samedi 22 avril 2017

Chương trình thơ, văn, nhạc groupe Cát Bụi với chủ đề Nghe Đọc Truyện Về Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.


 
 
 
Tháng 4 năm 1975 là tháng mà những người sinh trước năm này không thể nào quên được.
Có những người Việt Nam đã ngã xuống cho dân tộc mình, cho đất tổ và có những người khác thắng hay thua, lịch sử cũng đã và đang chứng minh cho thế giới thấy rõ chuyện đằng sau cuộc chiến.
Ngồi ôn lại chuyện lịch sử, có những câu chuyện mà có thể có nhiều người chưa biết hay không biết trước đây, nếu họ không là người trong quân đội.
Kính mời quý anh chị nghe lại những câu chuyện lính, không phải do bất kỳ ai kể lại mà do một phóng viên chiến trường trên là Kiều Mỹ Duyên.
Bà may mắn đã theo sát được nhiều cuộc chiến vì được theo những phi vụ hay phái đoàn người Mỹ, nên từ trên không, bà đã trực tiếp nghe được lệnh hay đối thoại giữa chiến trường và bộ tham mưu.
Và nếu quý anh chị muốn sống lại hay hồi tưởng lại giai đọan kinh hoàng nhưng vinh quang và nhiều hy sinh của người cầm súng cho chính nghĩa mời quý anh chị nghe lại 10 đọan nghe đọc truyện được trích lại đây.
Chân thành cám ơn tác giả những bài viết, bài post lên các web.
Caroline Thanh Hương
 
Nhấn vào đường dẫn dưới đây để nghe đọc truyện
  photo Diapositive12.jpg
Tháng Tư, Mùa Quốc Hận.

Này anh, người lính hôm nao
Hy sinh, ngã xuống đồng bào nhớ thương.
Miệt mài chiến đấu can trường
Nhảy Dù, Biệt Động, những gương anh hùng.

Hải Quân, Trinh Sát, Không Quân
Công Binh, Biệt Kích, Mậu Thân nhớ đời.
Huế kia, Quảng Trị một thời
Một người ngã xuống, mười người đứng lên.

Bình Dương, An Lộc gọi tên
Ban Mê Thuộc đến Kontum nhọc nhằn
Ngừng chân, tác chiến... à không
Vô danh chiến sĩ súng buông là cùng.

Tháng Tư là tháng đau thương
Vào mùa Quốc Hận quê hương nơi nào?

Thanh Hương
22 tháng 4 năm 2017

Nhấn vào đường dẫn dưới đây để nghe đọc truyện

Kính chuyển
HV (HVC )

TÍNH SỔ MÁU XƯƠNG
THẢNG 3
Thế nước suy, vong! Lính đành buông súng
Giữa tang thương đứng gặm mối căm hờn 
Chốt thí bao năm chống giữ giang sơn
đành tức tưởi trói tay trong tủi nhục.

THÁNG 4
"
Chưa tàn cuộc đã mang thân tù ngục
Mán về xuôi, Lính thất thểu lên ngàn
Khỉ trên rừng vẫy đuôi tấu ..." vinh quang "
Người góc phố nghẹn ngào chờ chung cuộc.
THÁNG 5
Do định phận sẵn dành nên vong quốc
hay ván cờ thời cuộc bởi tay ai?
17 triệu dân, một nỗi u hoài
khi Nước mất, Nhà tan, Người...ly tán!
ĐỔI ĐỜI
Dù đã lắng cuộc chơi bằng súng đạn
vẫn đằng đằng sát khí khắp mọi nơi
Cả miền Nam gằm cúi mặt than trời
Quân cướp nước vênh vang lời .." thần thánh "
" Vận hội mới " mà sao đầy nghịch cảnh?!
Hòa bình đâu?! Sao lắm cảnh nhiểu nhương
Có ngày nào êm ả trên quê hương
hay chỉ thấy đất bằng luôn dậy sóng?!
Thì ra kẻ xưng mình đi " giải phóng "
Hiện nguyên hình loài cộng sản bất nhân!
Bắc lẫn Nam lâm vào cảnh cùng, bần
Khi Hà Nội " hiến thân " cho quỷ đỏ.

