samedi 3 août 2013

Vàng thật hay đồng thau



   Vàng thật hay đồng thau



Ngày xửa ngày xưa, bên Ai Cập có một vị hiền triết tên là Zun-Nun. Ngày kia, một anh thanh niên đến và hỏi ông:
" Thưa ngài, tôi không hiểu tại sao những người đáng kính như ngài luôn ăn mặc theo một cách giống nhau và luôn luôn đơn giản như vậy. Chẳng lẽ không cần chưng diện một tí, không phải để khoe khoang, nhưng còn vì mục đích khác nữa chứ, thưa ngài ? ".

Suy ngẫm "Những Tách Cà Phê"


Những Tách Cà Phê


Một nhóm sinh viên cũ gặp lại và hẹn nhau cùng trở về trường đại học cũ để thăm một vị giáo sư ngày xưa. Họ là những người rất thành công và đang có những chức vụ, địa vị cao trong xã hội.
Trong khi ngồi hàn huyên tâm sự với nhau, mọi người bắt đầu than phiền về những sự căng thẳng trong việc làm cũng như trong đời sống của mình.

vendredi 2 août 2013

"Manh Quy" ," Con Rùa Mù " thơ Trần Văn Lương.

Qua bài thơ cũ của anh Lương và câu chuyện Thần rùa nhắc chúng ta về lịch sử nước Việt Nam, mời các anh chị coi và đọc lại để luôn nhớ mình đã có 1 nước Việt Nam hào hùng, bất khuất.

Caroline Thanh Hương



 http://youtu.be/UBBStPpn_gk

Hình tượng Thần Rùa trong tâm thức người dân bách Việt

Với con dân Bách Việt, hình tượng Thần Rùa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thần Rùa tượng trưng

cho Trời - Đất, Âm - Dương, cho tri thức, cho sự trường tồn... Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Quy, Phượng. đã khắc sâu trong đời sống tâm linh của dân tộc.
Hình Thần Rùa với chiếc mai khum khum như bầu trời, bụng phẳng như mặt đất, sống lâu ngàn tuổi. Thần Rùa gắn với giang sơn đất nước và Vận mệnh của đất nước, phù hộ nhân dân ta đấu tranh đánh bại kẻ thù để giữ nền độc lập, đem lại cuộc sống an bình cho cư dân sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước.

Hà Nội là nơi có nhiều huyền tích rùa thiêng: Rùa dâng nỏ thần cho vua An Dương Vương ở Cổ Loa, rùa đội văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu, rùa đội Kiếm ở Hồ Lục Thủy nên đổi thành Hồ Gươm...

Đã là con dân đất Việt, ai cũng biết câu chuyên Thần Kim Qui dạy cho Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa, giúp nhà Vua lãnh đạo nhân dân ta chống quân xâm lược, để rồi cho đến mãi sau này ai cũng nhớ câu ca:




"Ai về thăm huyện Đông Ngàn Ghé thăm thành Ốc, Rùa Vàng Tiên xây"

Rồi trong sự tích Hồ Gươm lưu truyền chuyện Thần Rùa hiện lên trên mặt hồ để thu lại thanh gươm báu mà Thần Rùa đã trao cho Lê Lợi, giúp đánh thắng quân Minh xâm lược:

Afficher l'image d'origine


"Hồ Gươm in bóng Tháp Rùa Có cầu Thê Húc có chùa Ngọc Sơn"

Đọc tiếp bài viết ở đây

http://www.hoalinhthoai.com/?option=b...


