samedi 2 août 2014

Ai thích tìm một niềm vui nho nhỏ, vào đây đọc bài viết ngắn của Trần Trọng Thiện và nghe nhạc không lời


NỤ CƯỜI NƯỚC NGOÀI


     MỘT  CHUỖI  TẠI  SAO

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

 Tư    :   "  Nếu tôi có ngủ mê mệt thì đánh thức tôi
                                vào lúc 10 giờ tối "

Bảy    :  "  Sao lại 10 giờ tối ? "

 Tư      "  Vì đó là giờ tôi phải uống thuốc ngủ " 

Tại sao ta lại cười ra nước mắt với nhà văn Lê Tất Điều?

 Thử đọc bài của nhà văn mình xứ người nhé các anh chị.
Caroline Thanh Hương

Mai mốt anh về có thằng túm hỏi
Mầy qua bên Mỹ học được củ gì
Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi
Nói mầy hay ông thượng đẳng cu li.

Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan
Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió,
Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan.

Nghệ thuật nói bỗng hóa trò lao động
Thằng nào nói nhiều thằng ấy tay to
Tiếng mẹ thường chỉ dùng chửi đổng
Hay những đêm sầu tí toáy làm thơ...

Những phố phường và những nẻo đường xứ Grèce theo bước chân Julien và Manue phần1

Mời các anh chị xem lại bộ ảnh đi viếng nước Grèce của Julien và Manue tháng 9 năm 2012.
Caroline Thanh Hương


vendredi 1 août 2014

THE SHEEP WORLD - THẾ GIỚI LOẠI CỪU, theo Đông Yên

 Kính gửi đến quý anh chị nào muốn tham khảo baì của tác giả Đông Yên Lương Tấn Lực.
Caroline Thanh Hương.

Hướng Đạo VN còn đó Không ?"Camp Strake Thoáng Ngày Qua", thơ Trần Văn Lương

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
        Dù cho nắng đổ mưa sa,
Cũng không át được tiếng ca giữa rừng.

Cóc cuối tuần:

   Camp Strake Thoáng Ngày Qua

      (Để ghi nhớ trại họp bạn thế giới Thẳng Tiến 10
      của Hướng Đạo Việt Nam tại hải ngoại được tổ chức
      từ ngày 26 tháng 6 đến mùng 3 tháng 7 năm 2014
      trong đất trại Camp Strake, Conroe, tiểu bang Texas)

mercredi 30 juillet 2014

TRÊN XỨ LÀO HUYỀN BÍ Đời sống thôn dã ( tiếp theo kỳ trước ),phần thứ 2

Đọc tiếp bài lần trước

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/07/tren-xu-lao-huyen-bi-oi-song-thon-da.html




TRÊN XỨ LÀO HUYỀN BÍ

   Đời sống thôn dã  ( tiếp theo kỳ trước )

..... Ông cha và cậu con trai trên 16 tuổi đã dậy và sửa soạn các đồ trang bị để tùy theo mùa, lo việc đồng áng, cầy bừa hay cấy, đánh bắt cá ở dưới sông bằng cách quăng lưới, câu cần, hoặc vào rừng bắn chim, bắn sóc, bằng tên nỏ, đặt bẫy thú, heo rừng, con hoẵng, con mang, kiếm thức ăn thực vật, măng , nấm, quả dâu rừng, cho gia đình.

Cổ nhạc có bài gì hay ? phần 3, vần C.

Afficher l'image d'origine

Kính gửi đến quý anh chị thích nghe cổ nhạc phần 1

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/04/chuong-trinh-co-nhac-huynh-chieu-ang_19.html



Cai Luong Pre75   Doan Tuyet.mp3           10103

Truyện ngắn Sống Với Người Chết , tác giả Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Đọc tiếp truyện ngắn lần trước
clique vào link bên dưới
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/07/but-xuan-tran-inh-ngoc-thuat-tiep-bai.html

 Sống Với Người Chết (2)


       (tiếp theo)

* Bút Xuân Trần Đình Ngọc


Có người đông con, có kẻ hiếm muộn, xã hội ta hay bất cứ xã hội nào trên thế giới cũng đều vậy, dù sinh nhiều, mắn đẻ như phụ nữ Phi châu hay phụ nữ Mễ. Nhiều cặp chỉ muốn có hai đứa con là đủ nhưng đã tuôn ra cả nửa tá, nuôi không xuể. Các cụ ta xưa quan niệm:”con, của bằng nhau” nghĩa là giầu con cũng quí như giầu của, ai cũng ham, mấy ai nghĩ đến câu:”Con là nợ, vợ oan gia, cửa nhà nghiệp báo!” Cửa nhà nghiệp báo ít thấy chứ con là nợ, vợ oan gia từng thấy nhiều, rất nhiều!


Trở lại với con nuôi. Trước khi về Việt Nam chuyến đó, ông bà Bào đã bàn thảo với ông Tú về chuyện này.

