samedi 11 juillet 2015

Vũ Thế Thành viết "Trả Súng Đạn Này."

Kính gửi quý anh chị bài viết của Vũ Thế Thành.
Caroline Thanh Hương


giatuvukhi 2Tôi có thể ngồi đồng cả ngày trên mạng, nhảy tường lửa, đọc tài liệu, đọc báo nhăng nhít, nhưng chưa bao giờ xem/nghe trọn một chương trình ca nhạc, dù là ở nhà hay trên những chuyến xe đò đường dài. Xem không trọn chỉ vì ngủ… gật, đúng hơn, trình độ thưởng thức của tôi chỉ tới cỡ đó. Vậy mà chiều nay tôi đã xem trọn một chương trình ca nhạc.
Vũ Thế Thành

“….Trả súng đạn này, khi sạch nợ sông núi rồi Anh trở về quê, trở về quê, tìm tuổi thơ mất nơi nao…”
     (Một mai giã từ vũ khí – Trịnh Lâm Ngân)
Ở Việt Nam, các DVD ca nhạc hải ngoại Thuý Nga, Vân Sơn,… dễ kiếm, nhưng Asia thì khó. Asia “phản động” lắm, lỡ bị phát hiện, sẽ bị tịch thu cả xe, hết đường sống, những người bán DVD dạo nói thế.
Đã “sạch nợ sông núi rồi”. Mệnh Trời bắt thế, chỉ là lực bất tòng tâm thôi. Đâu cần phải đấm ngực mea culpa…mea culpa.
Đã “sạch nợ sông núi rồi”. Mệnh Trời bắt thế, chỉ là lực bất tòng tâm thôi. Đâu cần phải đấm ngực mea culpa…mea culpa.
Nhưng bây giờ, chỉ cần 1 media hub, người ta có thể tải từ internet đủ loại chương trình giải trí để xem qua TV. Ngủ gật cũng sướng như ăn vụng. Thỉnh thoảng tôi cũng click đại một liveshow nào đó để ru mình ngủ…gật. Và chiều nay, tôi muốn ngủ gật với Asia, để xem “phản động” tới đâu. Tôi chọn chủ đề “55 năm nhìn lại” vì đoán là nói miền Nam từ thời di cư 54.
Không chỉ là chương trình ca nhạc, mà đan xen vào đó là những thước phim tài liệu, những hình ảnh năm xưa, khỏi cần thuyết minh, tôi cũng nhớ ra gần hết. Chuyện hôm nay mau quên, chứ chuyện ngày xưa thì nhớ dai lắm. Con tàu há mồm “Passage to freedom”, Đệ I, đệ II Cộng hoà, kinh tế, giáo dục, văn hoá, mùa hè đỏ lửa, đại lộ kinh hoàng… Mọi thứ như mới đâu đây, tưởng như chạm tay vào được. Hai mươi năm trước, cha bỏ xứ ra đi. Hai mươi năm sau, con bỏ nước ra đi. Bỏ đi không đành, con ngu hơn cha, nên bây giờ mới ngồi lẩn thẩn.
Nhiều bản nhạc từ lâu lắm rồi, bây giờ mới nghe lại. Nghe lại mà có thể hát theo trong đầu được. Những ca khúc thanh bình thưở xưa đó, ngày trước nghe hờ hững, bây giờ lại thấy hay. Dĩ vãng sao êm đềm quá! Chưa bao giờ tôi nghe “Một mai giã từ vũ khí” với một cảm xúc ngậm ngùi như thế, như nuốt từng lời ca tiếng nhạc vào tim óc.
Chương trình này cũng khéo “dụ” được bà Dương Nguyệt Ánh làm MC. Cho dù là kịch bản đi nữa, thì MC Dương Nguyệt Ánh giống như nhà toán học có khiếu làm thơ: ngôn ngữ chắc nịch và giọng nói biểu cảm.