Rùa trong biểu tượng văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipédia

Tượng rùa trong Văn Miếu Quốc Tử Giám
Con rùa (tiếng Latin Tortue, tiếng Anh Turtle) (có chung một gốc từ), là một loài động vật thuộc vực Eukaryota, giới Animalia, thuộc ngành Chordata. Ý nghĩa biểu trưng của rùa trải rộng trên tất cả các miền của trí tưởng tượng, thuộc nam tínhnữ tính, thuộc loài ngườivũ trụ. Do có mai phía trên có hình tròn như bầu trời - điều này khiến nó gợi nhớ cái mái vòm - phía dưới phẳng như mặt đất, rùa là một biểu thị của vũ trụ: chỉ riêng nó thôi đã làm thành cả một vũ trụ học. Tại Viễn Đông (Trung HoaNhật Bản), cũng như ở các dân tộc tại trung tâm Châu Phi, người Dagonngười Bambara - đó là chỉ kể những dân tộc đã được nghiên cứu nhiều nhất - nó đều được nhìn nhận như vậy.

Văn hoá Phương Đông

Rùa có chức năng chống đỡ, đảm vảo sự ổn định của thế gian ấy gắn nó với vị thần cao nhất: ở Tây Tạng cũng như ở Ấn Độ, con rùa cổng vũ trụ là hoá thân, lúc thì của Bồ tát, lúc thì của thần Vishnu, vị thần dưới hình dạng này có một khuôn mặt xanh, là dấu hiệu của sự tái sinh hoạc sinh sản, khi thần từ nguồn nước khởi nguyên nhô mình lên, cõng Trái Đất trên lưng. Việc gắn nước khởi nguyên với sự tái sinh thuộc hệ biểu tượng đêm, Mặt Trăng. Ở Trung Quốc, rùa cũng là biểu tượng của Phương Bắcmùa Đông, mà người ta gắn với các tuần trăng.
Các tác giả cổ điển Trung Hoa nhấn mạnh vai trò tạo ổn định của con rùa: Nữ Oa đã cắt bốn chân con rùa để thiết lập bốn cực của thế giới. Trong các mộ phần của các hoàng đế, mỗi cây cột đều đặt trên một con rùa. Theo một số truyền thuyết, chính một con rùa đã chống đỡ một trụ trời, bị Kung Kung, vị chúa tể của các thần khổng lồ phá đổ. Liệt Tử nói rằng các đảo tiên chỉ được đứng vững khi được rùa cổng trên lưng. Ở Ấn Độ, rùa là một giá đỡ ngai thần; đặt biệt nó là Kurma-avatara, giá đỡ của núi Mandara, giữ cho ngọn núi này vững chãi khi Deva và Asura tiến hành đánh biển sữa để làm ra Amrita. Người ta bảo đến nay Kurma vẫn tiếp tục chống đỡ tiểu châu lục Ấn Độ. Các sách thánh Brahmana gắn nó với chính công cuộc sáng thế. Giống như ở Trung Quốc, nó cũng được gắn với nước khởi nguyên: nó nâng đỡ con rắn thần ananta cũng như các nguồn nước của thế gian vừa sinh ra.
Trong các huyền thoại Mông Cổ, rùa vàng chống đỡ ngọn núi trung tâm vũ trụ. Người Kamouk tin rằng khi khí nóng mặt trời sẽ nung kho và thiêu cháy mọi vật, con rùa cổng thế giới sẽ cảm thấy hệ quả của sức nóng, sẽ lo lắng, lật mình lại và do vậy mà gây nên cuộc tận thế.

Văn hoá Việt Nam

Bài chi tiết: Rùa vàngRùa thần Kim Quy

Hình gốm Rùa thần mang trên lưng thanh kiếm Vua Lê Lợi trả.
Có lẽ đặc thù văn hoá sông nước của người Việt, con rùa nước (rùa đẩm, rùa biển) đã trở thành một biểu tượng thiên liêng và thần thánh hoá trong tâm trí người Việt. Cụm từ rùa thần Kim Quy được gán cho một nhân vật thần thánh với hình dáng là con rùa vàng to lớn xuất hiện từ biển cả.