CÁO TRẠNG
Có thời nào Bắc Kinh không dòm ngó
mảnh giang sơn của con cháu Lạc Hồng?!
80 năm! Đảng bán rẻ non sông
cho chủ thuyết và tà quyền cộng sản.
Đã lộ rõ cuồng tâm loài " cách mạng "
Tự do đâu!? Sao chỉ thấy ngục tù?!
Ấm no gì khi cả một lũ ngu
cố đập đổ, hiếp dâm nền Dân Chủ!?
Miền Nam một thời vốn luôn no, đủ
Vì chúng bây nên đã chịu lầm than
Hạnh phúc nơi đâu khi cả đám việt gian
chỉ hăm hở tranh nhau từng thước đất!
Sau 42 năm hai miền thống nhất
Dòng cuồng lưu vẫn cuồn cuộn xuôi nam
Từ Dân đen cho đến bọn quan tham
ai cũng muốn vào Sàigòn kiếm sống.
Ai gây cảnh lưu vong?
- Là giặc cộng!
Kẻ nào làm quốc phá?
- Hồ Chí Minh!
Đảng của ai?
- Của tàu cộng Bắc Kinh!
Vậy Dân Tộc?
- Chẳng khác chi nô lệ!
Tội của chúng bây nhiều vô số kể
Sẽ có ngày Dân tính sổ máu xương
Sớm muộn gì trên khắp chốn quê hương
Nắng sẽ rạng trời quang mừng vinh Sử!
HUY VĂN

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Chương trình Văn Học - Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm xin được giới thiệu nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên và những đóng góp của bà đối với nền báo chí Việt Nam từ thập niên 1960 cho đến nay.
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2008-11-23
chinh-chien-dieu-linh-200.jpg
Bìa sách "Chinh Chiến Điêu Linh" Photo: RFA
Kiều Mỹ Duyên tên thật là Nguyễn Thị Ẩn, trước năm 1975 bà cộng tác với các báo Công Luận, Hòa Bình và Trắng Đen. Từ 1964 bà chuyên viết phóng sự về xã hội và chiến trường. Năm 1976, bà vượt biên và định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ. Năm 1982, bà tốt nghiệp Báo Chí, Chính Trị và Địa Ốc tại California State University of Fullerton.
Thì những cảnh đó làm cho chúng tôi thấy rằng tình cảnh của vợ chồng nó thấm thía không thể tưởng tượng được, mà không có cái xứ sở văn mình nào mà có cái tình cảnh thấm thía như tình cảnh vợ chồng của người Việt Nam vào các thập niên 1960, 1970 và những thập niên trước đó.
Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên
Từ lúc định cư tại Orange County (Quận Cam) cho đến nay, bà vẫn viết cho hầu hết các báo Việt Ngữ tại Hoa Kỳ về những vấn đề chuyên môn, sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn, cũng như cuộc sống của các cựu tù nhân chính trị.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bà chuyên viết những phóng sự chiến trường cùng những mảnh đời song song với cuộc chiến. Sự nghiệp viết lách của bà gắn liền với những cuộc hành quân và nhiều chiến trường khốc liệt của thập niên 1960.
Là một nữ ký giả xuất sắc trong thời gian chiến tranh, Kiều Mỹ Duyên đã đi qua rất nhiều địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến. Bà ghi chép lại những kinh nghiệm, những sự thật và những trận đánh đẫm máu trong tác phẩm “Chinh chiến điêu linh” vừa mới phát hành hồi gần đây. Trong một lần công tác tại California chúng tôi có dịp nói chuyện trực tiếp với bà về những thành tựu và kinh nghiệm mà bà đạt được, trước tiên ký giả Kiều Mỹ Duyên cho chúng tôi biết những ngày đầu tiên bà bước chân vào làng báo:

