trong chậu , ở phòng khách, kê gần ánh nắng, nó đã cho tôi đuợc khoảng chục hoa, với chục bức hình (Khi nó có hoa, mới thấy sự khác biệt tý ti, giữa Phù Dung và Dâu Bụt,  chúng khá giống nhau, như họ hàng xa vậy, đều có chút nhan sắc nhưng... không hương! Như cô gái đẹp mà...vô duyên !


(Hoa Dâu Bụt kép )
Thế rồi, giữa tháng ba, một ngày nắng đẹp ,75độ F, tôi đã cho chúng hạ thổ ngoài vườn.  Nhưng vài ngày sau ... trời trở lạnh, nhiệt độ tụt thang một cách ác độc. Thế là hai cây phù dung và cây lan Hoàng Hậu đã chào tôi vĩnh biệt.
Mặc dù nhà gần vuờn hoa của thành phố, nhưng tôi vẫn thích trồng nhiều loại hoa mình yêu mến trong vườn nhà, không còn gì thích thú hơn khi xem chúng thay đổi từng ngày, từng giờ, với ánh nắng khác nhau, vì thế những chậu hoa trong vuờn nhà, đã cho tôi rất nhiều hình ảnh.
Mỗi ngày tôi bỏ nhiều giờ chăm sóc chúng.  Có những hôm nhiệt độ thay đổi thất thường trong tuần, được ông xếp tôi báo động, ( Như hai hôm nay-gần hết tháng tư, mà còn có tuyết, và có ngày nhiệt độ xuống thấp còn 25 độ F. Vì được biết trước, nên tôi đã vội lấy các thùng giấy lớn, ra che từng chậu hoa, để chúng không chết cóng qua đêm ! Thú vui nào cũng lắm thương đau, và mất công, mất của.
n Đình Hồng bắt mắt tôi hơn hoa Dâu Bụt, chúng có nét đẹp dịu dàng mong manh, hoa có nhiều loại, và nhiều mầu, cánh hoa mỏng nhiều lớp, có loại hoa cánh đơn, nhưng cũng không kém  đẹp, cây không cao, thân thảo, thuờng có thể cao hơn đầu người, cho hoa nhiều ở gần thân cây. Cành ngắn.





( Mãn Đình Hồng)
Hibiscus, hoa to hơn hoa dâm bụt, và có nhiều mầu, cánh hoa có loại dầy, có loại mỏng, và Hibiscus, là loại bụi, thấp, hoa nhiều vào mùa hạ, chịu nắng. Đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của riêng cá nhân tôi, nhìn và quan sát chúng trong vài năm tôi tôi đi bộ, nhân tiện thu vào ống kính những gì mình thấy bên đường, thường là thấy hoa ở sau vườn nhà người ta, trồng sát lối đi, hay hoa trong vuờn hàng xóm sau nhà. Những năm tôi chưa bước vào lãnh vực nhiếp ảnh, thì vườn nhà tôi cũng có hai cây Hibiscus, hoa trắng, chúng ngủ mùa đông và đến xuân lại thức giấc.




( Hibiscus)
Tôi rất thích thu hình hoa trong nắng, nhưng phải là nắng sớm, hay nắng chiều, đều có nét đẹp riêng,  Hoa có nắng, như thiếu nữ có duyên, do đấy nếu có hoa ngay trong vườn nhà sẽ thu ảnh tiện lợi hơn, vì mình theo dõi chúng được. 








Chia xẻ với qúy bạn chút vụn vặt quanh tôi. Xin hẹp gặp lại trong các nhóm ảnh hoa trong Hoàng Gia Trang.
HươngKiềuLoan
( April 25-2013)
Hoa Dâu Bụt ( Tên Hán của Hoa là  Phật Tang ( ) . Người miền Bắc gọi là hoa Râm Bụt, Ngưi min Nam gọi là Bông Bụp, và ngưi min Trung gọi hoa là Bông Cn.

Phụ nữ có nhất thiết phải lấy chồng???