Sơ đồ thành Cổ Loa
Trong văn hoá Việt Nam, con rùa mang biểu tượng thần thánh, linh thiên lần đầu tiên xuất hiện trong truyền thuyết dưới thời dựng nước Âu Lạc của An Dương Vương - Thục Phán. Theo truyền thuyết, dưới thời An Dương Vương dựng nước, Rùa thần - Kim Quy đã xuất hiện hai lần để giúp nhà vua. Lần đầu tiên ngài xuất hiện để giúp An Dương Vương xây thành công thành Cổ Loa và cho nhà vua một cái móng thần của mình để làm ra nỏ thần, nỏ thần có thể bắn ra hàng trăm ngàn mủi tên, để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lăng của giặc phương Bắc. Lần thứ hai thần Kim Qui xuất hiện để chỉ ra kẻ bán đứng đất nước là Mỵ Châu và đưa An Dương vương về biển.
Ngoài ra rùa trong văn hoá Việt rất nổi bật trong quá trình đấu tranh giữ nước, dưới thời nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt, theo truyền thuyết rùa thần đã giúp Lê Lợi đánh bại giặc phương Bắc bằng việc cho ngài mượng thanh gươm thần, và sau đó thần Kim quy lấy lại gươm ở Hồ Hoàn Kiếm khi nhà vua ngự thuyền rồng trên hồ này, và từ đó hồ này được gọi là hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Trong quan niệm của người Việt Nam ngàn đời nay, có hai con vật được cho là đại diện cho sự linh thiêng, thần thánh và cội nguồn của dòng giống dân tộc, đó là con rồng và con rùa. Trong đó con rồng là một biểu trưng đặc thù (mang tính chất huyền sử, không có thật), mà theo nghiên cứu của các nhà văn hoá học Việt Nam thì nó được tạo ra từ hình tượng con cá sấu, cũng là sản phẩm của văn hoá lúa nước, gắn liền với sông ngòi. Con rồng trong văn hoá Việt rất là linh thiêng, nó là hình tượng của Lạc Long Quân, người cha của dân tộc Việt và biểu trưng cho biển cả mênh mông và sông nước ngàn dặm, đó có thể gọi là Long vương (trong quan niệm của người Trung Quốc) nhiều lần hiện thân giúp đỡ con cháu người Việt qua khỏi các nạn thiên tai. Trong đó con rùa hiện thân như là một thần linh (một con vật có thật) hộ mạng và bảo trợ cho người Việt và các vùng đất họ sinh sống. Dường như theo quan niệm của người Việt thời xưa, thần Kim Quy và một cận thần của Cha Lạc Long Quân, có nhiệm vụ nhận lệnh từ người để giúp đỡ con cháu Việt tộc.
Ngày nay con rùa vẫn giữ một nét đặc trưng cơ bản mang tính thiêng liêng, thần thánh trong quan niệm và văn hoá của người Việt. Tại hồ Gươm, hiện vẫn còn một số cá thể rùa, được xác định là sống cách thời chúng ta vài trăm năm, và là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến - Hà Nội và cho cả Việt Nam.

Văn hoá châu Mỹ bản địa

Người Maya thể hiện Thần Mặt Trăng mặt một áo giáp đồi mồi. Theo người Iroquois, người Bà của loài người từ trên trời rơi xuống biển, lúc ấy chưa có đất. Một con rùa đã vớt bà lên chiếc lưng bị con chuột xạ phủ đầy bùn lấy từ đại dương. Hòn đảo đầu tiên, về sau sẽ trở thành Trái Đất đã dần dần hình thành như vậy. Theo Krickeberg, huyền thoại này có nguồn gốc algonkine. Cũng theo huyền thoại ấy, con Rùa Lớn còn xuất hiện lại hai lần nữa để bảo đảm sự phát triển của loài người; từ lẻ cõng thế giới đã chuyển sang thần sáng thế và sang tổ tiên huyền thoại như thế đó: lần thứ nhất rùa hiện lên dưới dạng một chàng trai, có những hình vân trên cánh tay và chân, làm cho người con gái của người Bà trên trời thụ thai một cách thần diệu, từ đó sinh ra những vị thần sinh đôi đối khán, những thần sáng tạo ra cái thiện và cái ác. Lần thứ hai vị thần sinh đôi thiện rơi xuống một cái hồ, đến được trước căn lều của cha mình là Rùa Lớn, Rùa Lớn trao cho chàng một cây cung và hai bắp ngô, một bắp đã chín để gieo, một bắp còn sữa để nướng (người Iroquois là một dân tộc săn bắn đã chuyển sang nông nghiệp). Những niềm tin đó được tìm thấy tại các bộ lạc Bắc Mỹ khác, như ở người Siouxngười Huron...