Tôi cũng lần đầu nhìn lại nhiều khuôn mặt ca sĩ quen thuộc. Cận cảnh mới thấy thời gian nghiệt ngã. Son phấn không thể cứu vãn, kỹ thuật âm thanh cũng phải bó tay. Khi giọng hát vút lên đuối hơi, những đường gân hiện trên cổ thấy rõ. Con tằm đang nhả những sợi tơ cuối cùng cho đời…
Tôi đọc đâu đó, có lần y sĩ ca sĩ Trung Chỉnh phải nhảy trực thăng xuống vùng chiến sự để cấp cứu. Ông nhảy thoát được, nhưng túi đồ nghề thuốc men bị bắn bể. Ông y sĩ đành lấy tiếng hát thay thuốc men để làm dịu cơn đau của thương binh. Chuyện thật bao nhiêu phần trăm không rõ, nhưng sao thấy thiệt đậm “chất người” giữa làn ranh sống chết.
Thời gian cứ thế trôi ngược theo hình ảnh và âm thanh…
*
Những ngày sau 75, nếu chết chưa chắc là hết, thì sau khi chết, tôi sẽ không quên được cảnh tượng các em thiếu niên đi tịch thu sách vở “đồi truỵ phản động”, quẳng rầm rầm lên xe ba gác, như chuyển hết căm thù vào đó, vừa quăng vừa dạy đời người lớn.
Hai mươi năm sau, tôi sống lại cảm giác này khi đọc “Sống và chết ở Thượng Hải” của Trịnh Niệm. Người đàn bà cứng cỏi này, dù bị áp lực, ngược đãi tới đâu, cũng nhất định không nhận tội “phản động”, nhưng đã phải cuống quýt van nài bọn Hồng vệ binh, xin hãy tịch thu hết bộ sưu tập đồ cổ tranh quý của bà, nhưng đừng đập phá, dày xéo chúng. Cái cảm giác lạnh buốt chạy dọc theo sống lưng…
Vài năm trước, một đạo diễn trẻ, bà Lê Phong Lan làm bộ phim tài liệu để chứng minh thảm sát Mậu Thân ở Huế chỉ là xuyên tạc. Và mới đây, phó giáo sư tiến sĩ sử học Vũ Quang Hiển, trả lời phỏng vấn đài BBC: làm gì có chuyện ngược đãi tù đày những người thua cuộc sau 75, chỉ là tập trung học tập cải tạo cho thông đường lối chính sách, thế thôi.
Nhiều người hải ngoại phản ứng gay gắt. Tôi thì quen rồi. Những điều “vẫn thế” như bao điều “vẫn thế” ở đất nước này. Trước họ còn những G. Porter (Mỹ) chứng minh (bằng cách “chặt chém” số liệu của người khác) rằng, thảm sát Mậu Thân chỉ là chuyện bôi nhọ. Lùi lại hơn chục năm, vị giáo sư này cũng cho rằng, xử chết “quá tay” trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc cũng là chuyện bôi nhọ luôn. Nhà báo W.Burchett (Úc) đã từng “đi dạo” ở Củ Chi thập niên 60 để viết bình luận, cũng lại là người hết lời ca tụng “Bước đại nhảy vọt” và “Đại cách mạng văn hoá” của Mao Trạch Đông. Thế đấy!
Tôi phục họ. Bước ra khỏi ranh giới của nhân cách đâu phải ai cũng dám làm.
