vendredi 30 décembre 2016

les 5 téléphones qui émettent le plus de radiations.

Những điện thoại di động có ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của chúng ta.
Có vài hiệu mà chúng ta nên nghiên cứu khi xử dụng.
Mời quý anh chị theo dỏi bài phóng sự.
Caroline Thanh Hương

Voici les 5 téléphones qui émettent le plus de radiations. Est-ce que le vôtre fait partie de la liste ?

 photo Voici-les-5-tlphones-qui-mettent-le-plus-de-radiations-725x375.png

Le téléphone portable est devenu indispensable dans notre vie au quotidien. Cet outil, qui vous guide quand vous vous perdez (GPS), vous permet de garder contact avec vos proches (appel) et renferme tous vos secrets et informations les plus intimes, est pour certains l’invention la plus ingénieuse du siècle. Et on ne peut qu’approuver. Or, comme toute chose dans ce monde, le téléphone portable possède des avantages mais aussi des inconvénients. Selon plusieurs chercheurs scientifiques, les radiations émises par les mobiles sont dangereuses pour la santé. Découvrez le top 5 des marques de téléphones qui en émettent le plus ! 

L’utilisation du téléphone portable s’est généralisée ces dernières années. Devenus beaucoup plus accessibles et nettement plus abordables, aujourd’hui tout le monde possède et utilise un cellulaire. Mais bien que ses nombreuses fonctionnalités rendent la vie beaucoup plus facile, ce gadget reste très polémiqué et les préoccupations par rapport à  la sûreté de son utilisation ne cessent de se multiplier.
Le téléphone portable a été principalement pointé du doigt pour sa capacité à augmenter les risques de tumeurs cérébrales. Cette préoccupation est née du fait que l’antenne de cet outil de communication émet des ondes de radiofréquences, lesquelles sont une forme de radiation non-ionisante, susceptibles d’être absorbées par notre corps. Toutefois, les résultats des différents experts ne convergent pas tous dans le même sens. En effet, alors que certains scientifiques affirment que les ondes de radiofréquences émises sont inoffensives, d’autres clament haut et fort qu’elles représentent un véritable danger pour la santé et peuvent effectivement augmenter les risques de cancer. Ainsi, l’utilisation des téléphones portables reste très controversée, et jusqu’à aujourd’hui, les recherches scientifiques continuent à tirer vers les deux côtés, laissant le consommateur dans la confusion.
Mais pour mettre fin à cette polémique qui ne met certainement pas les usagers au clair, la Federal Communication Commission (FCC), a essayé de contrôler les niveaux de radiations émises par les téléphones portables, pour pouvoir déterminer les taux permis. D’après cette agence du gouvernement des États-Unis, tous les téléphones portables doivent être testés pour mesurer leur débit d’absorption spécifique  (DAS). Il s’agit d’un indice qui renseigne sur la quantité d’énergie émise par les ondes de radiofréquences et absorbées par l’utilisateur du portable quand celui-ci est proche de l’oreille.Cet indice est exprimé en Watt/ Kg, et ne doit pas dépasser 1.6 W/Kg selon la FCC.
Les experts du site web CNET, spécialisé dans les nouvelles technologies, ont  fait l’analyse de tous les téléphones portables qu’ils ont déjà évalués sur leur plateforme et ont pu constituer un top 5 des mobiles aux niveaux de radiations les plus élevés et qui se rapprochent du seuil toléré par la FCC.

Leur classement est le suivant :

  1. Motorola Droid Maxx (DAS : 1.54 w/kg)
  2. Motorola Droid Ultra (DAS : 1.54 W/kg)
  3.  Motorola Moto E (DAS : 1.5 W/kg)
  4. Alcatel One Touch Evolve (DAS : 1.49 W/kg)
  5. Huawei Vitria (DAS : 1.49 W/kg)
Motorola Droid Maxx, est le téléphone qui se place en tête de liste. C’est l’un des Smartphones les mieux notés, plus chers mais peut aussi être l’un des plus dangereux, tout comme le Motorola Droid Ultra. Ces deux téléphones sont donc les plus performants et le plus onéreux de cette liste, tandis que les trois autres restent assez abordables.
Compte tenu de ces informations, il s’avère nécessaire de prendre ses précautions ! La prochaine fois que vous vous apprêtez à acheter un téléphone, veillez à vérifier son DAS.
L’Agence de sécurité sanitaire de l’alimentation, de l’environnement et du travail (Anses) recommande également d’utiliser le téléphone portable de façon modérée, et d’opter pour le kit mains-libres, pour minimiser les risques. Les spécialistes de l’Anses, rappellent que le téléphone portable demeure la source la plus importante d’exposition aux ondes de radiofréquences et que l’utilisation excessive de téléphone portable peut ainsi impacter notre bien être et entraîner, des troubles du sommeil, le stress, la fatigue, etc

vendredi 16 décembre 2016

Làm sao biết được? Giá thịt heo còn rẻ hơn giá khoai sắn?


Những chú heo con hiền từ dễ thương, ăn gì cũng mau lớn đã không còn thì giờ để lớn mà chúng chỉ sinh để cắn giết nhau.

Như vậy tác dụng của những thứ thịt bệnh hoạn này đế người tiêu thụ sẽ ra sao?

Đây chỉ là trường hợp ở Việt Nam, còn ở những nước khác thì có khác chi không?

Ăn để mà sống khoẻ, có lẽ ngày càng khó hơn khi môi trường sống liên tục bị phá huỷ.

Không khí, nước, thức ăn, những điều kiện nuôi sống con người bây giờ ở nơi anh chị cư ngụ ra sao rồi, có ai biết gì không?

Nếu chưa biết thì anh chị cứ thử tìm hiểu xem, việc gì mình làm được thì đừng chờ ai khác làm dùm cho mình nhé.

Caroline Thanh Hương


 photo minipig507.gif

Có thể hậu quả của giá heo được bày bán mà không ai mua.
Và cũng là nguyên nhân tại sao người ta mua thịt heo ngọai quốc mà ăn, mặc dù phải trả giá đắt hơn.
Cuối cùng là việc làm của một số người vô trách nhiệm đã ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nông nghiệp của người dân lương thiện.




