lundi 15 avril 2019

Trần Văn Lương và bài thơ Đừng Oán Trách Trời Kia và một số hình ảnh ký ức chiến tranh Việt Nam.

tt

Kính mời quý anh chị đọc bài thơ tủi hận nhân dịp kỷ niệm tháng tư đen của anh Trần Văn Lương.

Cám ơn anh Lương đã cho đọc bài thơ về sự thật của chiến tranh giành và giữ nước toi công của những cố anh hùng vị nước vong thân.

Caroline Thanh Hương


Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần mùa Quốc Hận.

Dạo:
       Đừng than con Tạo vô tình,
Chính mình làm hại dân mình đấy thôi.

Cóc cuối tuần:

 Đừng Oán Trách Trời Kia

Đêm giãy giụa, gió lùa qua khe cửa,
Bàn thờ khuya, ánh nến thở phập phồng,
Người gục đầu, xót cho phận lưu vong,
Gần hết kiếp còn lông bông xa xứ.

Rồi nghĩ ngợi lan man về quá khứ,
Hết đổ thừa, lại trách cứ lang bang.
Trong phút giây nửa tỉnh nửa mơ màng,
Dường vẳng tiếng ai nhẹ nhàng khoan nhặt.
                           x
                      x        x
- Đừng oán trách trời kia không có mắt,
Bắt dân mình luôn mắc cảnh điêu linh,
Cao xanh vốn dĩ vô tình,
Chỉ vận chuyển theo lộ trình sẵn đặt.

Đừng trách mãi chuyện đồng minh trở mặt,
Lật lọng là cố tật chúng lâu nay,
Tiếc thay mình nhược tiểu lại non tay,
Thêm nội phản, nên giờ đây mạt lộ.

Đừng trách lỗi người dân đen thấp cổ,
Họ bao năm luôn đói khổ miệt mài,
Ăn bữa rày, chắc gì có bữa mai,
Nước có mất vào tay ai cũng thế.

Đừng trách kẻ đem xác thân bán rẻ,
Hoặc chạy tiền làm nô lệ bốn phương,
Họ là người bị lừa gạt đáng thương,
Đâu biết được Thiên đường kia chẳng có.

Hãy oán trách lũ tội đồ đầu sỏ,
Đám tay sai Tàu đỏ ở Ba Đình,
Bán giang san rồi khóa miệng dân mình
Bằng tù ngục, bằng cực hình thảm thiết.

Rồi kế đến bọn mang dòng máu Việt,
Vì lợi danh mà quên hết tổ tiên,
Trực tiếp hay gián tiếp giúp bạo quyền,
Để bọn chúng gây nên nghìn thứ tội.

Trách những kẻ đã một thời nông nổi,
Chuyên chở che bọn nón cối tà ma,
Giấu đặc công, du kích ở trong nhà,
Gom gạo, thuốc... chuyển ra bưng từng chuyến.

Trách những đứa xưa đua đòi "phản chiến",
Tuổi sinh viên chẳng lo chuyện học hành,
Hùa theo bầy thân Cộng để "đấu tranh",
Lúc nhúc khắp nẻo thị thành gây rối,

Trong khi những thanh niên cùng lứa tuổi,
Phải hy sinh lặn lội khắp chiến trường,
Quyết liều thân để bảo vệ quê hương,
Số phận đến, đành xương phơi máu đổ.

Hãy trách bọn có hành vi khả ố,
Quên hẳn thời khốn khổ chạy qua đây,
Được chút tiền chưa kịp ấm bàn tay,
Đã cuống quít về loay hoay xoay xở.

Đứa gần chết còn no cơm rửng mỡ,
Bỏ vợ nhà chuồn trở lại quê xưa,
Tồi bại chơi trò "cháo múc tiền đưa",
Kết lũ kết bè, say sưa sớm tối.

Lắm đứa được Vẹm bốc thơm bốc thối,
Đem lương tâm đánh đổi chút hư danh:
Đứa bày trò làm "từ thiện" loanh quanh,
Hãnh diện nghĩ mình sắp thành "Bồ tát",

Đứa lạy lục được bạo quyền cho hát,
Nói những câu đốn mạt đến kinh hoàng,
Đứa "yêng hùng" ra mắt sách rềnh rang,
Ngồi họp báo, mặt thếp vàng lơ láo.

Sau rốt hãy trách mình khờ khạo,
Vẫn tin lời quảng cáo ba hoa,
Lũ hoạt đầu lúc tranh cử tung ra,
Nên chọn rặt "dân ta" mà bỏ phiếu.

