mardi 28 mars 2017

Groupe Cát Bụi giới thiệu chương trình Thơ, Văn, Nhạc và nghe đọc truỵên lịch sử.

Kính mời quý anh chị thưởng thức chương trình, thơ, văn, nhạc và nghe đọc truyện lịch sử của groupe Cát Bụi,.
Cám ơn tác giả những bài thơ, văn, nhạc đã gửi đến chia sẻ với người đồng hương.
Caroline Thanh Hương
 photo e517b8a9-59e8-4bd3-a81f-9548f956e8d01.jpg photo 1_13.jpg
Áo Dài Việt Nam Qua Các Thi Đại.
Musique : Quách Vĩnh-Thiện.


Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn ; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sử; hoặc là đồng phục nữ sinh  tại một số trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.
 Cám ơn anh Huy Văn đã gửi bài đến groupe Cat́ Bụi
Caroline Thanh Hương



Kính chuyển
Vị nào đã đọc rồi, xin kính mời đọc lại để ...nhớ càng thêm nhớ!
HV (HVC )


TRẬN CHIẾN SAU CÙNG TẠI QUẢNG TÍN
( Chân thành cảm ơn:
Trung Tá Hoàng Phổ, Liên Đoàn Phó LĐ12BĐQ
Thiếu tá Hồ Văn Hạc, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ39/LĐ12BĐQ
Đại úy Nguyễn Trung Tín, Y sĩ Trưởng LĐ12BĐQ
Đại úy Trần Văn Quy, Tiểu Đoàn Phó TĐ 37/LĐ12BĐQ
Đại úy Trần Văn Vương, Đại Đội Trưởng ĐĐ3/37/LĐ12BĐQ
Trung úy Võ Văn Hiền, Đại Đội Trưởng ĐĐ2/37/LĐ12BĐQ
Trung úy Nguyễn Duy Tân, Đại Đội Trinh Sát Trung Đoàn5/SĐ2BB
Thiếu úy Đỗ Văn Tuấn, Đại Đội Phó ĐĐ2/TĐ2/Tr Đ5/SĐ2BB
Chiến Hữu Đỗ Như Quyên, Đại Đội Thám Kích LĐ14BĐQ
đã góp thêm chi tiết về tình hình chiến sự và những địa danh liên quan tới các trận đánh.)

Đầu tháng 3-1975
Tướng Trưởng cho lệnh rút Liên Đoàn 12BĐQ từ Quảng Ngãi về hậu cứ tại Đà Nẵng ( thôn Phú Lộc, xã Hòa Khánh ) để tái trang bị và bổ sung quân số. Đây là lần hành quân dai dẳng nhứt của Liên Đoàn: suốt từ đầu tháng 4/1974 trong các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín rồi đến các quận trong địa bàn của tỉnh Quảng Nam ( phần lớn là bảo vệ quận Đức Dục trong trận tái chiếm Nông Sơn tháng 7/1974 và rồi sau đó là giữ an ninh sườn trái, khu vực đồng bằng Hà Nha thuộc quận Đại Lộc, để Nhảy Dù rồi Thủy Quân Lục Chiến rảnh tay cự địch tại Hà Nha và cao điểm 1062 vào tháng 10/1974) sau cùng là trở vào Quảng Ngãi từ đầu tháng giêng 1975 ( bảo vệ quận Minh Long và mặt tây bắc của Tiểu Khu ) cho đến sau Tết.

Một tuần trôi qua thật nhanh, nhưng cũng vừa đủ để chỉnh đốn và nhận thêm quân số bổ sung. Đây cũng là khoảng thời gian kỷ lục để Liên Đoàn nhận lại tất cả những quân nhân cơ hữu vốn đã có mặt ở Saigon, Dục Mỹ hay Vũng Tàu để học các khóa huấn luyện chuyên môn về Tiếp Liệu, Tổng Quản Trị, Truyền Tin, hoặc Bộ Binh Cao Cấp và cả Viễn Thám. Thời gian một tuần cũng vừa đủ để Liên Đoàn12BĐQ triệu hồi Đại Đội Trinh Sát 12 từ Dục Mỹ và những sĩ quan ưu tú của các Tiểu Đoàn được gởi đi học, trong số những vị này có Đại Úy Trần Văn Vương của Tiểu Đoàn 37BĐQ, Đại Úy Thông thuộc ban 4 Liên Đoàn và Đại Úy Trần Văn Quy, người chịu trách nhiệm dẫn bốn Đại Đội Trinh Sát của các Liên Đoàn BĐQ thuộc Quân Khu 1 về thụ huấn ở quân trường BĐQ tại Dục Mỹ. Ngoại trừ Đại Úy Quy chuyển qua làm Tiểu Đoàn Phó TĐ 37BĐQ, những vị khác đều trở lại vị trí cũ của mình như trước khi được gởi đi học các khóa chuyên môn.

Tuần lễ đầu tháng 3-1975 cũng là mốc thời gian khai mào cho một cuộc quyết đấu sinh tử giữa Quân Lực VNCH và bộ đội chính quy Bắc Việt vì bỗng dưng áp lực địch gia tăng một cách trầm trọng trên toàn lãnh thổ của Quân Khu 1 và trên vùng Hoàng Triều Cương Thổ thuộc Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng suốt từ Quảng Trị đến Quảng Đức. Ngay khi địch tung quân vào Quảng Đức ( tấn công tỉnh lỵ Gia Nghĩa, và quận Kiến Đức ) vào ngày 08-03-1975, thì Liên Đoàn 12 BĐQ đã có mặt tại vùng tiếp giáp giữa quận Thăng Bình của tỉnh Quảng Tín và quận Quế Sơn của Quảng Nam để vừa góp phần bảo vệ khu vực phía tây bắc thị xã kiêm tỉnh lỵ Tam Kỳ, vừa cùng với Trung Đoàn 56/ SĐ3BB đề phòng địch quân dùng hành lang Hiệp Đức- Quế Sơn lấn chiếm về phía đông, tức quốc lộ 1 và ven biển. Lúc đầu không thấy động tĩnh của địch trong vùng thung lũng Quế Sơn và phần đất giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, nhưng chiều ngày 08-03-1975, sơn pháo của địch rót đạn liên tục vào vị trí của Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 12 BĐQ đóng tại căn cứ Hương An thuộc quậnThăng Bình, tỉnh Quảng Tín. Không có thiệt hại nhân mạng, nhưng kho đạn của căn cứ bị trúng một quả 122 ly làm nổ tung một số lớn đạn dược tồn trữ. Không có cách để dập tắt ngọn lửa vì đạn nổ liên tục. Cột khói đen ngòm, nghi ngút, dựng cao trên nền mây càng làm lộ rõ mục tiêu. Hương An bị pháo kích cho đến tối, nhưng mối lo ngại nghiêng nặng về phía Tam Kỳ vì tin tình báo cho biết toàn bộ sư đoàn 2 CSBV cùng với một lực lượng tăng cường gồm các Trung Đoàn biệt lập của quân khu 5 cộng sản và cả thành phần chủ lực tỉnh cũng đã có mặt trong vùng núi của hai quận Tiên Phước và Hậu Đức. Thêm một lần nữa, người Lính QLVNCH lại lâm vào thế bị động và chỉ biết chờ địch chọn địa thế để bày cuộc chơi.

