mercredi 23 septembre 2015

Hình ảnh Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn-Văn-Thiệu .

Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn-Văn-Thiệu
                                              lần Thứ 14 vào lúc 5:00 PM ngày 19/9/2015.

Đoc̣ thêm hoặc nghe thêm bài viết về Nguyễn Văn Thiệu
 

Tìm hiểu Lịch sử với bài Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : Công và Tội.


      Kính thưa Quý Niên Trưởng & Quý Chiến Hữu.








     Lể tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn-Văn-Thiệu lần thứ 14 đã được long trọng tổ chức
tại Tượng đài Việt Mỹ TP Westminster Nam California vào lúc 5:00 PM ngày 19/9/2015, có sự
tham dự của Phu Nhân Cố Tổng Thống, cùng với cả ngàn đồng hương tỵ nạn Cộng Sản.
     Đúng 5:00 PM, BTC đón tiếp Phu Nhân Cố Tổng Thống đến tham dự lể.
     Thay mặt BTC, Ông Phan Tấn Ngưu đọc lời chào mừng Phu Nhân Cố Tổng Thống, Quan
Khách, cac cơ quan truyền thông báo chí và đồng hương Tỵ Nạn Cộng Sản đến tham dự lể
tưởng niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lần thứ 14 đã long trọng tổ chức tại đây ngày
hôm nay.
     Hai MC Cô  Minh Phượng và Thu Hà lần lược giới thiệu quan khách, đại diện các cơ quan
truyền thông báo chí và đồng hương tỵ nạn Cộng Sản đến tham dự.
     Tiếp theo là nghi lể khai mạc gồm lể rước Quốc Quân Kỳ - Rước di ảnh Cố Tổng Thống và
đặt trên bàn thờ Tổ Quốc, Quốc Ca VNCH, Hoa Kỳ và lể mặt Niệm
     Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng Ban Tổ Chức ngỏ lời chào mừng Quan Khách gồm
dân biểu, thân hào nhân sỉ đại diện các cơ quan đoàn thể đảng phái Quốc Gia và toàn thể
đồng hương có mặt tại tượng đài ngày hôm nay để tưởng nhớ một vị Tổng Thống tài đức đã
lảnh đạo đất nước Việt Nam trong nhiều năm tháng khó khăn. Ông đã từng phục vụ quốc gia
trong nội các chính phủ do Tổng Thống lảnh đạo. Vì vận nước nổi trôi, nên Tổng Thống đã ra
đi và Miền Nam đã bị Cộng Sản chiếm vằo ngày 30/4/1975.
     NT Trần Thanh Điền, đại diện BTC tuyen đọc tiểu sử của Cố Tổng Thống từ ngày gia nhập
quân đội Quốc Gia, đến ngày được toàn dân Miền Nam tín nhiệm bầu vào chức vụ Tổng Thống
chức vụ tối cao, lảnh đạo đất nước VNCH, trong hai nhiệm kỳ từ năm 1967 đến 1975. Ông đã
đóng góp nhiều công sức trong việc tạo dựng nền Đệ Nhị Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam.
     Lể đạt vòng hoa, để tưởng nhớ công đức của Cố Tổng Thống NV Thiệu,nhiều cơ quan đoàn
thể đã đặt vòng hoa, kính dâng Ngài .
     Lể Tế Lể Cổ Truyền do Ông Phan Như Hữu và Ban Tế lể phụ trách.
     Hội Đồng Liên Tôn tổ chức lể niệm hương trước di ảnh của Tổng Thồng đặt trên bàn thờ
Tổ Quốc với lời cầu nguyện Quốc Thái Dân An.
     Phát biểu của các đại diện dân cử TP Westminster, Chủ Tịch hai Cộng Đồng Nam California.
Là giới trẻ quyết noi gương cha Ông, chống Cộng để bảo toàn lảnh thổ Việt Nam.
     CH Nguyễn Phục Hưng, đại diện Hội Cựu Chiến Sỉ Nam CA, chào mùng quan khách, tri an
những đóng góp của Cố Tổng Thống NV Thiệu cho việc bảo vệ Miền Nam Việt-Nam chống
lại sự xâm lăng của Cộng Sản Hà Nội.
     Ông Hoàng Đức Nhã, có bài nói chuyện với đề tài "Tinh Thần Quốc Gia và Quyên Tự Quyết
Dân Tộc của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu". Quốc Sách Người Cày Có Ruộng là nền tản
vững chắc làm cho dân giàu nước mạnh.
     Lời cảm tạ của Phu Nhân Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
     Ông Bùi Đẹp, đại diện BTC cảm ơn Quan khách, báo chí và đồng hương đến dự lể tưởng
niệm ngày hôm nay, đặc biệt là Phu Nhân Cố Tổng Thống. BTC hướng dẩn và tiển Phu Nhân
Cố Tổng Thống lên xe đi về.
     Buổi lể kết thúc lúc 7:10 PM cùng ngày.
    
