mardi 18 octobre 2016

Hàng triệu người Sài Gòn đối mặt với nhiều loại bệnh khi dầm mưa lâu.

Phải thường xuyên dầm mưa, lội nước ngập là cơ hội lý tưởng cho các loại bệnh tật “tấn công” người dân.
Hàng triệu người Sài Gòn đối mặt với nhiều loại bệnh khi dầm mưa lâu
Người dân SG lội nước mưa để về nhà
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, từ nay cho đến cuối tuần, TP.HCM và các tỉnh lân cận vẫn tiếp tục hứng chịu thêm nhiều trận mưa lớn.
Tình trạng ngập úng, ùn tắc giao thông, xe cộ chết máy hàng loạt vẫn có thể xảy ra và việc người dân phải bì bõm lội nước ngập về nhà là điều không tránh khỏi. Đó là cơ hội cho các loại bệnh tấn công, ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng triệu người dân.
Từ các bệnh ngoài da
Theo bác sĩ Hoàng Văn Minh – Phòng khám Da liễu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, vào mùa mưa, bệnh về da thường xuất hiện do việc tiếp xúc nước mưa và những vật dụng để tránh mưa.
Tùy theo tình trạng mưa nhiều hay mưa ít và thói quen sử dụng vật dụng tránh mưa như ô dù hoặc áo mưa thì người bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh lý về da khác nhau.
Đầu tiên là bệnh mề đay do nước mưa. Khi tiếp xúc với nước mưa, da của người bệnh sẽ nổi đỏ lên những mảng mề đay như cơm cháy, gây ngứa rất nhiều.
Hiện tượng đỏ và ngứa này kéo dài khi tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và sau khi tiếp xúc nước mưa khoảng 1 – 2 tiếng. Bệnh lý này sau đó tự hết nhưng khi người bệnh tiếp xúc với nước mưa thì bệnh sẽ bị trở lại.
Thứ hai là tình trạng viêm da do tiếp xúc. Do tình trạng ô nhiễm môi trường, ngoài khí CO2 tăng lên, trong không khí còn có bụi bặm, khí độc, vi sinh…
Khi mưa phùn, mưa ít, nước mưa không kịp tan biến những chất này thì nó sẽ tồn tại trong không khí với nồng độ cao, bám trên da làm kích ứng ngoài da gây ra tình trạng chàm tiếp xúc. Biểu hiện bệnh làm da đỏ lên và ngứa, nếu nặng hơn sẽ xuất hiện các mụn nước.
Bên cạnh đó, thói quen sử dụng quần áo mưa sẽ gây ra các bệnh về da nhiều hơn khi sử dụng ô dù để tránh mưa. Bởi khi đi dưới mưa, những phần cơ thể tiếp xúc với áo mưa hoặc áo mưa che phủ sẽ bị nóng nực và ẩm ướt.
Nếu dầm mưa quá lâu, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi làm cho vùng da tại đó bị ẩm ướt. Do đó, những người có sẵn bệnh lý nấm, ghẻ,… sẽ làm bệnh nặng hơn, gây ra tình trạng ngứa ngáy rất nhiều thậm chí lan ra những vùng khác trên cơ thể.
Đối với những người béo phì thì sẽ dễ bị viêm kẽ hoặc hăm kẽ, nếp dưới vú, nách, bẹn. Hơn nữa, nếu trường hợp phải dầm mưa lâu, vùng da ở bàn chân sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Đặc biệt là trong trường hợp người bệnh mang giày bít, vớ bằng len ướt, ẩm sẽ dẫn đến bùng phát nhanh tình trạng nấm kẽ ở bàn chân.
Hoặc gây ra tình trạng nhiễm trùng bội nhiễm trên những người bệnh có sẵn các bệnh lý như chàm ở bàn chân, ở người bị bàn chân đái tháo đường, người bị bệnh viêm mạch hoại tử ở chân.
Tới các bệnh nguy hiểm
Còn theo BS Võ Kim Tuyến – Khoa Hô hấp BV Đại học Y Dược TP.HCM, trong mùa mưa, các bệnh thường gặp như nhiễm trùng hô hấp trên, cảm cúm, cúm mùa, cúm A, sốt xuất huyết, nhiễm virus Zika, những người có bệnh lý nền như hen suyễn, COPD sẽ dễ dàng vào đợt cấp hơn.
