vendredi 31 mai 2019

Đọc và nghe đọc truỵên hay Quân Tử Chi Giao, truyện người lớn.

Trong chương trình Đọc và Nghe Đoc̣ Truỵên Hay, mời quý anh chị theo dỏi bộ truyện dài Quân Tử Chi Giao, một chủ đề thật khó diển tả về câu chuỵên người lớn này.

Qua lời diển tả, người đọc vào cuộc và tự hỏi truỵên này hư thật, thậ̣t hư có thể xày ra trong đời sống hằng ngày mà chúng ta khó có thể tưởng tượng được và đôi khi có thể cho là chuyện không nên kể.

Có thể loại truỵên này gây choc cho người đọc hay người nghe, nếu quý anh chị không muốn biết thì không nên mở những đường dẫn.

Caroline Thanh Hương
 Résultat de recherche d'images pour "quân tử chi giao"
Nhấn vào để nghe đọc truỵên Quân Tử Chi Giao.

Quân Tử Chi Giao

  • Thể loại :
  • Nguồn :
    wattpad.com/story/31646712
  • Số Chương :
    98
  • Trạng Thái :
    FULL

Nội Dung Truyện : Quân Tử Chi Giao
Truyện trải dài từ những năm sinh viên thời đại học đến khi họ trưởng thành, cưới vợ, sinh con. Và rắc rối bắt đầu kéo đến. Những điều tưởng như là bí mật năm xưa dần dần được tiết lộ. Giữa ân oán tình thù ấy, họ sẽ lựa chọn như thế nào? Không mong được ghi tên trên cùng một tấm thiệp hồng, chỉ mong tên người được khắc lên cùng một tấm mộ bia. Trước kia có một chú cá nhỏ xấu xí, một ngày ở đáy biển gặp được một con cá mập lớn. Rõ ràng đó là một con cá mập hung ác, rất nhiều cá đều sợ cá mập, không biết vì sao, cá nhỏ lại cho rằng cá mập là loài lương thiện, tưởng rằng cá mập không ăn thịt, cảm thấy cá mập rất tuấn tú, toàn tâm toàn ý đi theo cá mập, làm người hầu nhỏ cho cá mập, mỗi ngày từ trên xuống dưới giúp cá mập quét dọn. ❃❃❃ Các truyện có liên quan: ✤ Hàng Không Bán (非卖品) ✤ Ngược Gió Mà Đi (Nghịch Phong Nhi Hành) 《逆风而行》

Hãy LIKE để ủng hộ sstruyen các bạn nhé ...
Đọc Thêm

Danh sách chương "Quân Tử Chi Giao"

Chuyển nhanh đến trang : 




Đất Nước Tôi, đọc và nghe đọc bài viết của cựu thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn và tiểu sử của ông.

Kính gửi quý anh chị bài viết và nghe đọc hồi ký Đất Nước Tôi của cựu thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn.
Caroline Thanh Hương

NguyenBaCan


Nhấn vào đường dẫn dưới đây để nghe đọc bài hồi ký.

Audio: Hồi Ký ĐẤT NƯỚC TÔI (Nguyễn Bá Cẩn – Đài Radio Saigon Dallas 980am đọc)

Ảnh Cựu Thủ Tướng NGUYỄN BÁ CẨN phát biểu trong Hội Nghị NVQGHN 14-10-2006
Ảnh Cựu Thủ Tướng NGUYỄN BÁ CẨN phát biểu trong Hội Nghị NVQGHN 14-10-2006
Mời Quý Vị nghe Hồi ký Chính Trị ĐẤT NƯỚC TÔI của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn do đài Radio Saigon Dallas 980am đọc.