Lịch sử có thể được nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau, nhưng sự thật lịch sử thì chỉ có một. Nhân chứng còn đó, và lịch sử vẫn còn đó.
Bây giờ, những ngày cuối tháng tư này, nơi đây đốt pháo hoa ăn mừng. Bên kia cúi đầu tưởng niệm. Triệu người vui, triệu người buồn. Vui nhiều kiểu, mà buồn chỉ một kiểu. Vui vì tự hào là người chiến thắng. Buồn thì chưa chắc đã vì chiến bại, mà hậu quả chiến bại thì đúng hơn. Bốn mươi năm rồi chứ đâu ngắn ngủi. Về kinh tế, chỉ cần nhìn qua các nước lân cận cũng đủ thở dài rồi. Giáo dục thúc đẩy bản năng nhiều hơn, cướp giựt chợ hoa, leo rào bơi miễn phí,… Mỗi năm khoảng 5.000 phụ nữ Việt bị đưa qua Malasia và Singapore bán dâm. Đó là con số chính thức, thực tế nhiều hơn. Và đó cũng chỉ mới nói đến 2 thị trường, còn Campuchia, Thái Lan, và nhất là Trung Quốc còn khủng nữa.
Nhưng cũng có những niềm vui vô tư vì “ngày giải phóng” là ngày nghỉ dài, đi chơi thoả thích. Rồi cũng có những nỗi buồn lẩm cẩm với quá khứ, nằm nhà nghe nhạc. Vui buồn, hiểu theo nghĩa tuyệt đối, thì mỗi năm sẽ thêm triệu triệu người vui. Còn buồn, thì vài ngàn, vài trăm, rồi vài chục, chỉ còn tí tẹo. Đất nước có chỉ số hạnh phúc cao là thế. Ngẫm lại mới thấy hội chứng Stockholm sao thiệt éo le !
*
Vậy mà 40 năm trôi qua rồi. Chiều nay tình cờ xem “55 năm nhìn lại”, đôi khi phải bám chặt tay vào thành ghế… Biết bao tâm tư chất chứa, cũng muốn một lần trải lòng, nhưng rồi lại thấy, bà Dương Nguyệt Ánh đã “giành” nói hết cả rồi, nói từ 5 -6 năm trước, nói ngắn, gọn và đủ, nói cả những điều nhỏ nhặt mà lịch sử đã quên, đang quên và có lẽ cũng sẽ quên luôn: “Người lính ra trận với vũ khí kém cõi. Lỡ thua thì bị chê bai, nhưng nếu thắng thì chỉ những người bạn lớn được nói đến”. Tủi quá! Xin cám ơn bà.
Đã “sạch nợ sông núi rồi”. Mệnh Trời bắt thế, chỉ là lực bất tòng tâm thôi. Đâu cần phải đấm ngực mea culpa…mea culpa. Cái đó nên dành cho những chính khách salon, những trí thức ba rọi. Sự thật là sự thật. Người lính bên nào lại chẳng đau, mỗi bên đau mỗi kiểu. Cuộc chiến tàn rồi. Ván cờ thế bày ra, không có cửa cho những tay chơi cờ thí chốt.
Tháng tư nào trời chẳng mưa. Quá khứ đâu dễ gì quên được. Hai mươi năm đau thương của chiến cuộc, cũng may mắn có được những năm tháng bình yên. Rồi thêm bốn mươi năm nữa, học được biết bao chuyện trò đời,… Nhưng vẫn còn sót lại đâu đó chút tình người, phải thế không?
Xin kết thúc bài viết bằng lời nhạc: “… Xin cám ơn, xin cám ơn… người nằm xuống…”
Vũ Thế Thành
Đà Lạt 27-04-2015