Trong những trường hợp cảm cúm kéo dài, điều trị không hiệu quả hoặc những người suy giảm miễn dịch, cơ địa suy kiệt sẽ dễ bị viêm phổi.
Khi bị cảm cúm, người bệnh thường có các triệu chứng như ớn lạnh, sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mũi, nhức đầu.
Đối với người bệnh bị hen, COPD dễ vào đợt cấp có thể cắt được cơn khó thở với thuốc điều trị tại nhà hoặc đôi khi không cắt được cơn khó thở, do đó người bệnh phải nhập viện điều trị.
Với những người bệnh bị sốt xuất huyết thì có hội chứng viêm long, thường biểu hiện sốt cao liên tục khó hạ sốt.
Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Lâm Vĩnh Niên cho biết, điều quan trọng nhất khi bị ướt, dính, ngấm nước mưa là người dân cần giữ nhiệt cho cơ thể, tránh việc tắm ngay sau đó. Nhiều người có thói quen khi đi mưa về liền tắm nước nóng ngay.
Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột như vậy sẽ làm cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Khi về đến nhà, cần lau khô người, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định, khi thấy người không còn lạnh mới nên đi tắm.
Các bác sĩ khuyên rằng trong mùa này mọi người nên hạn chế đi ngoài mưa, nếu bắt buộc đi thì nên tránh tiếp xúc quá lâu dưới trời mưa và nên mặc áo mưa, giữ ấm cho cơ thể.
Hiện một số người chủ quan khi có dấu hiệu cảm lạnh thường ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống để giảm cảm, tuy nhiên các Bs khuyến cáo người dân không nên sử dụng biện pháp trị bệnh như vậy.
Có nhiều trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết hoặc viêm phổi mà không được phát hiện chẩn đoán kịp thời, mà lại uống các loại thuốc, kháng sinh không phù hợp cho từng loại bệnh và không theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ làm bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn.
Nguồn : vietnamnet.vn 


(Petrotimes) Vì sao người Hà Nội hay bị thần kinh, ung thư, suy thận, vô sinh, sẩy thai..?

04.10.2016 18:48 646508
Theo khảo sát, nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y Hà Nội mới đây: có tới 98% mẫu thủy sản, đặc biệt là cua ở các ao hồ Hà Nội bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asenic, cadmium…
(Petrotimes) Vì sao người Hà Nội hay bị thần kinh, ung thư, suy thận, vô sinh, sẩy thai..?
Cá chết ngày 3.10.2016 tại Hồ Tây vẫn được người dân ở đây cắt khúc đem về ăn
100% mẫu cua không đạt chuẩn
Hiện nay ở Hà Nội, diện tích nuôi trồng thủy sản có hơn 17 nghìn ha, được phân bố chủ yếu tại các ao hồ như Hồ Tây, Yên Sở, khu vực phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), xã Đại Áng và xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì)… Nhưng trong đó tập trung nhiều nhất ở 9 huyện thuộc Hà Tây cũ và huyện Sóc Sơn. Với diện tích ao hồ như vậy, mỗi năm lượng thủy sản đánh bắt ở đây đạt 3 tấn/ha, đáp ứng chỉ 25-30% nhu cầu của người tiêu dùng thành phố. Tuy nhiên, điều đáng nói là các ao hồ này đều ô nhiễm nặng dẫn đến các thủy sản đánh bắt ở đây bị nhiễm kim loại. Các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội đã cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...
Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. ThS. BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu nói: "Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa".
100% mẫu cua nhiễm kim loại nặng nồng độ cao 
Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng "ngấm" kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn. Còn lại cao gấp từ 150-250% tiêu chuẩn cho phép. Riêng cua thì 100% mẫu không đạt "chuẩn". Trong khi cá chép, rô phi, mè được coi là "an toàn" thì cũng có tới 50-60% không đạt tiêu chuẩn do WHO đặt ra. Cách đây 10 năm cũng đã có một nghiên cứu cảnh báo về chất lượng cá tươi ở khu vực Định Công, Đầm Vực về hàm lượng arsenic, thủy ngân có trong thịt cá. Đến nay, không những các chỉ số này không được cải thiện mà thủy sản ở đây còn bị nhiễm nặng hơn và nhiễm nhiều kim loại hơn. Cụ thể, hàm lượng chì và thủy ngân đã tăng 200-300% so với mức ô nhiễm năm 2000.