Có chức tước, chúng trổ mòi bất tiếu,
Đứa mặt mày kênh kiệu, khác ngày xưa,
Đứa về quê kiếm chác chút cơm thừa,
Đứa trắng trợn trở cờ, không che đậy.

Dân ta hỡi, sao còn chưa đứng dậy,
Vẫn ngủ yên, trông cậy mãi người ngoài?
Bao năm rồi nào có thấy một ai
Vì dân Việt mà ra tay "tế độ"!

Đã đến lúc phải cùng nhau tỉnh ngộ,
Để thấy rằng chỉ có chính dân Nam
Mới một lòng vì đất nước giang san,
Chấp nhận cảnh máu đào loang ngập đất.
                           x
                      x        x
Gió khẽ rít, người bàng hoàng dụi mắt,
Thoáng rùng mình, nghe lạnh ngắt toàn thân.
Tiếng lá rớt ngoài sân,
Thoảng như tiếng bước chân về thiên cổ.

Trên bàn thờ Quốc Tổ,
Ngọn nến tàn vẫn đổ lệ triền miên.
                  Trần Văn Lương
           Cali, Tháng Tư Đen 2019


Kính nhờ chị Thanh Hương cho đăng vài câu cảm tác tặng Thầy Đồ Lương cho anh chị em cùng đọc giải buồn  : 

Cảm tác sau khi đọc Đừng Oán Trách Trời của Thầy Đồ Lương 

NGỒI NHÌN LỆ NẾN ỨA RA DẦN

Thầy Đồ xót nước lại thương dân
 Cô đọng nên thơ đẹp tuyệt trần 
Khiến khách xem xong buồn đứt ruột ! 
Ngồi nhìn nến lệ ứa ra dần ....

LTĐQB




Kính anh Bái,
Cám ơn anh rất nhiều.
Và xin kính họa lại bài thơ của anh:

Bán nước lại còn giết hại dân,
Cộng Nô ác độc nhất gian trần.
Nếu mình cứ vẫn hoài im tiếng,
Một mảnh giang san sẽ mất dần.

Kính chúc anh Bái và quý anh chị một cuối tuần an vui.
Lương







Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP

Thứ Sáu, ngày 12/06/2015 19:59 PM (GMT+7)

Để đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhiều phóng viên ảnh xuất sắc của hãng Thông tấn AP được cử tới miền Nam Việt Nam. Hơn 40 năm sau khi Việt Nam thống nhất, hơn 50 bức ảnh của họ được trưng bày trong triển lãm “Việt Nam – Cuộc chiến tranh qua ảnh” diễn ra từ ngày 12 – 26.6.2015 tại nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Một số hình ảnh trong cuộc triển lãm:  
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 1
Đầu năm 1937, lính người Việt trong quân đội thực dân Pháp được huấn luyện tại một cánh đồng lúa...


Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 2
Những người lính này nằm trong trong số các tù binh được trao trả sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết chính thức nhằm chấm dứt sự chiếm đóng của Pháp. Tháng 8/1954, họ được trao trả tại Việt Trì và được đưa về Hà Nội bằng thuyền trên quãng đường dài 65 km dọc theo Sông Hồng sau khi được Việt Minh trả tự do.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 3
Tháng 8/1962, lính Việt Nam Cộng hòa kiệt sức, ngủ mê mệt trên một chiếc xe của Hải quân Mỹ đưa họ trở lại thủ phủ của tỉnh Cà Mau. Trước đó, trong một chiến dịch kéo dài bốn ngày, đơn vị bộ binh này đã chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở vùng đầm lầy ở điểm cực Nam của Việt Nam.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 4
Đây là vụ tự vẫn đầu tiên trong hàng loạt các vụ tự vẫn của các nhà sư. Ngày 11/6/1963, tại một đường phố Sài Gòn, nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bức ảnh này đã tạo ra làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới và góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhìn bức ảnh này trong phòng Bầu Dục, Tổng thống Mỹ John Kennedy nói với đại sứ của ông “Chúng ta sẽ phải làm gì đó với chính quyền này”.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 5 Tháng 7/1963, người phụ nữ Việt Nam bế một trẻ nhỏ trên tay, kéo một trẻ khác chạy về hầm trú ẩn sau khi ngôi nhà của họ cách Sài Gòn khoảng 96 km về phía Tây Bắc bị quân đội Việt Nam Cộng hòa đốt cháy. Phía sau là một phần ngôi nhà bị đốt cháy. Làng này bị nghi là nơi cung cấp nhu yếu phẩm cho khoảng 100 du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 6
Ngày 19/3/1964, một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Tấm ảnh này của Horst Faas nhận được giải Pulitzer cho ảnh năm 1965.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 7
Thượng sỹ không quân Lyle Goodin vác thi thể của một phụ nữ lớn tuổi, người bán hàng rong ở góc phố gần đó, khi một trái bom nổ trong chiếc xe ô tô đỗ trên đường Hàm Nghi gần Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn ngày 30/3/1965.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 8
Một người lính Mỹ đội mũ có khẩu hiệu viết bằng tay trên mũ (Chiến tranh là địa ngục) (tháng 6/1965) . Người lính này phục vụ trong Lữ đoàn Kỵ binh 173 bảo vệ sân bay Phước Vĩnh.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 9
Lính Việt Nam Cộng hòa tự chăm sóc vết thương sau khi chiến đấu căng thẳng với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Cheo Reo đầu tháng 7/1965.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 10
Cố vấn Mỹ dùng bạt treo trên đòn gánh để đưa một người lính bị thương tới một máy bay trực thăng Mỹ để sơ tán về Sài Gòn tháng 9/1965.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 11
Ngày 3/9/1965, một người lính Việt Nam Cộng hòa quỳ xuống gần dãy bao bố đựng xác đồng đội ở bờ ruộng tại đảo Tân Định ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau hai ngày tuần tra mà không tìm được địch, đơn vị này bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bao vây tấn công. Sau đó máy bay trực thăng Mỹ nhầm lính Việt Nam Cộng hòa là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nên đã xả súng vào đơn vị này. Những lính bị chết sau đó được máy bay trực thăng thu nhặt.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 12
Một lính Việt Nam Cộng hòa phải đeo khẩu trang, tránh mùi hôi thối từ tử thi lính Mỹ và miền Nam Việt Nam chết trong giao tranh với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở đồn điền cao su Michelin ngày 27/11/1965. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh bại Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 quân đội Việt Nam Cộng hòa, tiêu diệt phần lớn Trung đoàn và vài cố vấn Mỹ. Đồn điền này nằm giữa Sài Gòn và biên giới Campuchia là nơi thường xảy ra chiến sự trong suốt cuộc chiến tranh.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 13
Lính cứu thương Thomas Cole chỉ còn một mắt không bị băng tiếp tục chữa trị cho Thượng sỹ Harrison Pell trong một trận giao tranh ngày 30/1/1966. Bức ảnh này được đăng trang bìa tạp chí Life ngày 11/2/1966 và những bức ảnh của Henry Huet về trận đánh ở An Thi giành được giải Vàng Robert Capa từ Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 14
Xác của một lính dù Mỹ bị chết trong một trận đánh trong rừng gần biên giới Campuchia được kéo lên trực thăng trong chiến khu C ngày 14/5/1966 - khu vực bao gồm thành phố Tây Ninh và khu vực lân cận bắc Sài Gòn - là "đầu não" của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Nam Việt Nam.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 15
Trung sỹ dù James R. Cone cầm một con chó con khi dò dẫm trong một hang tại một bờ sông tại tỉnh Lâm Đồng ngày 24/7/1966. Phía bên trái là binh nhất George R. Rosen. Lính của Lữ đoàn Không vận 173 khi đó đang tìm kiếm du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong các hang.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 16
Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ đang cố cứu sống một đồng đội bị thương nặng gần khu phi quân sự (DMZ) giữa tháng 9.1966. Một số Thủy quân lục chiến bị chết khi Đại đội Tiên phong Bravo, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 26 bị tấn công trên một quốc lộ cách khu phi quân sự khoảng 1,6 km về phía Nam. Người lính Thủy quân Lục chiến bị thương này sau đó đã chết.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 17
Một người lính với súng trường bảo vệ một đồng đội bị thương khi hai người này bò trong bùn trong một trận giao tranh gần Phước Vĩnh giữa tháng 6/1967. Trong trận đánh kéo dài 30 phút, 6 lính của Đại đội B, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh 16, Sư đoàn 1, bị giết và 12 bị thương.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 18
Một lính Mỹ giúp một cụ già ốm yếu khi bà và những người hàng xóm phải di dời khỏi làng của họ tới ấp chiến lược ngày 5/1/1968. Phía xa xa, rặng núi bị  khói che mờ.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 19
Khi những người lính khác đang trợ giúp đồng đội bị thương, một người lính dù của Đại đội A, Sư đoàn Không vận 101 chỉ dẫn một máy bay trực thăng cứu thương qua khu rừng để đón những lính bị thương trong cuộc tuần tra kéo dài 5 ngày gần Huế vào tháng 4/1968.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 20
Tổng thống Lyndon Johnson tại phòng họp Nội các trong Nhà Trắng đang chuẩn bị bài diễn văn làm cho cả nước bất ngờ. Sau đó, ông tuyên bố: “Tôi sẽ không ra tranh cử và tôi sẽ không nhận đề cử làm ứng cử viên Tổng thống” ngày 30/3/1968. Trong diễn văn được đọc tối sau đó, Johnson cũng tuyên bố rằng Mỹ giảm ném bom miền Bắc Việt Nam với hy vọng thúc đẩy đàm phán hòa bình.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 21
Bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, trẻ em gào thét kêu cứu dọc đường 1 gần Trảng Bàng, phía sau là lính của Sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa ngày 8/6/1972. Cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, (ở giữa) phải cởi quần áo bị cháy trong khi chạy trốn. Những trẻ em khác (từ trái) là anh của cô Phan Thanh Tâm, người bị mất một mắt và Phan Thanh Phước và anh em họ Hồ Văn Bốn và Hồ Thị Ting. Bức ảnh này của Nick Ut đã giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1973.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 22
Trung tá Robert L. Stirm được gia đình chào đón tại căn cứ không quân Travis ở Fairfield, bang California khi ông trở về nhà ngày 17/3/1973 sau 5,5 năm bị bắt làm tù binh. Người đi đầu là con gái của Stirm Lori, 15 tuổi, sau là con trai Robert, 14 tuổi, con gái Cynthia, 11 tuổi, vợ Loretta và con trai Roger, 12 tuổi. (Mặc dù bức ảnh ghi lại cảnh phấn chấn của nước Mỹ với việc các tù binh được thả, nhưng câu chuyện của gia đình này thì không vui vẻ chút nào. Stirm đã biết rằng vợ ông đã đệ đơn ly hôn và cuộc hôn nhân của họ đã kết thúc trong cay đắng năm sau đó). Bức ảnh này của Sal Veder giành giả Pulitzer cho ảnh phóng sự năm 1974.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 23
Một phi công dân dụng Mỹ ở cửa máy bay cố giữ trật tự khi hàng ngàn sĩ quan, binh lính Việt Nam Cộng hòa và người thân cố lên máy bay trong cuộc di tản ở thành phố biển Nha Trang ngày 1/4/1975.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của AP - 24
Trong những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, lính hải quân Mỹ trên tàu SS Blue Ridge đẩy một chiếc trực thăng xuống biển để lấy chỗ trống cho các chuyến bay di tản từ Sài Gòn ngày 29/4/1975.