Khi một vì sao đã tắt, "Docteur Jivago" vừa qua đời/ nghe đọc audio book.


VIDEOS. Mort d'Omar Sharif : les quatre rôles mythiques de l'acteur égyptien

Celui qui a joué dans "Lawrence d'Arabie" et "Docteur Jivago" dans les années 1960, est mort à l'âge de 83 ans, a annoncé son agent, vendredi.







L'acteur égyptien Omar Sharif dans "Lawrence d'Arabie", en 1962.
L'acteur égyptien Omar Sharif dans "Lawrence d'Arabie", en 1962. ( AFP )
L'acteur égyptien Omar Sharif, star de films classiques comme Lawrence d'Arabie (1962) et Docteur Jivago (1965), est mort d'une crise cardiaque, au Caire, à l'âge de 83 ans, a annoncé son agent, vendredi 10 juillet. Il était atteint de la maladie d'Alzheimer.
Francetv info retrace la carrière de cet acteur mythique en quatre rôles marquants.

Sherif Ali dans "Lawrence d'Arabie"

Né en 1932, fils d'un marchand de bois d'Alexandrie, Omar Sharif, né Michael Shalhoub, a reçu deux Golden Globes et une nomination aux Oscars en 1963 pour le rôle de Sherif Ali dans Lawrence d'Arabie, de David Lean, où il a donné la réplique à Peter O'Toole.


le docteur Jivago par lepoulpe33 Lawrence d'Arabie - Vers Damas par RioBravo

 Le rôle principal dans "Docteur Jivago" 

David Lean a de nouveau collaboré avec lui en 1965 dans un autre film culte : Docteur Jivago. Cette apparition dans cette autre saga historique lui a permis de décrocher un nouveau Golden Globe et a conforté son statut de star internationale.

le docteur Jivago par lepoulpe33

"Funny Girl" avec Barbra Streisand

Omar Sharif avait été découvert par le mythique cinéaste égyptien Youssef Chahine, qui l'a fait débuter dans son film Ciel d'enfer, en 1954. Parmi ses films les plus célèbres, il a aussi joué dans la comédie-musicale Funny Girl avec Barbra Streisand (1968).

L'épicier philosophe de "Monsieur Ibrahim et les fleurs du coran"

Au cours de sa carrière, Omar Sharif a donné la réplique à de nombreuses stars américaines et françaises, tels Jean-Paul Belmondo, Catherine Deneuve ou Anthony Quinn. A partir des années 1970, l'acteur a beaucoup travaillé en France et notamment pour la télévision. En 2003, il a fait un retour marquant sur grand écran avec son rôle titre dans Monsieur Ibrahim, où il incarne un vieux commerçant musulman. La performance lui a valu le César du meilleur acteur et un Lion d'honneur au festival de Venise.




"Docteur Jivago"(tiếng Nga: Доктор Живаго, từ Живаго có nghĩa đen là "cuộc sống") là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga–Xô viết Boris Leonidovich Pasternak (1890–1960).
Nhân vật chính của truyện là Yuri Zhivago, một bác sĩ y học và nhà thơ. Truyện kể cuộc đời của bác sĩ Zhivago qua những éo le tình ái của ông cùng hai phụ nữ trong bối cảnh chung quanh cuộc cách mạng Nga năm 1917. Truyện này được dựng thành phim năm 1965, do David Lean đạo diễn, tài tử chính là Omar Sharif và Julie Christie.


Chuyển tin về Omar Sharif/Dr, Zhivago qua đời, và nghe lại bản Lara trong phim.


http://www.nbcnews.com/pop-culture/celebrity/omar-sharif-star-lawrence-arabia-dies-heart-attack-83-n389936?cid=eml_nbn_20150710
Dr, Zhivago/LARA
https://www.youtube.com/watch?v=4Yd2PzoF1y8