Mời quý vị mở Link dưới để xem những hình ảnh ghi lại được trong Lể Tưởng Niệm.
     Trân trọng kính chào.
      

Bức ảnh Nhiệm Mầu trong chiến tranh Việt Nam được trưng bày tại San Jose, USA.

Có những lúc con người cần có lòng tin khi họ thấy cái chết đến tìm mình và tự hỏi còn thế giới nào bên kia không nhỉ?

Cũng có những phép nhiệm mầu như ngài Tử Thần đã bỏ quên tên ta trong xó xỉnh nào đó.

Thật thế chăng, cuộc sống nó quá bé nhỏ không trong tâm tay ta khi ta đột nhiên ngưng thở.

Ta không được chọn lựa khi nào ta cần sống thêm hay khi naò ta có quyền rủ áo ra đi.

Ta không thể programme mình sống hay chết, vì đó là chuyện của thánh thần.

Ta đâu có lựa đế làm người trên trái đất này vì ta có nhiều gánh nặng từ khi chào đời đến ngày ta thôi còn thấy ánh sáng mặt trời

Nơi nào đó, chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi , người ta đã ghi lại nó và câu chuyện ngày xưa ấy.

Có gì đặt biệt ?

Cứ vào xem để thấy sự huyền bí của thế gian này.

Caroline Thanh Hương

 "Tấm hình này hiện được trưng bày ở bảo tàng San Jose California USA"                                                      

                                         
  




Sự Diệu Kỳ.


Một đêm khuya, lâu lắm rồi, tôi lang thang trên mạng và bất ngờ "tầm" được tấm ảnh anh chiến sỹ VNCH quỳ cầu nguyện giữa ngôi thánh đường đổ nát, hoang tàn, và tôi đã chia sẻ trên FaceBook.
Bất chợt cách đây vài ngày, tôi nhận được một lời mời của một người hẹn gặp tại Bmt, và tôi đã đến.
Trong buổi gặp gỡ, tôi thật ngỡ ngàng đến sững sờ: người hẹn gặp tôi chính là anh chiến si trong ảnh, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, lúc đó anh mới ra trường, mang quân hàm Thiếu úy thuộc đội đặc nhiệm của Lữ đoàn Dù. Theo lời anh kể: Năm ấy, ngôi thánh đường La Vang, Quảng Trị sau một trận cuồng pháo của phía Bắc Việt nhưng cây thánh giá và tượng Đức Mẹ không hề bị một mảnh đạn pháo nào và một niềm tin vào Chúa, anh đã quỳ xuống... Tấm hình này hiện được trưng bày ở bảo tàng San Jose California USA
Lời cuối cùng khi chia tay, anh nói: "Anh đạo Phật nhưng anh tinChúa" 
       
                      

mardi 22 septembre 2015

Tâm Sự Loài Cầm Thú Qua Những Ảnh Hương Kiều Loan, tuỳ bút Caroline Thanh Hương.



Tâm Sự Loài Cầm Thú Qua Những Ảnh Hương Kiều Loan.

                                        Tuỳ Bút Caroline Thanh Hương.


Khi hoa, cảnh hay loài thú vào trong chiếc hộp của Hoàng Dung thì chúng nó đều có ít nhiều tâm sự. Hương Kiều Loan đã ghi lại nó, có khi với tiêu đề, có khi không cần một lời chi thay thế cái nhìn ngắm của chị.

Tôi viết bài này theo cảm hứng  khi ngắm những tấm hình post lại cho Hương Kiều Loan trong Blog của Hoàng Dung Hương Kiều Loan.

Tôi gom chúng lại trong Youtube để dễ đưa đến các diển đàn và để lưu lại.




Chúng nó là loài dã thú trong rừng xanh, nhưng chúng có lẽ cũng đã tạm dừng chân, nơi mà Hương Kiều Loan ghé đến và ...




Chúng, loài bốn chân, với răng nanh ư? Thời xa xưa nào đó, khi còn ở chốn giang hồ, chúng có thể tự do tung hoành khi con người chưa bao giờ là bạn của chúng.

Nay, khí phách đó đã theo thời gian ra đi. Chúng đành lãng phí làm thú tiêu khiển cho những ai muốn bỏ chúng vào chiếc hộp của họ và thâm sơn bí hiểm ngày nào đó chỉ còn trong giấc mơ.