Biểu tượng

Tham khảo

Multi-quiz : Langue française


quiz fiche

Multi-quiz : Langue française

Zéro faute ?

Zéro faute ?

  • question
  • 1
  • 10
Choisissez la bonne orthographe de cet adjectif :

Bộ tranh 'Cha yêu con theo cách của cha'


Bộ tranh 'Cha yêu con theo cách của cha'


1-922619-1372741597_500x0.jpg
Trước thời điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, "thầy giáo hot boy" Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã tung ra bộ tranh về tình cha con, như một cách giúp các bạn trẻ nhìn nhận sâu rộng hơn về tình cảm gia đình.

" Xứ Lạ ", thơ Song Như


XỨ LẠ,

Lạc bước mình em cạnh bến sông,
Nhớ quá quê hương ngập cõi lòng,
Xứ lạ mây chùn cay khóe mắt,
Cảnh mới tình xưa… phận má hồng…

Phố cũ chiều về rộn rã vui,
Nắng đổ xa xa tiếng gọi người,
Lăng xăng lũ trẻ hồn nhiên giỡn,
Tận đáy lòng tôi thoáng ngậm ngùi…

Gió gởi hương về cuối bến xa,
Kéo lại thời gian tuổi ngọc ngà,
Ước sao tình đó lâng lâng mãi,
Đẹp quá đi thôi… ước được là…

Liverpool.27/7/2013.
Song Như.

Secrets d'histoire Le Duc d'Aumale, le magicien de Chantilly

Secrets d'histoire

Le Duc d'Aumale, le magicien de Chantilly

http://pluzz.francetv.fr/videos/secrets_d_histoire_,86350682.html

Que rapportent les délocalisations?



Question un peu dérangeante aujourd’hui : que nous rapportent les délocalisations ?
L’idée peut paraître surprenante.
Quand on parle des délocalisations, en France, c’est pour dénoncer les emplois perdus, la concurrence déloyale et la nécessité de mettre des barrières aux frontières.

Quel statut pour l'économie sociale et solidaire?

l'émission du mercredi 31 juillet 2013

Quel statut pour l'économie sociale et solidaire?

MOUVES, le Mouvement des entrepreneurs sociaux © - 2013 / MOUVES

Les voix du poème

l'émission du jeudi 1 août 2013

Les voix du poème

Rediffusion
J'ai cherché longtemps ma voix.
Ma voix de soliste enfant dans les théâtres le dimanche.
Ma voix qui commence à se casser sans que je comprenne ce qui m'arrive.
Ma voix que j'apprends à découvrir comme un charme. Et dont j'abuse quelquefois.
Ma voix qui me fait autre. Par laquelle je me construis.

L'affiche du Printemps des poètes, édition 2013 © Les Chats pelés 

C'est avec ce poème écrit par Georges Guillain que nous ouvrons cette émission consacrée à la nouvelle édition du Printemps des Poètes.
Après les paysages et l'enfance, c'est la Voix qui est à l'honneur cette année... Un thème qui définit à lui tout seul ce qu’est la poésie : un chant, une parole, un souffle, parfois un cri, en tous cas un moyen de « faire entendre » les mots.

jeudi 1 août 2013

Ngôi làng Việt Nam lâu đời nhất ở nước Pháp (28/06/2013)