Thứ hai 10-03-1975
Tờ mờ sáng, địch đồng loạt tấn công Chi Khu Tiên Phước và Hậu Đức. Sau thời gian chừng hơn nửa năm được sống trong yên bình, người dân khốn khổ của hai quận miền núi này lại phải gồng gánh nhau tản cư và các cao điểm cũng như những căn cứ trọng yếu quanh các chi khu và dọc theo hai bên Tỉnh Lộ 533 nối Tam Kỳ- Tiên Phước, lại trở thành chiến trường đẫm máu. Địch tung lực lượng hùng nhậu nhứt của quân khu 5 là sư đoàn 2 CSBV với nòng cốt là trung đoàn 31 và 38 cộng với lữ đoàn 52 cùng một tiểu đoàn đặc công tăng cường. Ngoài ra, còn có hai trung đoàn pháo 368, 572 cùng với trung đoàn cao xạ 573 và trung đoàn 574 thiết giáp. Tất cả mọi nổ lực của địch đều tập trung vào chiến trường Tiên Phước - Phước Lâm ( Hậu Đức ) để làm bàn đạp tràn xuống đồng bằng và tấn chiếm thị xã Tam Kỳ. Không có gì khác lạ trong ý đồ hành quân của địch. Vẫn là những màn thí quân bất chấp phi pháo thường xuyên hỗ trợ cho các đơn vị trú phòng. Tuy nhiên đến xế trưa cùng ngày thì tin tức chiến sự tại các vùng núi Tiên Phước đều lâm vào tình trạng nguy ngập khi trung đoàn 38 CSBV đã bắt đầu trực xạ bằng đại bác 122 ly và 85 ly không giựt vào quận lỵ Phước An, trong khi đó thì Lữ Đoàn 52 CSBV bắt đầu xung phong tại các chốt chiến lược ở phía tây và tây nam của chi khu Tiên Phước là núi Tú Sơn ( căn cứ 211 ) và núi Phú Mỹ ( cao địểm 300 ) và mặc dù được sự hỗ trợ tối đa của không quân ( từ Đà Nẵng vào oanh kích ), của pháo binh diện địa, các đơn vị trấn thủ tại Tiên Phước và Hậu Đức vẫn bị địch tràn ngập sau gần một ngày cố thủ. Các Liên Đoàn ĐPQ 912 và 916 mở đường máu rút lui khỏi khu vực giao tranh để bảo toàn lực lượng (và sau đó đảm trách nhiệm vụ ngăn chống địch tại phía đông của thị xã Tam Kỳ, tức bên kia quốc lộ 1, về phía biển). Để ngăn cản bước tiến quân của địch, trung đoàn 5/ SĐ2BB đang hành quân trong Quảng Ngãi được điều động trở về Quảng Tín để giải tỏa khu vực Suối Đá, Bàn Quân và rải quân dọc theo tỉnh lộ 533, cũng như tại các cao điểm chiến lược tại tỉnh lộ 531, bên phía hữu ngạn ( hướng bắc ) của sông Tam Kỳ. Cùng lúc đó Liên Đoàn 12 BĐQ nhập cuộc sau gần một năm tạm xa Quảng Tín. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 12 BĐQ vào đóng chung với Tiểu Khu, còn hậu trạm nằm trong Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận ngay kề bên. Các Tiểu Đoàn 21BĐQ và 37BĐQ được tung ngay vào vùng đồi Đức Tân, núi Khánh Thọ Đông, núi Cấm và rải dài bên cánh phải, về hướng bắc của trung đoàn 5/ SĐ2BB để chận địch, Tiểu Đoàn 39 BĐQ án ngữ dọc theo tỉnh lộ 586 ( Kỳ Phú, Cẩm Khê, Phú An , Phú Thứ, Ngọc Nam ...) và trên vùng núi Dương Côn và núi Ngọc, cao điểm 400 mét này là chốt quan sát trọng yếu để kiểm soát toàn bộ khu vực đồng bằng phì nhiêu của phía tây bắc thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Tín.