Những con số này  là những link Mediafire để đem về máy . 
Xin đọc thêm tiểu sử của Cựu Thủ Tướng VNCH và nhận định về quyển Hồi Ký này :
tt

VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VỊ THỦ TƯỚNG CUỐI CÙNG CỦA VNCH VỪA TỪ TRẦN (Hạnh Dương)

NguyenBaCan
Ảnh chân dung của ông Nguyễn Bá Cẩn chụp trong thời điểm nhận chức vụ Thủ Tướng VNCH vào giữa tháng 4/1975. Ảnh nầy được cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn gởi qua Email cho ký giả Hạnh Dương tối 01-5-2009 và đã được Hạnh Dương sửa bỏ các điểm lấm tấm đen để đăng kèm theo bản tin ngày 02-5-2009 về việc cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn công bố sẽ đệ nạp hồ sơ đăng ký Thềm Lục Địa VNCH lên Liên Hiệp Quốc.

San Jose (Vietastic.com): Cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn, sau khi hoàn thành thủ tục đệ nạp hồ sơ về Thềm Lục Địa Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc hôm 11-5-2009, và phê bình hồ sơ của CSVN là bỏ ngõ hải phận có thể giúp cho Trung Cộng thôn tính thêm lãnh hải và các quần đảo Việt Nam, đã vừa đột ngột từ trần vào khoảng 3:20AM đến 3:30AM ngày Thứ Tư 20-5-2009 nhằm ngày 26 tháng 4 năm Kỷ Sửu.
Chánh văn phòng của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là ông Võ Duy Thường cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, trong liên tiếp mấy tháng qua, cựu Thủ Tướng đã làm việc quá nhiều và rất căng thẳng để hoàn tất hồ sơ đăng ký Thềm Lục Địa VNCH và đã đệ nạp cho Liên Hiệp Quốc hôm 11-5-2009 vừa qua trước thời hạn quy định 13-5-2009. Trong chiều Chủ Nhật 17-5-2009, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã đến tham dự Đại Nhạc HộiCám Ơn Anh – Người TPB/VNCH – Kỳ 3” được tổ chức tại San Jose.
Có lẽ do làm việc quá nhiều, quá mệt nên đêm Thứ Ba rạng ngày Thứ Tư 20-5-2009 ông cho vợ ông biết là ông cảm thấy đau ran ở ngực và khó thở. Lúc đó khoảng hơn 3:00AM rạng sáng 20-5-2009. Người nhà gọi xe cấp cứu 911 đến đưa ông vào bệnh viện Regional Medical Center trên đường Jackson, San Jose thì ông đã tắt thở trong khoảng 3:20AM đến 3:30AM. Hiện thi thể ông đang được quàn tại bệnh viên Regional Medical Center để làm các thủ tục và gia đình cùng các đoàn thể VNCH đang họp để lo tổ chức tang lễ phủ cờ VNCH cho cố Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn. Chương trình tang lễ và nghi thức tẩm liệm sẽ được công bố vào ngày Thứ Năm và sẽ chuyển Linh cửu về quàn tại Nghĩa Trang Oakhill, San Jose vào sáng Thứ Bảỷ 23-5-2009. Mọi chi tiết xin liên lạc Chánh Văn Phòng Võ Duy Thưởng Tel. 408-396-0120, Email: thuongduyvo@yahoo.com.
VÀI NÉT VỀ VỊ THỦ TƯỚNG CUỐI CÙNG CỦA VNCH
Ông NGUYỄN BÁ CẨN là con của một gia đình nông dân, sinh ngày 09-9-1930 tại tỉnh lỵ Cần Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ông được gọi động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khóa 1 năm 1951. Sau khi giải ngủ, ông được chấm đậu trong kỳ thi tuyển vào khóa 1 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tại Sài-gòn cuối năm 1953, nhập học đầu năm 1954 và tốt nghiệp thủ khoa vào năm 1957 rồi được bổ nhiệm về Tòa Hành Chánh tỉnh Định Tường.