Ngôi làng Việt Nam lâu đời nhất ở nước Pháp (28/06/2013)
Noyant d’Allier là một thành phố thuộc tỉnh Aliê, vùng Auvergne của nước Pháp. Nơi đây từng đón tiếp những người Pháp trở về từ Đông Dương vào năm 1955. Trong số này có khá nhiều người Pháp trở về từ Việt Nam cùng với vợ là người Việt Nam và những đứa con lai mang hai dòng máu Việt - Pháp. Người Pháp gốc Việt và người Pháp lai Việt Nam từ trước đến nay vẫn được xem là cộng đồng người Việt, chiếm lĩnh một phần lớn dân số của thành phố và góp phần đáng kể trong sự phát triển của địa phương…

Chùa Pháp Vương Tự do những người Pháp gốc Việt 
và người Pháp lai Việt cùng bỏ công sức 
xây dựng ở làng Noyant-d’Allier

mercredi 31 juillet 2013

Đại Hội Petrus Ký Âu Châu kỳ thứ 19 / 2013.


Petrus Ky, tiểu sử, hình ảnh trường và nơi yên... par crth2837

 
Kính gởi Thầy Cô, Thân Hữu gia đình Petrus Ký,
Đại Hội Petrus Ký kỳ thứ 19 / 2013 đã được tổ chức rất hoàn mãn trong 3 ngày nắng ấm vào đầu tháng 7 (05 July – 07 July 2013) với sự tham dự đông đảo gần 100 người. Nhỏ nhất có con của ca sỉ Ái Thanh, em Khải Tâm 10 tuổi, lớn tuổi nhất có ông bà Vũ Đình Hải 84, 74 đến từ Hannover.
Ở xa nhất có Anh Chị Trần Thạnh, hội trưởng Hội Ái Hữu Petrus Ký Úc Châu, từ Sydney đến tham dự, sau đó là phái đoàn từ Mỹ 9 người đến từ Houston và Cali. Hùng hậu nhất là phái đoàn đến từ Pháp, 11 người.
Năm nay chỉ có Thầy Phạm Xuân Ái từ Paris sang, như mọi năm Thầy đã mua sẳn 6 chai rượu đỏ mang đến Đại Hội để Thầy Trò cùng thưởng thức „men rượu tình nồng“ với nhau.

 photo image0011.jpg

  photo image0021.jpg

 photo image0031.jpg 

  photo image0041.jpg
 
Cô Thiên Hương vào giờ phút cuối vì đau nặng vừa rời khỏi nhà thương, nên Cô rất tiếc không tham dự được, Cô có viết lá thư gởi lời thăm các Thầy Cô, các Anh Em tham dự, được anh Trần Gia Bình đọc trong ngày Đại Hội với niềm hy vọng cô sẽ tham dự Đại Hội trong những năm tới.
Từ trưa thứ sáu, dưới cái nóng 27 độ, mọi người đã lần lượt đến Trại, tay bắt mặt mừng sau 1 năm xa cách.
Sau khi dùng cơm chiều mọi người họp mặt tại Hội Trường, các món nhậu, bánh trái của các Anh Chị cùng đem đến ăn chung dọn ra đầy bàn, nào là món phá lấu, gỏi, xôi nóng, chả luạ, bánh cam của bác Hải, … hấp dẩn và ngon hơn cả buổi cơm chiều lạt lõng của bếp Đức.


 photo image0051.jpg
  photo image0061.jpg

 
Như mọi năm sau phần giới thiệu tên tuổi của những người tham dự, mọi người cùng tham gia buổi tối văn nghệ „ngẩu hứng“  thật ấm cúng, thân tình qua những tiếng hát các ca sĩ Tuyết Dung, Thụy Uyển, Ái Thanh, Vĩnh Thanh Thảo, … dọng ngâm trầm ấm của anh Châu. Càng về khuya, hay nói đúng hơn càng về sáng, những bài vọng cổ, những bài „nhạc sến“ càng được ưa chuộng qua giọng ca thật „sến“ thật miền Nam của anh Bắc Kỳ „đặc“ Thắng. Đến gần 3 giờ sáng, anh Hội Trưởng bắt buộc phải đề nghị „giảng tuồng“ vì còn để dành sức cho đêm Văn Nghệ chánh thức vào ngày mai.