Giá rớt còn 20.000 đồng một kg, nông dân vừa bán heo vừa khóc


Đây được xem là cuộc khủng hoảng thịt heo lớn nhất tại nước ta trong hàng chục năm qua.
Hàng loạt trang trại chăn nuôi heo đang rao bán đất, treo chuồng và bị xiết nợ. Đặc biệt trang trại càng lớn lỗ càng nặng, trong đó không ít trang trại mỗi tháng lỗ 1,2-1,5 tỷ đồng do giá heo rớt thê thảm. Đây được xem là cuộc khủng hoảng thịt heo lớn nhất tại nước ta trong hàng chục năm qua.
Trước tình trạng cấp bách này, Bộ NN&PTNT và các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải cứu 30 triệu con heo nhưng chưa có kết quả.

Mở mắt là ôm thêm nợ

“Hết cách, lỗ quá nặng rồi em ơi. Mỗi ngày mở mắt ra là biết mình sẽ ôm thêm một đống nợ mà không biết phải làm sao”, anh Trần Đức Vinh Quang, chủ trại heo có quy mô lớn ở Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai than thở.
Gia rot con 20.000 dong mot kg, nong dan vua ban heo vua khoc hinh anh 1
Giá heo hơi bán tại trang trại rẻ bèo nhưng khi đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao. Ảnh: QH
Hiện mỗi ký heo hơi bán tại chuồng chỉ được khoảng 20.000 -25.000 đồng/kg, thậm chí giá heo đẻ chỉ 12.000 đồng/kg. Quả là con số buồn đến không thể tin được của người dân ở “thủ phủ” chăn nuôi heo lớn nhất cả nước.
“Giá heo rẻ như cho nhưng muốn bán cũng khó. Từ đầu năm đến nay, mỗi tháng trại heo của tôi lỗ khoảng 150 triệu đồng”, anh Quang nói vẻ buông xuôi.
Giá heo giảm sâu xuống mức kỷ lục khiến hầu hết hộ chăn nuôi khốn đốn. Nhiều hộ không còn khả năng trả nợ ngân hàng và các đại lý thức ăn chăn nuôi nên đã bị xiết đất, xiết heo để trừ nợ.
Đáng lo hơn là khi ngành chăn nuôi heo trong nước phá sản thì thị phần thịt thuộc về tay các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài và khi đó họ tha hồ thao túng giá.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết thêm gần đây Trung Quốc chỉ mua nhỏ giọt, trong khi heo ngoại lại đổ vào dồn dập - từ đầu năm đến ngày 15-3 cả nước nhập khẩu gần 7.800 tấn thịt heo các loại - khiến người dân càng bế tắc. Với mức giá rẻ như cho, các trang trại lỗ 1,5- 2 triệu đồng/con heo.
“Có trang trại lâm vào tình trạng cùng cực, vừa bán vừa khóc! Họ khóc vì heo đẹp, chất lượng mà chỉ bán được trung bình 2,4 triệu đồng/con trong khi riêng tiền giống mỗi con đã hết 2,2 triệu đồng; chưa tính chi phí thức ăn, thuốc men, công sức nuôi...
Người nuôi trắng tay, hết đường xoay xở nên đành ngậm ngùi bán hết đàn, đóng cửa trại mà nợ vẫn chưa biết khi nào trả hết”, ông Đoán thở dài.
Trong khi đó anh Duy Đức, chủ một trại heo ở Đồng Nai, cho rằng bi kịch chung của người nuôi heo cả nước hiện nay là khó cắt lỗ, biết lỗ mà vẫn phải nuôi, không thể giảm đàn. Bởi muốn giảm đàn trước hết phải giảm con nái nhưng heo nái bán thịt giá quá bèo bọt.
Thế nên người chăn nuôi phần tiếc con heo nái, phần vì thua lỗ quá lớn khi bán giá rẻ mạt nên không đành “khai tử” heo nái.

Giải cứu không dễ

Để giải cứu hàng triệu hộ chăn nuôi heo trước nguy cơ phá sản, ông Nguyễn Văn Trọng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết Bộ NN&PTNTvừa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo ngân hàng và tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ cho người chăn nuôi, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
Gia rot con 20.000 dong mot kg, nong dan vua ban heo vua khoc hinh anh 2
Để giải cứu đàn heo, nhiều phương an được đưa ra, trong đó có cấp đông cho nhu cầu cuối năm. Ảnh: QH.
Đồng thời đề nghị các đơn vị có năng lực dự trữ, chế biến nhiều thịt như Vissan, Việt Đức, Hapro Hà Nội, Saigon Co.op, các đơn vị quân đội… tăng cường mua giết mổ cấp đông thịt heo, thịt gia cầm trữ cho các tháng hè sắp tới.
Đặc biệt, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ xem xét, dừng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản phẩm thịt, phủ tạng từ bên ngoài qua Việt Nam vào thị trường các nước trong khu vực. Qua đó nhằm bảo vệ thị phần cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước, hạn chế rủi ro lây lan dịch bệnh cho ngành chăn nuôi.
Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán cho rằng việc giải cứu heo đã rất cấp bách, nếu không triển khai ngay thì ngành này nguy cơ phá sản. Thế nhưng các phương án giải cứu heo như Bộ NN&PTNT đưa ra vẫn còn chung chung, chưa cụ thể.
 “Ví dụ việc khoanh nợ, giảm nợ cho người nuôi heo là rất cần thiết. Song cần phải chỉ rõ đối tượng nào được hưởng chính sách này, khi nào và ngân hàng nào triển khai… Nếu không triển khai ngay mà chần chừ, đến khi làm thì người nuôi đã sụp đổ rồi”, ông Đoán nhấn mạnh.
Về phương án thu mua heo để cấp đông, ông Văn Đức Mười với tư cách là chuyên gia ngành chăn nuôi, nguyên tổng giám đốc Vissan, cho rằng có thể giảm đàn bằng cách thu mua cấp đông với heo dưới 40 kg. Loại heo này có thể cấp đông để làm heo quay.
Còn heo trọng lượng lớn có thể thu mua cấp đông chuẩn bị cho nhu cầu cuối năm, với điều kiện Nhà nước hỗ trợ chi phí giết mổ cho doanh nghiệp.
“Một giải pháp quan trọng hơn là các bộ, ngành cần đàm phán với Trung Quốc để họ mở cửa, khơi thông thị trường xuất khẩu chính ngạch cho heo, giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi xuất bằng đường tiểu ngạch”, ông Mười góp ý.
Về lâu dài, nhiều chuyên gia cho rằng người chăn nuôi cần liên kết với doanh nghiệp để chăn nuôi theo chuỗi giống, thức ăn, chăn nuôi, chế biến, thị trường... nhằm giảm nguy cơ rủi ro. Đặc biệt tập trung nuôi heo an toàn, heo sạch để vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu.
Đừng chỉ đổ lỗi cho dân
Giá heo giảm chủ yếu do cung vượt cầu, nuôi tự phát và phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Ở đây có lỗi của người dân nhưng cũng có trách nhiệm lớn của các cơ quan quản lý về dự báo, quy hoạch.
Đáng lẽ cần có quy định hạn ngạch (quota) về quỹ đất dành cho chăn nuôi. Ví dụ như trên một diện tích nhất định chỉ được nuôi số lượng bao nhiêu con heo nái và tính toán được lượng chất thải, năng lực xử lý, tác động môi trường. Nếu trang trại, doanh nghiệp nào nuôi vượt số lượng sẽ đánh thuế môi trường rất cao.
Nhiều nước có ngành chăn nuôi phát triển trên thế giới đều đã có quy định này từ lâu. Bởi quy định như trên giúp họ quy hoạch được vùng nuôi, kiểm soát được vấn đề tăng trưởng nóng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai
Con heo vẫn phải cõng nhiều loại phí
Nhiều trang trại cho biết giá heo hơi bán tại chuồng có khi chỉ 20.000 đồng/kg khiến người nuôi lỗ nặng nhưng khi đến tay người tiêu dùng giá thịt vẫn ở mức cao từ 90.000-120.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do từ khi chăn nuôi, xuất chuồng đến lúc bán ra thị trường con heo phải qua nhiều khâu trung gian và gánh cả chục loại phí.
http://plo.vn/kinh-te/quan-ly-kinh-te/nong-dan-vua-ban-heo-vua-khoc-697257.html
Theo Quang Huy/Pháp luật TP.HCM