Omar Sharif, Star of 'Lawrence of Arabia,' Dies of Heart Attack at 83

by Matthew Grimson, Charlene Gubash and Paul Ziad Nassar

Omar Sharif on Egypt's Pyramids 3:28
CAIRO, Egypt — Hollywood actor Omar Sharif who rose to fame for his roles in "Lawrence of Arabia" and "Doctor Zhivago" has died. He was 83.
He passed away in Cairo on Friday afternoon after suffering a heart attack, his agent told NBC News.
He was suffering from Alzheimer's disease. His best friend, Egypt's former Antiquities Minister, Zahi Hawass, described how the illness had taken hold in recent years.
"A year ago when he came to Egypt from Paris, I used to take him out every day," Hawass told NBC News. "He used to tell me, 'There is a man in Egypt I want to see so much, I love him.' 'Who is this man, is it Zahi Hawass?' I asked him, and he said 'Yes.'"
Image: Omar Sharif
Omar Sharif seen during the photo call for the film 'Al Mosafer (The Traveler)' in 2009. Andrew Medichini / AP, file
His grandson, Omar Sharif Junior, last week posted a picture of the pair together on his Facebook page with the message: "I love you."
Born in Egypt to a Syrian-Lebanese family, he was nominated for an Academy Award for Best Supporting Actor in 1962 for playing Sherif Ali in "Lawrence of Arabia," a movie that launched him to stardom.
Three years later he starred as the title character in Doctor Zhivago.
He tallied 118 acting credits, according to IMDB, and had been due to appear in a short movie '1001 Inventions and the World of Ibn Al-Haytham.'
He was also an accomplished bridge player and keem gambler, reportedly once winning a million dollars at an Italian casino but also losing a villa in Lanzarote, Spain as a result of a card game in the 1970s.
Sharif was not "Lawrence of Arabia" director David Lean's first choice to play Sherif Ali. the tribal leader with whom T.E. Lawrence teams up to help lead the Arab revolt against the Ottoman Empire. Lean had hired another actor but dropped him because his eyes weren't the right color. The film's producer, Sam Spiegel, went to Cairo to search for a replacement and found Sharif.
He remained a sought-after actor for many years, playing Argentine-born revolutionary Ernesto "Che" Guevara in "Che!", Italian Marco Polo in "Marco the Magnificent" and Mongol leader Genghis Khan in "Genghis Khan." He was also the Jewish gambler Nick Arnstein opposite Barbra Streisand's Fanny Brice in "Funny Girl." The 1968 film was banned in Egypt because he was cast as a Jew.
In his middle years Sharif began appearing in such films as "The Pink Panther Strikes Again," "Oh Heavenly Dog!," "The Baltimore Bullet" and others he dismissed as "rubbish."
He suffered a public embarrassment in 2007 when he pleaded no contest to misdemeanor battery and was ordered to take an anger management course for punching a parking valet in Beverly Hills. He was also involved in a scuffle at a Paris casino in 2003.
Sharif recently spent six months in the Red Sea resort city of Hurghada with his son but was moved to the Behman Hospital, one of Egypt' best private psychiatry hospitals, after becoming very sick. HE was put on a drip after refusing to eat.
"He did not want to put anything in his mouth, even if they force him, he refused completely to eat. He was completely depressed from Alzheimer's. He became very bad from a year ago," Hawass said.
"He was a very healthy man, he was very thin, and walked every day. God loved him to take his life quickly. His son Tarik did his best for him and he loves him so much."
"I think Egypt lost a man who loved his country so much. I have never seen a man who loved Egypt as much as Omar did. Many people attacked him but he always said if I can do anything for Egypt I will do it for free if I can. "
"I am going to lose him as a friend all my life. In Egypt I never went out alone, he was always with me in every place that I go. He was like a brother. Tomorrow and today I lost my brother," said Hawass.
Matthew Grimson and Paul Ziad Nassar reported from London.

mercredi 8 juillet 2015

Thơ cũng được hát , hát trống quân và hát nói...

Trích Phố Xưa bài viết

Hát thơ - tưởng lạ nhưng cũ!



Hát thơ? Nghe có vẻ lạ tai nhưng việc lại là việc cũ. Từ thời nhà Đường, tại các nhà hát bên Trung Quốc, người ta đã đem thơ của Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh… ra mà ca hát. Đó là những bài Từ khúc, có những câu dài, ngắn không đều, âm vận du dương; người giỏi nhạc có thể cầm bài thơ, ngẫu hứng mà hát thành một ca khúc. Nghiêm túc hơn thì soạn thành bài bản, có đàn sáo tấu lên phụ họa cho giọng ca; sáng tác nên những điệu như Bồ tát man, Ức Tần nga, Ức Giang nam, Đảo luyện tử… Về sau, ai thích điệu gì thì cứ theo điệu ấy mà soạn lời ca mới, gọi là “điền từ”.

Xin đơn cử bài “Biệt tình” của Bạch Cư Dị đã được phổ thành điệu Trường tương tư:

“Biện thủy lưu, Tứ thủy lưu,
Lưu đáo Qua Châu cổ độ đầu,
Ngô sơn điểm điểm sầu,
Tứ du du, hận du du
Hận đáo qui thời phương thỉ hưu
Nguyệt minh nhơn ỹ lâu”.