Thứ ba 11/03/1975 - Thứ bảy 15/03/1975.
Trung Đoàn 5/SĐ2BB vừa vào vùng là chạm địch dữ dội tại khu vực Phước Lâm, Suối Đá ( tỉnh lộ 533 ) và tại Dương Lâm ( núi Yon ), núi Lân cùng  các cao điểm dọc theo tỉnh lộ 531. Cuộc phản kích của các đơn vị VNCH gặp phải sức kháng cự khá mãnh liệt của địch quân. Tuy Quân Lực VNCH đang trong tình trạng khan hiếm đạn dược và quân dụng một cách trầm trọng, các đơn vị tham chiến tại Quảng Tín vẫn nhận được sự yểm trợ tối đa của pháo binh cơ hữu Sư Đoàn 2 BB và của không quân Đà Nẵng với những phi vụ oanh tạc bằng A-37 ngay từ ngày đầu nhập trận. Cùng lúc đó, địch không ngớt pháo kích vào thị xã Tam Kỳ gây thương vong và thiệt hại tài sản cho nhiều người dân vô tội tại khu vực chung quanh Tiểu Khu và Bệnh Viện Quảng Tín.  Cuộc chiến giằng co hầu như bất kể đêm hay ngày tại Quảng Tín đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của Tướng Ngô Quang Trưởng nên ông ra lệnh cho tướng Nguyễn Duy Hinh điều động Trung Đoàn 2/Sư Đoàn 3BB từ Quảng Nam vào tăng cường cho mặt trận Tam Kỳ trong ngày 13/03/1974. Như biết được kế hoạch điều binh của Quân Đoàn 1,  Quân Khu 5 của địch gom các lực lượng từ Quế Sơn và Hiệp Đức ( gồm một tiểu đoàn chủ lực tỉnh, các tiểu đoàn biệt lập và một trung đoàn chính quy lấy từ lực lượng đang kiểm soát vùng Nông Sơn- Trung Phước) tấn công để tạo áp lực tại phía tây Thăng Bình và ngay ranh giới Quảng Nam, Quảng Tín trong hai ngày 14 và 15/3/1975. Do đó, trung đoàn 2/SĐ3BB - thay vì xuống Quảng Tín để tiếp viện cho mặt trận Tam Kỳ- đã phải chuyển hướng để hành quân khẩn cấp vào khu vực thung lũng Quế Sơn và chạm địch ngay lập tức tại vùng đồng bằng trải dài giữa hai tỉnh lộ 535 ( Quảng Nam ) và 534 ( Quảng Tín ). Ngoài một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 4/ SĐ2BB từ Chu Lai, được tăng viện khẩn cấp cho trung đoàn 5/ SĐ2BB, thì không còn đơn vị nào khác để tiếp ứng cho Tam Kỳ kể từ ngày 15-03-1975. Tuy nhiên, dù phải đương đầu với một lực lượng đông gần gấp 3 lần về mặt quân số, các đơn vị của SĐ2BB và LĐ12BĐQ cũng đã oanh liệt tái chiếm và giữ vững vị trí tại các trọng điểm Suối Đá, Đức Tân, Dương Lân ( cao điểm 90, trong vùng núi Yon ) Phú Ninh, Khánh Thọ Đông và núi Dương Côn. Chiến tranh về gần làm Tam Kỳ rúng động, ngoài các trường học đã phải đóng cửa từ ngày 10/03/75 ( vì tính mạng của học sinh bị đe dọa trầm trọng khi địch pháo kích bừa bãi vào thị xã ) thì Tam Kỳ vẫn sinh hoạt bình thường trong tiếng súng lớn, nhỏ liên tục vọng về hoặc tiếng đạn pháo nổ ngay trong phố.

Chúa nhựt 16/03/1975 - Thứ năm 20/03/1975.
Để dễ dàng theo sát diễn tiến của các trận đánh và cũng để thu ngắn thời gian tiếp nhận quân nhu và đạn dược, bộ chỉ huy Liên Đoàn 12 BĐQ dời bản doanh từ trong Tiểu Khu ra khu vực nhà ga xe lửa cũ ở ngoại ô tây bắc Tam Kỳ, còn hậu trạm của các tiểu đoàn thì được đưa vào trung tâm thị xã và đóng tại khu nhà dành cho Uỷ Ban Liên Hiệp 4 Bên trước đây. Dãy nhà này chỉ cách trường trung học công lập Trần Cao Vân- nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh tiền phương SĐ2BB- chừng 2 khu phố. Nhịp độ giao tranh bắt đầu tăng dần từ ngày 16/03/1975 nên đã có thêm nhiều đơn vị hành chánh và công sở phải đã phải ngưng hoạt động. Không khí chiến tranh đã thật sự tràn về thị xã vốn bình yên nằm trên quốc lộ 1 bấy lâu nay với các màu áo trận và quân xa thường xuyên qua lại nhiều hơn, tuy vậy vẫn còn sinh khí trong sinh hoạt hằng ngày nhờ hàng quán sinh hoạt bình thường và các phương tiện giao thông công cộng vẫn được duy trì trên đường phố. Trong khi tình hình ở hướng đông của quốc lộ 1- tức phần lãnh thổ dọc theo ven biển- chỉ rộn lên vài cuộc chạm súng giữa du kích với các đơn vị ĐPQ và Nghĩa Quân, thì bên hướng tây và tây nam của Tam Kỳ đã xảy ra những trận giao tranh khốc liệt giữa bộ đội chính quy bắc việt và các đơn vị của Bộ Binh và BĐQ tại các trọng điểm Suối Đá, Đức Tân, Dương Lân, Phú Ninh ( SĐ 2BB ) Khánh Thọ đông, núi Dương Côn và núi Ngọc ( LĐ 12BĐQ ) Ý đồ của địch đã rõ ràng: đánh tốc chiến để dứt điểm Tam Kỳ sau khi đã làm chủ được toàn vùng phía tây ( Tiên Phước ) và tây nam ( Hậu Đức- Phước Lâm ) một tuần trước đó. Các đơn vị VNCH bị lâm vào tình trang thiếu hụt quân số và đạn dược một cách trầm trọng. Con đường vào Chu Lai thường xuyên bị du kích của địch quấy phá dọc theo đoạn Kỳ Liên - Lý Tín nên các đoàn công voa tải đạn đã hết sức vất vả trong hành trình hầu như từng ngày. Trong khi Trung Đoàn 5/ SĐ2BB và Liên Đoàn 12 BĐQ dốc hết toàn lực để chống giữ tại phòng tuyến phía tây và tây nam để bảo vệ Tam Kỳ, thì địch cũng ra sức cô lập tỉnh Quảng Tín bằng cách thường xuyên quấy rối rồi tấn công quận Lý Tín, cắt đường tiếp vận ở phía nam và gây áp lực để cầm chân Sư Đoàn 3BB và Thiết Kỵ 11 tại Thăng Bình, quận cực bắc của tỉnh Quảng Tín.