Phụ nữ có nhất thiết phải lấy chồng???
_Nguyễn Hoàng Ánh, từ Hà Nội
Từ nhỏ, mình đã được dạy dỗ là con gái phải thế này thế kia… thì mới lấy được chồng! Vì mình chả bao giờ đạt những tiêu chuẩn ấy nên đã lớn lên trong nỗi lo thường trực là sẽ “ế”, từ lúc ấy là kinh khủng nhất đối với con gái! Nhưng sau này mình mới phát hiện ra là đấy cũng là lo ngại thường trực của các cô gái khác! Tự nhiên, mình nhìn con trai một cách “kính nể” vì họ oai thế nào mới được lựa chọn mình!

Những Ca Khúc Hay Nhất Của Trần Thái Hòa.

Kính mời quý anh chị nghe những ca khúc thật hay của Trần Thái Hoà trình bày thật êm dịu.
Cám ơn tác giả đã post lên net.
Caroline Thanh Hương


tt

dimanche 28 avril 2013

Hậu trách nhân...Nguồn: blog Văn Công Hùng.

Kính mời quý anh chị đọc một bài xã hội.

Résultat de recherche d'images pour "hậu trách nhân"

  Hậu trách nhân...

Có thể nói bây giờ, đi đến chân trời góc bể nào cũng gặp người Việt. Chả bù cho ngày xưa, mới cách đây hơn trăm năm, sau hàng năm trời lặn lội, Nguyễn Trường Tộ đến được nước Pháp rồi về suýt bị chém đầu vì dám kính cẩn bẩm với vua rằng ở bển người ta đi xe hai bánh không ngã và đèn thì thắp lộn ngược…



Người Việt ra ngoài làm ăn, thăm thú… là một sự đổi đời rất lớn đối với cư dân của một đất nước lấy lũy tre làng làm biên giới từ ngàn đời nay. Nó khẳng định sức mạnh, vị thế của người Việt, nhưng đồng thời cũng đi kèm những hệ lụy…

Không ai trong chúng ta có thể chấp nhận việc ra nước ngoài thấy người Việt bị kỳ thị. Nhiều người ra nước ngoài đã chụp những bức ảnh rất đau lòng, nhẹ nhất là “nhắc”: Không lấy thừa thức ăn- chỉ bằng tiếng Việt- thì đương nhiên dành cho người Việt. Nặng hơn thì như vừa rồi một nhà hàng ở Trung Quốc tuyên bố không phục vụ người Việt và… chó thì là quá xúc phạm.


Chưa hết, đến ngay trong nước, chính người Việt cũng kỳ thị người Việt mà một chủ nhà hàng ở Phan Thiết và mới nhất là một cửa hàng ở phố cổ Hà Nội là ví dụ nhỡn tiền. Họ không phục vụ người Việt chỉ bởi người Việt… ăn cắp. Đau đớn thay, cái việc rất phản nhân văn, phản đạo lý ấy, thực ra, về mặt nào đấy, nó cũng… có một tí lý.


Năm nào đó, ở Sigapore người ta đã bắt cả một nhóm trộm cắp sang trọng người Việt. Nhóm này bay sang Singapore như cơm bữa, vào các siêu thị và… lấy cắp hàng mang về Việt Nam bán. Cũng năm nào đó, một nữ giám đốc doanh nghiệp lớn, lương hàng trăm triệu một tháng, thế mà vào một cửa hàng miễn thuế nước ngoài cũng.. cầm nhầm một loại mỹ phẩm, tất nhiên là bị phát hiện. Rồi cũng năm nào đó, một người rất nổi tiếng, con một gia đình đầy máu mặt, thế mà cũng… lận trong người một cái áo không phải của mình khi vào một shop hàng hiệu ở một nước Châu Âu. Ồn ĩ một thời gian rồi… im lặng.

Nhưng nó không im lặng trong ký ức của các nước đã được đón người Việt, đã xảy ra những việc tương tự như trên.

Tôi cũng vài lần đi nước ngoài. Gặp rất nhiều người Việt đi du lịch. Phải nói rằng việc người Việt đi du lịch nước ngoài rất nhiều chứng tỏ dân ta đang giàu lên, sành điệu hơn, nhu cầu hưởng thụ lớn hơn. Nhưng mặt khác nó cũng chứng tỏ ngành du lịch Việt Nam thua trên chính sân nhà. Ở nhiều nước mà người Việt Nam sang nhiều họ có cả những khu phố, những dãy cửa hàng phục vụ người Việt, dùng chính người Việt… chém người Việt. Thế mới thấy họ giỏi.

Trở lại việc gặp người Việt ở nước ngoài.