Còn đâu mộng giang hồ, săn thú hay bị săn bắn. Luật rừng là thế, ta săn những con thú để nuôi thân thì cũng như ta, họ cũng muốn săn lại mình vì tâm da trời ban cho mình.

Bảo vật hay tai họa khi đó là gia tài duy nhất mà cha mẹ chúng đã ban cho chúng khi chúng mở mắt chào đời. Muốn tồn tại, chúng đã giết bao nhiêu con thú nhỏ hơn mình và giờ đây, thời gian không cho chúng được quyền than phiền khi ở trong củi sắt ngày ngày được nuôi nấng kỷ lưởng chẳng còn thiếu ăn, chẳng cần giết hại bất cứ con thú naò mà toàn làm trò giải trí như trong những gánh cirque cho người mua vui.



Chợt nhớ đến bài thơ của Thế Lữ thay cho lời kết, chép lại đây cho quý anh chị thưởng thức cùng tôi.

Caroline Thanh Hương

22 tháng 9 năm 2015


Nhớ Rừng

(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)
Tặng Nguyễn-Tường-Tam


Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang-san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ sén, lối phẳng cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông giòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
-- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
[1936]


Xem trọn bộ ảnh nơi trang Blog Hoàng Dung Hương Kiều Loan.

Hương Kiều Loan giới thiệu bộ ảnh đen trắng với chủ đề Loài Hai Cánh và Thú Rừng. 

 Trường Hợp những ảnh post tại đây và bài viết bị mất sau này, quý anh chị có thể vào đây đọc lại.

dimanche 20 septembre 2015

Đất Nước Miền Xa, thơ Thanh Hương, Biển Nhớ Mênh Mông, thơ Huy Văn và bộ ảnh Biển Hồ của sông Cửu Long Việt Nam.

Kính gửi đến quý anh chị bộ ảnh về mảnh đất nước vùng Cà Mau cho những ai chưa từng đặt chân đến.


Đất Nước Miền Xa.

 

Đất trời mênh mong

Nước cửa biển Đông

Ngày nào binh lửa

Chửa ghé về thăm.

 

Nước mặn phù sa

Biển Hồ Đầm ta.

Nước nuôi thuỷ sản

Người bỏ đi xa.

 

Có nhớ quê nhà

Còn ca vọng cổ

Nếu lỡ mất "Nhà"*

Em có hát ca?

 

Chim trời mỏi mắt 

Xem ảnh xót xa.

Nhớ xưa vượt biển

Nước mắt chan hòa.

 

Thanh Hương

 

"Nhà"* có nghĩa là nhà Việt Nam.


 Đọc bài thơ buồn u uẩn của anh Huy Văn, tôi chợt nhớ đến bài cũng cùng chủ đề quê hương, nên tôi lưu lại bài của anh nơi đây để mời quý anh chị cùng đọc thơ và ngắm cảnh, nghe nhạc.

Cám ơn anh Huy Văn đã chia sẻ một bài thơ cảm động.
Caroline Thanh Hương
 

Đầm Thị Tường là một danh thắng của mảnh đất mũi Cà Mau, được được mệnh danh là "biển Hồ giữa đồng bằng" của Nam Bộ.


Nằm giữa hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, thuộc tỉnh Cà Mau,Đầm Thị Tường là một trong những đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
 

Đầm được hình thành bởi 3 đầm chính là đầm Trên, đầm Giữa và đầm Dưới, trong đó đầm Giữa là đầm lớn nhất.
 

 Trải rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, diện tích mặt nước khoảng 700ha, đầm Thị Tường được mệnh danh là "biển Hồ giữa đồng bằng" của mảnh đất Nam Bộ.
 

 Theo truyền thuyết dân gian, cái tên Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau.
 

Chuyện kể rằng, vào thời xa xưa, Chúa Hổ do hận vua Thuỷ tề không gả con gái cho mình nên đã sai đàn chim trời quắp đá đến lấp đầm.
 

Tuy là phận nữ nhi nhưng Bà Tường rất dũng cảm, đã xua đuổi đàn chim trời, giúp đầm nước thoát khỏi nguy cơ bị hủy hoại.
 

Kể từ đó, đầm ngày một đông đúc các loài thủy sản, là nguồn lợi khai thác vô biên của những người dân nghèo địa phương. Vì công đức ấy của bà, người dân nơi đây lấy tên bà Tường đặt cho cái đầm này.
 

Trong nhiều thế kỷ, đầm Thị Tường đã là nguồn sống của hàng nghìn cư dân trong vùng.
 