Hoang mang với thịt lợn nhập khẩu giá 27.000 đồng/kg

Thịt lợn ngoại nhập vào Việt Nam với giá rất rẻ, trung bình chỉ 27.000 đồng/kg đang khiến người chăn nuôi điêu đứng.
Trong khi đó, thịt lợn trong nước liên tục rớt giá từ cuối năm 2016 và rẻ nhất trong 10 năm qua.

Chuộng thịt nhập khẩu vì giá rẻ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, từ đầu năm đến nay, cả nước đã nhập khẩu gần 7.800 tấn thịt lợn các loại, trị giá hơn 9,4 triệu USD. Con số này tăng gần 16% về lượng và 21% về trị giá so với cùng kỳ.
Như vậy, tính bình quân mỗi kg thịt lợn khi nhập khẩu về Việt Nam có giá 1,2 USD, tức khoảng 27.000 đồng.
Còn năm 2016, lượng thịt lợn các loại được nhập khẩu về Việt Nam đạt 39.400 tấn, trị giá 44 triệu USD. Trong đó, chủ yếu là phụ phẩm sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh với giá bình quân 21.000 đồng/kg, thịt lợn tươi giá khoảng 35.900 đồng/kg.
Hoang mang voi thit lon nhap khau gia 27.000 dong/kg hinh anh 1
Người dân băn khoăn trước việc lựa chọn các loại thịt lợn. 
Con số thịt lợn nhập khẩu đó không có gì đáng nói nếu như thị trường thịt lợn trong nước khan hiếm.
Thực tế, theo khảo sát của chúng tôi, giá lợn thịt thành phẩm trong nước phổ biến 60.000 - 80.000 đồng/kg. Những số liệu đó cho thấy bất lợi về giá của thịt lợn trong nước so với lợn nhập khẩu.
Thịt lợn nhập khẩu giá rẻ được bán chủ yếu ở các cửa hàng đông lạnh, siêu thị và bán online trên các trang mạng xã hội với hình thức ship hàng đến tận tay người dùng.
Một chủ cửa hàng thực phẩm online ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết bán đủ các loại thịt lợn ngoại từ Ba Lan, Mỹ, Tây Ban Nha… với giá khá hấp dẫn.
Cụ thể, móng giò 37.000 đồng/kg, đuôi 40.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 59.000 đồng/kg, xương sườn 60.000 đồng/kg, thịt nạc vai cũng chỉ 69.000 đồng/kg.
Với các mệnh giá đó, thịt lợn trong nước thật khó để cạnh tranh.
Thịt lợn nhập với giá rẻ nên nhiều cửa hàng, quán ăn, nhà hàng ưa chuộng. Một số cửa hàng đông lạnh tại Khu Đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai) cho biết thịt lợn nhập khẩu bán khá chạy, đa phần được các quán ăn mua về chế biến bán cho khách.
Hiện các phụ phẩm của lợn như tim, gan, cật có giá đóng gói rất rẻ, chỉ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Lành, tiểu thương tại chợ Kim Giang (quận Hoàng Mai), cho biết chợ truyền thống cơ bản vẫn chuộng thịt lợn tươi (không đông lạnh). Nhưng xu thế mấy tháng nay chủ các quán ăn thích sử dụng các loại thịt đông lạnh ngoại nhập vì rẻ hơn.
“Giá mua thịt lợn đông lạnh rẻ hơn quá nửa so với thịt lợn tươi nên họ chọn dùng cũng không khó hiểu. Một số địa chỉ đã nhập thịt lợn đông lạnh về bán song song với thịt lợn tươi”, chị Lành nói.