Là một viên chức hành chánh cần mẫn, ông được chế độ Đệ I Cộng Hòa bổ nhiệm làm Quận Trưởng Cái Bè vào năm 1958. Chỉ một năm sau, ông được thăng chức Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Định Tường vào năm 1959. Qua năm 1962, ông được chuyển về làm Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Phước Tuy (Vũng Tàu, Bà Rịa ngày nay). Đến năm 1964 ông được chuyển về làm Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Long An nằm sát cạnh Sài-gòn.
Năm 1967, ông Nguyễn Bá Cẩn đắc cử Dân Biểu pháp nhiệm I của nền Đệ II Cộng Hòa thuộc đơn vị tỉnh Định Tường và đã được các Dân biểu đồng viện bầu vào chức vụ Đệ II Phó Chủ Tịch Hạ Viện VNCH.
Vào cuối năm 1967, ông Nguyễn Bá Cẩn đã cùng Nghị Sĩ Đặng Văn Sung thuộc Liên danh Nông Công Binh tại Thượng Nghị Viện thành lập Liên Khối Dân Chủ Xã Hội lưỡng viện Quốc Hội VNCH. Năm 1969, ông Nguyễn Bá Cẩn liên kết với Nghị sĩ Đặng Văn Sung và ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, để thành lập Đảng Công Nông Việt Nam. Ông Trần Quốc Bửu làm Chủ Tịch Đảng, còn ông Nguyễn Bá Cẩn giữ chức vụ Tổng Bí Thư Đảng Công Nông Việt Nam.
Vào nhiệm kỳ II của Hạ Viện từ 1971-1975, ông Nguyễn Bá Cẩn tái đắc cử Dân Biểu cũng tại đơn vị tỉnh Định Tường. Các Dân biểu đồng viện đã nhất loạt bầu ông làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH suốt nhiệm kỳ II cho đến tháng 4/1975 khi ông ra đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng VNCH trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Miền Nam Việt Nam.
Cuối tháng 3/1975, khi Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đã tiến chiếm một số khu vực tại Miền Trung, Cao nguyên Việt Nam, Hoa Kỳ đòi hỏi phải có một cuộc cải tổ sâu rộng thành phần chính phủ để ổn định nội tình Miền Nam và có đủ sức mạnh để đối thoại với CSBV. Do đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời ông Nguyễn Bá Cẩn ra nắm chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ VNCH vì tin tưởng rằng ông là người liêm khiết và có lập trường quốc gia chống Cộng kiên định.
nguyenbacan_tranthienkhiem_14-4-1975Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (bên trái) ký nhận bàn giao chức vụ Thủ Tướng VNCH từ cựu Thủ Tướng là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (phải) vào ngày 14-4-1975.).
(Ảnh tài liệu của Hạnh Dương).
Đầu tháng 4/1975 ông Nguyễn Bá Cẩn mới nhận lời làm Thủ Tướng VNCH và cho lập tân nội các, trình diện Nội Các vào ngày 14-4-1975. Chức vụ Chủ Tịch Hạ Viện VNCH được trao lại cho Dân Biểu Phạm Văn Út. Trong khi Nghị Sĩ Trần Văn Lắm vẫn giữ chức Chủ Tịch Thượng Nghị Viện VNCH. Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện vẫn là ông Thẩm Phán Trần Văn Linh.
Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn bổ nhiệm Trung Tướng Trần Văn Đôn làm Phó Thủ Tướng đặc trách Quốc Phòng; Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng, đang là Tổng Trưởng Công Chánh, làm Phó Thủ Tướng phụ trách Di Dân Định Cư; và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo làm Phó Thủ Tướng đặc trách Kinh Tế Tài Chánh.