Sông hồ nào cũng ô nhiễm
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và cộng đồng tại 120 hồ ao, đầm, thủy vực tại 6 quận trung tâm gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa… chỉ có 6 hồ đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn lại ô nhiễm nặng trong khi, đó là nơi cung cấp thủy sản cho thị trường Hà Nội. Trả lời vì sao các ao hồ, thủy vực ấy bị ô nhiễm thì đại diện nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Y Hà Nội nhận định với báo giới: chính là do nguồn nước cung cấp bắt đầu từ các sông ngòi bị ô nhiễm nên đã làm cho nước ở các ao hồ, thủy vực trong thành phố bị ô nhiễm theo.
Để chứng minh cho điều này thì một nghiên cứu, khảo sát của Trường ĐH Y Hà Nội đã cho thấy nước ở các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Nhuệ ô nhiễm nặng nhất đến mức mất cả khả năng làm sạch tự nhiên vốn có lại là nguồn nước cung cấp cho khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất Hà Nội là Hoàng Mai, Thanh Trì.
Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Nam sau khi phân tích mẫu nước sông Nhuệ tại khu vực này đã kết luận nước sông Nhuệ ô nhiễm trên mức báo động 3 với các chỉ số: nồng độ ammoni vượt 151 lần tiêu chuẩn cho phép, COD vượt 4 lần, nồng độ oxygen hòa tan chỉ đạt 1,18mg/l, thấp hơn 5 lần chỉ số chuẩn. Đó cũng là lý do vì sao tất cả các mẫu thủy sản ở hồ Yên Sở rộng 137ha thuộc quận Hoàng Mai, không có một mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép và đây cũng là hồ nước bị ô nhiễm nặng nhất trong số 16 hồ khảo sát ở Hà Nội.
Theo các nhà khoa học sở dĩ nguồn nước ở các sông bị ô nhiễm nặng là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp qua hệ thống cống và tiêu thoát ra các sông chính là Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ… với khối lượng đã được Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội tính khoảng 500 nghìn m3/ngày. Lượng nước thải này chảy trực tiếp ra sông mà không thông qua một hệ thống xử lý nào, đặc biệt là nước thải công nghiệp. Trong khi đáng lẽ nước thải công nghiệp, theo quy định trước đi đổ ra sông phải xử lý để giảm sự độc hại. Ngay UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận: Năm 2013, thành phố không hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Còn các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, chưa đến 10% trong số ấy được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cụ thể trong tổng số có 83 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, có 7 khu là có hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, ngay cả hệ thống nước thải được đầu tư ở 7 khu công nghiệp ấy cũng có điều cần nói là chưa đạt chuẩn. Chẳng hạn khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 với công suất 3.000m3/ngày đêm. Công suất đó được xem là quá thấp so với yêu cầu. Tại khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn cũng vậy, nước thải công nghiệp đậm đặc dầu mỡ, kim loại nặng không được thu gom xử lý tập trung mà để cho các nhà máy tự xử lý rồi thải trực tiếp ra môi trường. Việc tự xử lý như vậy không có cơ sở để bảo đảm chất lượng nước thải đạt chỉ số cho phép.
Cùng với nguồn nước - môi trường sống của thủy sản nhiễm kim loại nặng thì việc nuôi trồng một cách cảm tính của người nuôi thủy sản lại càng làm cho sản phẩm của mình thêm độc hại. Ấy là họ không biết cách quản lý môi trường nước để bên cạnh phòng trừ dịch bệnh còn làm cho thủy sản giảm tình trạng nhiễm kim loại độc hại. Có sẵn môi trường nước như thế nào thì họ thả, nuôi trồng thủy sản thế ấy và chỉ quan tâm đến số lượng chứ không quan trọng chất lượng (trừ khi nuôi để ăn). Chưa kể đến họ còn cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bột tăng trọng như đối với cá, cua. Mà bột tăng trọng này hiện không quản lý được chất lượng do có nhiều người nuôi trồng mua không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chỉ còn cách… nhịn!
Trước tình trạng thủy sản nhiễm kim loại như vậy, PGS.TS Phạm Duy Tường, thành viên nhóm nghiên cứu cảnh báo với hàm lượng nhiễm độc cao như chrome, nikel có thể gây nhiễm độc gan, thận đồng thời làm tổn hại hệ hô hấp. Còn đối với chì, theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào cơ thể với mức nào thì chì cũng có hại cho sức khỏe. Bởi nếu tích tụ lâu dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm dẫn đến suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ mà không thể hồi phục, vô sinh, sẩy thai... Riêng với trẻ em, chì có tỷ lệ nghịch với sự phát triển chỉ số thông minh, chỉ cần nồng độ trong máu là 100microgam/lít cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Còn ở người lớn là 250microgam/lít, thận, hệ thần kinh… đã bị phá hủy, nếu cao hơn nữa, có thể hôm mê và tử vong.