Nuôi con nuôi từ lúc nó mới ra đời, còn bế ngửa thì vẫn thích hơn vì sau này nó ngỡ mình là cha mẹ ruột của nó và nhiều điều thuận tiện khác. Ở Việt Nam không có luật nhưng ở Hoa Kỳ khi con nuôi lớn phải bảo cho nó biết nó chỉ là con nuôi không được chập chí chập ngầu, rồi tuỳ nó đối xử.


Nhưng nuôi lúc còn nhỏ cũng có cái phiền; hai vợ chồng ông Bào cùng đi làm full time, không lẽ bà vợ xin thôi để ở nhà coi đứa nhỏ? Nợ nhà, nợ xe đầm đìa, sao có thể “quit job”?


Nếu vẫn đi làm, rồi mướn một vú em lo chăm sóc đứa nhỏ, cho nó ăn, uống, tắm, chơi với nó, cho nó ngủ v.v...khi xưa tháng 8-900 đô cộng thêm một phòng ngủ có TV, cơm ba bữa, nay phải hơn ngàn thì có đi làm tháng vài ngàn cũng không bõ, thà ở nhà coi con còn hơn vì nhiều chị vú rất lơ đãng, đã bỏ đói, hành hạ nó hoặc làm con chủ chết.


Babysitter Mỹ nhiều đứa mới vài chục tuổi chẳng hiểu biết nuôi nấng con nít ra sao. Con người ta đã bệnh, đã cảm, nó cứ bế ra đường chơi, nắng gió quá về sưng phổi chết. Thiếu gì trường hợp đó. Con mình chết thì nó mất chỗ làm, đi kiếm chỗ khác. Còn mình đau xót đứa con bao giờ quên được?


Bàn đi tính lại, ông bà Bào bằng lòng nuôi đứa đã lớn. Tuy nhiên, nhiều đứa có trí khôn, thà cha mẹ nghèo thì chịu vậy, nó không đi ở với ai hết, dù là làm con nuôi. Nó bằng lòng với cái nghèo của cha mẹ nó, không phàn nàn. Với những đứa này thì chịu nhưng còn một số khác, bằng lòng đi xa với cha mẹ nuôi miễn được học hành, cho ăn ở tử tế.


Trong số những đứa trẻ này có con Ti, em thằng Lớn mà ba cha con ông Tú đã gặp ở bến xe Bình Tây. Trẻ con nhà nghèo ở Việt Nam thích đi làm con nuôi vì cha mẹ chúng muốn cho chúng đi, cứ được ra ngoại quốc là thế nào cũng hơn ở Việt Nam. Vả lại, nhà nghèo, bớt đi một miệng ăn cũng đỡ. Bà Thặng, dì ông Tú, nghe cháu nói kiếm con nuôi cho bạn, cũng giới thiệu cháu một người bạn thân, thằng con trai 11 tuổi.

Ông Tú muốn gặp nó trước khi quyết định giới thiệu cho anh chị Bào một đứa, ông bảo bà Thặng:

“Con muốn coi thằng bé này ra sao. Dì bảo bố mẹ nó đưa nó đến đây con coi mặt mày, lời ăn tiếng nói nó xem ra sao kẻo sau này được đứa tốt thì không sao, phải đứa làm biếng, khó dạy ấy là con cũng có trách nhiệm với anh chị bạn vì họ đã tin cậy, uỷ thác cho mình thăm dò hộ.”

Bà Thặng bảo:

“Cái thằng bé này anh thấy là anh ưng. Nó bẻm mép, lanh lợi và thông minh lắm, mặt mày nó cũng được trai, hơn rất nhiều đứa con nhà người ta mà dì biết. Nhưng anh muốn gặp cho chắc ăn thì để dì nhắn bà bạn bảo cha mẹ nó đưa nó đến đây cho anh gặp.”

Chiều hôm đó, cha thằng bé chở mẹ nó và nó đến nhà bà Thặng. Chào hỏi xong xuôi, mọi người ngồi ở phòng khách chuyện vãn, ông Tú nói mục đích xin con nuôi của anh chị Bào. Ông ngắm thằng bé thấy nó khá tinh nhanh nhưng phải cái mắt nó đảo liên hồi. Ông Tú hỏi:

“Tên cháu là gì?”

“Thưa bác, tên cháu là Kiệu.”

“Cháu học lớp mấy?”

“Cháu đang học lớp 4”

Cha thằng bé thấy 11 tuổi mà học lớp 4 - thay vì lớp 6 - thì hơi xệ nên nói ngay:

“Thưa ông, hồi cháu đang học lớp Hai bị một trận ốm nặng phải nghỉ học hơn một năm. Cháu học thế là giỏi lắm đấy; các thầy, cô giáo cho bằng khen hoài. Thưa ông xin ông coi.”