Mặc dầu từng làm Quận Trưởng và Phó Tỉnh Trưởng dưới thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và sau đó làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH dưới thời Đệ II Cộng Hòa, nhưng ông Nguyễn Bá Cẩn và gia đình cũng chỉ sống một cuộc sống thanh bạch tại một căn phố nghèo bên cạnh một đống rác trên đường Nguyễn Hữu Thoại phía sau lưng Chợ Thị Nghè. Hạ Viện VNCH có cấp cho ông một biệt thự làm tư dinh tại đường Pasteur, quận I Sài-gòn; nhưng ông từ chối đến ở, mà chỉ dùng làm nơi tiếp khách khi cần thiết mà thôi. Đến khi ông lên làm Thủ Tướng Chính Phủ VNCH thì Tổng Nha Cảnh Sát đã yêu cầu ông và gia đình phải đến ở tại Dinh Thủ Thướng số 5 đường Bạch Đằng. Quận 1, Sài-gòn và ông nói rằng “trong những giờ phút cuối cùng của lịch sử VNCH, tôi gần như làm việc 20 giờ trên 24 giờ mỗi ngày… có khi thức trắng đêm !”.
nbc_trinhdientannoica-14-4-1975
Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trình diện tân Nội Các lên TT Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập vào ngày 14-4-1975.
(Ảnh tài liệu của Hạnh Dương).
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Hạnh Dương của Việt Báo trước khi ông cho xuất bản cuốn Hồi Ký của ông, cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn nói rằng: “Vấn đề Việt Nam lúc bấy giờ là một ván bài chung của Hoa kỳ và Pháp. Họ đã nhúng tay vào và đã sắp đặt tất cả. Họ buộc chúng ta phải đầu hàng, phải bàn giao nguyên trạng.. Ngày 21-4-1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức, theo Hiến Pháp, ông đã bàn giao cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên làm Tổng Thống. Ngày 25-4-1975 tôi từ chức Thủ Tướng VNCH, nhưng Tổng Thống Trần Văn Hương yêu cầu tôi phải ở lại tiếp tục xử lý thường vụ cho đến ngày 28-4-1975 để chờ tân chính phủ.”
Nguyên Thủ Thướng Nguyễn Bá Cẩn kể : “Sáng ngày 27-4-1975, tôi dự phiên họp khẩn cấp và kín với Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh dành cho Phó Tổng Thống để thảo luận về việc Hoa Kỳ, Pháp và Cộng Sản BV buộc phải bàn giao cho Tướng Dương Văn Minh. Tôi đã trình Tổng Thống Trần Văn Hương rằng nếu Tổng Thống tự động bàn giao cho Tướng Minh thì sau nầy ngàn đời lịch sử sẽ oán trách Tổng Thống ! Tôi đề nghị Tổng Thống Trần Văn Hương là nên trao lại quyền cho Lưỡng Viện Quốc Hội quyết định. Nếu Quốc Hội đồng ý cho bàn giao thì Tổng Thống sẽ bàn giao cho ông Dương Văn Minh và như thế Tổng Thống tránh được hành động vi hiến.”
nbc_giothieuthanhviennoicac-14-4-1975
Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn đang giới thiệu các thành viên trong Tân Nội Các lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 14-4-1975.
(Ảnh tài liệu của Hạnh Dương).
Về những phút cuối của giờ thứ 25 trong lịch sử VNCH, vị Thủ Tướng cuối cùng của VNCH kể với ký giả Hạnh Dương rằng “Phiên họp kết thúc lúc 12:00 giờ trưa. Tôi vừa trở về đến Dinh Thủ Tướng vào lúc 12:15 giờ trưa thì Đại sứ Martin của Hoa Kỳ đã gọi điện thoại nói với tôi rằng “Đêm 26-4-1975 Cộng Sản Bắc Việt bắn hỏa tiễn vào trung tâm Sài-gòn là để cảnh cáo mà thôi. Nay CSBV đã dàn sẵn 20 Sư Đoàn quanh Sài-gòn rồi và Bắc Việt đòi buộc phải bàn giao chức Tổng Thống cho ông Dương Văn Minh .. bất cứ người nào khác đều không được chấp thuận và buộc phải bàn giao trước 12:00 giờ khuya ngày 27-4-1975 nếu không thì Bắc Việt sẽ pháo kích bình địa Sài-gòn. Vậy xin Thủ Tướng hãy giúp Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm triệu tập phiên họp Lưỡng viện Quốc Hội khẩn cấp.”