Nhiều bất hợp lý từ thịt lợn nhập khẩu

Các cửa hàng online bán thịt lợn nhập đều cho biết tất cả thịt nhập khẩu về tính chất không có gì khác. Chỉ khác ở chỗ thịt giết mổ tại Việt Nam là thịt tươi còn hàng nhập khẩu là đông lạnh, tuy nhiên hàng nhập khẩu đảm bảo an toàn hơn.
Hoang mang voi thit lon nhap khau gia 27.000 dong/kg hinh anh 2
Người chăn nuôi gặp khó khi kể từ khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu lợn thịt.
Trong khi hiện nay những thông tin về thịt lợn trong nước sử dụng nhiều chất kích thích, bơm nước… khó kiểm soát được chất lượng, vẫn lan truyền gây bất lợi cho thịt tươi.
Ông Hồ Sỹ Hoàn, quản lý vùng miền Trung của công ty thức ăn chăn nuôi A.N.T Việt Nam băn khoăn: “Giá thịt lợn nhập về đến thị trường Việt Nam nằm ở mức 25.000 - 30.000 đồng/kg khiến chúng tôi rất khó hiểu. Tính chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí chăn nuôi… rất khó có được giá này.
Nhìn vào là thấy ngay sự cạnh tranh giữa thị trường trong nước với ngoài nước rất bất lợi. Khó khăn này lại thuộc về người chăn nuôi trong nước. Cơ quan chức năng nên có cơ chế để cứu người chăn nuôi thoát khỏi hoàn cảnh này”.
Trong khi các cửa hàng bán thịt nhập khẩu với giá rẻ thì trong nước mặc dù giá thịt lợn hơi đã xuống đáy trong vòng 10 năm nay, chỉ còn 25.000- 27.000 đồng/kg, nhưng tại các siêu thị, sạp thịt tại chợ, giá vẫn cao gấp đôi hàng nhập khẩu.
Về giá thịt lợn trong nước xuống đến đáy nhưng vẫn không cạnh tranh được giá lợn nhập khẩu, ông Nguyễn Xuân Toàn, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, lý giải: “Người chăn nuôi trong nước gặp khó khi từ cuối năm 2016, khi Trung Quốc ngừng nhập thịt lợn của người chăn nuôi Việt Nam, trong khi số đàn lợn đã tăng vọt, giá lợn xuống thấp.
Tuy nhiên, tính chi phí chăn nuôi thì thịt lợn trong nước không thể có giá cạnh tranh so với thịt lợn nhập. Thị trường chăn nuôi trong nước đang phải nhập khẩu đến 70% thức ăn chăn nuôi, một lọ vaccine nước ngoài bán 2USD, trong nước có giá 200.000 đồng nên giá thành phẩm không thể thấp hơn được nữa”.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cho rằng thịt lợn nhập khẩu đang tạo ra sự cạnh tranh không công bằng với hàng trong nước.
Lợn nhập nguyên con thì không thể cạnh tranh được với hàng trong nước vì ngoài chuyện chịu thuế cao hơn thì giá thành chăn nuôi tại các nước cũng không thấp hơn quá nhiều so với nước ta, trong khi chi phí vận chuyển, thuế, phí… lại nhiều, đây là điều bất hợp lý cần các cơ quan chức năng liên quan giải thích.
Hiệp hội cũng đang tìm hiểu xem tại sao nhiều bộ phận của lợn được xem như phụ phẩm bán tại nước bản địa cũng có giá ngang bằng, thậm chí cao gấp đôi tại Việt Nam, nhưng khi nhập về Việt Nam lại bán rẻ như vậy.
Ông Ngọc cho rằng, vấn đề giám sát hàng nhập khẩu tại nước ta chưa tốt, chưa có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.
Thịt lợn không phải là mặt hàng thực phẩm duy nhất của Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn với các quốc gia khác ở ngay thị trường trong nước. Thống kê của cơ quan Hải quan gần đây cũng cho thấy, giá mặt hàng thịt gà nhập khẩu chỉ vào khoảng 20.000 đồng/kg.

Thịt heo rẻ nhất 10 năm: 1 kg thịt không bằng 1 cân khoai

Những ngày cận Tết Đinh Dậu, người chăn nuôi cả nước đang khốn đốn khi giá heo giảm kỷ lục, xuống mức thấp nhất trong 10 năm. Thịt heo hơi hiện chỉ còn 24.000-27.000 đồng/kg.


Thịt lợn giá thấp khủng hoảng, người nuôi thả rông, dân đua nhau đánh đụng
Infonet 24/04/2017


Chưa bao giờ giá lợn hơi xuống thấp khủng hoảng 15.000 đồng/kg nhưng vẫn khó bán, người dân đua nhau đánh đụng. Có gia đình nuôi lợn mắc kẹt vì không bán được, phải thả rông lợn dọc bờ sông để chúng tự ăn bèo sống qua ngày.
Hiện giá thịt lợn hơi rơi vào mức thấp khủng hoảng, chỉ từ 15.000 – 16.000 đồng/kg, khiến nhiều người dân thi nhau “đụng thịt”.
Từ ngày giá lợn hơi xuống thấp thê thảm, khi vào các thôn, xóm không khó để bắt gặp cảnh hàng chục người dân đứng ngồi mổ thịt lợn như những ngày giáp Tết.
 Thit lon gia thap khung hoang, nguoi nuoi tha rong, dan dua nhau danh dung - Anh 1
Gia đình ông Khải cùng 3 hộ khác rủ nhau đụng lợn vì rẻ như rau.
Cùng mấy người hàng xóm thoăn thoắt vừa cạo lông, vừa làm lòng, ông Trần Văn Khải, thôn Cầu Nhân, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, Nam Định, cho biết, gia đình ông cùng 3 nhà nữa mới chung nhau “đánh đụng” một con lợn nặng hơn 70kg nhưng giá chỉ có 15.000 đồng/kg. Cách đó không xa, bà Trần Thị Đang cùng với 3 hộ khác cũng đang mổ một con lợn, nặng 92kg.
“Lợn trong thôn họ thịt hết rồi nên chúng tôi phải nhờ người bắt hộ ở nơi khác về đánh đụng, với giá 16.000 đồng/kg. Cả con lợn nặng gần 1 tạ, trả thêm công mổ 130.000 đồng nữa mới hết có 1,6 triệu đồng.
Trong khi, tôi đi chợ, mua 1kg cải thảo giá cũng 29.000 đồng/kg, 1 quả mướp bé bằng 2 đầu ngón tay, dài chừng hơn 1 gang cũng đã 5.000 đồng/ quả. Hay 1kg quả đỗ cũng có giá 25.000 đồng/kg. Mà lợn rẻ thế, tội gì không đụng về ăn cho đã”, bà Đang nói.
Riêng nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thấy giá lợn tụt dốc cũng không “đành lòng” bán cho thương lái mà rủ thêm 2 – 3 nhà hàng xóm “đụng” chung.
“Thấy người ngườ,i nhà nhà đụng lợn như ngày Tết. Có nhà nuôi lợn lỗ quá, tự thịt lấy gửi lên Hà Nội cho con cái đang trọ học trên đó ăn dần. Có nhà thấy rẻ hơn ở chợ gấp đôi, ba lần nên chung nhau làm thịt. Tôi cũng đã bàn với 4 nhà nữa sẽ đánh đụng một con khoảng 1 tạ vào dịp 30/4 tới đây”, bà Trần Thị Ngót, thôn Đại Thắng cho hay.
Trong khi đó, các chủ nuôi khóc ròng.
Trang trại của anh Trần Văn Linh, thôn Đại Thắng, hơn 1 tuần trở lại đây, có rất nhiều người dân đến hỏi mua lợn về đụng. “Chỉ riêng ngày hôm qua đã có 4 con lợn được hàng chục người trong thôn bắt về thịt. Bình quân mỗi con nặng khoảng 1,5 tạ nhưng tôi chỉ bán vo với giá 2 triệu đồng”, anh Linh cho hay.
 Thit lon gia thap khung hoang, nguoi nuoi tha rong, dan dua nhau danh dung - Anh 2