Theo Tất Định – Công Thọ (Danviet.vn)

 Đọc thêm bài trong Blog Báo Mai


----- Forwarded Message -----
From: BaoMai <bkbaomai@gmail.com>
Sent: ‎Wednesday‎, ‎April‎ ‎10‎, ‎2019‎ ‎06‎:‎45‎:‎45‎ ‎PM‎ ‎EDT
Subject: BM: Quốc hận, hận ai, hận cái gì, hận để làm gì? & Những bài tựa đề 30-4-1975

Quốc hận, hận ai, hận cái gì, hận để làm gì?

BM
Một buổi tưởng niệm biến cố 30 tháng Tư tại Westminster, California.

Thấm thoát mà đã 44 năm (1975-2019), cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam đã chấm dứt nhanh gọn, phi lý và bất ngờ cho cả hai bên nội thù tham chiến, sau 21 năm diễn ra khốc liệt (1954-1975). Thế nhưng theo phân định của chúng tôi, đó mới chỉ là sự kết thúc một giai đoạn của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua. Cuộc nội chiến ấy vẫn tiếp diễn từ sau ngày 30-4-1975 đến nay và vẫn đang tiếp tục, là vì cuộc chiến ấy vẫn chưa phân thắng bại theo nghĩa chưa bên nào thành đạt mục tiêu tối hậu của mình: Việt cộng chưa thành đạt mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; Việt quốc chưa thành đạt mụ ctieâu dân chủ hóa đất nước. Và vì vậy hàng năm cứ đến ngày 30-4, bên “Việt cộng” (những người Việt Nam cộng sản) thì ăn mừng như một “ ngày đại thắng”; còn bên “Việt quốc” (những người Việt Nam quốc gia ) thì tưởng niệm như một “ngày quốc hận” và coi cả Tháng 4 là “Tháng Tư Đen”. Vì sao ?

I - Ý NGHĨA TỪ NGỮ “NGÀY QUỐC HẬN” VÀ “THÁNG TƯ ĐEN”

Chúng tôi không biết cá nhân hay đoàn thể Việt quốc nào ở hải ngoại lần đầu tiên đã dùng từ ngữ “Quốc hận” để gọi ngày 30-4-1975 và “Tháng Tư Đen” để chỉ tháng 4-1975 . Nhưng điều đó không quan trọng bằng ý nghĩa của từ ngữ này đã nói lên được điều gì?