Điều khó khăn nhất là triệu tập một phiên khoáng đại lưỡng viện Quốc Hội, ít ra mất 1 tuần lễ thì văn phòng Quốc Hội mới tống đạt được văn thư triệu tập. Việc nầy cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kể tiếp với ký giả Hạnh Dương rằng: “Tôi đã chỉ thị cho hệ thống Truyền Thanh và Truyền Hình Sài gòn cứ phát nhạc hùng và vài phút đọc lệnh triệu tập lưỡng viện Quốc Hội một cách khẩn cấp. Nhờ đó mà đêm 27-4-1975 có đủ túc số hợp lệ, tức là quá bán tổng số 159 vị Dân Biểu và 60 vị Nghị Sĩ đã họp mặt để quyết định có đồng ý hay không việc trao quyền hành cho Tướng Dương Văn Minh theo như CSBV đã yêu cầu, nếu không thì Sài-gòn sẽ bị tấn công bình địa. Lưỡng viện Quốc Hội đã biểu quyết chấp thuận và chiều ngày 28-4-1975 thì Tổng Thống Trần Văn Hương đã trao lại chức vụ Tổng Thống cho cựu Đại Tướng Dương Văn Minh.”
Đại sứ Hoa Kỳ Martin kêu gọi Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn nên cấp tốc rời khỏi Việt Nam để bảo toàn tính mạng. Sau khi biết TT Nguyễn Văn Thiệu và các vị cao cấp khác đã rời khỏi Việt Nam, lúc đó Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã cho vợ và con gái của ông lên chuyến bay Air France cuối cùng đi qua Paris nơi mà em vợ của ông là một Đại Tá trong Không Lực của Pháp đang chờ đón gia đình ông.
nbc_noicac_tranthienkhiem-14-4-1975
Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (hàng đầu bên trái) và các thành viên trong Tân Nội Các (đứng bên cánh trái) chụp chung với cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm (hàng đầu bên phải) và các thành viên trong Nội Các cũ vừa giải thể (đứng bên cánh phải).
(Ảnh tài liệu của Hạnh Dương)
Mặc dầu bị CSBV bủa vây áp lực và Đại sứ Martin của Hoa Kỳ thúc đẩy phải bàn giao, nhưng cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn nói với ký giả Hạnh Dương rằng: “Tôi nhất định từ chối không bàn giao chức vụ Thủ Tướng cho ông Vũ Văn Mẫu !”. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kể rằng lúc đó ông đã gọi điện thoại cho Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ vào khoảng 02:00 giờ sáng ngày 28-4-1975 để đề nghị thu xếp phương tiện cho ông rời khỏi Việt Nam theo khuyến cáo của Đại Sứ Martin. Tòa Đại Sứ HK nói không còn máy bay riêng như đã hứa trước đây, và mời ông đến ngay để lên trực thăng ra phi trường Tân Sơn Nhất. Chỉ mấy phút sau, Chánh Võ Phòng là Đại Tá Trần Ngọc Nguyên đã lái xe trong giờ giới nghiêm đưa Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đến Tòa Đại Sứ Mỹ để từ đó đi trực thăng Mỹ ra phi trường Tân Sơn Nhất rồi đáp máy bay C130 của quân đội Hoa Kỳ bay qua Phi-Luật-Tân. Trên chuyến bay nầy có các ông Hoàng Đức Nhã, là cháu gọi TT Thiệu bằng Cậu Ruột, nguyên là Tổng Ủy Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi; và ông Phan Quang Đán, nguyên Phó Thủ Tướng, cùng đi chung. Đến Phi-Luật-Tân, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn được chuyển lên phi cơ phản lực của quân đội Hoa Kỳ để đi qua căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam rồi bay chuyển tiếp đến căn cứ Hickey của Mỹ ở Honolulu và cuối cùng bay đến Travis Air Force Base của Mỹ ở Sacramento là nơi ông có đứa con trai đầu và con gái thứ nhì đang du học tại đó. Trên đường đi tỵ nạn, ông được xem là người may mắn còn được phía Hoa Kỳ đưa đón trang trọng. Đến mỗi căn cứ Không quân Hoa kỳ đều có vị Tướng chỉ huy căn cứ ra tận phi cơ rước ông vào phòng khách thăm hỏi niềm nỡ. Mấy ngày sau khi đến Sacramento thì Hoa Kỳ cho phép vợ và con gái của ông từ Paris sang San Francisco đoàn tụ với ông.
ĐỜI TỴ NẠN TẠI HOA KỲ:
Về cuộc sống mới tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Bá Cẩn, vị Thủ Tướng cuối cùng của VNCH kể với ký giả Hạnh Dương rằng “Lúc qua đến Hoa Kỳ thì tôi chỉ có võn vẹn 1,000 Mỹ-kim tiền dằn túi mà thôi ! May mắn là vợ tôi có được một đôi bông tai và chiếc nhẫn hột xoàn nho nhỏ là của hồi môn ngày cưới thì đã bán ra được vài ngàn Mỹ-kim để hùn với người sui gia mở trạm bán xăng tại thành phố Mountain View. Tại khu vực nầy tôi gặp cựu Phó Thủ Tướng Nguyễn Tôn Hoàn đang mở tiệm bán cơm. Tôi thì sáng nào cũng leo lên leo xuống để treo bảng thay đổi giá bán xăng. Trạm xăng nầy của hãng Texaco ngày trước có mở các trạm xăng Caltex ở Việt nam. Tôi đến xin và họ có sẵn một trạm xăng ế ẩm không ai khai thác nên họ đã tân trang sửa chữa lại cho tôi bán nhưng mình cũng phải bỏ ít tiền vào để kinh doanh. Chỉ tiếc rằng mới kinh doanh được 3 tháng thì bị lỗ khá nhiều nên đành bỏ cuộc !”
Thế nhưng chưa hết, ông Nguyễn Bá Cẩn kể tiếp :”Vào giai đoạn 1975, ngành công nghệ kỹ thuật cao của Hoa Kỳ chưa phát triển, nhưng tôi quyết định đi học ngành HighTech nên đã trở lại đại học để học Computer Science mặc dù lúc đó tôi đã 46 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Computer Science về lập trình (Programmer), từ đầu năm 1979 tôi đến xin việc tại Công ty dầu hỏa hàng đầu của Mỹ là Standard Oil of California, bây giờ là Chevron Texaco Corp. Hôm tôi đến hãng để được phỏng vấn, tôi cũng thấy nao nao như mọi người đi xin việc. Có 3 nhân viên cao cấp của Hãng tiếp tôi. Họ nói là trong đời họ, họ đã phỏng vấn hằng nghìn người rồi, nhưng đây là lần đầu tiên mà họ được phỏng vấn một cựu Thủ Tướng Chính Phủ. Nên họ muốn biết làm Thủ Tướng là làm cái gì ? Tôi thấy đỡ lo và chụp ngay cơ hội để nói về đề tài này hầu tránh bị phỏng vấn về chuyên môn. Tôi nói hết một giờ và họ nghe rất hào hứng.. Câu thứ hai họ lại nói rằng họ ngạc nhiên khi biết tôi còn làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện nữa.. thế thì làm công việc gì ? Tôi lại có dịp nói thêm một giờ đồng hồ nữa. Sau hết, họ nhìn vào bằng cấp của tôi về ngành Computer Science.. họ hỏi : Ông từng làm Chủ Tịch Quốc Hội, từng làm Thủ Tướng Chính Phủ, nay ông làm nhân viên cho Hãng thì liệu ông có thoải mái (comfortable) để làm việc với chúng tôi không ?” Tôi trả lời rằng, trước khi làm các chức vụ đó tôi xuất phát từ một gia đình nông dân, tôi lên từ cuộc sống vất vả nghèo hèn ở đồng ruộng chân lấm tay bùn, và nay tôi đang phải làm lại từ đầu, từ con số không với cái căn bản nông dân quen thuộc của tôi nên tôi đâu có gì để ngại ngùng ! Và thế là tôi được tuyển dụng.”