Trang trại hàng trăm con không bán được, người nuôi gạt nước mắt bán cho dân mua về tự đụng, giá chỉ 15.-16.000 đồng/kg, một cân lợn hơi có giá tương đương mớ rau muống trong siêu thị.
Theo anh Linh, giá lợn hạ quá thấp nên nhiều người rủ nhau đụng lợn. Bởi thông thường, chỉ vào dịp Tết Nguyên đán hoặc những dịp nghỉ lễ dài ngày, người dân mới có thói quen “đụng” lợn. Theo đó, một con lợn cỡ vài chục cân đến hàng tạ được 4 – 5 nhà chung nhau mổ. Lợn đánh đụng thường là những chú lợn còi từ đàn lợn, bị thương lái chê không mua hoặc trả giá rẻ, hay những con lợn nái khả năng sinh sản kém mới được người dân rủ nhau “đánh đụng”.
Hiện trang trại của anh Linh còn hơn 100 con, trong đó có 90 con đang đến lứa xuất chuồng. Bao nhiêu vốn liếng, anh Linh dồn cả vào đàn lợn với hy vọng bán vào dịp lễ, tết 30/4 sắp tới giá sẽ cao. Song, chẳng ngờ được khi giá càng ngày càng xuống dốc không phanh.
“Cách đây hơn tháng, thương lái vào trả với giá 30.000 đồng/kg lợn hơi xuất chuồng. Thấy xót nên tôi cố gắng giữ lại chờ giá cao hơn để gỡ gạc vốn liếng nhưng càng chờ thì giá càng lao dốc. Mà không bán giữ lợn lại thì càng lỗ nhiều hơn”, anh Linh ngán ngẩm nói.
Theo nhẩm tính của anh Linh, bán vo mỗi con bình quân 1 tạ rưỡi với giá 2 triệu đồng, anh lỗ hơn một nửa số vốn ban đầu.
Cũng chung thảm cảnh, anh Trần Xuân Quyền, chủ trang trại chăn nuôi cùng thôn giãi bày, chưa bao giờ giá lợn ở mức thảm hại như vậy. Nếu như bằng giờ này năm trước, giá bán hơi ít nhất cũng trên 30.000 đồng/kg, giá bán tại các chợ cũng ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg. Giá mỗi con lợn giống từ 8 – 10kg ở mức 1,5 triệu/con thì nay chỉ còn 150.000 đồng/con nhưng cũng không chủ trang trại nào dám đầu tư vào.
Chính vì vậy, dù lợn sắp đến ngày xuất nhưng nhiều người chăn nuôi vẫn không buồn vỗ béo cho đàn lợn của mình vì đã kiệt quệ.
Thậm chí, nhiều ngày nay đàn lợn của gia đình chị Hòa ở Lý Nhân – Hà Nam không được ăn cám mà phải thả rông dọc bờ sông để tự ăn bèo. Sáng sáng, chồng chị lùa đàn lợn của mình ra sông cho ăn bèo sống qua ngày. Bởi theo lời chị, các đại lý bán cám trên địa bàn hiện cũng lâm vào cảnh vỡ nợ nên cắt đứt nguồn cung cấp cám cho các hộ chăn nuôi.
Trước tình hình giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ nhóm giải pháp để “cứu” ngành chăn nuôi lợn.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh áp dụng các biện pháp công nghệ và quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và giá bán các sản phẩm đầu vào của ngành chăn nuôi, nhất là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y để đạt trong nhóm các nước có giá thấp nhất trong khu vực. Đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ở cả khu vực biên mậu và chính ngạch.
Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng, các tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ cho người chăn nuôi, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thú y.
Đồng thời, yêu cầu các đơn vị có năng lực dự trữ, chế biến thịt như Vissan, Việt Đức, Hapro Hà Nội, Saigon Co.op, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, các đơn vị quân đội… tăng cường mua, giết mổ cấp đông thịt lợn, thịt gia cầm trữ cho các tháng hè sắp tới.
Thúy Ngà


Văn Quang viết từ Sài Gòn - 01.5.2017
Sống chung với xác lợn thối

Trong bài trước tôi đã tường thuật cùng bạn đọc cảnh tiêu điều của tình trạng khai thác cát quá mức, gây ra nhiều nỗi khổ cho người dân. Biển đã bị đầu độc, rừng cũng bị tàn sát không thương tiếc. Từ tỉnh đến trung ương hứa “sẽ giải quyết nhanh chóng ở khắp mọi miền đất nước.” Nhưng đến nay đã làm được gì? Nỗi khổ của dân vẫn tiếp tục gia tăng.