Lên máy bay là đã thấy không khí rất… Việt. Thì cứ gọi là náo loạn máy bay: Nói rất to, gọi nhau í ới, đổi chỗ loạn xạ, bình phẩm râm ran, đi lại nhốn nháo, bấm nút gọi tiếp viên liên tục, dù có khi chỉ để… đùa một câu hoặc hỏi những câu rất vô lý... gặp các đoàn tour du lịch đội mũ đồng phục đi theo cờ thì còn ối chuyện để cười. Của đáng tội, rất nhiều người đang một nắng hai sương, uỵch phát có suất gì đấy, hoặc là được đền bù đất, hoặc là được con bao… thế là xuất ngoại, mang nguyên theo cái nửa chân chất nửa ma mãnh của anh nông dân ra nước ngoài. Ngay ở trong nước kia thôi, thích đâu vất rác đấy, bạ đâu khạc đấy, tiện đâu... tè đấy (còn vào toilet tè thì nam không bao giờ chịu nhấc cái nắp giữa lên, tôi cá 10 ông thì đến 9 ông để thế đứng tè vào, sau đấy ai ngồi thì người ấy chịu)… chướng tai gai mắt khắp hang cùng ngõ hẻm có cai được đâu. Hay cái đoạn đi xe ngoài đường mà không được bóp còi là khó chịu lắm rồi. Ô tô xe máy sắm ra cái còi để bóp, thế mà không được bóp, xe cứ nối nhau chạy câm lặng như cua bò, tức chết đi được.


Mà chả cứ nông dân, tôi chứng kiến rất nhiều cuộc ăn buffet mà xấu hổ. Có mấy nguyên tắc ăn buffet, một là ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, hai là lấy xong nhường chỗ cho người khác lấy... Đây các bác người Việt ta, rất nhiều com lê cà vạt, rất nhiều giày đen áo trắng- tức là tầng lớp trên của xã hội- hoặc là đứng ngay tại bàn bốc ăn, chen chúc như… xin ấn đền Trần, hoặc là khuân từng đĩa tú ụ về bàn, hể hả như thu chiến lợi phẩm, và ăn không hết vất đầy ra đấy trong con mắt ngạc nhiên của người khác. Có được nhắc thì nói rất ngang: Nó tính tiền hết trong ấy rồi. Thế nên để tránh xấu hổ, nhiều hướng dẫn viên phải phổ biến rất kỹ, rằng là các bác ăn bao nhiêu thì lấy chừng ấy, hết lại lấy tiếp, vừa ăn được nhiều món, vừa được đi lại cho… nhẹ bụng để ăn tiếp. Có hướng dẫn viên còn… dọa: nếu lấy nhiều mà ăn không hết sẽ bị… phạt. Nên có lần tôi đi với mấy bác nhà văn lớn tuổi, các bác bảo có 4 điều khiến các bác luôn căng thẳng, ấy là lấy thức ăn nhiều (khi ăn buffet) sợ bị… phạt, tính tỉ giá tiền lúc mua sắm, đi tàu điện ngầm và tìm phòng ở khách sạn…


Có lần một anh bạn tôi là giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội sang Lào dạy, nửa đêm anh phải từ Viên Chăn điện cho tôi phàn nàn rằng văn hóa rượu của Việt Nam đã tràn sang Lào. Tôi đã sang Lào nên biết, đấy là đất nước của tĩnh lặng và nhu mì. Hầu như rất ít người uống rượu ồn ào say xỉn như ta. Thế mà hôm ấy tập đoàn nổi tiếng H.A khánh thành cái sân vận động giúp Lào thì phải, xong các bố kéo nhau uống rượu. Cái cách uống rượu chỉ ở Việt Nam mới có là hàng chục người đứng lên chụm lại rồi đếm một hai ba zdo đến mấy lần rất to làm kinh thiên động địa hàng xóm được mang ra phơi bày ở đây. Anh bạn kia nói xấu hổ không chịu được. Toàn bộ sinh viên trong ký túc xá đại học quốc gia Lào nhao hết ra sảnh để… chiêm ngưỡng. Mà đúng là không biết từ đâu các bạn trẻ bây giờ có cái kiểu uống một hai ba dzo lạ kỳ như thế. Không phải tự phát mà nó hình như trong các cuộc liên hoan có tổ chức hẳn hoi?