Theo suy luận của chúng tôi thì cụm từ “Ngày Quốc hận 30-4” diễn tả nỗi đau uất hận của những người Việt quốc gia từng sống ở Miền Nam Việt Nam trước 30-4-1975, dưới chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa. Vì ngày ấy đánh dấu chế độ tự do dân chủ non trẻ ở Miền Nam Việt Nam bị cưỡng tử, khiến cho gần 20 triệu dân quân Miền Nam Việt Nam lúc đó mất hẳn vùng đất tự do, rơi vào ách thống trị chế độ độc tài toàn trị Việt cộng.

Chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử, có nghĩa là đã bị bắt buộc phải “chết bất đắc kỳ tử”, khi mà chế độ ấy cơ thể như còn khỏe mạnh, không thể chết được hay ít ra chưa thể chết ngay được, còn có thể cứu vãn được tình hình để hồi phục và tồn tại. Bị cưỡng tử vì chính quyền, quân, dân của chế độ có chính nghĩa ấy vẫn còn thừa khả năng chiến đấu để tự tồn, trước một đối phương Việt cộng phi chính nghĩa, ngụy dân tộc lúc đó đang ở thế cùng lực kiệt, thực sự không có khả năng để có được một chiến thắng như “trên trời rớt xuống” nhanh như vậy.

Thế nhưng, đối phương ấy đã được các thế lực khuynh đảo quốc tế sắp xếp cho đóng vai “Bên thắng cuộc”, trong một cuộc chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài 21 năm (1954-1975), chỉ vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực. Thật là điều bất công, phi lý khi họ đã cho phe “Tà cộng” thắng “Chính quốc”. Quốc tế và đồng minh Hoa Kỳ đã làm ngơ bỏ mặc Việt Nam Cộng Hòa, trước hành động xâm lăng của Việt cộng, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình choViệt Nam ngày 27-1-1973, dù có những cam kết đa phương và bảo đảm quốc tế.

Như thế bảo sao người Việt quốc gia ở Miền Nam Việt Nam không uất hận. Chính vì vậy ngày 30-4-1975 đã là “Ngày Quốc Hận” và Tháng Tư năm 1975 đã là “Tháng Tư Đen” đối với người Việt quốc gia ở hải ngoại cũng như trong nước. Bởi vì ngày ấy, tháng ấy đã diễn ra những sự kiện đen tối cho Việt quốc và là ngày tháng khởi điểm đưa toàn cõi Việt Nam vào một giai đoạn “Đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời cận đại”: Giai đoạn cộng sản hóa cả nước!

Vậy thì:

II - VIỆT QUỐC HẬN AI, HẬN CÁI GÌ VÀ HẬN ĐỂ LÀM GÌ?

1 - Trước hết Việt quốc hận ai và hận cái gì?

Về mặt khách quan, Việt quốc hận đối phương Việt cộng đã đành, mà còn hận cả người bạn đồng minh Hoa Kỳ năm xưa, nay đã và đang trở thành là đối tác làm ăn với cựu thù Việt cộng từ sau 1995, bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền Việt cộng..

Về mặt chủ quan, người Việt quốc gia hận những người lãnh đạo hàng đầu về chính trị cũng như quân sự có trách nhiệm trước sự sụp đổ nhanh chóng chế độ Việt Nam Cộng Hòa và có thể hận với chính mình nữa.

Thật vậy, người Việt quốc gia ở hải ngoại 44 năm qua và có thể cho đến lúc chết vẫn mang trong lòng mối hận người, hận mình, với tính chất và cường độ hận khác nhau.

- Mối hận hàng đầu là đối với đối phương Việt cộng. Với đối tượng này, tính chất và cường độ mối hận phải được diễn đạt bằng ngôn từ “căm hận”hay “căm thù”. Căm hận hay căm thù Việt cộng là điều tất nhiên, vì là đối phương, kẻ thù chính trong một cuộc chiến phi nghĩa do họ phát động, tiến hành đã gây nhiều hận thù trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến tiếp tục gây nhiều thù hận vì đã xích hóa nhân dân cả nước dưới chế độ độc tài cộng sản hà khắc, tàn bạo, phi nhân.