Trong những ngày gần đây nhiều người dân ở các tỉnh như Hà Nam, Hải Dương, Đà Nẵng… người dân vẫn phải sống chung với đủ thứ chất độc hại từ môi trường thải ra từ xác lợn thối ngập đầy đồng đến tình trạng cá chết trên đồng ruộng Bắc Hưng Hải hàng nghìn hecta lúa có nguy cơ mất trắng. Ô nhiễm vẫn tràn ngập khắp nơi. Các nhà máy, các bệnh viện cũng thi nhau xả rác độc hại cho dân hưởng cái chết trắng, các quan chỉ ngồi họp, ngồi bàn rồi thảnh thơi ra về mặc kệ thằng dân. Một thí dụ điển hình như ở Hà Nam xác lợn ngập tràn ngõ xóm dân tha hồ sống chung với xác chết lợn thối.

Điêu đứng vì ô nhiễm môi trường

Người dân thôn Điền, xã An Nội (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) nhiều năm nay điêu đứng vì ô nhiễm môi trường khi sống chung với xác lợn chết ngập tràn mương nước.
Khoảng 2 năm nay, tại mương tiêu Điện Biên chảy qua thôn Điền, xã An Nội xuất hiện hàng loạt xác lợn chết trôi nổi đã mục rữa giữa dòng nước.

Ông Trịnh Văn Úy, người dân thôn Điền cho biết: Tình trạng trên xảy ra thường xuyên khoảng 2 năm nay, cứ mỗi lần nước từ xã An Ninh, huyện Bình Lục chảy về là khu vực thôn Điền lại ngập ngụa xác lợn. Số lợn chết dạt về có ngày lên đến 50 - 60 con.

Cụ thể ngày 13-4 vừa qua, cả nhánh kênh dài chảy qua địa phận thôn Điền nhuốm màu đen kịt, bốc mùi hôi nghẹt thở. Những xác lợn chết dạt vào hai bờ kênh, ruồi bọ bu kín.

Nhiều xác lợn được chặt thành từng khúc, nhét vào bao tải, buộc chặt trôi nổi giữa dòng nước.
Người dân sống cạnh bờ kênh chỉ biết chuẩn bị sẵn cây sào tre để mỗi lần có xác lợn dạt về là dùng sào đẩy đi chỗ khác. Cứ tuần tự, nhà này đẩy sang nhà khác, rồi đẩy ra sông.

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/29-Apr-2017/0429vanquang1.jpg Xác lợn chết đang phân hủy trên mương nước chảy qua thôn Điền

Các quan xã đá việc lên cấp trên

Trong khi Xác lợn trôi về như bão thì Ông Đinh Văn Toàn, Phó chủ tịch xã An Nội xác nhận tình trạng xác lợn trôi nổi gây ô nhiễm. Nếu ngày thường không bơm nước thì không sao, nhưng khi nước ào xuống, xác lợn tràn về "nhiều như bão.” Số lợn chết này hầu hết không phải của người dân xã An Nội vứt ra sông mà từ xã như An Ninh, Bồ Đề... trôi về.


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/29-Apr-2017/0429vanquang5.jpg Lò đốt rác của BVĐK Ninh Bình xả khói đen ngòm kèm bụi bẩn, mùi nồng nặc ra môi trường.

Ngoài ra, ông Toàn cho biết, trong các cuộc họp ở huyện, vấn đề này cũng được đưa ra để bàn bạc, phương án là tuyên truyền cho nhân dân các xã “tự xử lý,” vớt xác lợn đem đi chôn lấp. Tuy nhiên tình trạng xác lợn ngập tràn trên mương nước chảy qua thôn Điền vẫn không được cải thiện.


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/29-Apr-2017/0429vanquang6.jpg Nhà nhà bịt kín cửa để tránh mùi hôi thối

Thì ra các quan dạy thằng dân “tự xử lý” với nhau, quan không biết đâu.

Ông Phan Văn Hương, bí thư chi bộ thôn Điền: "Người dân sống cạnh mương rất bức xúc, trong các cuộc họp đều đưa vấn đề này ra bàn bạc và kiến nghị lên cơ quan cấp trên nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để.”

Các quan xã lại đổ cho các quan trên nên “vẫn chưa giải quyết triệt để,” thế là xong việc của ông. Lại theo ông, kế hoạch xây hố rác cho các thôn ở xã An Nội đã được một đơn vị môi trường ở Hà Nam đặt ra từ năm 2015. Thế nhưng đến nay, việc này vẫn còn nằm trên giấy.

“Công văn bỏ túi quần, chỉ thị bỏ túi áo, kế hoạch còn nằm trên giấy” là những thói quen của các quan ở VN.
Ngoài tỉnh Hà Nam còn tỉnh Hải Dương cũng có hàng nghìn hecta lúa nguy cơ mất trắng.
Các công ty tha hồ xả độc vào sông, dân không dám dùng để nấu cơm
Nhiều cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp Tân Hồng (tỉnh Hải Dương) ồ ạt xả thải khiến sông Bắc Hưng Hải có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối và cá chết hàng loạt.

Sông Bắc Hưng Hải là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hàng ngày cho nhiều xã của huyện Bình Giang (Hải Dương). Thời gian gần đây, nước sông ô nhiễm nặng khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hàng nghìn ha lúa đang thời kỳ làm đòng, rất cần nước nhưng chính quyền đóng các trạm bơm rồi khuyến cáo người dân “không được lấy nước từ sông vào đồng ruộng cũng như sử dụng để sinh hoạt.” Có nghĩa là không được nấu cơm, không được tắm rửa, không được nấu nước uống.
 http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/29-Apr-2017/0429vanquang4.jpg

Người dân bất lực nhìn cảnh dòng kênh ô nhiễm

Trước việc hàng nghìn ha lúa lâm vào tình trạng khô hạn, chính quyền địa phương đã bơm nước từ nơi khác vào sông Bắc Hưng Hải để dồn, đẩy toàn bộ nước ô nhiễm về hạ nguồn nhưng không thành công.
Bây giờ người dân chỉ trông chờ vào thời tiết. Nếu mưa lớn sẽ giải cứu được dòng sông và diện tích lúa chiêm xuân của huyện khỏi nguy cơ mất mùa,

Ngày 18/4, bà Nguyễn Thị Hải Hòa, chuyên viên của Sở Tài nguyên cho hay, ba tháng trước, Sở đã phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra chống tội phạm về môi trường tỉnh Hải Dương kiểm tra, phát hiện hàng loạt sai phạm liên quan đến việc xả nước thải không đạt chuẩn, nước thải độc hại ra sông Bắc Hưng Hải của các công ty Lục Nam; Quốc Pháp; Công ty cổ phần Tiến Long và nhà kinh doanh Nguyễn Văn Tuấn tại cụm công nghiệp Tân Hồng.