Viết báo từ tiểu học

Kiều Mỹ Duyên: Kiều Mỹ Duyên bước vào nghề ký giả thật là một sự tình cờ. Lúc còn học tiểu học thì cô giáo dạy ở Lớp Ba có nói là những bài văn của Kiều Mỹ Duyên ở trong lớp được quá, cô giáo khuyến khích viết và cô giáo đem xuống Sài Gòn đăng tờ báo Trẻ, tờ báo trẻ con - tờ báo thiếu nhi đó, xong được tiền nhuận bút. Rồi từ đó tự nhiên mình thấy mình mới có 11-12 tuổi mà đã làm ra tiền bằng ngòi bút của mình nên từ đó cứ viết, và viết cũng được sự giúp đỡ của cô giáo.
Mặc Lâm: Thưa, bà có nhớ những bài viết đầu tiên của bà có mặt ở tờ báo nào hay không ạ?
Kiều Mỹ Duyên: Kiều Mỹ Duyên mới viết bài cho tờ báo Công Luận, viết cho tờ báo Hoà Bình. Viết cho Công Luận thì viết cho một trang, giữ cho trang Người Yêu Của Lính. Hễ người nào thương yêu lính thì gửi bài tới, rồi Kiều Mỹ Duyên đọc và lựa những bài nào hay nhứt thì đăng lên đó. Rồi lính lại viết thư về Thương Người Hậu Phương. Thì trang đó là một trang rất là lãng mạn của những người nữ sinh - sinh viên của thành phố.
Mặc Lâm: Bà có thể kể hoàn cảnh nào khiến cho bà tham gia trực tiếp viết bài về những trận đánh trước năm 1975 hay không?
Tôi thấy cái vai trò truyền thông ở hải ngoại vô cùng quan trọng, nhứt là bây giờ cái internet, chẳng hạn như một phái đoàn trong nước sắp sửa qua đây thì người ta chỉ cần biết một hai ngày thôi là số người đi biểu tình có thể vài ba chục ngàn người.
Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Phóng viên chiến trường

Kiều Mỹ Duyên: Vì biến cố Mậu Thân thì chúng tôi đi theo các đoàn y tế giúp đỡ những người bị thương hay những trẻ em mà cha mẹ bị chết thì bồng những trẻ nhỏ đó đưa vào các cô nhi viện ở thành phố, rồi gửi những bài viết đó đến tòa báo và không ngờ bài của mình lại được đưa lên trang nhứt, chứ còn hồi đó mà viết cho báo tuổi thơ là đăng trang trong hay là trang phụ nữ, hay là trang của lính, người yêu của lính cũng đăng trang trong thôi. Vậy là tự nhiên vì biến cố Mậu Thân mà bài viết được đăng lên trang nhứt, và đó cũng là sự tình cờ mà mình trở thành ký giả chứ không nghĩ rằng mình là ký giả nữa, bời vì chúng tôi muốn sau này học xong ra làm một cô giáo thôi; mà học Luật Khoa hay là Văn Khoa thì cũng mong làm một cô giáo thôi chứ không có mong làm ký giả.
Mặc Lâm: Thưa, theo như bà vừa nói thì nghề phóng viên chiến trường chỉ là tình cờ mà bà theo đuổi thôi, nhưng mà theo chỗ chúng tôi được biết thì bà đã có nhận được một học bổng từ nước Úc cho phép bà theo học nghề ký giả vào thập niên 1960. Bà có thể cho biết thêm chi tiết về vấn đề này hay không ạ?
Du học ở Úc
Kiều Mỹ Duyên: Tòa Đại Sứ của Úc Châu có ra một thông cáo là có học bổng, thì có hai học bổng của Úc Châu (Australia) và Tân Tây Lan (New Zealand) là học bổng (scholarship) dành cho những người đậu Tú Tài theo học 4 năm và chính phủ Úc Châu đài thọ tất cả. Cũng là một sự tình cờ là khi mình nộp đơn vô và được Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam nhận rồi qua Tòa Đại Sứ Úc thi, rồi bên Úc chấm rồi cho đi, lên đường.
Mặc Lâm: Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam thì bà với tư cách là một phóng viên chiến trường, đi đây đi đó rất là nhiều, như vậy bà có một hoàn cảnh hay một tình huống nào mà đáng nhớ nhất trong đời cho tới nay vẫn còn đọng lại trong tâm trí của bà hay không?
Kiều Mỹ Duyên: Nhiều việc cảm động lắm. Chẳng hạn như là một người mẹ già có một người con trai duy nhất thôi mà người con trai đó tình nguyện vô Đà Lạt (Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam). Anh đó là sĩ quan Khoá 17 Võ Bị Đà Lạt và anh mất. Mà lúc nào anh đi ra bất cứ nơi nào ở một vùng nào trên chiến trường thì người mẹ, người vợ và mấy đứa con cũng đi theo. Cho nên chúng tôi thấy người mẹ thương con vô cùng, người vợ cũng thương chồng vô cùng. Và nhất là những người lính Thượng, một tiểu đoàn người Thượng thì có chừng một số các sĩ quan là người Kinh, còn bao nhiêu là người Thượng - người thiểu số, thì có một tiểu đoàn người Thượng thì có một tiểu đoàn vợ và mấy tiểu đoàn con, mà đi bất cứ nơi nào không có chỗ ăn chỗ hay trại gia binh đàng hoàng thì người vợ và các con vẫn theo chồng. Thì những cảnh đó làm cho chúng tôi thấy rằng tình cảnh của vợ chồng nó thấm thía không thể tưởng tượng được, mà không có cái xứ sở văn mình nào mà có cái tình cảnh thấm thía như tình cảnh vợ chồng của người Việt Nam vào các thập niên 1960, 1970 và những thập niên trước đó.