Người đàn ông trao hai tờ giấy cho ông Tú, đó là hai giấy khen, nhiều học sinh thường có. Để thử trí thông minh thằng bé, ông Tú bảo nó viết vài dòng chữ tiếng Việt, bất cứ câu gì. Nó cắn bút hoài viết không ra. Cha nó bảo thì con viết cái gì mà không được, như hôm nay cháu đi học cháu được điểm cao v.v...

Nó nghe bố nó nói, nó viết y câu đó vào, không nghĩ thêm được gì. Ông Tú lại hỏi:

“Bây giờ bác hỏi cháu nhé: cháu đi học về đến ngã tư. Đường xe đông nườm nượp. Đèn xanh cho người đi bộ qua đường chỉ dài một phút. Tại chỗ chờ có cháu, một ông già mù dắt con chó và một người đàn bà có chửa. Hai người này đều muốn cháu dắt qua đường vì họ thấy xe cộ đông quá, nguy hiểm. Cháu sẽ dắt người nào trước, ông già mù với con chó hay bà có chửa?”

Thằng bé suy nghĩ mấy phút xong nói:

“Thưa bác, cháu dắt ông già mù trước.”

“Vì sao phải dắt ông già mù trước?”

“Vì ông tàn tật, ông đi chậm, sợ ông về nhà tối quá!”

“Đúng. Cháu giỏi lắm! Thế có dắt con chó ông già mù không?”

Thằng bé nghĩ một lát rồi nói:

“Thưa bác nếu con chó cũng mù thì cháu dắt luôn! Còn nó sáng thì để chuyến sau!”

Cả nhà cười ồ. Ông Tú lại hỏi:

“Nếu khi đang đi, ông già mù lỡ đánh rơi cái gói tiền ông đi xin được. Cháu có cúi xuống nhặt không?”

Thằng bé nghĩ một tí rồi nói:

“Cháu đ. nhặt!”

Cả nhà lại cười sặc sụa. Cha mẹ thằng bé có vẻ mắc cở với bà Thặng và ông Tú. Ông Tú bảo:

“Cám ơn ông bà đã chở cháu tới. Để tôi suy nghĩ, sẽ trả lời ông bà sau.”

Cha mẹ thằng bé dẫn con ra về nhưng họ chứng kiến cuộc phỏng vấn, họ nghĩ con họ ít hi vọng.

Chị người làm cho bà Thặng có đứa con, chị ta cũng muốn cho con đi nhưng con bé mới hơn 3 tuổi, chắc gì xa mẹ nó được mà không nhớ, khóc ầm ĩ. Thế là rút lại còn con Ti, em thằng Lớn.


Ba hôm sau, ba cha con ông Tú lại tới nghĩa trang Đồng sạn. Ông Tú đã có định kiến xin con Ti cho vợ chồng ông Bào. 

Ngay lần đầu gặp con Ti rồi cho nó vào quán ăn trưa, ông Tú đã để ý xem cách ăn nói, cử chỉ của nó ra sao. Nếu thằng Lớn còn sống, ông sẽ hỏi Lớn trước nhưng Lớn chết rồi, nay là em nó thì cũng được miễn nó ngoan ngoãn và có đầu óc một chút.



Ông Tú cũng nghĩ, dù sao ông cũng là nguyên nhân đưa đến cái chết của thằng Lớn dù ông không gây ra mà chỉ bởi nó quá hấp tấp nên bị xe tông. Ông lẩn thẩn nghĩ nếu bữa đó ba cha con ông không lai vãng đến cái bến xe Bình Tây thì biết đâu hôm đó Lớn không bị chết?


Mọi chuyện đã qua, nuối tiếc không ích gì, cũng có thể là do số mạng hẩm hiu của nó xui khiến ra. Nhân dịp đi kiếm đứa con nuôi cho bạn, ông Tú nghĩ, thôi giúp cha mẹ thằng Lớn có đứa con sang Mỹ, cũng là một cách giúp lại  Lớn.


Ba cha con ông Tú vào đến ngôi mộ quét vôi trắng, nơi trú ngụ của vợ chồng chú thím Cải. Ông Tú nhìn hoàn cảnh  mà muốn rơi lệ. Chưa bao giờ ông thấy người sống phải ở lẫn với người chết như thế này.

Khi thân phụ ông Tú còn sống, cụ có kể cho ông Tú nghe thời của bố cụ và cụ, cha chết người con trai trưởng phải làm lều bên mộ cha canh giữ mồ cho đến khi mãn tang tức ba năm. Ba năm đó chỉ mặc quần áo tang, không được dự đám cưới, hội Xuân. Ban ngày có thể đi làm đồng áng kiếm sống nhưng đêm đến phải ra lều ngủ. Chữ Hiếu thời xưa giữ kỹ đến thế! Chẳng bù cho thời nay có những đứa con ngỗ nghịch chửi  cha  mắng mẹ hoặc đuổi cha mẹ ra khỏi nhà!