Cái tư tưởng mua mâm thì đâm cho thủng hiện rất rõ khi dân Việt ta vào khách sạn, vậy nên rất nhiều bi hài đã xảy ra. Với quan niệm tao đã thuê thì nó là của tao, có ông ngồi táy máy cả buổi nghiên cứu bật tắt tất cả các loại công tắc, cho đến nửa đêm thì phát hiện còn một cái đèn tranh chưa bật, thế là reo lên bật bằng hết. Dùng bàn ủi cá nhân cắm vào phích mà ở đấy nó đã tính rất kỹ để anh không thể dùng bàn ủi, thế là phụt, cháy cầu chì. Tiền đền cầu chì quá tiền keo kiệt thuê người ủi. Không biết chữ nên không phân biệt được loại nào miễn phí loại nào trả tiền trong phòng tắm, cứ xé ra xài vô tội vạ đến lúc nó tính tiền cho mặt méo như quai bị. Có anh đi Thái, khách sạn để bao cao su loại xịn ở tủ đầu giường. Anh này không dùng nhưng… thủ mang về. Lúc xuống trả phòng, nhân viên khách sạn tính tiền, mọi người đi cùng mới trố mắt: xài gì nhiều dữ vậy cha? Anh này vội lục va ly tìm gói bao cao su… trả lại.

Lại còn cái nạn… mì tôm. Đồn nhau ra nước ngoài thì phải mang mì tôm. Mà khổ, đi học hay công tác dài hạn không nói, đây đi du lịch theo tour, nó lo từ A đến Z, no kềnh no càng, nhưng đã mang rồi thì phải ăn. Thế là lọ mọ như cú suốt đêm, phân công nhau người thì ăn cắp tô, người thì giấu thìa… tối về xì xụp chan chan húp húp…


Tôi có dự một cuộc mì tôm như thế. Lần ấy chúng tôi đi Malaixia, đến khu du lịch Genting và ở khách sạn 11.000 phòng. Khách sạn tất nhiên là rất xịn, nó tính toán chi li để không thừa và cũng không thiếu cái gì phục vụ khách. Tất nhiên là không có khoản… mì tôm. Nhưng quân ta thì cứ phải là mì tôm. Thế là mấy ông lọ mọ run rẩy (vì sợ lạc giữa cái trận đồ bát quái 11.000 phòng) lần mò đi xuống nhà hàng mượn tô và thìa. Không có, thế là lấy trộm ly giấy và ống hút. Về làm mì trong ly giấy rồi lấy ống hút nhựa ấy thay… đũa. Nhễ nhã ăn quá thợ cày thợ hồ thế mà ông nào ông nấy hể hả như là vừa được… trả thù dân tộc. Ngay một số chủ khách sạn ở mấy thành phố du lịch nước ta mà tôi quen, họ cũng bảo phục vụ khách Tây sướng hơn, bởi Tây nó biết điều hơn. Người Việt đã vào là hành đủ thứ, từ sáng sớm đến đêm khuya, lúc nào cũng gọi được, có khi chỉ là những việc rất sơ đẳng, rất ngẫu hứng và hoạnh họe với tâm lý ông chủ. Cũng mới đây tôi chứng kiến mấy người vào nhà hàng kêu một con nhím, hẹn là đánh tiết canh và hấp. Nhân viên mang xuống bếp cắt tiết rồi làm dưới ấy thế là bị quát ầm lên, bảo là tao hẹn mang lên cắt tiết tại bàn mà. Và cương quyết từ chối không ăn dù nhân viên nói hết lời, xin lỗi hết lời. Không biết tự bao giờ cái tâm lý không tin nhau, tâm lý ông chủ bắt nạt nhau khi mình có tiền nó khiến con người đổ đốn ra thế. Tôi biết hôm ấy cu nhân viên kia phải bỏ tiền ra đền con nhím khách hàng kêu mà không ăn kia. Sau đấy tôi thấy mấy ông ấy gọi rau và cơm và lặng lẽ cúi đầu ăn rất gượng gạo. Cái tâm lý mua mâm thì đâm cho thủng của người Việt nó cứ hừng hực ở mọi nơi mọi chỗ như thế…