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/29-Apr-2017/0429vanquang3.jpg Đoạn kênh dài ngập ngụa rác thải và xác lợn đang thối rữa.

Tuy nhiên, các công ty và ông Tuấn không chấp hành, tiếp tục xả thải.
Tại sao các công ty này coi cơ quan chống tội phạm về môi trường không ra gì có phải đã có quan trên “chống lưng” rồi không?

Một người dân là bà Hòa than thở: “Bây giờ chỉ trông chờ vào thời tiết. Nếu mưa lớn sẽ giải cứu được dòng sông và một phần diện tích lúa chiêm xuân của huyện khỏi nguy cơ mất mùa.”

Người dân đành phải chờ ông Trời cứu mình thôi, đừng trông mong gì vào các quan từ làng đến tỉnh. Ráng chịu đi bà con ơi !!!

Trong khi người dân sống dở chết dở thì có tỉnh lại có tỉnh mang tiền tỉ mua ấm chén tặng lung tung.

Chào mừng đủ thứ lễ

Cách đây nhiều năm, từng có số liệu thống kê cho thấy tổng số ngày kỷ niệm trong nước và quốc tế tại Việt Nam là 428 ngày, trong đó có 120 ngày kỷ niệm trong nước (sự kiện quốc gia; ngày thành lập ngành, ngày thành lập, tái lập tỉnh, thành), 308 ngày lễ kỷ niệm quốc tế (sự kiện quốc tế; ngày quốc khánh các nước). Số liệu này còn chưa bao gồm các ngày kỷ niệm các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… Thôi thì đủ thứ lễ lạc liên miên. Mỗi dịp như thế tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng tiền của dân.

Riêng tỉnh Vĩnh Phú làm lễ “chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh,” UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tặng một bộ ấm chén đại các vị đại biểu đến dự lễ kỷ niệm và cho mỗi gia đình có hộ khẩu thường trú tại tỉnh. Bộ ấm chén tặng quan khách và đại biểu có giá trị cao hơn bộ ấm chén tặng người dân.


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/29-Apr-2017/0429vanquang7.jpg

Bộ ấm chén làm quà tặng được tỉnh Vĩnh Phúc mua biếu tặng quan khách

Tổng giá trị các gói thầu mua sắm quà tặng tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc lên tới gần 65 tỉ đồng.

Một tỉnh nhỏ như Vĩnh Phúc dám bỏ ra gần 3 triệu USD để mua bộ ấm chén làm quà tặng nhân dịp 20 năm tái lập tỉnh khiến dư luận giật mình!

Tôi chỉ nêu ý kiến của người dân:
- Bạn đọc Thành An viết: "Tết Nguyên đán Thủ tướng cấm đốt pháo hoa để cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, vậy mà tỉnh Vĩnh Phúc lấy tiền ngân sách nhà nước cũng là tiền của dân chi mua ấm chén để làm quà biếu... Thật không hiểu....”

- Trong khi đó, bạn đọc Đặng Phương la làng: "Trời ơi, các vị có biết trong tỉnh các vị còn bao gia đình nghèo đói, bao nhiêu học sinh - sinh viên học giỏi mà hoàn cảnh nghèo khó, bao nhiêu trẻ mồ côi không nơi nương tựa, bao nhiêu cầu đường, trường trạm hư hỏng cần sửa chữa... Biết bao nhiêu công trình ý nghĩa để chào mừng sự kiện tái thành lập tỉnh cho dân được nhờ. Mang ngần ấy tiền mua quà tặng thì chỉ có các vị nảy ra tối kiến này được "ấm bụng" mà thôi"!

- Một bạn đọc ký tên “Tôi là nông dân” viết: "Nông dân bán: 1kg gà 15.000-19.000đ, 1kg heo hơi 22.000-24.000đ, 1 ký ớt 4.000-5.000 đồng, 1 ký dưa 1.500 đồng, 1 ký bắp cải 800 đồng... Vậy mà người ta chi 64 tỉ mua bộ ấm chén làm quà tặng... Chỉ còn biết kêu trời thôi.”
 http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/29-Apr-2017/0429vanquang2.jpg

Những bao tải chứa xác lợn được tập trung trên mương nước 

- Cùng bất bình với việc này, bạn đọc tên Bình bổ sung: "Đọc xong mà tội nghiệp học sinh tui. Bớt quà sáng, nhịn ăn sáng để tham gia các phong trào Đội ủng hộ thiên tai, lũ lụt; ủng hộ đồng bào phía Bắc. Vậy mà họ chi 65 tỉ mua đồ chơi.”

- Bạn có tên Nam viết:
“Tôi chưa thấy nước nào tặng quà lưu niệm cho cả tỉnh bao giờ. Chắc sắp tới nhà nước tiếp tục tặng quà cho nhân dân cả nước...?. Nếu tất cả phải qui ra tiền. Chỉ có cán bộ Việt Nam mới "thông minh" cỡ này. Tôi chưa thấy nước nào tặng quà lưu niệm cho cả tỉnh bao giờ. Chắc sắp tới nhà nước tiếp tục tặng quà cho nhân dân cả nước nhân dịp ... nào đó?. Nếu có, tất cả phải qui ra tiền. Chỉ có cán bộ Việt Nam mới "thông minh" cỡ này!