Chú Cải đang nằm trên cái võng máng qua hai ngôi mộ còn thím Cải đi làm, con Ti đi bán vé số chưa về, con Tí đã đi Bình Dương, ở coi cháu cho ông bà bác họ kiếm miếng cơm từ dăm tháng nay.

Chú Cải thấy ba cha con ông Tú tới thì lật đật đứng lên đón khách.

Ông Tú nói mục đích ông đến đây hôm nay:

“Vợ chồng người bạn thân của tôi hiếm muộn, muốn nuôi đứa con nuôi cho vui cửa vui nhà. Tôi gặp cháu Ti bữa trước, hôm nay hỏi cháu, nếu nó bằng lòng và anh chị bằng lòng, tôi sẽ nói anh bạn tôi về làm giấy tờ xin nó làm con nuôi cho nó sang Mỹ. Tất nhiên nó được đi học và được hưởng những gì trẻ con Mỹ (con nhà trung bình) được hưởng.”


Chú Cải vừa nghe tới đó chú mừng rỡ vô cùng:

“Thưa anh, vợ chồng con cái tôi hết lòng đội ơn anh. Tôi chắc là cháu bằng lòng. Xin mời anh và hai cháu ngồi tạm trên cái băng này. Nhà tôi và cháu Ti sắp về bây giờ.”

Khoảng mười lăm phút sau thím Cải và Ti về một lượt. Hôm nay Ti bán hết vé số sớm nên lò dò đi đón mẹ cùng về.

Thím Cải và Ti chào ông Tú và hai đứa con ông. Chú Cải bảo vợ, con:

“Vừa nãy má xấp nhỏ chưa về, ông Tú có cho tui hay là ông muốn xin con Ti làm con nuôi cho người bạn thân của ông ở Hoa Kỳ. Má xấp nhỏ và Ti nghĩ sao?”

Con Ti nghe ba nó nói, mắt nó sáng rỡ. Ông Tú nói:


“Để tôi nhắc lại những lời tôi đã nói với anh Cải. Việc xin con nuôi này là chính thức và công khai theo luật lệ hiện hành của nước Việt Nam. Vợ chồng người bạn thân của tôi đang ở Hoa Kỳ, vì hiếm muộn nên muốn xin con nuôi. Nếu anh chị và cháu Ti đồng ý thì anh chị ấy sẽ về đây làm giấy tờ và cho cháu Ti đi theo sang Hoa Kỳ. Cháu sẽ được đi học và săn sóc như con ruột anh chỉ. Đáp lại, cháu Ti cũng phải coi bố mẹ nuôi như bố mẹ ruột bằng cái lòng hiếu thảo của đứa con. Anh chị và cháu cứ suy nghĩ, chưa phải trả lời bây giờ. Khoảng đầu tuần sau, trước khi về Mỹ, tôi sẽ lại đây một lần nữa, lúc đó anh chị và cháu trả lời tôi cũng được.  


Sang chuyện khác. Tôi thấy anh chị bị mất căn nhà để ở với số tiền nợ là nhỏ chứ không lớn lao bao nhiêu. Anh chị thu thập giấy tờ, mốt tôi sẽ trở lại đây, anh dẫn tôi đến chủ nợ coi xem họ tính cả vốn lẫn lời bao nhiêu. Nếu có thể, tôi sẽ giúp anh chuộc lại căn nhà chứ ở nơi tha ma mộ địa này khổ sở quá!”


Chú thím Cải nghe xong quá cảm động. Chú bảo đời chú chưa bao giờ thấy một người tốt như ông Tú. Nhân tiện, chú hỏi ông Tú:

“Thưa anh, anh đã cho phép tôi gọi như thế. Tôi không dám tò mò nhưng xin hỏi anh là chị đang ở đâu để cho chúng tôi gặp và cám ơn chị luôn là cái lòng thành thật của vợ chồng, con cái tôi.”

“Nhà tôi mất ở Hoa Kỳ hơn 5 năm rồi anh chị à, khi hai cháu này còn bé. Tôi có công việc làm ở Hoa Kỳ để lo cho hai cháu này vào Đại học. Tôi về lần trước là vì bà ngoại Jennifer và John qua đời. Cũng đã hơn 2 năm rồi. Chuyến này về vì dì ruột của tôi bị bệnh nhưng nay đã đỡ, hơn nữa đi kiếm đứa con nuôi cho người bạn như tôi đã nói. May là tôi gặp cháu Ti, biết nó là em cháu Lớn, tôi càng thương hơn. Thôi mọi sự cũng là Bề trên sắp đặt.”


Thím Cải lấy ở trong cái bị xách ra cỗ tràng hạt của thằng Lớn khi xưa, nói với ông Tú:

“Thưa ông, cỗ tràng hạt này là của cháu Lớn khi xưa lúc cháu còn sống cháu đi nhà thờ bên Công giáo người ta cho cháu. Hôm đi chôn cháu, lúc hạ huyệt, tôi tiếc bỏ vào túi đem về, giữ cho đến nay.”