Ngày thứ sáu 21/03/1974 và thứ bảy 22/03/1975
Vào lúc rạng đông ngày 21/03/1975, địch tấn công các căn cứ 175 tại Suối Đá và tại cao điểm 375 ( trên đỉnh Bàn Quân ) cũng như tại núi My ( cao điểm 78 ), Dương Lâm ( cao điểm 97 ) và trên vùng núi Yon ( căn cứ 83 ). Cùng lúc đó, trung đoàn Ba Gia của địch- được thiết giáp và 2 tiểu đoàn chủ lực tăng cường cũng tấn công các đơn vị khác của trung đoàn 5/SĐ2BB tại núi Tân Lợi, đồi Phú Ninh và khu vực núi Cốc, Núi Lân dọc theo hành lang của tỉnh lộ 531 và con sông Tam Kỳ. Trong khi Trung đoàn 5 vất vã chống đỡ tại phía tây nam thì tình hình chiến sự tại phòng tuyến của Liên Đoàn 12BĐQ ở hướng tây và tây bắc của Tam kỳ cũng sôi động không kém. Địch mở đầu trận chiến bằng cách cho đặc công giựt sập cầu Kỳ Phú trên tỉnh lộ 586 ở phía tây bắc Tam Kỳ đêm 21/03/1975. Sau đó, các lực lượng thuộc tỉnh đội ( D72 ) và huyện đội Tam Kỳ ( V12 ) đồng loạt tấn công núi Cấm, núi Kỳ Phước ( cao điểm 104 ) và trong khi Cẩm Khê, núi An Hà, bị chủ lực tỉnh uy hiếp thì sư đoàn 2CSBV tung toàn lực tấn công phòng tuyến của các tiểu đoàn 21 và 37BĐQ tại vùng đồi Đức Tân, Thạnh Đức  ( Kỳ Ngọc, Kỳ Long , Kỳ An ) Khánh Thọ Đông ( cao điểm 110 ) cũng như tại tuyến đóng quân của tiểu đoàn 39BĐQ tại núi Dương Côn, núi Ngọc và xã Kỳ Phú. Các đơn vị tham chiến tại Quảng Tín đã không có quân trừ bị và không còn đường tiếp ứng vì sau khi đoàn xe phối hợp của sư đoàn 2BB và LĐ12BĐQ tải chuyến đạn cuối cùng từ Chu Lai về Tam Kỳ vào trưa ngày 22/03/1975 thì trung đoàn 36 của bộ đội cộng sản đã thành công trong việc tấn công và cô lập quận Lý Tín ngay đêm hôm đó để cắt đứt quốc lộ 1 và ngăn chận ý định tăng cường cho Tam Kỳ hai tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 4/SĐ2BB của chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh SĐ2BB.

Cường độ giao tranh tại Quảng Tín đã lên đến mức tử chiến trong hai ngày 21 và 22/03/1975. Báo cáo thương vong từ các nơi gọi về đã lên đến mức báo động và trong khi đó thì phi pháo cũng bị hạn chế về mặt số lượng. Chỉ riêng pháo đội ( gồm 4 khẩu 105 ly ) của liên đoàn 12 BĐQ vừa nhận tiếp tế ngày 22/03 thì buổi tối hôm đó đã gọi về bộ chỉ huy Liên Đoàn xin thêm đạn. Bộ tư lệnh tiền phương của sư đoàn 2BB cũng rối rắm không kém khi ban 4 của LĐ 12BĐQ vào tận bản doanh đặt trong trường trung học tỉnh lỵ ( trường Trần Cao Vân ) để xin thêm đạn dược và các loại tiếp liệu phẩm cần thiết. Mang tiếng là tăng phái cho sư đoàn 2BB nhưng phòng 4 của sư đoàn cũng rất công bằng với BĐQ trong việc phân phối đạn dược. Nhưng phải nói là cả hai đơn vị đang " đồng cam cộng khổ " vì tiếp liệu thì như mưa rào tưới ruộng khô, mà nhu cầu chiến trường thì đang bước vào giai đoạn xả láng của một canh bạc. Thật là buồn lòng khi mọi thứ đều phải tiết kiệm, kể cả xương máu của chiến sĩ QLVNCH. Từng đơn vị của sư đoàn 2BB và BĐQ lần lượt bể tuyến. Các căn cứ của BĐQ trên Dương Côn, núi Ngọc, Khánh Thọ cùng với vùng đồi Thạnh Đức tiếp theo nhau rơi vào tay địch quân. Dưới áp lực của cộng quân, tiểu đoàn 21 và 37 BĐQ đành rút về cố thủ tại vùng Xuân An, Chiên Đàng, Phú Trạch, còn tiểu đoàn 39BĐQ thì bảo vệ mặt bắc dọc theo tỉnh lộ 586. Sư đoàn 2BB thì phá vòng vây, lui binh từ Bàn Quân, núi Cốc, Kỳ Tân, Dương Lâm về tận Trường Xuân, Khánh Tân và tái tổ chức lại đội hình và tuyến phòng thủ tại vòng đai quanh Xuân Trung, Phú Trà, Kỳ Nghĩa là những xã, thôn, ấp phía tây nam, ngay cạnh phi trường Tam Kỳ. Một số quân nhân bị lạc đơn vị nên đã di tản qua phòng tuyến của bạn như trường hợp của nhiều quân nhân thuộc các toán trinh sát của trung đoàn 5 đã theo BĐQ rút về Chiên Đàn, Phú Trạch và có người còn về tận Tam Kỳ trình diện ngay tại bộ tư lệnh tiền phương sư đoàn 2BB tại trường Trần Cao Vân. Ngược lại, đã có khá nhiều chiến sĩ Biệt Động Quân từ cao điểm Charo ( Khánh Thọ đông ) và vùng đồi Đức Tân- sau khi tan hang-  đã dạt về phía Dương Lâm và kẹt luôn tại đó với các chiến sĩ của tiểu đoàn 2/5/SĐ2BB còn đang cố thủ.