Trong chế độ này, Việt cộng đã sử dụng “Chuyên chính vô sản” cướp đoạt mọi tài sản của nhân dân Miền Nam (bị miệt thị là “Dân ngụy”), đầy ải hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù “Tập trung cải tạo”. Trong khi cha, mẹ, vợ con họ ở nhà bị Việt cộng phân biệt đối xử như những công dân hạng hai, bị bạc đãi, xua đuổi khỏi các thành thị hay các vùng đất mầu mỡ, đẩy đến các vùng kinh tế mới nơi đèo heo hút gió, đồi núi khô cằn hay bùn lầy nước đọng; phải bỏ lại tất cả nhà cửa, đất đai tài sản và các tiện nghi khác nơi các thành thị hay nông thôn, nhường lại tất cả cho “Bên thắng cuộc” mà trên hết và trước hết là cho giai cấp mới, giai cấp cán bộ đảng viên cộng sản có chức có quyền thụ hưởng.

Không căm hận và thù hận sao được, khi khởi đi từ Tháng Tư Đen 1975, Việt cộng đã đưa cả đất nước và dân tộc vào một thời kỳ bi thảm và đen tối nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam. Bởi vì từ đó, Việt cộng đã phá nát tài sản quốc gia, của nổi cũng như của chìm, nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang, làm băng hoại toàn diện đất nước về vật chất cũng như tinh thần.

Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nền đạo đức luân lý xã hội cổ truyền đã bị đảo lộn, phá hủy, thay vào đó cái gọi là “Nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa” vô luân, vô thần. Mọi tôn giáo, tín ngưỡng của người dân đều bị bài bác và tìm cách tiêu diệt qua các hành động chống phá các giáo hội và đàn áp, khủng bố các chức sắc giáo hội và tín đồ dưới nhiều hình thức tinh vi, thâm độc.Mọi tầng lớp nhân dân bị bác đoạt các dân quyền và nhân quyền cơ bản. Đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân bị đói khổ lầm than và sự cách biệt giầu nghèo giữa thiểu số giai cấp thống trị cán bộ đảng viên cộng sản với tuyệt đại đa số nhân dân ngày một sâu sắc. Hệ quả là sau nhiều năm cầm quyền, Việt cộng đã làm tan hoang đất nước,lòng người ly tán, hận thù và đói nghèo, di hại toàn diện và lâu dài cho nhiều thế hệ Việt Nam tương lai phải gánh chịu… Nếu như vào năm 1995, không được cựu thù “Đế quốc Mỹ” mở rộng vòng tay tạo cơ hội thoát hiểm để có bộ mặt “phồn vinh” như hôm nay. (Xin “Bên thắng cuộc” Việt cộng đừng vì tự ái mà vội phủ nhận và ngụy biện về thực tế này)
Hận kẻ nội thù Việt cộng là như thế, còn đối với người bạn Hoa Kỳ đồng minh năm xưa thì sao, Việt quốc hận gì?

Tất nhiên là có hận, nhưng mối hận có khác về tính chất và cường độ được diễn đạt bằng ngôn từ “Oán hận” hay “Uất hận”. Nó tương tự như mối hận của một người tình bị phụ bạc sau những năm chăn gối mặn nồng tưởng như chung thủy. Vì sao hận và hận cái gì?

Câu trả lời chi tiết thì đã được nhiều người đưa ra, còn câu trả lời tổng quát thì đã được Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vị Tổng Thống dân cử cuối cùng nền Đệ nhị chế độ Việt Nam Cộng Hòa đưa ra trong bài diễn văn từ nhiệm ngày 21-4-1975 trước khi kịp “lưu vong”, rằng “Họ đã bỏ rơi chúng tôi. Họ bán rẻ chúng tôi. Họ đâm sau lưng chúng tôi. Thật vậy, họ đã phản bội chúng tôi.

Một nước đồng minh lớn đã không làm tròn lời hứa với một nước đồng minh nhỏ…” Đây là những lời tố cáo muộn màng của người lãnh đạo cao nhất chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sau 9 năm cầm quyền, chẳng thay đổi được gì, chỉ bầy tỏ nỗi uất hận của cá nhân và cũng là mối uất hận chung của quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa trước sự “phản bội” của Hoa Kỳ.

Sự bầy tỏ uất hận trên đây của cố Tổng Thống Thiệu có tính đổ lỗi cho Hoa Kỳ, song vẫn không tránh khỏi mối hận thứ ba của người Việt quốc gia đối với cá nhân ông Thiệu và tập đoàn lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Vì chính họ đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30-4-1975, đã tạo tiền đề cho ngoại bang để cho Việt cộng đóng vai “Bên thắng cuộc” trong cuộc chiến, dù chỉ là chiến thắng giả tạo (Chiến thắng biểu kiến như chúng tôi phân tích trình bầy trong tài liệu nghiên cứu lý luận“Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”) song thực tế đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho nhân dân, dân tộc và đất nước Việt Nam, như mọi người đã biết.