Ông Tú bảo:

“Chị cứ giữ đó làm kỷ niệm. Sau này nếu gặp anh chị Bào là cha mẹ nuôi cháu Ti thì kể lai lịch cỗ tràng hạt cho anh chị ấy nghe.”


Ba cha con ông Tú đứng lên cáo từ. Ông Tú dặn lại chú Cải về giấy tờ ngôi nhà. Ba cha con ra khỏi nghĩa trang.


                                   o0o


                                     


Giữ đúng lời hứa, ba hôm sau ông Tú ghé Đồng Sạn rồi cùng chú Cải cầm giấy tờ xuống nghĩa trang Bình hưng Hoà. Chú Cải và ông Tú vào văn phòng gặp nhân viên tên Tào, anh này hai năm trước đã làm giấy tờ để chú Cải cầm thế căn nhà trong hẻm với giá tiền 1.000,000 tiền Sàigòn là tiền mua huyệt chôn cất thằng Lớn.

Mới đầu anh Tào nói vì để lâu quá không chuộc, không trả lời, nên nay không chuộc được nữa. Ông Tú hỏi điều khoản này có trong giấy tờ cầm thế không, thời hạn là bao nhiêu? Anh này không trả lời được. Anh ta xin khất đến trưa hôm sau để ông chủ tịch công ti Đồng hoà về giải quyết. Trước khi ra về, ông Tú nói cho anh ta rõ, mọi việc trao đổi, mua bán, cầm thế, vay vỏ của các công dân với nhau đều căn cứ trên luật pháp. Nhà cầm đồ hay cầm thế khi con nợ có tiền chuộc phải cho chuộc nếu không con nợ có quyền mướn luật sư đưa vụ kiện ra toà án, chiếu theo luật dân sự để xử. Chủ nợ thua sẽ phải trả án phí và tiền luật sư.


Có lẽ nghĩa trang Đồng hoà thấy khó ăn ông “Việt kiều” Tú nên trưa hôm sau, khi ông Tú và chú Cải lại đến văn phòng, ông chủ tịch là Tiển tỏ ra rất lịch sự. Ông ta đưa cho chú Cải và ông Tú một mảnh giấy tính tiền lời từ món nợ 1.000,000 với 1 phân rưỡi lời mỗi tháng. Chú Cải nói hôm làm giấy chỉ có 1 phân lời/tháng sao bây giờ lại tăng lên nửa phân? Ông Tiển nói anh nhân viên tên Tào làm sai, lời 2 phân/tháng chứ không phải 1 phân tháng. Vì chuyện sai ấy, nay ông ta cho chú Cải hưởng giá đặc biệt là 1 phân rưỡi, tốt quá rồi, còn kêu ca gì nữa.

Ông Tú liếc chú Cải và bảo, không sao đâu, cứ đồng ý cho lẹ. Số tiền tính tổng cộng cả vốn lẫn lời là 3.680.000 đồng. Tiền đôla lúc đó là 1.600.000; ông Tú bỏ ra 230 đôla. Ông Tiển trả giấy nhà cho chú Cải. Ông Tú lại hỏi:

“Thế bao giờ trả lại nhà?”

Ông Tiển đáp:

 “Phải một tuần!”

“Lâu quá, xin ông rút ngắn thời hạn!”

Ông Tiển tính toán một lúc xong nói, sớm lắm cũng phải 5 ngày. Ông Tú bằng lòng, nói ông chủ tịch viết xuống miếng giấy là sau 5 ngày, kể từ ngày mai, nhà đã dọn trống để giao lại cho sở hữu chủ. Ông Tiển bằng lòng.

May là một tuần sau cha con ông Tú mới trở lại Mỹ. Chiều ngày thứ 5, ông Tú cùng chú Cải trở về cái xóm ngập nước khi xưa, những người đang ở trong đó đã dọn đi.

Chú Cải được anh Vầng cho mượn cái xe ba gác, chú gom đồ lại chở từ nghĩa trang Đồng Sạn về nhà. Thím Cải đứng trong hiên căn nhà xưa yêu dấu, thím cảm động quá đứng khóc. Con Ti lăng xăng thu nhặt những thứ lặt vặt như bát đĩa, quần áo cho lên xe ba gác để ba nó chở về. Ngưới lối xóm như vợ chồng bác Cư, chú cô Giỏi, chú thím Rạt, anh chị Tuỳ và nhiều người khác thấy chú thím Cải đã chuộc lại được căn nhà, họ vui mừng đến hỏi thăm và chúc mừng. Người tặng thùng mì gói, người cho trái dưa hấu, người cho vài chai nước mắm hay một cái nồi nhôm cũ để nấu ăn.