Vâng, thưa bạn đọc!
Những ông cán VN bây giờ thông minh nhất thế giới nên ông nào cũng giàu, cũng đi xe hơi đẹp, nhà cửa toàn là nhà lầu giữa phố. Còn thằng dân sống ra sao mặc xác tụi bay. Mày sống với xác lợn thối hay ăn nước thối chứ ông ở nhà lầu ông có thấy gì đâu.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Khủng hoảng lợn hơi: Sổ đỏ cắm ngân hàng, lợn thả rông ai bắt thì bắt
Infonet 28/04/2017


Giá lợn xuống thê thảm khiến bà con phải cắm sổ đỏ để duy trì. Lợn bán không ai mua, cho không ai lấy nên nhiều chủ trang trại đành thả rông ai bắt thì bắt, chỉ cần có người mua là các bán hết, không cần biết giá nào.
Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội), với giá lợn hơi trên thị trường trong 6 tháng trở lại đây trung bình là 25.000 đ/kg trong khi giá sản xuất trung bình là 33.000- 39.000 đồng/kg. Do vậy, người chăn nuôi bị thiệt hại khoảng 1- 1,6 triệu đồng/con. Với số lượng khoảng 1,5 triệu con lợn thịt (bán ra từ tháng 10/2016 đến nay), các hộ chăn nuôi trên toàn Thành phố Hà Nội ước tính thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng.
Tại Hội nghị triển khai các giải pháp ổn định chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội ngày 27/4, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, giá lợn xuống thấp quá nhiều khiến các trang trại thay vì đưa lợn ra lò mổ để giết thịt đã tự giết mổ ngay tại trang trại để giảm chi phí.
 Khung hoang lon hoi: So do cam ngan hang, lon tha rong ai bat thi bat - Anh 1
Người dân thay vì ra chợ đã mua lợn hơi về giết mổ tại nhà vì giá quá rẻ. Ảnh: Thúy Ngà
“Người nuôi giờ không quan tâm đến lợn nữa, lợn con chạy lung tung ra ngoài đường cũng mặc kệ, ai lấy thì lấy. Hôm qua tôi đi thăm các trạng trại nuôi lợn, nhiều trang trại nuôi đã phải cắm hết sổ đỏ để duy trì nuôi lợn mà lợn vẫn chưa bán được, tình hình đang rất khó khăn cho người nuôi”, ông Tường nói.
Đáng nói, tại nhiều nơi, giá thịt lợn còn rớt thê thảm. “Sáng nay tôi đi khảo sát một loạt chợ tại Hà Nội và giật mình, một số trang trại bán lợn với giá 10.000 đồng/kg. Với giá này, thịt lợn của chúng ta còn rẻ hơn giá lợn thải loại của thế giới”, ông Tường cho hay.
Tại hội nghị, ông nguyễn Hưng Thỉnh, chủ trại nuôi lợn xã Thọ Lộc, Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết, hiện nay bà con đã chán nuôi lợn, không có tiền mua thức ăn cho lợn, lợn con chạy đầy đường.
Còn ông Nguyễn Văn Lưu, chủ trang trại chăn nuôi lợn huyện Gia Lâm (Hà Nội) chua xót:“Giá lợn giống còn 200.000 đồng/con thì ai thiết tha bỏ tiền mua vắc xin tiêm cho lợn nữa. Lợn bán bây giờ không ai mua, cho cũng không ai lấy, giờ người dân chỉ có nước đập chết lợn để chôn. Giá lợn giờ không ai bàn, chỉ cần có người mua là các hộ dân bán hết, không cần biết giá nào”.
 Khung hoang lon hoi: So do cam ngan hang, lon tha rong ai bat thi bat - Anh 2
Các hộ chăn nuôi trên toàn Thành phố Hà Nội ước tính thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng.
Ông Đinh Xuân Thủy, chủ hộ nuôi lợn xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) cũng cho hay:“Từ tháng 1 đến nay gần như các trại đóng băng không bán được con. Các hố chôn lợn giờ nhiều như nghĩa trang vì lợn con không nuôi được, cũng không bán được”.
Dự báo, thời gian rớt giá còn kéo dài chưa có dấu hiệu hồi phục. Nhất là trong những tháng mùa hè sắp tới khi người tiêu dùng chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác như: tôm, cá,… thì sức tiêu thụ thịt lợn lại càng thấp.
Còn về sản xuất, do đàn lợn nái tại Hà Nội chưa giảm lên đàn lợn thương phẩm vẫn tăng trưởng về số lượng, sản lượng thịt lợn hơi sản xuất tại Hà Nội vượt cầu từ 200 - 250 tấn/ngày.
Theo Trung tâm phát triển chăn nuôiHà Nội,nguyên nhân giá lợn xuống thấp là do chăn nuôi tự phát không theo kế hoạch, cung dư thừa quá lớn trong thời gian ngắn.
Giai đoạn 2015-2016, giá lợn hơi trong nước tăng mạnh do nhu cầu xuất sang Trung Quốc tăng đã khiến nhiều người dân đổ xô tăng đàn, nhất là ở các tỉnh Đồng Nai, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định… Tổng đàn lợn của cả nước trong những tháng đầu năm 2017 đã lên đến gần 30 triệu con. Riêng tại Hà Nội, năm 2014 đàn lợn là 1,4 triệu con thì cuối năm 2016 đã tăng lên 1,8 triệu con (tăng 28,6 %). Nguồn cung đã dư thừa khoảng 250 tấn thịt lợn hơi/ngày chưa tính các nguồn thịt lợn từ các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Vĩnh Phúc,...) tiêu thụ tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, khâu chế biến trong nước còn rất yếu, chủ yếu bán thịt nóng, chưa có nhiều nhà máy chế biến sâu các sản phẩm thịt lợn; Khâu tổ chức thị trường kém. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, xuất khẩu không đáng kể (chủ yếu xuất sang Trung Quốc, Campuchia qua đường tiểu ngạch); việc chăn nuôi diễn ra nhỏ lẻ trong dân nhiều.
Để ổn định tình hình, Giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội cho rằng, trước mắt cấc hộ nuôi cần giảm nhanh đàn lợn nái, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn cần loại ngay lợn nái kém chất lượng, năng suất sinh sản thấp. Hà Nội cần giảm đàn lợn nái xuống còn 180.000-200.000 con. Các doanh nghiệp giết mổ, chế biến cần hợp tác với trại chăn nuôi để thực hiện hợp đồng giết mổ, chế biến cấp đông sản phẩm chăn nuôi. Tăng cường chế biến, đa dạng hóa sản phẩm thức ăn từ lợn, tăng sức tiêu thụ của thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng từ sử dụng thịt "nóng" giết mổ không đảm bảo ATTP, không đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc sang sử dụng các sản phẩm được giết mổ đảm bảo an toàn, được cấp mát, cấp đông đúng quy trình, sản phẩm có nhãn mác, truy suất được nguồn gốc...
Diệu Thùy