Oán hận và uất hận, vì với trách nhiệm lãnh đạo, họ đã để mất Miền Nam Việt Nam vào tay Việt cộng một cách dễ dàng, chóng vánh và hầu hết trong số họ đã kịp cao bay xa chạy di tản ra hải ngoại trước khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử, để lại sau lưng hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính cho đối phương Việt cộng hành hạ, sỉ nhục trong các trại tù “Cải tạo” nhiều năm sau đó. Nhất là đã đẩy gần 20 triệu nhân dân Miền Nam Tự do rơi vào ách thống trị cộng sản độc tài và độc ác, cùng chia khổ và bị xích hóa với nhân dân Miền Bắc trong gông cùm của cái gọi là “Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” kéo dài ít nhất là hơn 20 năm (1975-1995) và sau đó cho đến hôm nay (2019) Việt Nam đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực khởi đi từ 1995, khi Hoa kỳ bãi bỏ cấm vận, tạo thuận lợi cho chính sách “Mở cửa”đưa Việt nam từng bước hội nhập với thế giới văn minh.

Trên đây là những mối “Hận người”, còn với “chính mình” thì sao?

Có lẽ người Việt quốc gia cũng phải xét mình để tự “hận mình”, song với tính chất và cường độ có khác, được diễn tả bằng từ “ân hận”. Tùy vị trí trong xã hội Miền Nam, trong tương quan với cuộc chiến để có “mối ân hận khác nhau”. Ân hận rằng nếu như ngày ấy, ở vị trí ấy mình nên làm thế này, không nên làm thế kia thì có thể đã góp phần xây dựng và củng cố chế độ, chính quyền, quân đội, xã hội ở Miền Nam ngày một vững mạnh, để không thể xẩy ra “Ngày Quốc Hận 30-4-1975”, ngày cuối cùng của một “Tháng Tư Đen”?

Chẳng hạn là người chỉ huy lãnh đạo các cấp chính quyền, quân đội “ân hận” vì đã không quan tâm đúng mức và dồn hết tâm lực cho cuộc chiến chống cộng bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và phần đất Miền Nam tự do. “Ân hận” vì đã lợi dụng vị trí lãnh đạo, chức quyền mua quan bán chức, nuôi dưỡng lính ma lính kiểng để thủ lợi, tham nhũng, đục khoét của công để làm giầu bất chính; tập trung vào các hoạt động hưởng thụ, ăn chơi trong lối sống tương phản với cuộc chiến đấu gian nguy của những người lính tham chiến trực tiếp với Việt cộng và đời sống thiếu thốn của gia đình họ ?- Ân hận vì đã cấu kết bè phái để tranh danh đoạt lợi, ám hại những người công chính, coi lợi ích cá nhân và phe nhóm cao hơn lợi ích chống cộng; khoán trắng việc chống cộng cho Hoa Kỳ và coi việc chống cộng thắng bại là trách nhiệm của Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ hoạch định, tài trợ mọi mặt?

Chẳng hạn là những thương gia ân hận vì đã chậy theo lợi nhuận, móc ngoặc, mua chuộc hủ hóa các viên chức chính quyền quân sự cũng như dân sự, môi giới buôn bán vũ khí và cung cấp lương thực cho Việt cộng….?

Chẳng hạn, là bậc cha mẹ đã ân hận vì đã tìm cách chậy chọt cho con làm lính ma, lính kiển, để được về phục vụ hậu phương xa chiến trường lửa đạn. Là thanh niên ân hận vì đã hèn nhát, tham sống sợ chết, tìm cách trốn lính khi đến tuổi thi hành nghĩa vụ trai thời loạn.

Chẳng hạn là những người gốc Việt cộng, hay ngưỡng vọng Việt cộng, hay “Nằm vùng”, “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” sớm muộn nay đã “phản tỉnh” thì ân hận vì những nhận thức, hành động sai lầm trong quá khứ làm lợi cho Việt cộng, hại cho Quốc gia ngày ấy….

2 - Đến đây, Việt quốc mang mối “Hận” để làm gì?

Theo suy luận của chúng tôi, đối với Việt cộng, Việt quốc “căm hận” không phải nuôi chí phục thù rửa hận theo kiểu “Răng đền răng, mắt đền mắt” thời Trung Cổ ở Tây Phương; cũng không phải tìm cách diệt đến người Việt cộng cuối cùng. Vì điều này không phù hợp với bản chất nhân đạo và lý tưởng chiến đấu của Việt quốc (mà dù ai đó vì“căm thù Việt cộng” có muốn thế cũng không thể làm được).