Chú thím Cải luôn miệng cám ơn; nhân dịp có đông lối xóm, chú nói với mọi người sau khi đã giới thiệu ông Tú:

“Vị ân nhân của vợ chồng con cái tôi chính là ông đây. Ông đã giúp chúng tôi rất nhiều, nhờ ông mà vợ chồng con cái tôi lại được về sống nơi căn nhà này. Ông là người đã biết cháu Lớn ngày cháu bị tai nạn cách đây hai năm.”


Ông Tú có hỏi về chiếc xe chú Cải đem cầm 200 đôla. Đã hơn hai năm không có tiền chuộc, lại cũng không liên lạc, nay chú Cải lại đó thì lối xóm nói anh ta đã dọn đi đâu mất tiêu cả năm nay rồi. Có thể anh ta đã đi kiếm chú Cải nhưng không biết chú đã dọn vào nghĩa trang Đồng Sạn.

(còn tiếp)

Bút Xuân Trần Đình Ngọc

 



                       

TÙY BÚT: Chút Hoài Niệm Về GS. Vũ Văn Mẫu, tác giả Đào Văn Bình



TÙY BÚT:
 Chút Hoài Niệm Về GS. Vũ Văn Mẫu

Cuộc đời của một con người biến chuyển theo thời gian. Mỗi thời kỳ nổi bật lên những nét đặc thù. Cho nên khi nghiên cứu cuộc đời của một người, chúng ta nên chia ra nhiều giai đoạn. Ở đây tôi không nói về giai đọan GS Vũ Văn Mẫu đã trở thành Thượng Nghị Sĩ đứng đầu Liên Danh Hoa Sen của Thượng Nghị Viện và sau đó trở thành thủ tướng của Tổng Thống Dương Văn Minh trong một giai đọan bi thảm cuối cùng của Miền Nam Việt Nam khi Ô. Nguyễn Văn Thiệu (Tổng Thống), Ô. Trần Thiện Khiêm (Thủ  Tướng), Ô. Cao Văn Viên (Tổng TMT Quân Đội), Ô. Nguyễn Văn Tòan (Trung Tướng Tự Lệnh QĐ3) đã bỏ chạy. 
Ở đây tôi chỉ ghi lại một vài kỷ niệm thuần túy nằm trong giảng đường của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn trên Đường Duy Tân “cây dài bóng mát”. Đó là những kỷ niệm thời còn thơ ấu, bồng bột của một sinh viên Năm Thứ Nhất (1962) khi mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học, cái gì cũng mới, cái gì cũng lạ, kể cả hình ảnh, tác phong của từng giáo sư. Tất cả những gì mà các bậc thầy giảng dậy đều được ghi chép cẩn thận, học thuộc lòng (nếu có thể) vì đây là những kiến thức xây dựng nên một con người và xây dựng quốc gia sau này. 

Đọc lại tài liệu cũ : "Saigon trong cơn hấp hối 30.04.1975 : Cận vệ ông Vũ Văn Mẫu"

Đọc lại tài liệu cũ

" Tổng Thống " Dương Văn Minh & " Thủ Tướng " Vũ Văn Mẫu : Nội các 1 ngày cuối cùng của Viet Nam Cộng Hòa

Thân gởi cac bạn A-20,
Tôi nhận được bài viết của anh Nhan Hữu Hậu, một trong những niên trưởng của chúng ta cũng đã từng chia sẻ với anh em chúng ta những ngày khốn quẫn, đói khát và bị nhục hình tại trại tù cải tạo trừng giới A-20 Xuân Phước.
Nhân dịp 30 tháng 4 năm nay, niên trưởng Nhan Hữu Hậu nhắc lại một trong những ký ức của anh về giờ phút hấp hối của VNCH tại Phủ Thủ Tướng và Dinh Độc Lập. Anh gởi nhờ tôi hiệu đính theo ngôn ngữ báo chí.
Bài viết của niên trưởng Nhan Hữu Hậu không dùng nhiều tĩnh tự có tính chất phê phán. Anh chỉ kể lại sự kiện mà anh đã trải qua và dành quyền suy nghĩ cho độc giả và công luận .
Nay tôi đã hiệu đính xong, nên gởi để các bạn cùng coi.
Thân
A-20 Vũ Ánh