Chúa nhựt 23/03/1975
Địch bày thế trận, chọn sân chơi. Ta lâm vào thế bị động ngay từ phút đầu lâm chiến. Địch chiếm đâu, giữ đó. Ta cạn láng lần hồi. Đất thuộc về người. Dân cũng cùng đường lánh nạn nên một số phải ở lại nơi chôn nhau cắt rốn vì không thể theo chân của Lính như trường hợp người dân lành của vùng núi Tiên Phước- Hậu Đức trong những ngày vừa qua. Trên đường lui quân vội vã, đã có nhiều tử sĩ phải nằm lại trên tuyến đầu.Trong giờ phút quyết liệt nhứt của chiến trận, sự di tản của toàn thể thương binh đã là một cố gắng tột cùng của các đơn vị. Việc bỏ lại đồng đội các cấp tại mặt trận là việc chẳng đặng đừng, đó là chưa nói đến việc kêu gọi phi pháo dập ngay trên hố chiến đấu trong khi đã " cài răng lược " với quân địch. Sự quyết chiến và quyết tử này của tiểu đoàn 2/5/SĐ2BB đã chận đứng sự di chuyển của cộng quân tại tỉnh lộ 531 và 533 trong đêm 22/03/75. Nhờ đó mà Trung Đoàn 5 mới có cơ hội chỉnh đốn lại đội hình và dàn trận tuyến mới, chỉ cách Tam Kỳ chừng hơn một tầm đạn hiệu quả của súng cối 61 ly. Sự hy sinh nào cũng kèm theo nỗi đau lòng khôn tả. Dân không còn Lính để bảo vệ làng thôn nên đành mang danh phận " vùng giải phóng ". Lính không còn Dân thì chẳng khác gì con cá thiếu nước hay con người thiếu dưỡng khí. Hậu phương của địch là rừng núi thâm sâu, là Trường Sơn ngút ngàn cây lá. Hậu phương của Lính là thôn trang phú túc và thành thị muôn màu. Nay thôn trang đã lọt vào tay địch nên người Lính co về bảo vệ phố xá của phần đất tự do bây giờ đã trở thành một ốc đảo. Tam Kỳ vẫn gượng sống từng ngày và gần như bị tê liệt hoàn toàn khi đến thứ bảy 22/03/75 thì Ty Bưu Điện Tam Kỳ cũng phải chính thức ngưng hoạt động.
Bỗng dưng tiếng súng vang trời từ hai tuần qua thưa dần rồi im hẳn vào buổi xế trưa của ngày 23/03/1975. Các đơn vị tham chiến hối hả chấn chỉnh nhân lực. Việc tái phối trí cũng như di chuyển thương binh được thực hiện trong tình trạng khẩn cấp. Chỉ đáng buồn hơn hết là đạn dược đã cạn. Sau mấy ngày cao điểm vừa qua, ai cũng đau lòng vì chuyện đánh đấm mà phải dè xẻn, tính toán về mặt yểm trợ và tiếp vận. Người Lính QLVNCH chưa bao giờ lâm vào tình trạng bi đát như lúc này: phi pháo đều hạn chế vì không phải chỉ có Quảng Tín mà toàn cõi Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1- từ Quảng Trị vào tới Quảng Ngãi- đều có nhu cầu ngang nhau. Thì cũng đành tới đâu hay tới đó. Lính mà Em!
Chiến trường lắng dịu không có nghĩa là tình hình đã yên ổn. Trong hoàn cảnh của Tam Kỳ chiều nay thì câu hỏi lảng vảng trong đầu mọi người là đối phương đang toan tính những gì. Địch cũng đang gom quân chuẩn bị cho cú tấp dứt điểm, hay đang say men chiến thắng và chỉ lo vơ vét chiến lợi phẩm hoặc bận khoác lác với người dân hôm qua còn thuộc quốc gia, bây giờ đã nằm trong sự cai trị của nón cối và dép râu. Tam Kỳ đang sinh hoạt trong tình trạng người dân đã bỏ đi quá nửa. Trên gương mặt của từng người còn ở lại là nỗi bất an mặc dù quán xá vẫn bán buôn như thường lệ. Lính vẫn còn đây, Dân chưa tuyệt vọng. Chiều nay yên lắng nhưng ngày mai sẽ ra sao?!  Tam Kỳ đang hồi hộp từng giờ và không khí ngộp thở không khác gì đang ở ngay trong mắt bão. Sự tĩnh lặng rợn người trước khi cuồng nộ bủa vây càng chùng xuống khi hoàng hôn gác núi. Bóng tối dày đặc hơn thường lệ vì đã có nhiều nhà trống, sân không và phố xá thưa thớt xe cộ di chuyển trên đường phố. Đêm lại về trong đặc quánh thinh không. Đêm dài nhứt của Tam Kỳ đang bắt đầu với câu hỏi: rồi mai sẽ ra sao?! Câu trả lời chỉ biết dành cho định mệnh!

HUY VĂN
( Kính dâng hương linh Tử Sĩ các cấp thuộc QLVNCH đã hy sinh trong trận chiến sau cùng tại Quảng Tín, tháng 3/1975.
  Để tưởng niệm cố trung tá Nguyễn Văn An, quyền liên đoàn trưởng LĐ12BĐQ và đại úy Quỳnh, trưởng ban 4/LĐ12BĐQ )
 photo 2016 - 11.gif
 LINK MEDIAFIRE ( 40 Năm Mậu Thân ):


- Tập 01: http://www.mediafire.com/download/mkt7x ... 8HD%29.mp3
- Tập 02: http://www.mediafire.com/download/dz8d8 ... 8HD%29.mp3
- Tập 03: http://www.mediafire.com/download/p5d55 ... 8HD%29.mp3
- Tập 04: http://www.mediafire.com/download/aq1ym ... 8HD%29.mp3
- Tập 05: http://www.mediafire.com/download/6h4el ... 8HD%29.mp3
- Tập 06: http://www.mediafire.com/download/j33t0 ... 8HD%29.mp3
- Tập 07: http://www.mediafire.com/download/gibag ... 8HD%29.mp3
- Tập 08: http://www.mediafire.com/download/23hgh ... 8HD%29.mp3
- Tập 09end: http://www.mediafire.com/download/hms80 ... 8HD%29.mp3
 photo 2016 - 13_1.jpg


Cám ơn anh Trương Giang.đã chia sẻ nhiều bài thơ, văn sưu tầm của Thủ Khoa Huân.
Caroline Thanh Hương

Thơ : TÌNH CHÍT KHĂN TANG ( Cung Trầm )
--------------------------------------------------------------------------------------------


CA KHÚC : GIỌT TƯƠNG TƯ
Thơ : Đỗ Thị Minh Giang
Nhạc : Nguyễn Hữu Tân
Ca Sĩ : Thanh Duyên
Hòa Âm : Đỗ Hải
Youtube : Duy Quang
-------------------------------------------------------------------

Thơ tranh : GỢI GIẤC MƠ TIÊN
Thơ và Design Thơ tranh : Đỗ Công Luận.
----------------------------------------------------------------------------------------


Đọc Blog Người Phương Nam
Caroline Thanh Hương

SUBJECT:  Em Di Roi
www.lmstflorida.com/?1757                                                      
LYRICIST: SONG PHUONG
MUSIC COMPOSER: LMST
HARMONIST: Chua co
SINGER: Chua Co
YOUTUBE: Chua Co
               

*Xin phep tac gia Thi si cho duoc cong tac phan am nhac
va duoc pho bien bat vu loi tren mot so Dien dan bon phuong

*When I give you my time, I’m giving you a portion of my life.