Đang viết bài này thì có ông bạn vào chơi, ông này kể làm cùng chỗ với một quan chức hàm tỉnh, tay này có tính rất lạ là… tham. Suốt đời đi nhậu không bao giờ rút ví, nhưng cứ gần hết tiệc thì kêu thêm chai Chivas, rót ra nửa ly uống tại chỗ xong rồi… xách về. Chưa hết, tiện thể kêu thêm vài gói thuốc…

Rất nhiều người Việt có lòng tự trọng đi ra nước ngoài về phải viết báo mà kêu lên rằng, họ rất xấu hổ, đau đớn, thậm chí thấy nhục khi gặp đồng bào mình cứ hồn nhiên mang vác thứ văn hóa kỳ lạ của riêng họ mà xuất ngoại. Thế nên, trách người một, về việc kỳ thị người Việt, thì ta cũng nên nhìn lại mình, trách mình hai, về những gì mà mình mang ra phô với thế giới…


Nguồn: blog Văn Công Hùng

Những đặc điểm bảo an mới trong tờ 100 đô la được thiết kế lại.

Những đặc điểm bảo an mới trong tờ 100 đô la được thiết kế lại

Để bảo vệ đồng tiền của bạn và giữ tỷ lệ làm tiền giả ở mức thấp, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục nâng cao bảo an đối với đồng tiền của họ. Tờ 100 đô la mới là tờ tiền mới nhất trong tiền tệ Mỹ được thiết kế lại với những đặc điểm bảo an nâng cao. Đâý là tờ tiền cuối cùng trong nhóm những tờ tiền được thiết kế lại, lần đầu là thiết kế lại tờ 20 đô la vào năm 2003 và tiếp theo là các tờ 50 đô la, 10 đô la và 5 đô la.
Những đặc điểm bảo an của tờ 100 đô la mới là kết quả của hơn một thập kỷ nghiên cứu và phát triển. Có nhiều đặc điểm bảo an trong tờ tiền 100 đô la được thiết kế lại này bao gồm hai đặc điểm bảo an mới và nâng cao làm cho việc làm tiền giả tờ tiền này khó hơn, nhưng lại giúp người sử dụng và các doanh nghiệp xác định dễ dàng.

Dây an ninh 3-D: Hãy tìm dây an ninh màu xanh ở mặt trước của tờ 100 đô la với hình ảnh những cái chuông và những con số 100. Trao nghiêng tờ tiền về phía sau và phía trước khi xem dây an ninh. Bạn sẽ thấy những chiếc chuông đổi thành những con số 100 khi chúng di chuyển. Nếu bạn trao nghiêng tờ tiền về phía trước và phía sau, những chiếc chuông và những con số 100 sẽ di chuyển lên trên và xuống dưới. Nếu bạn trao nghiêng tờ tiền sang hai bên, chúng sẽ di chuyển về phía trước và phía sau. Dây an ninh được đan bên trong tờ tiền, chứ không được in và sử dụng vi công nghệ tiên tiến. Có gần một triệu vi thấu kính được sử dụng để tạo ảo giác về những chiếc chuông và những con số 100 đang chuyển động.
3-D Security Ribbon - Image

Chuông trong lọ mực: Bạn hãy tìm hình ảnh của một chiếc chuông đặt trong một lọ mực màu đồng ở mặt trước tờ 100 đô la mới. Tùy thuộc vào góc của tờ tiền, hình ảnh chiếc chuông đổi màu từ màu đồng sang màu xanh, đây là hiệu ứng làm cho chiếc chuông như hiện rồi lại ẩn trong lọ mực.
Bell in Inkwell - Image
Cả hai đặc điểm bảo an này mang lại cách đơn giản và tinh vi để xác định một tờ tiền. Nhưng không thực hiện được việc xác định trên đây khi đưa tờ tiền ra ánh sáng.
Chúng tôi duy trì ba yếu tố bảo an hiệu quả cao từ mẫu tờ tiền 100 đô la cũ:

Hình chìm chân dung: Đưa đồng tiền ra ánh sáng và tìm ảnh Benjamin Franklin mờ ở vùng trống phía bên phải bức chân dung. Có thể thấy hình ảnh này trên hai mặt của tờ giấy bạc.
Watermark - Image