Nhưng điều Việt quốc có thể, đã và đang làm và chắc chắn làm được để “phục thù” Việt cộng là kiên trì đấu tranh vương đạo như đã kiên trì đấu tranh 44 năm qua nhằm làm tiêu vong toàn bộ chế độ độc tài toàn trị Việt cộng để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Thắng lợi sau cùng này của cuộc đấu tranh sẽ khẳng định sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia và như thế là Việt quốc đã rửa được mối “Quốc hận 30-4-1975” ?

Đối với người bạn đồng minh Hoa Kỳ năm xưa, từng là đối thủ trong chiến tranh, nay lại là “Đối tác” làm ăn với Việt cộng, song cũng vẫn đang là đồng minh với Việt quốc về mục tiêu hiện thực lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Mối “oán hận” chỉ nên coi là bài học kinh nghiệm để có cách ứng xử thận trọng và khôn ngoan hơn trong tương lai sao cho có lợi cho sự nghiệp chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam. Đó là bài học kinh nghiệm về tinh thần độc lập tự chủ, sức mạnh đoàn kết và luôn chủ động trong tổ chức, chiến lược, chiến thuật đấu tranh chính trị, ngoại giao, truyền thông, để huy động được sức mạnh nội lực (trong nước) cũng như ngoại lực (quốc tế), nhưng luôn dựa trên sức mình là chính để chống cộng và thắng cộng.

Đối với những người lãnh đạo có trách nhiệm đã để chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, mối hận của Việt quốc đến nay sau 44 năm dường như đã được cảm thông và tha thứ phần nào đối với những người còn sống hay đã khuất. Có lẽ vì ghĩ lại, trong bối cảnh Miền Nam vào những năm tháng cuối cùng trước khi rơi vào tay Việt cộng, Hoa kỳ đã có ý định bỏ cuộc và cố tình tạo tiền đề thuận lợi cho Việt cộng cưỡng tử Việt Nam Cộng Hòa càng nhanh càng tốt, để khỏi phải dính líu thêm nữa, rút ngắn thời gian đi vào thế chiến lược quốc tế mới; thì cá nhân cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tập đoàn lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng chẳng làm được gì hơn là trốn chạy để bảo toàn tính mạng; trừ khi họ dám chọn cái chết hào hùng để trở thành anh hùng bất tử như các vị Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ... Tiếc rằng phần đông họ đã không chọn con đường như vậy. Thôi thì công tội của họ xin hãy đề lịch sử mai này phán định công minh.

Riêng mối hận mình, mỗi người trong bên Việt quốc hãy tự xét mình xem có điều gì “ân hận” về những gì nên làm đã không làm hay không nên làm mà đã làm có lợi hay có hại cho Việt quốc, có lợi cho Việt cộng trong cuộc chiến tranh Quốc- Cộng hôm qua?- “Ân hận” để tự rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam hôm nay, để chỉ nên làm những gì có lợi , tránh làm những gì có hại cho sự nghiệp chống cộng vì tự do dân chủ cho đất nước.

Có như vậy Việt quốc mới rửa được “Quốc hận 30-4-1975”, ngày cuối cùng của “Tháng Tư Đen”, để đưa cất những ngày, tháng, năm này đi vào những trang lịch sử đen tối nhất của dân tộc, đất nước, mở ra những trang sử mới tươi sáng cho Tổ Quốc Việt Nam.




Thiện Ý
***

Những bài tựa đề 30-4-1975

https://baomai.blogspot.com/


30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam
30/4 làm sống lại những chia rẽ của người Việt
30/4 Quê hương xa mờ dần
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
30-4-1975: "The D-Day" of Saigon
40 năm ngày 30-4-1975 đã lột mặt nạ
Cái giá của ngày 30/4
Đánh dấu 40 năm ngày 30/4 tại Đài Tưởng niệm Chiến...
Đất nước tôi mỗi ngày là một tháng tư... đen
Du học sinh nghĩ gì về ngày 30/4?
George J. Veith: Black April 'Tháng Tư Đen'
Hãy để 30/4 như một ngày bình thường
Hiệp định Paris khiến VNCH sụp đổ?
Hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975
Huỳnh Thục Vy: Viết cho Tháng Tư
Ngày 30 Tháng Tư
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sĩ Kim Chi
Pierre Darcourt: Những ngày sau 30-4
Quốc Hận hay Ngày Tự do? & Vài lời công bằng...
Quốc hội Canada thông qua Luật '30/4'
Rory Kennedy: Last Days in Vietnam movie
Tại sao có ngày 30-4-1975
Tháng 4: Tháng Tang
Tháng Tư Mùa Xuân và Những Tấm Màn
Tháng Tư từ hai góc nhìn
Tháng Tư Về
Thông điệp tình người qua cuốn phim Last Days In ...
Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và ngày 30-4-75
Xin Lỗi Tháng Tư !