CUNG MOT DE TAI:

https://www.youtube.com/watch?v=Ni9Id9L7U2Q Vinh Biet, Am Duong (Nhac va Loi Lmst)

www.lmstflorida.com/?1004 Am Duong Doi Nga (Tho Han Thien Luong)
www.lmstflorida.com/?1038 Bai Tho Cuoi Cung (Tho Chanh Phuc)
www.lmstflorida.com/?1412 Dau Gach Ngang (Tho Le tuan Dat)
www.lmstflorida.com/?1284 Do Not Weep (Mary Elizabeth Prye)
www.lmstflorida.com/?1460 Ngam Ngui Thang Nam (Tho Vinh Ho)

www.lmstflorida.com/?1508 Ngan Thu Vinh Biet I (Tho Nguyen Hoang Linh)
www.lmstflorida.com/?1509 Ngan Thu Vinh Biet 2 (Tho Vinh Ho)
www.lmstflorida.com/?1510 Ngan Thu Vinh Biet 3 (Tho Tuan Dinh)
www.lmstflorida.com/?1299 Nho Mot Chieu Xuang (Tho Minh Chau Soi Bien)
www.lmstflorida.com/?1085 Thoat Tran (The Nguyen Bong)

www.lmstflorida.com/?1388 Thuong Tiec Nhan Tai (Tho Ai Huu Bien Hoa)
www.lmstflorida.com/?340   Tre Gia Khoc Mang Non (Nhac va Loi Lmst1950)
www.lmstflorida.com/?1474 Vanh Khan Dau Xot (Tho Hoang Anh Nguyet)
www.lmstflorida.com/?1175 Vinh Biet Me, Tam Biet Cha (Tho Nguyen Ngoc Thach)
www.lmstflorida.com/?766   Ai Khanh, Hon Ngoc Luu Doi (Nhac va Loi Lmst)

www.lmstflorida.com/?922   Bac Ve Tien Canh (Tho The Nhan)
www.lmstflorida.com/?541   Duc Thanh Cha Da Bang Ha (Nhac va Loi Lmst)
www.lmstflorida.com/?795   Goi Theo Huong Hon Tac Gia Giot Sua Dat (Tho Ho Cong Tam)
www.lmstflorida.com/?102   Ghe Qua Tham Mo (Tho Lua Chin Mien Tay)
www.lmstflorida.com/?532   Ghe Qua Tham Mo (Tho Vo Thi Truc Giang)

www.lmstflorida.com/?387   Khi Anh Chet (Tho Minh Ho)
www.lmstflorida.com/?679   Khoc Anh (Tho Ngo Minh Hang)
www.lmstflorida.com/?454   Khoc Ban (Nhac va Loi Lmst)
www.lmstflorida.com/?793   Khoc Thuong Bo Cau Tran Khoa Trang (Nhac va Loi Lmst1975)
www.lmstflorida.com/?86    Kinh Cau Thu Ba Thang Chin (Nhac va Loi Lmst2001)

www.lmstflorida.com/?732   Mo Hoang Phe (Tho Tuyet Nga)
www.lmstflorida.com/?913   Nghia Trang Thien Than (Tho NH & VT)
www.lmstflorida.com/?13     Nguoi Tro Ve Nguon (Tho Minh Ho & Minh Ho Dao)
www.lmstflorida.com/?410   Quan Tai Buon (Tho Khanhg Nhii)
www.lmstflorida.com/?30     Que Nguoi Nam Xuong (Tho Pham Doanh)

www.lmstflorida.com/?762   Ra Di De Lai Cho Doi (Nhac va Loi Lmst)
www.lmstflorida.com/?421   Thi Dieu Cho Dong Bao Can Tho (Tho VNTVND)
www.lmstflorida.com/?267   Thuong Tiec Huyen Tran (Tho Huong Xuan)
www.lmstflorida.com/?590   Thuong Tiec Chuan Tuong Pham Ngoc Sang (Tho Ngo Minh Hang)
www.lmstflorida.com/?633   Thuong Tiec Chi Si Ngo Dinh Diem (Tho Thanh Nguyen)

www.lmstflorida.com/?227   Tien Biet Trung Tuong Ngo Quang Truong (Tho Phan Tuong Niem)
www.lmstflorida.com/?771   Tien Biet  (Tho Thanh Nguyen

 photo 2_14.jpg
Sau khi chúng ta đã thưởng thức chương trình, Thơ, Văn, Nhạc, kính mời quý anh chị theo chân chị Sương Lam đi ăn hàng ở Cali nhé.
Cám ơn chị Sương Lam.
Caroline Thanh Hương

Kính chuyển tiếp

 Cali cái gì cũng có. 
 Đi Cali ăn thức ăn Việt Nam tương đối an toàn và vệ sinh hơn ở Việt Nam bây giờ.  Smile!
 Cám ơn Thắng & Hunh chuyển tiếp nhé.
 Chúc vui cuối tuần

  Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
http://www.youtube.com/user/suonglam







 


Những món ăn thuần Việt ở Little Saigon tìm không khó. Không chỉ vậy các món ăn được trang trí rất tinh tế và thật sự rất ngon, khó cưỡng. Ở Mỹ ăn uống sướng hơn cả Việt Nam vì sạch sẽ an toàn hơn.
 alt

Phở gà Tuấn Cảnh. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Ði nhiều nơi, gặp nhiều người, câu được nghe nhiều nhất khi nhắc đến Little Saigon là “Ở đó đi ăn sướng hén!”

Trong mắt những người sống xa “Sài Gòn Nhỏ” thì nhà hàng, quán ăn ở đây sao nhiều và đa dạng đến mức khi nghe tôi “đi chợ nấu ăn” đã có người kêu lên: “Ở ngay trung tâm ăn uống mà mắc gì còn đi chợ! Bước chân ra ngõ bất kể giờ nào cũng có hàng quán mở cửa để ăn.”

Ờ, thì không đi chợ. Giờ mình đi ăn!

Ra đường tìm… phở

Cơm ăn ở nhà mỗi ngày rồi, giờ ra ngoài mình đi ăn phở.

Chưa bao giờ tôi ngồi xuống đếm xem quanh quanh Little Saigon này có bao nhiêu tiệm phở. Chỉ biết là nhiều, nhiều lắm. Mà cái hay của phở là hầu như ai cũng thích! Bởi, phở dễ ăn!

Một người bạn của tôi nói rằng bất cứ lúc nào bạn cũng đều có thể ăn phở được, và dĩ nhiên trong lúc đói bụng, món đầu tiên bạn nghĩ đến luôn là phở.


alt

Cá nướng da giòn Hồng Ân. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Cái hay nữa là phở nào cũng có khách, phở nào cũng sống được. Cho nên giới thiệu một tiệm phở yêu thích thật ra là nói theo khẩu vị mỗi người, và cả nét đặc trưng không giống ai của tiệm phở đó.