Nghĩa:

“Hai sông Biện, Tứ chảy quanh
Qua Châu bến cũ hai ngành gặp nhau
Non Ngô lấm tấm điểm sầu
Tương tư dằng dặc hận sâu muôn đời
Khi về mối hận mới nguôi
Lầu tây nguyệt rạng có người tựa trông”

Và một bài thơ khác, bài “Biệt ý – Khuê tình” của Lý Bạch đã được hát lên theo điệu Bồ Tát man. ( Bồ Tát man có nghĩa là cô gái rừng. Niên hiệu Đại Trung đời Đường, nước Nủ man lai cống phẩm vật, con gái nước ấy bới tóc cao, đội mũ vàng, cổ đeo chuỗi hạt ngọc như vị Bồ Tát mà ca múa nên gọi là Bồ Tát man)

“Bình lâm mạc mạc yên như chức,
Hàn sơn nhất đới thương tâm bích
Minh sắc nhập cao lâu
Hữu nhơn lâu thượng sầu
Ngọc giai không trữ lập
Túc điểu quy phi cấp
Hà xứ thị quy trình?
Trường đình liên đoản đình.”


Nghĩa:

“Rừng bằng man mác khói lên như tơ dệt,
Rặng núi Hàn Sơn xanh biếc như tơ mối thương tâm
Lúc trời nhá nhem, bước lên lầu cao
Có người đang ở trên lầu buồn bã
Đứng trước thềm ngọc luống đợi chờ ai
Đàn chim nhớ tổ hấp tấp bay về
Mà về chốn nào đây?
Kìa trạm dài và trạm ngắn

(theo bản dịch trong Bạch hương từ phổ của một tác giả khuyết danh)

Hát trống quân

Ở nước ta cũng vậy, từ lâu lắm, tại các nhà hát ả đào, thơ đã được hát lên bằng nhiều điệu như: Gửi thư, Dựng Huỳnh, Nói sử, Tỳ Bà, Cung Bắc… thịnh hành nhất là điệu Hát nói. Hát nói là một bài thơ hợp thể gồm thơ 4 chữ, lục bát, song thất lục bát, thơ thất ngôn, thơ 8 chữ. Bài Hát nói mẫu mực gồm 11 câu, chia làm 6 khổ: khổ nhập đề, khổ xuyên tâm, khổ thơ, khổ xếp, khổ rải và khổ kết. Khổ thơ nằm giữa bài thường là hai câu thơ thất ngôn bằng chữ Hán hay chữ Nôm, khổ kết bao giờ cũng là một câu sáu chữ. Nếu thấy 11 câu chưa diễn hết ý tình, có thể làm thêm câu, vì đó mà có bài Hát nói dài đến 27 câu. Có điểm đặc biệt là các cụ xưa áp dụng thơ 8 chữ vào hát nói; sau này, trong phong trào thơ mới, nhiều nhà thơ tên tuổi đã rút từ “hát nói”ra lối thơ này để phát triển thành thể thơ tám chữ, người dùng nhiều nhất thể thơ này là Thế Lữ, sau đó là Huy Cận, Xuân Diệu, Huy Thông…

Nổi danh trong sáng tác hát nói phải kể đến tên tuổi của Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Cao Bá Quát, Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải… Còn rất đông văn nhân, tài tử khác mê ca trù, đã sáng tác “hát nói” rồi đến nhà hát nhờ đào nương ca lên để tác giả và bạn bè thưởng thức. Thú chơi phong lưu này khá tốn tiền hình như chỉ dành cho người giàu sang, trí thức; còn giới bình dân yêu thơ thì sao? Đã có những nghệ nhân hát rong mang thơ đi phổ biến khắp đầu thôn cuối xóm, ga xe lửa, bến xe đò, bến phà, góc chợ… nơi nào có thể quy tụ được vài chục người xúm lại để nghe họ hát thơ thì họ sẵn sàng khua trống, vặn đàn mời gọi. Đây là một hình thức diễn xướng mà sau này người ta gọi đùa là “xuất bản mồm” vì trước đây nghề xuất bản, in ấn cò nghèo nàn; các phương tiện truyền thông cũng chưa có mấy, đành phải áp dụng cách hát rong, truyền khẩu vậy. Cái hình ảnh một đám đông ngồi xổm trên một khu đất, vây quanh một nghệ nhân khiếm thị, đánh đàn bầu dưới ánh đèn vàng vọt tỏa ra từ chiếc đèn gương, im lặng lắng nghe tiếng hát thơ ê a kể lại những câu chuyện xa xưa.