TRÊN XỨ LÀO HUYỀN BÍ, Đời Sống Thôn Dã , phần 1 , tác giả Trần Trọng Thiện

 TRÊN XỨ LÀO HUYỀN BÍ


   ĐỜI  SỐNG  THÔN  DÃ

     Từ thế hệ này qua thế hệ khác, người Lào đã sống êm đềm trong những xóm nhỏ nằm ở ven sông Cửu Long ( Me Nạm), hay bên những nhánh sông con chẩy ra sông lớn, hoặc bên những dòng suối đổ từ núi cao rừng rậm, uốn khúc chẩy về.
      Nhà , thuộc loại nhà sàn để tránh ẩm ướt vào những lúc đất bị ngập lụt hay lầy lội do những trận mưa tràn trề đổ xuống. Những căn nhà thường cách nhau 20 đến 25 thước tây và tùy từng số người ở trong nhà hay theo tình trạng sung túc của chủ nhân mà có bề rộng từ 6 đến 12 thước chiều dài. Một
chiếc thang cây không tay vịn đặt nằm nghiêng gối đầu lên sàn dùng để bước lên nhà, đầu tiên là một hàng ba, một hành lang chạy dài phía trước nhà, có nóc che, có mành cuốn lên xuống để che mưa. Hàng ba này dùng làm căn phòng công cộng cho nơi tiếp khách, nhà bếp, nhà ăn. Nghe theo danh từ thì có vẻ hoàn mỹ, đủ tiện nghi, nhưng thật sự, nơi tiếp khách chỉ là một khỏang rộng trên sàn, chùi lau sạch sẽ, nhà bếp là nơi đặt bếp lửa nấu nướng bằng củi ngay trên sàn, chùi lau sạch sẽ, mà chỗ tụ họp ăn uống thì ở sát ngay bên cạnh, không bàn ghế, người ăn chỉ ngồi xếp bằng thành vòng tròn quanh
mâm cơm.

mardi 29 juillet 2014

Đọc bài trong Việt Văn Mới

Việt Văn Mới

VietNam : Ile ThoChu (PhúQuốc) - ThoChu Island (PhúQuốc).

Groupe CAT Bui trình bày chương trình thơ nhạc với các tác giả Trần Trọng Thiện , Mai Đằng , Thái Huy


HÈ TRÊN XỨ NGƯỜI


    NHỮNG  NÉT  CHẤM  PHÁ

Trên cánh đồng, mù sương còn bao phủ
Một giải dài hoa cúc dại, ngủ yên
Cỏ, hoa, vung vãi hạt giống triền miên
Lan, đỏ tiá tràn trề miền hoang dã

Dọc xa lộ, hoa tầm xuân, vội vã
Cỏ đã cao, cao mãi, còn cao hơn
Thi độ cao sánh với bạch cúc đơn
Hoặc hoàng cúc lơn tơn, mầu vàng ánh

Ven bờ sông, ánh trăng ngà, lónh lánh
Mặt nước êm, liễu rủ, lạnh lùng soi
Gió hắt hiu, hôn lá liễu, không lời
Rung rung nhẹ, như rùng mình chới với

Những cây dương, giữa cánh đồng, run rẩy
Gió đêm về, thúc đẩy lá tung bay
Thay đổi mầu, thành trắng bạc, lắt lay
Giữa những chấm lửa đóm day, nhấp nháy

Ai đã cười, vui trong ngày vàng cháy
Cười, đợi khi năm, bước trở về già
Ai đã mơ, say đêm sáng trăng ngà
Hồn trẻ lại, trước lúc tim cằn cỗi
 
Trần Trọng Thiện

lundi 28 juillet 2014

Julien Jaffrès : initiation au rock celtique n°5 (thème en ré mineur)

Tuy chỉ là bài hướng dẩn để chơi đàn, nhưng mình nghe thì cũng thấy hay hay.
Các anh chị nghe thử xem nhé.
Caroline Thanh Hương


Le chat, plat pour gourmets au Vietnam

Sao đành lòng???

Les amateurs de chat au Vietnam disent que ce met accompagne divinement une bière. Mais dans la capitale vietnamienne la consommation de cette viande brise le coeur des propriétaires de chats, qui se font régulièrement voler leurs animaux de compagnie

Tìm hiểu tại sao "Kinh tế Hoa Kỳ bên bờ vực "( (America's Coming Bankruptcy: The Real Crash))


Đừng nghỉ giaù là không mang nợ, đừng tưởng cho mượn là cho luôn và đừng tham tiêu thụ , vì càng có nhiều ham muốn thì càng vất vả cho sự ham muốn giả tạo chứ không do nhu cầu.
Caroline Thanh Hương

(America's Coming Bankruptcy: The Real Crash)

- Peter Schiff


Hoa Kỳ khánh tận: Đến lúc phải thú nhận điều đó


Mọi người đều biết nợ công của chúng ta quá lớn. Nợ lớn đến độ khó đo lường được kích thước của nó.