Vài lời khuyên

Mặc Lâm: Thưa, xin bà cho biết hành nghề ký giả ở Việt Nam và ở Mỹ thì sự khác biệt lớn nhất là gì ạ?
Kiều Mỹ Duyên: Nghề ký giả ở nước ngoài có nhiều phương tiện lắm, nhứt là khi mà làm cho người Mỹ thì được cung cấp rất là nhiều phương tiện. Cái khó khăn mà chúng tôi không có gặp phải, chẳng hạn như chúng tôi muốn gặp chủ tịch của hội đồng giám mục thì chúng tôi sẽ được gặp, hoặc là chúng tôi cũng đã từng gặp Tổng Thống George Bush cha, George Bush con, hay là Tổng Thống Carter. Đối với một người ký giả ở hải ngoại này muốn gặp các nguyên thủ quốc gia thì rất là dễ dàng, dễ hơn là hồi trước 75 ở trong nước.
Mặc Lâm: Nếu có một lời khuyên cho các thế hệ sau này thì bà sẽ nói gì? Bà sẽ nói về những khó khăn của người ký giả như bà thường gặp ở hải ngoại là trở ngại ngôn ngữ hay là phương tiện đăng tải bài viết hay những điều nào khác nữa, thưa bà?
Kiều Mỹ Duyên: Những cái khó khăn có thể gặp phải là ngôn ngữ. Nhiều khi nhiều người ở hải ngoại này muốn làm cho người ta hiểu cái tập quán phong tục của mình, nhưng cái thì giờ của nguyên thủ quốc gia không để cho mình nhiều đâu mà mình phải làm việc chung với người Mỹ tại địa phương, cho nên lúc nào chúng tôi cũng mong là các em các cháu ở quê nhà thế hệ thứ ba, thứ tư nếu muốn đi du học thì cái chuyện đầu tiên là học sinh ngữ như mình nói như người ngoại quốc mà mình hiểu cũng như người ở hải ngoại. Và người Việt Nam rất là thông minh, thế hệ thứ hai thứ ba rất thông minh, thì tôi nghĩ rằng bất cứ việc gì thì Kiều Mỹ Duyên nghĩ rằng họ cũng sẽ thành công.