Asenic cũng có tác hại tương tự. Do vậy, để tránh ngộ độc kim loại và bảo vệ sức khỏe không bị "nhiễm" chì, asenic, thủy ngân, không có cách nào khác ngoài "cạch" những thủy sản nhiễm kim loại ấy, nhất là trong hoàn cảnh môi trường sống của thủy sản chưa có cách xử lý, vệ sinh an toàn thực phẩm đang báo động nghiêm trọng như hiện nay!
Một người dân sống gần khu vực hồ Tây, bắt được con cá chép 9 kg chết nổi lềnh bềnh gần bờ, liền đem xẻ thịt nấu ăn ngay mà không cần biết lý do vì sao cá chết !
Cá chết bị trôi dạt vào khu vực đầy bùn tại hồ Tây ngày 3.10.2016.
 Trên 200 tấn cá đã chết từ hồ Tây chỉ trong 3 ngày 2-3-4.10.2016, nhiều nơi được vớt lên để la liệt trên vỉa hè, ruồi bâu nhằng nhịt xung quanh.
Hoàng Anh (Petrotimes)

Danh Sách Bình Luận

Longbui - 11/10/2016
Tất cả là vì lợi nhuận mà ra hết.ngày xưa ông cha ta đói nghèo ăn ngô ăn sắn đến ngô sắn còn k đủ để ăn sao lại sống lâu và ít bệnh tật lạ và độc như bây gìơ.bây gìơ ăn ngon mặc đẹp thì đủ thể loại bệnh.vì sao??? Vì người nuôi thì muốn gia súc gia cầm nhanh lớn (tăng trọng).người trồng trọt thì muốn nay tròn mai thu luôn(thuốc kích thích thần tốc).bảo sao ung thư nhiều, vô sinh nhiều. Bệnh này việt nam mình đâu có tài giỏi để mà chế ra thuốc chữa nên ta lại mua thuốc của nước ngoài với giá cắt cổ thì với cầm cự đc.ng vn voíe quan điểm cong nc còn tát nên nghèo vẫn hoàn nghèo.quan chức thì tham ô tham nhũng co bao gìơ họ nghĩ nông dân kiếm ra đồng tiền vất vả thế nào đâu.bộ máy nhà nc mình bây gìơ thối nát quá.cứ đổi cho tàu nó hại mình nhưng k hẳn là vậy đâu mn mà chính người vn mình đang giết mình thôi.nó bán mình k mua thì đâu có chuyện để nói như bây gìơ.nói chung ng thì hại ng>>> quan thì bán nước.bảo sao k thối nát.
Nguyễn Hiền - 11/10/2016
Một đất nước mà con người sống trong mê muội, các cấp lãnh đạo chỉ biết lo bỏ túi chẳng biết làm sao để cho xh tốt hơn. Cha chung không ai khóc, thờ ơ trước muôn vàn điều còn bỏ ngỏ vấn đề Xh. Tiền nhiều rồi chết có đem theo đâu. Cuối cùng rồi ai cũng sống trong đau đớn bệnh hoạn, chết chung cả Xh thôi. Còn gì để nói nữa.
Noi vui - 10/10/2016
Xét về bản chất : Nói chung tham ăn ..... Nên bị thế thôi !!!
Nguyen Phan tram - 10/10/2016
Chính phủ phải vào cuộc ngay sông hồ ao suối kênh mương đều ô nhiễm hết là do nước thải sinh hoạt nhà xí tự hoại và chất thải của các khu công nghiệp nhà máy sản xuất đề nghị tất cả các nguồn nước  khi thải ra đều phải được lọc sạch mới cho phép thải ra môi trường tất cả các công ty sản xuất bao bì ni nông thì phải tự sản và tự tiêu dầu gội đầu và nước tẩy rửa các loại phải đc đóng vào chai và lọ sau khi sử dụng thì các công ty phải thu mua lại sản phẩm của mình thế môi trường việt nam mới sạch đẹp được
Nguyễn Văn A - 10/10/2016
Biện pháp tránh ô nhiễm, rời thủ đô đi nơi khác, khoanh vùng cấm không cho người sinh sống ở Hà Nội khoảng 10 năm. Đất, ao hồ, sông suối tích cực thả động vật như: hổ, cá sấu, rắn, bọ cạp... tự nhiên một thời gian hết ô nhiễm thôi.