Những chuyện đó họ đã nghe qua nhiều lần, thật là cảm động. Có người đã thuộc lòng nhưng vẫn còn muốn nghe mãi. Thỉnh thoảng lại có tiếng tiền đồng, tiền xu rơi vào chiếc thau bằng nhôm nghe rỏn rẻng, đó là tiền thưởng của người nghe thơ tặng cho người hát thơ. Ở miền Trung gọi đó là Nói vè; miền Bắc thì có hát xẫm và Nam bộ gọi là hát thơ.

Hát nói

Sở dĩ không gọi là hát vè mà là nói vè vì vè là một câu chuyện bằng thơ, đa phần là thơ lục bát, chủ yếu nói lên, kể lại một câu chuyện đặc biệt xảy ra tại địa phương hoặc những truyện nôm cổ do các tác giả vô danh sáng tác. Những vè Mã Long, Mã Phụng, vè Thất thủ kinh đô, vè Phạm Công – Cúc Hoa, vè Thầy Thông Tằm… từ lâu đã trở thành tài sản chung của dân gian, được đón nhận với thái độ thân ái xen lẫn sự kính trọng vì truyện thơ nào cũng đề cao đạo lý, nghĩa tình, dạy người ta làm lành, lánh dữ. Về mặt dựng truyện, truyện nào cũng có mở đầu, kết thúc lớp lang, có thắt có mở, có mâu thuẫn xung đột y như tiểu thuyết và kịch. Vì phải dùng vần điệu để diễn tả hành động nên lời thơ ít được trau chuốt, hoa mỹ. Nhằm phục vụ giới bình dân nên lời thơ vô cùng dung dị, rất gần gũi, dễ hiểu. Kể chuyện một viên chức nhà nước tên là Thông Tằm, làm chức Thông phán tại tỉnh Bình Định, có vợ bị tên phu xe cưỡng hiếp và giết chết, sau đó hiện hồn lên chỉ lối cho chồng đi tìm xác mình, bài vè mở đầu như thế này:

“Có người Bình Định tỉnh thành
Làm việc nhà nước mỹ danh Thông Tằm…”


Thật không gì dễ hiểu, rõ ràng hơn. Tả cảnh quân ta đánh nhau với giặc Pháp thời chúng tiến chiếm kinh đô Huế, bài vè “Thất thủ kinh đô” có những câu:

“Súng Tây bắn chết thiệt nhiều
Súng mình cứ bắn phiêu phiêu lên trời…”


Chỉ hai câu mà gợi lên được hình ảnh cuộc chiến tranh không cân sức giữa bọn thực dân có xe tăng, đại bác, súng ống tối tân với một bên tuy lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu có thừa nhưng vũ khí quá thô sơ, thiếu thốn. bắn “phiêu phiêu” là bắn không trúng đích, “thiệt nhiều” là thật nhiều… những tiếng phương ngữ miền Trung tạo cho câu vè thêm nét đặc biệt.

Ở Nam bộ người ta gọi loại hình nghệ thuật này là Nói thơ. Thơ không chỉ được hiểu là những bài thơ ngắn, riêng lẻ mà còn dùng để gọi “một truyện thơ” dài như truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu hay truyện “Thơ Sáu Trọng”… Người ta gọi đó là một “bổn thơ” và hình thức diễn xướng được gọi một cách đơn giản là “Nói thơ Lục Vân Tiên” hay “Nói thơ Sáu Trọng”.

Giai điệu “nói thơ” không có gì cầu kỳ, chỉ tới lui một điệu, chủ yếu là nói, là kể chuyện còn lên bổng, xuống trầm, ê a nhịp với tiếng đàn, tiếng trống để cho dễ nghe thôi vì thế mà gọi là “nói” chứ không dùng tiếng “hát”.