Ảnh hưởng của truyền thông

Mặc Lâm: Là một người đang làm việc trong ngành truyền thông ở hải ngoại thì theo nhận xét của bà thì cái vai trò truyền thông có ảnh hưởng thế nào đối với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại đây?
Kiều Mỹ Duyên: Tôi thấy cái vai trò truyền thông ở hải ngoại vô cùng quan trọng, nhứt là bây giờ cái internet, chẳng hạn như một phái đoàn trong nước sắp sửa qua đây thì người ta chỉ cần biết một hai ngày thôi là số người đi biểu tình có thể vài ba chục ngàn người. Tại sao vậy? Tại vì truyền thông và radio 24/24, tivi 24/24, internet, rồi báo chí nữa, cho nên cái truyền thông đi rất là nhanh, chẳng hạn như là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ở bên Trung Quốc qua San Francisco mà đồng bào người Hoa chỉ biết trước có 24 tiếng đồng hồ mà 250 ngàn người đi biểu tình, họ bỏ hết công ăn việc làm để đi biểu tình. Cho nên ở cái xứ sở văn minh thì truyền thông quan trọng hàng số một, như các lần tranh cử tổng thống hay thống đốc thì vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng.
Quyển sách “Chinh chiến điêu linh” là những bài viết lúc mùa hè đỏ lửa từ ở Miền Nam, ở cao nguyên, ở biên giới Việt - Miên, Việt - Lào, Cao Nguyên Trung Phần, rồi những cô nhi viện, những bệnh viện dã chiến, v.v. thì những hình ảnh đó toàn là những hình ảnh thật, người thật, việc thật qua những bài viết này lưu lại ở (Thư Viện) Quốc Hội Hoa Kỳ …
Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Tác phẩm “Chinh chiến điêu linh”

Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì bà vừa phát hành tác phẩm bút ký chiến trường mang tên “Chinh chiến điêu linh”, bà có thể cho biết một vài chi tiết về tác phẩm này được không?
Kiều Mỹ Duyên: Quyển sách “Chinh chiến điêu linh” là những bài viết lúc mùa hè đỏ lửa từ ở Miền Nam, ở cao nguyên, ở biên giới Việt - Miên, Việt - Lào, Cao Nguyên Trung Phần, rồi những cô nhi viện, những bệnh viện dã chiến, v.v. thì những hình ảnh đó toàn là những hình ảnh thật, người thật, việc thật qua những bài viết này lưu lại ở (Thư Viện) Quốc Hội Hoa Kỳ, thì chúng tôi sau này mới đến (Thư Viện) Quốc Hội thu thập lại những bài viết đó, rồi sửa sang lại chút như sửa chữa dấu hỏi dấu ngã. Tinh thần của quyển bút ký chiến trường là chinh chiến điêu linh.
Mặc Lâm: Xin được hỏi bà một câu cuối cùng là sau nhiều năm theo đuổi sự nghiệp báo chí, bà có dự định gì cho những ngày sắp tới ạ?
Kiều Mỹ Duyên: Tất cả trong đời này cái gì cũng là sự tình cờ nhưng mà riêng suốt cuộc đời Kiều Mỹ Duyên là thích làm việc xã hội và cái mơ ước của chúng tôi suốt cuộc đời còn lại là giúp đỡ cho những người nghèo, những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ, hay là những người ở trong những làng quê hẻo lánh mà không được đi học thì mong rằng những đứa trẻ được đến trường, mong rằng những đứa trẻ có áo ấm mặc trong mùa đông và có thuốc men có thức ăn và có một đời sống văn minh cũng như tất cả mọi người. Ở hải ngoại này thì cái mơ ước về già chỉ là làm việc xã hội, làm việc truyền thông. Nói lên sự thật, mình thấy cái gì mình nói cái nấy, đó là mơ ước của chúng tôi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà về buổi nói chuyện ngày hôm nay.

Đường lối chính trị của những ứng cử viên tổng thống pháp, nhiêm kỳ 5 năm tới.

Kính mời quý anh chị đọc cho biết về những ứng cử viên tổng thống cho nhiệm kỳ 5 năm tới đây.

Chủ nhật, ngày 23 tháng 4 là ngày bầu cử vòng 1, để chọn 2 người trong số 11 người ra ứng cử.

Dưới đây là đường lối của quý ứng cử viên này, và mặc dù một trong số những người này được dân bầu lên làm tổng thống, cuộc tranh cử này đầy những biến chuyển.

Hệ thống thông tin internet được giới trẻ theo dỏi , quan tâm hơn hệ thống cổ điển báo chí, truyền hình vì ngoài việc lên làm tổng thống cho nước pháp, tầm ảnh hưởng đối ngoại của nước này còn liên quan đến khối âu châu và thương mại trong và ngoài nước.