Bạn đọc - 10/10/2016
Ăn gì cũng chết. Ăn thủy hải sản nhiễm độc, ăn rau củ quả nhiễm thuốc diệt cỏ, phân đạm, trừ sâu,.., ăn thịt lợn thì thuốc tăng trong, kháng sinh, ăn thịt bò thì bò giả ngâm thuốc ... Giờ không biết ăn gì đây. Đất nước này hỗn loạn rồi. Quan chức thì tham ô, tham nhũng chẳng làm gì để ngăn chặn, người dân thì vì lợi nhuận mọi thứ rối tinh rối mù. Vài năm nữa là Đại dịch ung thư.
be tu - 10/10/2016
không cần một tiếng súng Việt Nam cũng chết
Huỳnh lan anh - 09/10/2016
Mong nhà nước có biện pháp đễ người dân sống trong vui vẻ không bệnh tật .. phải ngắt gao với những nơi sản xuất phải kiểm soát chặt chẽ để mọi người dân an tâm sử dụng thực phẩm . Đừng để họ sống trong nỗi lo sợ.
Vietnam quê hương ơi - 09/10/2016
Nói thẳng ra thành phố bây giờ xơi hóa chất gấp vài lần nông thôn.ngay đến gạo các vị ăn đừng nghĩ là an toàn, sắp thu hoạch vẫn trừ sâu rầy như thường nhá, rau củ quả toàn kích thích phun vào.
Shine - 09/10/2016
Toàn dân mình hại dân ta. E là lao động nước ngoài. Sống bên này e mới thấy người Việt mình bừa bãi... chỉ lo cho cái trước mắt chỉ lo cho bản thân mình còn lại ... kệ
Huyền - 08/10/2016
Người Việt Nam rất lạ. Có lẽ tất cả mọi người đều đã biết ăn gì cũng độc. Và mọi người cũng biết các cơ quan chức năng không thể thực hiện tốt nhiệm vụ bởi họ chỉ lo tham nhũng, hối lộ. Chỉ lo làm giàu cho cá nhân. Thì thoảng họ bắt một vài cơ sở hay mở 1 chiên dịch nào đó. Xong thì đâu lại vào đó. Và mọi người đi chùa cầu bình an, cầu mạnh khỏe, cầu cha mẹ sống thọ với con cháu. Họ cầu phật chưa yên tâm thì lại cầu thêm cả trời đất thương xót ban cho tỉ thứ ( những gì họ muốn có ). Nhưng có lẽ trong số đó chỉ có rất ít, rất ít ng hiểu được rằng : chỉ có hành động. Bản thân phải hành động thì mới cứu đc bản thân và gd, xh. Nhưng người hiểu điều đó ít quá, thế nên xh càng tệ hơn . Xuất hiện nhiều tham quan hơn , thuế má tăng mạnh hơn. Và người dân thì cứ cúi đầu chịu trận. Thức tỉnh đi và hãy hành động. Hãy lên tiếng và đừng im lặng nữa. Hãy cứu lấy con cháu và những thế hệ tương lai.
Bình - 11/10/2016
Bạn đã hành động được gì?
Đỗ Liên - 10/10/2016
Tôi rất ngưỡng mộ bạn với tình thần rất công minh. Bạn đã vạch trần những thói nhũng nhiễu của bộ máy xã hội ngày càng bệ rạc.
Nguyễn xuán Huy - 09/10/2016
Chuẩn! Lẽ ra phải tỉnh thức, tự cứu mình thì người dân lại đi kẻu Trời, Phật , đồng cốt. ....đến cứu ! Vô minh đến thế là cùng !!!
Thanh - 08/10/2016
Đôi khi sống đến gần nửa cuộc đời, thấy mình thật tức cười và ngô nghê, khi đưa các thắc mắc trên diễn đàn, lúc trà dư tửu hậu, hội họp, với mọi người thì bị nhắc nhở, cười đểu hay quy tội thuộc thành phần phản động. Giờ đây môi trường bị hủy hoại, phần nào cũng do dân mà ra cả, không dám trách ai nữa.