 photo image0071.jpg
  photo image0081.jpg



 photo image0091.jpg

 photo image0101.jpg

  photo image0111.jpg

   photo image0121.jpg
   
Chưa đến 7 giờ sáng ngày thứ bảy, một số người đã tụ tập trước sân để cùng với anh Nguyễn Minh Châu luyện tập môn thể dục „Càn Khôn Thập Linh“ do Thầy Hằng Trường (hội Từ Bi Phụng Sự, Cali) sáng tạo. Đây là 1 môn thể dục rất nổi tiếng của Thầy Hằng Trường, cũng là 1 cựu học sinh Petrus Ký, cùng học chung lớp với các Anh Trần Gia Bình, Uông Thu Hoài.
Một số Anh Chị Em khác cùng nhau đi bơi lội sớm tha hồ vùng vẩy trong hồ bơi rộng rải, nước ấm. Các anh mê Tennis cũng không bỏ lở cơ hội buổi sáng mát trời cùng nhau tranh tài trên sân Tennis. 

  photo hinh131.png


Sau phần chụp hình kỷ niệm, buổi họp Đại Hội Đồng chánh thức khai mạc vào lúc 10 giờ sáng. photo image0151.jpg


 photo image0171.jpg

Ban Chấp Hành gởi lời chào mừng đến các Thầy Cô, các Thân Hữu tham dự Đại Hội, thông báo tin tức về các Thầy Cô, thành viên, ...cũng như tường trình các hoạt động của Hội trong năm và chương trình dự định trong tương lai.
Anh Thạnh - Hội Trưởng Hội Ái Hữu Petrus Ký / Úc-Châu - giới thiệu Đại Hội Petrus Ký thế giới sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng 9, 2013 tại Sydney / Úc.
  photo image0161_1.jpg

  photo image0181.png


 
Cuộc bầu cử Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới, 2013 – 2015, được thông qua mau lẹ, vì tất cả mọi người đều mong muốn BCH cũ tiếp tục „cố vị“.
Thành phần Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2013-2015 gồm những người cũ với nhiệm vụ mới:
-       Hội Trưởng:            Phạm Quốc Phong
-       Tổng Thư Ký:          Huỳnh Hiếu Thảo
-       Ngoại vụ:               Lê Trung-Trực
-       Nội vụ:                  Trần Việt Sơn
-       Thủ Quỹ:                Vũ Hùng Đức
-       Báo chí:                 Trần Gia Bình
-       Văn Nghệ:              Nguyễn Minh Châu, Quách Vĩnh Thiện




Hình từ trái qua phải: các Anh: Đức, Sơn, Thầy Phạm Xuân Ái, Phong, Trực, Thảo
Sau đó, Anh Trương Bổn Tài, giáo sư kinh tế học tại Đại Học Pheonix, Arizona và vợ là chị Vĩnh Thanh Thảo trình bày sơ lược về nhóm Việt Học đã đem đến cho tất cả mọi người những khám phá, những sự thật bất ngờ và thú vị về nguồn góc và văn hóa của dân tộc Việt. Những kiến thức nầy vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu và bảo tồn lịch sữ, văn hóa Việt trong bối cãnh Trung Cộng đang xâm lăng, chiếm dần lãnh thổ Việt Nam từ kinh tế đến chánh trị. photo image0201.jpg