Cả hai đảng đều nói rằng họ muốn cắt giảm nợ, nhưng không đảng nào muốn làm thế. Khi Đảng Dân Chủ nói về cắt giảm thâm thũng, điều đó có nghĩa là họ muốn tăng thuế. Khi Đảng Cộng Hòa nói về cắt giảm thâm thũng, điều đó có nghĩa là họ muốn tấn công chính sách chi tiêu của Đảng Dân Chủ. Nhưng thực tế mà nói, không đảng nào, trong hình thức hiện nay, có thể giải quyết nợ công (national debt), vì vấn đề quá lớn và những bước cần thiết để giải quyết nó lại quá cực đoan.

dimanche 27 juillet 2014

Tìm hiểu về Hệ Thống Siêu Quyền Lực Ẩn Danh



Những gì chúng ta không thấy, không biết và không nghi ngờ...
Caroline Thanh Hương
  
Nhóm từ "Tập Đoàn Tài Phiệt" là phỏng dịch của hai chữ "Financial Oligarchy". Từ ngữ "Oligarchy - tập đoàn" có nghĩa đen là "một số người cai trị hay chỉ huy" và nghĩa rộng là một hình thức cơ chế chính quyền trong đó quyền bính thực sự thuộc về một thiểu số người.  Những người nầy có thể được phân biệt qua giai cấp hoàng tộc, đảng phái - hay đúng hơn, Bộ Chính Trị -, liên hệ gia đình, học vấn, tập đoàn, độc đảng như Đảng Cộng Sản, hay quyền hành quân sự.  Những quốc gia như thế thường được kiểm soát bởi một số ít gia đình thượng đẳng truyền lại ảnh hưởng của họ từ thế hệ nầy sang thế hệ tiếp theo.
  
Xuyên suốt lịch sử, các tập đoàn đều độc tài (dựa trên sự phục tùng của dân chúng mà tồn tại) hay tương đối ít khắc nghiệt hơn.  Arsitote đi tiên phong trong việc xử dụng từ ngữ trên như là một đồng nghĩa cho sự cai trị của những người giàu; nhưng từ oligarchy không luôn luôn là sự cai trị bằng của cải, vì những tập đoàn có thể đơn thuần là một nhóm được ưu đãi, và không nhất thiết liên kết bằng huyết thống như trong một nền quân chủ.
  

Dương Quốc Định:và bộ ảnh Phương Đông huyền bí, show Caroline Thanh Hương/ attention, phơtos pour les adultes.

Kính gửi đến quý anh chị bộ ảnh Phương Đông Huyền Bí của Dương Quốc Định.

 Những anh chị nào sensible với hình nude, xin dừng lại nơi đây, đừng mở link bên dưới.

Hy vọng với bản nhạc đệm kiểu mới sẽ làm tăng phần nhộn nhịp cho anh chị đến nghe và xem bộ ảnh này.


Caroline Thanh Hương


Dương Quốc Định:và bộ ảnh Phương Đông huyền bí... par crth2837

Tìm hiểu về nguyên nhân trong lịch sử , "Cuộc xung đột Israel-Palestine" với bài viết của Trương Đình Trung -

 

Cuộc xung đột Israel-Palestine đã và đang diễn hơn 60 năm rồi, đã có vô số sách báo, tài liệu viết về nó. Tuy nhiên do sự không cân bằng trong việc phổ biến và giải thích tin tức của giới truyền thông, vẫn có không ít những ngộ nhận đây đó trong dư luận về tính chất của cuộc xung đột cũng như lập trường của các bên liên quan; đặc biệt là về mối quan hệ Mỹ-Israel và ảnh hưởng của người Mỹ gốc Do Thái lên các chính sách của Mỹ quanh cuộc xung đột. Bài viết vắn tắt này là một nỗ lực khiêm tốn nhằm góp phần tim hiểu thêm về mối quan hệ và ảnh hưởng đó.

Sơ lược lịch sử Israel-Palestine

Các thư tịch khảo cổ cho thấy rằng tổ tiên người Do Thái (Hebrews, Jews, hay Israelis) đã hiện diện trên vùng đất có tên là Canaan (gồm Israel, West Bank và một phần Jordan ngày nay) từ khoảng 1800 năm trước Công Nguyên (BC). Cực thịnh là vương quốc Do Thái (Israelite kingdom) dưới thời vua David khoảng 1000 năm trước CN với Jerusalem là thủ đô.
Nhưng rồi sau đó, vương quốc Do Thái lần lượt bị các đế quốc Assyrians (720 BC), Babylonians (khoảng năm 580 BC), Ba-Tư và Hy-Lạp (khoảng năm 320 BC) xâm chiếm. Nhiều người Do Thái bị lưu đày ra khỏi vùng đất Canaan.

Monsanto, sa vie son empire/ Sản phẩm đáng lo ngại nhất

​Nếu ai trong chúng ta biết lo ngại cho sức khoẻ, có bắt tay vào chuyện làm vườn để có thức ăn tránh xử dụng các hoá chất, thì đây là tài liệu để biết thêm và tránh mua rau cải thức ăn từ những hóa chất này.
 Đừng để thấy bệnh rồi chữa chạy, đừng nghỉ là ăn chay thì chống được cancer mà nên tránh sâu từ trong quả​ ​.
Tôi không có tài liệu bằng tiếng việt , rất mong anh chị biết cách dịch qua ngôn ngữ ở nơi mình cư ngụ để đọc tài liệu này cho biết. 
Caroline Thanh Hương​ --