Dây bảo an: Giơ tờ tiền ra trước ánh sáng và tìm dây an ninh được đính vào tờ tiền chạy dọc phía bên trái bức chân dung này. Dây an ninh được in xen lẫn các chữ “USA” và số 100 theo kiểu xen kẽ dọc và có thể nhìn thấy chúng dọc theo dây bảo an ở cả hai mặt tờ tiền. Dây bảo an phát quang màu hồng khi đặt dưới đèn tử ngoại.
Security Thread - Image

Số 100 đổi màu: Trao nghiêng tờ tiền để xem số 100 ở góc dưới phía bên phải trên mặt trước của tờ tiền này chuyển màu từ màu đồng sang xanh lá cây.
Color Shifting Ink - Image

Các đặc điểm thiết kế và bảo an bổ sung


In nổi: Đưa ngón tay bạn lên trên và xuống dưới vai Benjamin Franklin ở phía bên trái tờ tiền. Bạn sẽ thấy ráp khi chạm. Đây là kết quả của quá trình in chìm nâng cao được sử dụng để tạo ra hình ảnh này. Bạn có thể thấy kiểu in nổi truyền thống trong tờ 100 đô la này làm cho các đồng tiền Mỹ có độ chân thực đặc biệt.
Raised Printing - Image

số 100 nhũ vàng:Hãy tìm số 100 nhũ vàng ở phía sau tờ tiền. Nó giúp phát hiện tiền giả.
Gold 100 - Image

Hình in nhỏ: Hãy cẩn thận tìm những chữ in nhỏ xuất hiện ở cạnh cổ áo jacket của Benjamin Franklin, gần khoảng trống nơi hình chìm chân dung xuất hiện dọc theo ống bằng vàng ở gần biên tờ tiền.
Microprinting - Image

Dấu cục dự trữ liên bang
Con dấu phổ biến phía bên trái bức chân dung tượng trưng cho toàn bộ Hệ thống cục dự trữ liên bang. Số và ký tự nằm dưới dãy số sê-ri bên trái chỉ ra Ngân hàng của Cục dự trữ liên bang là cơ quan phát hành. Có 12 ngân hàng khu vực và 24 chi nhánh của Cục dự trữ liên bang nằm tại các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ.
Federal Reserve Indicators - Image

Các số sê-ri
Là sự kết hợp duy nhất của mười một số và chữ xuất hiện hai lần ở mặt trước của tờ tiền. Những số sê-ri duy nhất này giúp cơ quan hành pháp nhận biết những tờ tiền giả và cũng giúp Vụ tạo mẫu và In tiền theo dõi các tiêu chuẩn chất lượng cho những tờ tiền họ sản xuất.
Serial Numbers - Image

Dấu hiệu FW:
Tờ 100 đô la được thiết kế lại được in ở hai địa điểm: ở Fort Worth bang Texas và Washington D.C. Tờ 100 đô la mới được in ở Fort Worth sẽ có chữ FW nhỏ ở góc trên bên trái ở phía trước tờ tiền, nằm ở phía bên phải số 100. Nếu một tờ tiền không có chữ FW có nghĩa là nó được in ở Washington D.C.
FW Indicator - Image

Chân dung và và ảnh in mờ: Chân dung Benjamin Franklin một trong những người khai sinh ra nước Mỹ nằm ở phía trước tờ tiền mới 100 đô la. Ở phía sau tờ tiền có hình ảnh in mờ Dinh độc lập. Đây là hình ảnh phía sau chứ không phải phía trước tòa nhà. Các hình ôvan bao quanh bức chân dung và ảnh mờ tòa nhà đã được bỏ đi và những hình ảnh này đã được phóng to lên.
Portrait and Vignette - Image

Các biểu tượng tự do: Bên phải bức chân dung trong tờ 100 đô la mới này là những biểu tượng tự do của nước Mỹ - những cụm từ trong Tuyên ngôn độc lập và bút lông mà những người khai sinh ra đất nước này sử dụng để ký tài liệu lịch sử này.
Symbols of Freedom -
 Image

Màu sắc: Màu nền của tờ 100 đô la mới này có màu xanh nhạt. Màu sắc đã thêm một lớp độ phức tạp vào thiết kế của tờ 100 đô la và mỗi mệnh giá sẽ có một màu khác biệt giúp người sử dụng nhận biết chúng. Vì màu sắc có thể bị những kẻ làm tiền giả bắt chước, nên nó không được sử dụng để xác nhận tính xác thực của tờ tiền.
Color - Image