  photo image0211.jpg

 
Sau buổi ăn và nghĩ trưa, mọi người có mặt tại Hội Trường đông đủ để nghe anh Vũ Ngọc Yên thuyết trình đề tài „điểm sách: Bên Thắng Cuộc“. Quyển sách nầy đã thu hút được đông đảo đọc giả và đang còn là đề tài tranh luận trong và ngoài nước. Anh Vũ Ngọc Yên tóm tắt nội dung 2 tập sách, nhận xét tổng quát: „Bên thắng cuộc“ là 1 tác phẩm báo chí bao quát nhiều khía cạnh và dồi dào tư liệu, rất hữu ích cho những ai muốn biết về các sự kiện quan trọng trong thời kỳ cầm quyền của đảng CSVN từ 75 đến Đổi Mới. „Bên Thắng Cuộc“ là 1 cuốn sách lột trần huyền thoại những người lãnh đạo đảng, nói về những cay đắng của người thắng cuộc. „Bên Thắng Cuộc“ của nhà báo Huy Đức có thể góp phần vào sự hóa giải sự chia rẽ dân tộc Việt Nam giửa những người thắng kẻ thua.
Tiếp theo là bài nói chuyện trao đổi của anh Lâm Đăng Châu qua đề tài: “Vài ý kiến về xây dựng Xã Hội Dân Sự trong cộng đồng người Việt”. Diễn giả giải thích ngắn ngọn cụm từ “Xã Hội Dân Sự” trong Xã Hội Tự Do Dân Chủ, có XHDC năng động sẽ mang nhiều lợi ích cho người dân, phát triển đất nước. Bài nói chuyện chú tâm việc góp ý xây dựng XHDC trong cộng đồng người Việt tại Đức, cần phát huy dân trí, đối thoại và tôn trọng các ý kiến khác biệt; không chủ trương áp đặt (từ sự treo cờ, chụp mũ, nói xấu, ...), cũng như giãm bớt những khuynh hướng, thành phần cực đoan; thận trọng trong thế giới ảo của Internet; vận động chánh quyền tại địa phương có chính sách hội nhập, hổ trợ các dự án liên hệ đến môi trường và an toàn, ...
Cả 3 đề tài thuyết trình trên được người tham dự thảo luận, góp ý kiến sôi nổi với diễn giả trong chiều hướng học hỏi, trao đổi tư tưởng, kinh nghiệm, kiến thức.
Phần sinh hoạt thể thao cũng được nhiều người tham dự mặc dù dưới cơn nóng gắt các Anh Em vẫn “tù tì” chia phe đấu Tennis; một số khác dẩn con nhỏ vùng vẩy trong hồ bơi nước mát; các thanh thiếu niên chọn bóng bàn tranh thủ lẩn nhau.
Mặc dù có nhiều đề tài thuyết trình và các môn thể thao kéo dài, để kịp cho chương trình văn nghệ tối nay, các anh: Vinh, Bình, Chánh, Phương, ... đã tranh thủ thời gian, xung phong nhóm lửa, nướng thit. Hơn 25 kilo thịt và gần 70 Würste (xúc xích) do anh chị Trần Việt Sơn mua và ướp cho khoãng 110 người đã được tất cả mọi người thưởng thức một buổi chiều ăn thịt nướng rất ngon và hợp khẩu vị.