Có thể có người thích phở Quang Trung, có người thích phở Nguyễn Huệ, thôi thì để dành đến Mùng Năm Tết, tin thắng trận Ðống Ða Ngọc Hồi bay về thì mình kéo ra đó ăn mừng. Giờ thử vô quán phở Tuấn Cảnh, nơi từng được một thực khách tặng cho danh hiệu “phở chửi” xem sao. (Cái này dân gian gọi là tự dưng lựa chỗ “đoạn trường” mà đi.)

Không biết có phải vì “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ bay xa” hay không mà khi tôi đến, cố chọc tức hoài mà không ai thèm “chửi” hết trơn. Cho nên cứ từ từ mà thử món phở gà theo lời giới thiệu của anh bạn đồng nghiệp. Dù muốn dù không, phải công nhận là phở gà nơi đây ngon. Cái ngon bắt nguồn từ tô phở bánh tươi với hành tây trắng, hành ngò xanh rải mặt, nước chan óng ánh chút mỡ vàng đi cùng một đĩa thịt gà chặt nhỏ để riêng và chén nước mắm gừng trông bắt mắt.

Gắp lên miếng thịt gà vướng chút rau nêm dính theo, chấm vào chén mắm gừng đã hòa thêm tí ớt bằm. Ui chao. Mùi thơm của lá chanh xắt nhuyễn đeo theo miếng thịt dai và ngọt, quyện cùng vị của gừng, của ớt, của nước mắm pha vừa khẩu vị, sao mà đã. Lấy muỗng múc nước lèo từ trong tô, nóng hôi hổi, húp một cái. Rồi gắp thêm miếng bánh phở đưa vào miệng. Tất cả thật tròn vị! Cứ vậy mà từ từ làm tới, đến hết tô. Gật gù, được á. Mai mốt sẽ trở lại để thấy nụ cười hiền lành, chịu đựng của chú phục vụ, chứ không còn tiếng chửi lạc lõng trên xứ văn minh của chàng trai trẻ nào đó như từng bị đả kích. Nhưng quan trọng hơn, là, miếng thịt gà quấn quít lá chanh non như cứ muốn níu chân mình quay lại. (Mà phải trở lại trước 4 giờ chiều mỗi ngày, sau giờ đó, quán tắt đèn. Lạ hén!)

Tuy nhiên, nhiều người chỉ thích phở bò. Thì mình đi ăn phở bò.


alt

Cao lầu Faifoo. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Dù cửa tiệm là phở, nhưng số tiệm chỉ sống bởi phở, mà lại duy nhất phở bò, phải nói là đếm trên đầu một bàn tay. Thử coi, Phở 86 cạnh chợ Starter Bros trên đường Brookhurst nè, Phở Kim Qui trên đường Euclid gần góc Warner nè, còn gì nữa không ta?

Trong số ít ỏi này, Kim Qui là tiệm gây nhiều “tranh cãi.” Người thì bảo “Muốn ăn phở ngon phải vào Kim Qui.” Người lại nói như đóng đanh, “Cho dù có ngon bao nhiêu cũng không vào, vì ghét cái kiểu cách của những người trong tiệm.”

Cho nên, ai nghe lời tôi, thử vào đây, mà lỡ, lỡ thôi nha, bởi tôi ăn ở đây dễ chừng 7-8 năm rồi, từ chỗ cũ chuyển sang chỗ mới, tôi chưa từng trở thành “nạn nhân” như những lời đồn, ngoại trừ cái mặt “ngầu ngầu khó ưa” của anh chàng trong tiệm (mà, cha sanh mẹ đẻ ra cái mặt ảnh vậy, rồi làm sao sửa ta?) – mà lỡ bị “khó chịu” thì đừng đổ thừa tôi. Nhưng vào vì nghe lời xúi rồi thì nhớ ăn gầu. Kêu tô phở gì cũng được, miễn phải có thêm miếng gầu.

Không hiểu sao mà miếng gầu của tiệm này nó lại khiến tôi mê đến vậy. Mê đến mức đi vào bất cứ tiệm phở nào, từ Cali qua đến Texas, Florida, Hawaii, Washington DC,… tôi đều kêu phở có gầu để so sánh. Nhưng mà không đâu miếng gầu quyến rũ tôi hơn miếng gầu ở Kim Qui. Miếng gầu màu vàng nhạt được cắt mỏng đến độ nó muốn xoắn lại. Thơm mùi bò. Giòn xừng xựt. Gắp miếng gầu, nhúng vào chén nước chấm hòa lẫn tương đen, tương ớt, chút tiêu, chút chanh. Ðưa vào miệng. Trời ơi, gầu ơi là gầu.

Ăn bánh… nhớ trả tiền

Ðến Little Saigon còn là để thưởng thức các loại bánh “mặn.” Dĩ nhiên, muốn ăn bánh phải trả tiền, không có “free.”


alt

Các loại xôi dành cho ăn vặt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Hình như ngoài Little Saigon, không nơi nào có hẳn những tiệm chuyên bán bánh xèo, bánh ướt, bánh cuốn, bánh bao, bánh… canh như thế.

Ngày tư ngày Tết, ê hề với thịt kho, giò chả, giờ rủ nhau đi ăn bánh xèo cho có cải có rau, nghe cũng hấp dẫn lắm. Mà nói bánh xèo thì phải nói đến nhà hàng Vân trên đường Brookhurst.

Chiếc bánh xèo mang ra vàng ươm, cạnh giòn rụm. Vỏ bánh mỏng. Nhân thì tùy người gọi. Tôi thì vẫn thích bánh xèo có nhân tôm thịt, thêm chút đậu xanh và giá. Nhiều người thích dùng cọng cải xanh to thiệt là to, xắn miếng bánh xèo để lên, ngắt thêm vài cọng rau thơm đặt vào, cuộn lại. Chấm nước mắm pha, có ít dưa chua trắng đỏ điểm xuyết. Vị beo béo của thịt ba chỉ, vị ngọt của tôm, cùng đậu xanh bùi bùi, giá vừa chín, hòa cùng bột, cùng rau, cứ thế mà cuốn hết cuốn này đến cuốn khác. Ăn cho thỏa thuê cảm giác một món ăn rất dân dã, rất Việt Nam.