Đỗ Đăng Đích - 08/10/2016
Vấn đề môi trường ở V.N đã được chú trọng từ những năm trước ,nhiều năm trước,do đó Sở khoa học công nghệ và môi trường đã được tách thành 2 sở trong đó Sở Tài nguyên môi trường là một sở nghiệp vụ và cấp nhà nước là Bộ Tài nguyên môi trường ; nhưng việc hình thành cơ cấu nhà nước chỉ dựa trên xu thế thời đại mà không hiểu biết về quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế . xã hội của nước nhà , dẫn đến một ngẫu nhiên dốt nát cầm quyền ,từ đó diễn ra môi trường sống của người dân bị ô nhiễm nặng nề cũng như môi trường sinh thái của vạn vật ( Trừ khoáng sản, vô cơ ) . Đến nay không những , do ngu muội ,tham tiền , dốt nát đã để những nhà đầu tư nước ngoài mà điển hình là cộng hoà nhân dân Trung hoa , tức là trung quốc , kể cả đại lục cũng như Đài loan lợi dụng kiếm lời bằng các chất thải độc hại khi đem vào việt Nam từ bờ biển đến đất liền ; trong nước , do yếu kém bảo thủ tham lam và không có quy hoạch công ngiệp phát triển đất nước trong mọi ngành từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ dẫn đến đầu tư tràn lan , thiếu khoa học , thiếu thực tế và thiếu cả hiệu quả kinh tế ( Nhiều khu công nghiệp ,nhà máy từ khai khoáng đến sản xuất đã phơi bày rõ qua các tài liệu ,báo chí ,kể cả Quốc hội cũng biết ) ; vì như thế Bờ biển việt Nam từ Bắc đến nam đều đang bị ô nhiễm nặng nề , đứng trước nguy cơ mất nguồn lợi biển trong khi V.N là một bán đảo mà biển rộng hơn đất liền ,trải dài trên hơn 2.300km .( Hiện nay hiểm hoạ đã mục sở thị trên ven biển 4 tình miền trung ( Các ven biển khác chưa lộ diện như 4 tỉnh miền Trung ), Cũng do vấn đề Tài nguyên và môi trường của Việt Nam không được nhận thức đúng đắn bắt đầu từ người dân cẩu thả , không biết đến các quan chức vô học và vô trách nhiệm dẫn đến sông ngòi , hồ ao bị nhiễm độc ngày cdàng cao và nặng nề ( nhưng các quan chức cầm quyền lại đưa ra những lý do bất khả tri như "" hiện tượng " tảo nở hoa" ,rất buồn cười . Trong vụ cá chết hàng chục hàng tăm tấn ,nổi lềnh phềnh trên mặt nước Hồ Tây không có gì khó hiểu : Bởi vì xung quanh Hồ Tây không thiếu những cơ sở sản xuất công nghiệp , nhà hàng , khách sạn đã xả thải bừa bãi không xử lý gì mà thải tự do . việc lấp hồ ven bờ để tạo địa lý cảnh quan không tránh khỏi san lấp , vượt nước thành bờ cũng chính bằng rác thải khắp nơi , chưa kể đến xả thải rác bẩn không xử lý một cách vụng trộm mà các nhà cầm quyền hâu như tiếp tay hoặc bỏ qua . Như vậy, việc Hồ nhiễm độc ngày càng tăng và đến thời điểm bão hoà thì dễ dàng dẫn đến Nước hồ không đủ lượng không khí hoà tan cần thiết cho cá thở và như thế ,, sự tích luỹ thiếu ô-xy 9 không khí 0 trong nước hồ ngày càng gia tăng và dẫn đến chết hàng loạt , nổi trên mặt nước và chìm dưới đáy ( hồ tây có rất nhiều loại như : cua các loại . trai ,hến -- và cácloài nhuyễn thể có vỏ cứng khác ) ' Đứng trước tình trạng ô nhiễm nặng trên các hồ ao ở Hà nội , cán bộ trọng trách vẫn chưa nhìn nhận và chỉ đạo đúng hơpngs khắc phục mà vẫn nói chung chung , trẻ con cũng nói được lại là một nguy cơ cho môi trường nước trên đất Thủ Đô . Chúng ta chỉ còn biết : " lạy trời " , vì thực tế Nhà nước , chính phủ , quốc hội hiện nay có lắm vấn đề nếu không nói rằng quá nhiều vấn đề và sự bất ổn chính trị đang "diễn biến hoà bình " mà đảng lãnh đạo cũng như nhà nước từng nói . 
Bạn đọc - 11/10/2016
không thể tin nổi