  photo image0221.jpg



 photo image0231.jpg

  photo image0251.jpg

  
Đêm văn nghệ với chủ đề „Những tình khúc bất hủ của Phạm Duy và Trịnh Công Sơnđược mở đầu với bài đồng ca „Trả lại tôi tuổi trẻ“ (Phạm Duy).
Ca sĩ Vĩnh Thanh Thảo (USA) thật tình tứ, thánh thoát qua các bài „Tình Ca“, „Đưa em tìm động hoa vàng“ (Phạm Duy), „Những con mắt trần gian“, “Giấc mơ hồi hương”, „Cho 1 loài hoa“, ...
Giọng hát truyền cãm, ấm áp của Tuyết Dung (Paris) được gởi đến, qua những bài hát nổi tiếng „Hai mùa nắng lạ“ (Trịnh Công Sơn), „Tiễn em“ (Phạm Duy), „Nữa hồn thương đau“, „Tuổi mười ba“, …
Ca sĩ Thụy Uyễn (Gia Long) thả hồn với “Nha Trang ngày về“ (Phạm Duy), mộng mơ, lãng mạn qua „Dấu chân địa đàng“, „Xin trả nợ người“ (Trịnh Công Sơn), „Em Saigon“, ...
Tiếng hát miền Bắc của Ca sĩ Ái Thanh, Tuyết Lan cùng cặp song ca Bình & Thắng thánh thót, điêu luyện qua các bài hát Quan Họ, Chèo, ...
Xen lẩn trong những ca khúc là những bài thơ của Trịnh Công Sơn: „Xin cho tôi“ và „Chùm thơ không đề“ được anh Lâm Đăng Châu ngâm thật trầm ấm, hòa với tiếng đàn đệm của anh Thu Hoài như đưa mọi người vào cỏi mộng mơ …
 photo image0261.png

  photo image0281.jpg


 photo image0301.jpg 

  photo image0271_1.jpg

 photo image0311.jpg



 photo image0291.jpg

  photo image0331.jpg
  photo .png_1.png

   
   
Với những giọng hát tuyệt vời, qua những bài hát nổi tiếng, bất hủ của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, …  với tiếng đàn đệm điêu luyện của anh Nguyễn Minh Châu cộng thêm giàn âm thanh thật chuẩn làm ngây ngất, ru hồn người nghe, nguyên cả hội trường đều lặng im để được hoàn toàn thưởng thức 1 đêm văn nghệ “trên cả” tuyệt vời, qua sự điều khiển chương trình lưu loát, khéo léo của anh Sông Lô và anh Phạm văn Hòa, kéo dài đến hơn 1 giờ sáng mới chấm dứt chương trình đêm văn nghệ chánh thức. Một số đông Anh Chị Em vẫn còn tiếc rẻ, ngồi lại để thưởng thức thêm đêm văn nghệ “về sáng, bán chánh thức” đến gần 3 giờ sáng mới chịu chia tay về phòng ngũ.
Tuy thức khuy, nhưng buổi sáng sớm Chủ Nhật một số người đã thức sớm để không bỏ lở ngày cuối buổi thể dục „Càn khôn Thập Linh“.
Chương trình sáng ngày Chủ Nhật có phần thuyết trình của anh chị Trương Bổn Tài „Ý nghĩa của chữ Việt trong thế kỷ mới“, được thêm sự tham dự của nhiều người khách „vãng lai“ (không ngũ lại, không ghi tên tham dự) từ các thành phố lân cận.
3 ngày Đại Hội Petrus Ký náo nhiệt, thân tình qua mau, sau buổi cơm trưa, mọi người cùng với anh Hòa nối vòng tay lớn, làm 1 màn „bánh bao“ trước khi lưu luyến chia tay, từ giã Thầy Cô, Bạn bè thân thương, hẹn gặp lại vào Đại Hội Petrus Ký năm sau: ngày 04 July năm 2014 - , kỹ niệm 20 năm thành lập Hội, cũng tại nơi nầy.
Đại Hội năm nay có rất nhiều khuôn mặt mới, dù không học trường Petrus Ký nhưng rất yêu mến tình ái hữu Petrus Ký cùng rủ nhau gia nhập Hội .
Ban Chấp Hành hân hoan chào đón các Hội viên mới trong đại gia đình Petrus Ký / Âu-Châu.
Petrus Ký tình thân.
Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký / Âu-Châu
Hội Trưởng:          Phạm Quốc Phong
Tổng Thư Ký:        Huỳnh Hiếu Thảo
Ngoại Vụ:             Lê Trung-Trực
Nội Vụ:                Trần Việt Sơn
Thủ Quỹ:              Vũ Hùng Đức
Báo Chí:               Trần Gia Bình
Văn Nghệ:            Nguyễn Minh Châu & Quách Vĩnh Thiện
Website:              http://petrusky.de/