Ai không thích rau, không thích tay bốc tay cuốn, thì đi ăn bánh ướt tráng tay (dĩ nhiên là chẳng ai tráng bánh bằng… chân, nhưng gọi bánh tráng tay để phân biệt với tráng… máy vậy). Bánh ướt, bánh cuốn kêu đĩa nào tráng đĩa đó chắc chỉ có đặc biệt nơi vùng này. Người thích Tây Hồ, người thích Tàu Bay, tôi thì thích Tân Hồng Mai.

Nếu chưa ăn, muốn thử thì cứ đĩa đặc biệt mà kêu. Sau một hồi chờ đợi, bạn sẽ thấy một đĩa có ít bánh ướt Thanh Trì (tức toàn là bột tráng mỏng), vài miếng bánh cuốn nhưn thịt nướng, nhưn tôm cháy, vài lát chả lụa, chả quế xắt mỏng vừa phải, lại có miếng tàu hủ chiên nóng giòn, có cả miếng bánh cống. Và một đĩa giá trụng, được mang ra.

Cho ít ớt bằm vào chén nước mắm. Gắp từng miếng bánh nhúng vào chén rồi cho vào miệng cũng ngon, mà chan hết nước mắm vào đĩa, rồi từ từ gắp ăn cũng tuyệt.

Cái ngon của đĩa bánh ướt/cuốn tráng tại chỗ là nó vừa ấm mới ra lò, ăn không bị lạnh tanh mùi… tàng trữ. Và bánh cuốn ngon không bao giờ có lớp bột dày cui. Mà nó mỏng mảnh, dai dai. Không khiến mình ngán.



Các món ăn chơi

alt 
Ðủ loại chè cho khách togo. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)


Nói “ăn chơi” cũng là bắt chước người ta nói cho vui nhà vui cửa, chứ ăn rồi thì bụng no cành hông chứ chơi nỗi gì.

Tuy nhiên, những món tôi muốn giới thiệu với mọi người khi đến Little Saigon, ngoài cơm cơm, phở phở, bánh bánh, là cá nướng, là gỏi mực, là cao lầu, là bún gỏi và, là lạc xá.

Ði ăn cao lầu ở Faifoo, ăn bún gỏi và, lạc xá ở Song Long bạn có thể đi một mình, kêu một tô, rồi thủng thỉnh nhấm nháp tô cao lầu để mà nhớ về Hội An với đèn lồng đỏ treo cao cao, hay thả hồn vào vị chua nhè nhẹ của tô bún gỏi và mà nhớ về miệt Cần Thơ gạo trắng nước trong, hoặc hít hà cùng tô lạc xá mà suy nghĩ xem ai là người đã chế ra món ăn này, có liên quan gì đến với những ông Cà Ri Ấn Ðộ hay không.

Nhưng đi ăn cá nướng hay gỏi mực gỏi xoài mà đi một mình thì hơi “lạc quẻ,” mà cái lạc quẻ đầu tiên là một mình ăn không có hết!

Cứ tưởng tượng bước vào quán Hương Ðồng Cỏ Nội, nhà hàng Lẩu Ðồng Quê, Favori hay quán Hồng Ân Bò 7 Món (vô quán bò kêu cá nướng, cũng tức cười hén) gọi món cá nướng da giòn. Chờ một chốc, một đĩa rau to, xanh um các loại được dọn ra cùng nước mắm me hay mắm nêm, rồi khay bánh tráng để cuốn, cuối cùng là… một “nàng tiên cá” bông lau da giòn vàng rụm phủ đầy mỡ hành, và đậu phộng rang đập giập bên trên. Một mình mà ngồi xẻ cá cuốn bánh tráng sẽ buồn hơn “đêm 30” nhiều lắm. Cho nên, phải có bạn có bè, có chồng có vợ, có bồ có bịch, có anh có em ngồi ăn cùng nhau, vừa thưởng thức vị ngọt của thịt cá, cái giòn của miếng da, vị chua của miếng khế, cùng rau thơm, hòa trong chén mắm me, mắm nêm, vừa râm ran trò chuyện về “xứ Bolsa này sao mà lắm món ăn ngon” để thấy cuộc đời có những lúc thơi thới đáng yêu quá chừng.

Ở Little Saigon 'đi ăn cho sướng!'Muốn ăn chơi kiểu “dân dã” mà lại mắc tiền thì có thể đến Ốc&Lẩu trên đường Brookhurst (à, mà sao trên con đường này có nhiều quán ăn quá nhỉ). Vào đây thì cứ ốc tha hồ mà kêu, ốc hương nướng tiêu, ốc móng tay nướng mỡ hành, ốc len xào dừa, ốc gạo xào bơ,…) Muốn đậm đà thêm nỗi nhớ quê nữa thì làm luôn cái lẩu mắm, không ngon không về.


alt
Muốn ăn chơi dân dã mà ít tiền thì vào Chợ Tam Biên làm tô cháo lòng cho ấm bụng ngày Ðông, ai thích món bê thui thì cũng ở nơi này mà gọi. Nếu nói về người phục vụ thì tôi bình chọn đây là nơi có những cô, những chị nói chuyện dễ thương nhất trái đất.

Ai hảo ngọt sau khi ăn mặn thì có thể tạt qua Thạch Chè Mỹ Linh gần Cháo Cá Chợ Cũ nơi góc Westminster-Newland hoặc Chè Hiển Khánh trên đường Westminster hay trong khu chợ T&K ở đường Bolsa mua ly chè ba màu, ly sâm bổ lượng, hay dăm ba chén chè đậu trắng, trôi nước, khoai môn bạch quả… để tăng thêm dư âm ngọt ngào cho tình đời.

Tôi thì sau khi ăn lại thích ly cà phê sữa đá của tiệm Gala Bakery, cạnh bên quán Hương Giang chuyên trị các món ăn Huế. Uống thử một lần, là phải dặn lòng lần sau ghé lại uống thêm ly khác, để từ từ khám phá xem tại sao nó ngon lạ ngon lùng.

Ðúng là đến Little Saigon là để… ăn, mà ăn rồi thì hãy tạm “quẳng cái cân đi mà vui sống,” trước khi ì ạch chạy ra công viên hay leo lên treadmill chạy cho toát mồ hôi mẹ mồ hôi con, để còn mặc vừa quần áo đẹp đón Tết đến Xuân sang cùng tiếng cười rộn rã.