Ngày nay, đầm là một trung tâm nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, cua. Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này.
 

Đầm Thị Tường cũng là một danh thắng của mảnh đất cực Nam, được mô tả như một bức tranh thuỷ mặc thơ mông và hữu tình, nhất là vào mỗi buổi sáng và chiều tà.
 

 Đây cũng là địa điểm để khám phá những nét văn hóa - đời sống đặc trưng của đời sống miền sông nước Nam Bộ.
 

 Được thiên nhiên ưu đãi, đầm Thị Tường có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch – dịch vụ trong tương lai.
 

Trong những năm gần đây, đầm đã trở thành một điểm nến thu hút nhiều du khách của tỉnh Cà Mau.
 
Theo KIẾN THỨC 
 
đọc thêm tài liệu Wikipedia

Đầm Thị Tường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đầm Thị Tường (hay đầm Bà Tường) là một trong những đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, được mệnh danh là "biển Hồ giữa đồng bằng", đầm Thị Tường tạo nên từ phù sa bồi lắng của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch của ba huyện Phú Tân, Trần Văn ThờiCái Nước. Đầm toạ lạc ngay giữa hai huyện Phú TânTrần Văn Thời, thuộc tỉnh Cà Mau. Đầm được hình thành bởi 3 đầm chính là Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới, trong đó Đầm Giữa là Đầm lớn nhất. Nó như một quả bóng phình to. Đầm trải rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, diện tích mặt nước khoảng 700ha. Đầm Thị Tường cách TP Cà Mau khoảng 40 km, cách QL 1A 7 km.
Đầm này thông ra biển tây ở khu vực vịnh Thái Lan thông qua sông Mỹ Bình. iĐầm Bà Tường có hình dáng giống như một cây đàn guitar với kích chiều dài hơn 7 km, nơi rộng đoạn hẹp nhất là 3 km. Độ sâu của đầm, trừ một lòng lạch nhỏ chảy ven bờ đầm phía đông, không quá đầu người lớn kể cả thời điểm thủy triều lên.
Đầm Bà Tường là nơi sinh sống của các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, cua. Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này.
Đầm Thị Tường được mô tả giống như một bức tranh thuỷ mạt thơ mông và hữu tình, nhất là vào mỗi buổi sáng và chiều tà. Mặt nước đầm được dùng để nuôi thuỷ sản. phía Nam của đầm, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân là căn cứ Xẻo Đước, là một di tích lịch sử thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2, là một căn cứ quan trọng của Việt cộng.

Mục lục

Nguồn gốc tên gọi

Theo truyền thuyết dân gian, cái tên Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau. Theo người xưa kể, tuy là phận nữ nhi nhưng Bà Tường rất dũng cảm, bà đã xua đuổi bày chim trời do chúa Hổ phái đến để lấy đá lấp biển. Chúa Hổ làm như vậy là do ngài hận vua Thuỷ tề, không gả con gái cho mình. Dấu tích nơi bà Tường xua đuổi đàn chim đến nay vẫn còn. Nhờ vậy mà đầm ngày một đông đúc các loài thủy sản, là nguồn lợi khai thác vô biên của những người dân nghèo địa phương. Cảm vì công đức ấy của bà, người dân nơi đây lấy tên bà đặt cho cái đầm này.
Trong số ba đầm thì đầm Giữa có chỗ sâu đến 10 thước, còn đầm Trong và đầm Ngoài cạn. Cho nên có câu chuyện "khôi hài" như sau: Hồi xưa, có một người xứ khác tới đây làm ăn, chẳng may xuồng bị lật, anh ta té xuống đầm, hoảng hồn la chói lói: "Bớ làng nước ơi…". La làng tới đây thì chân đụng đất, anh chàng bỡ ngỡ nói: "Ý mà cạn"!

Quy hoạch phát triển

Được biết ở đầm Thị Tường có hệ sinh thái đa dạng, phong phú mang đặc thù riêng của vùng đất ngập nước ở tỉnh Cà Mau. Đầm Thị Tường được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch – dịch vụ, đây cũng là nơi cư trú, sinh sản và phát triển của nhiều giống loài thuỷ sản nước lợ có giá trị kinh tế cao. Từ những lợi thế trên ngành thủy sản Cà Mau và các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc xây dựng các dự án, mô hình… bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như Dự án xây dựng Khu bảo tồn thuỷ sản đầm Thị Tường thuộc Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020; Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản đầm Thị Tường – do Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản Cà Mau (FSPS-II) thực hiện với sự hỗ trợ vốn của Hợp phần SCAFI.