Nói rộng ra, từ xưa đến nay, khắp cả nước ta, đâu đâu người ta cũng “hát thơ” và không ngừng phổ biến những điệu dân ca, những điệu hát cổ truyền của dân tộc. Hát dân ca tức là hát thơ vì hầu hết các điệu lý, điệu hò, hát ru, hát ví, hát dặm, hò kéo gỗ, hò chèo thuyền… đều xây dựng trên thơ lục bát. Ông cha ta xưa đã đem thơ lục bát cắt ra từng đoạn, đảo trước ra sau, sau ra trước, lặp lại nhiều chỗ, thêm các tiếng đệm, những trợ từ mà biến hóa câu thơ thành một ca khúc lạ tai; hấp dẫn, tình tứ, thiết tha. Những tiếng đệm như: ối a, tình bằng, tình như, hò ơ, khoan hỡi hò khoan, hò dô ta, ô tang tình tang, qua lối, ầu ơ… thêm vào câu hát đã phong phú hóa giai điệu.. Chỉ hai câu :

“Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa”


Mà có thể chuyển thành rất nhiều bài Lý con sáo như Lý con sáo Bắc, Lý con sáo Huế, Lý con sáo Quảng, Lý con sáo Gò Công, Lý con sáo Cải lương… Cũng chỉ do hai câu lục bát:

“Ngưạ ô anh khớp kiệu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh”


Mà không những ta có Ngựa ô Nam:

“Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng
Ứ ư ừ ứ ư
Anh tra khớp bạc…”


Mà lại có thêm ngựa ô Huế:

“Ngựa ô…à ô, ý a ơ ngựa ô à ô
Ngựa ô anh khớp”


LIỆU ĐỊNH NGHĨA “HÁT THƠ” NHƯ THẾ NÀY CÓ CHÍNH XÁC CHĂNG?

Hát thơ là dùng những điệu hát dân ca của cả 3 miền đất nước để hát với những câu thơ, khổ thơ, bài thơ. Tùy tính chất, nội dung thơ mà người trình diễn chọn cho mình một điệu hát dân ca cho phù hợp, có thể là hò, vè, lý, chầu văn, ca trù, tài tử... Hát thơ cũng là công trình khoa học do tiến sĩ Nguyễn Nhã chủ trì nghiên cứu để dùng như một phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy môn Tiếng Việt và môn Văn cho học sinh cấp 1, 2, 3. (Trích báo)
Ta thấy các tác giả đã cắt thơ ra, đảo lên, đảo xuống, lặp lại nhiều chỗ và sử dụng tiếng đệm mà tạo nên những giai điệu vui tươi, duyên dáng. Nước ta có 3 miền, mỗi miền một giọng. Các câu dân ca đi qua các địa phương được người bản địa chỉnh sửa, thêm thắt, càng ngày càng trở nên phong phú về lời ca cũng như giai điệu. Tập thể đã góp phần sáng tác, thời gian đãi lọc, cái dở mất đi, cái hay còn lại và đặc biệt là không ai đòi bản quyền, không ai ký tên, cái kho tàng hằng chục ngàn bài dân ca trở thành của chung của dân tộc. Có một điều rất thú vị là chỉ với hai câu lục bát, bạn có thể hát lên một lúc thành hai ba chục điệu ca khác nhau. Ví dụ bài Qua cầu gió bay, dân ca Quan họ Bắc Ninh:

“Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay”

Bạn có thể hát thành: Trống Quân, hát ru miền Bắc, Sa mạc, Bồng mạc, hò Huế, Lý tình tang, hò Đồng Tháp, Ngâm Kiều, Nói thơ Lục Vân Tiên, Hò mái nhì, mái đẩy, Chầu văn… Đó là một lối hát thơ hình như ở ta mới có cũng như thơ lục bát vốn là “đặc sản” của riêng Việt Nam ta.

Vui cũng hát, buồn cũng hát, làm việc cũng hát, nghỉ ngơi lại càng hát, đánh giặc cũng hát; hát trên công trường, trên đồng lúa, trên sông dài, biển lớn, trên thao trường, trong rừng, trên đồi… đâu đâu cũng nghe tiếng hát, tiếng hát bay lượn giữa đời, mà lại toàn hát… thơ; thật không còn gì đẹp hơn, lãng mạn hơn và dễ thương hơn.

TIÊU LANG
www.vietnamville