Có những ứng cử viên chỉ bảo vệ cho khối âu châu, bảo vệ cho đồng tiền euro và những tiền tệ được thu lợi từ những người mua actions lấy lời và chỉ vì lợi ích riêng cho họ mà họ không ngừng phá hủy tất cả việc làm của người dân trong nước để mang ra xứ ngoài.

Bên cạnh những mánh khoé bôi lọ nhau hay bỏ nhỏ những tin tức được nghe lén, những ứng cử viên còn mua chuộc dân bằng những thay đổi đường lối theo cách nói sao cho được lòng người mà nội dung đường lối chính trị cũng ngả nghiêng theo chiều gió.

Cuối cùng, với số nợ mà nước pháp đang gánh và những áp lực từ khối âu châu, người dân nước pháp có thể chỉ như một chú ếch lại ngồi chờ người ta nung lửa nấu chín mình lúc naò không hay.
Tôi hy vọng là sẽ không thấy chuyện đó có thể xảy ra.

Kính chúc quý anh chị một ngày bình yên, mạnh khoẻ.

Bài đăng bằng tiếng pháp, nếu quý anh chị muốn đọc hiểu, xin dùng cách chuyển ngữ với Google hay Bing.
Caroline Thanh Hương

A quoi ressemblerait la France des onze candidats à l'élection présidentielle ?

Le Conseil constitutionnel a arrêté samedi la liste des onze candidats qui vont pouvoir se présenter les électeurs.




Onze candidats sont officiellement lancés dans la course à l\'Elysée. 
Onze candidats sont officiellement lancés dans la course à l'Elysée.  (MAXPPP)


franceinfoFrance Télévisions
Mis à jour le
Sortie de l'Union européenne ? Revenu universel ? Passage à une VIe République ? Les onze candidats à l'élection présidentielle, dont la liste définitive a été arrêtée samedi 18 mars par le Conseil constitutionnel, ont chacun leur modèle de société à proposer aux Français.
Sur la ligne de départ : Nathalie Arthaud, François Asselineau, Jacques Cheminade, Nicolas Dupont-Aignan, François Fillon, Benoît Hamon, Jean Lassalle, Marine Le Pen, Emmanuel Macron, Jean-Luc Mélenchon, Philippe Poutou.
Ils ont jusqu'au 23 avril pour convaincre les électeurs. En attendant, franceinfo vous résume l'essentiel de leurs programmes.

1Nathalie Arthaud

La candidate de Lutte ouvrière entend entre autres interdire les licenciements et augmenter le smic à 1 800 euros net.

Lire l'article

2François Asselineau

Le candidat de l'UPR fait de la sortie de l'Union européenne et de l'euro sa priorité. 

Lire l'article


3Jacques Cheminade

Le candidat de Solidarité & progrès, met la sortie de l'euro, la fondation d'un nouvel ordre économique et la conquête spatiale au coeur de son programme.
Lire l'article

4Nicolas Dupont-Aignan

Le candidat souverainiste veut renégocier les traités européens et lutter contre l'immigration.

Lire l'article

5François Fillon

Dans tous les domaines, François Fillon affiche une ligne clairement conservatrice.

Lire l'article

6Benoît Hamon

L'ancien ministre de l'Education revendique un programme novateur et très marqué à gauche.

Lire l'article

7Jean Lassalle

Le député des Pyrénées-Atlantiques veut revaloriser la place des communes et de l'Etat face à la mondialisation.

Lire l'article

8Marine Le Pen

Marine Le Pen reprend les fondamentaux du FN, à commencer par l'idée de préférence nationale.

Lire l'article

9Emmanuel Macron

Le candidat d'En marche ! défend un programme social-libéral teinté de flexisécurité.

Lire l'article

10Jean-Luc Mélenchon

Le candidat de la France insoumise prône un renouveau démocratique et une relance de l’économie par des investissements à but social et écologique.
Lire l'article

11Philippe Poutou

Interdiction des licenciements, agriculture bio, ouverture des frontières... Le candidat du NPA fait campagne autour du slogan "Nos vies, pas leurs profits".
Lire l'article



Và những lượm lặt những câu đùa lạ lẫm...
Présidentielle : 16 phrases totalement... par francetvinfo