Công ty Chevron Texaco Corp. có 60,000 nhân viên trên khắp thế giới vào lúc nhân viên mới Nguyễn Bá Cẩn đến nhận việc, trụ sở trung ương đặt tại San Francisco. Riêng Computer Department có 1,200 chuyên viên. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kể rằng : ”Tôi được tuyển dụng làm tại Computer Dept. với phần vụ Programmer Analyst, rồi sau đó thăng lên trật System Analyst Designer, chuyên phân tích và viết phần mềm cho các kế hoạch Marketing của Chevron Texaco Corp. từ năm 1979 cho đến ngày tôi về nghỉ hưu vào cuối năm 1998 tức 20 năm đi làm công trên đất Mỹ. Trong 2 năm đầu, cứ 6 tháng tôi được lên lương một lần, trung bình từ 5 đến 10%, có một lần được tới 20%. Tôi ngạc nhiên hỏi họ thì họ nói đó là trả lương chính đáng và điều chỉnh theo đúng chỉ tiêu về khả năng và công việc tôi đã làm. Chức vụ cuối cùng để hưởng lương hưu của tôi là Senior System Analyst. Tổng kết cuộc đời, tôi đã làm việc gần 30 năm cho VNCH và 20 năm cho đại tư bản Hoa Kỳ. Suốt 50 năm không nghỉ ngơi ! Tại vùng Vịnh của San Francisco này, mỗi ngày tôi phải lái xe trên 100 miles để đi làm.. về nhà thì giặt giũ, phụ giúp việc nội trợ, vệ sinh… tôi làm mọi việc và vẫn thấy yêu đời, yêu cuộc sống bởi lương tâm tôi thanh thản vì đã phụng sự cho Tổ Quốc mà chưa hề làm gì tổn hại cho Tổ Quốc và đồng bào. Đối với gia đình thì tôi vẫn luôn là một người chồng, người cha nhân ái và gương mẫu.”
Từ năm 1982-1983 cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã viết bài cho Wall Street Journal, viết trả lời các phỏng vấn của báo chí Mỹ, viết cho Liên Hiệp Quốc và cho cựu Tổng Thống Bill Clinton để yêu cầu họ áp lực Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyên cùng thực thi tự do dân chủ. Gần đây ông xuất hiện nhiều trong các bài diễn thuyết trước công chúng tại nhiều Tiểu Bang trên khắp Hoa Kỳ. Khi kể cho ký giả Hạnh Dương của Việt Báo về các chi tiết trên đây thì ông đã viết đến các trang cuối cùng của cuốn Hồi Ký mà theo ông là “Hồi ký của tôi không tấn công chê trách ai cả, không thiên kiến với ai cả… mà là viết cho 1 triệu Quân Cán Chính VNCH; viết cho gần 20 triệu người dân của VNCH, viết cho một sự thực lịch sử mà thôi. Giữa CSBV xâm lăng và Miền Nam nạn nhân, chính chúng ta mới là có chính nghĩa. Quân dân chúng ta đã chiến đấu anh hùng, chúng ta bị bắt buộc đầu hàng, buông súng.. bị phản bội !” Cuốn Hồi Ký của cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn đã được xuất bản và được đón nhận khắp nời trên thế giới.
Ngày 01-5-2009, ký giả Hạnh Dương nhận được Email của ông Võ Duy Thưởng, Chánh Văn Phòng của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn gởi nhờ phổ biến “Thư Ngỏ của cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn về việc đệ nạp hồ sơ đăng ký Thềm Lục Địa”. Tối Thứ Sáu 01-5-2009, Hạnh Dương gọi điện thoại cho cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và xin một tấm hình của ông để đăng kèm theo bản tin. Ông đã gởi Email chuyển tấm hình của ông chụp vào thời gian nhậm chức Thủ Tướng và gọi điện thoại nói với Hạnh Dương rằng “Hình nầy có nhiều kỷ niệm, có vài vết lấm tấm vì khi Scan bị dơ, nhưng anh thích tấm hình nầy lắm.” Tấm hình đã được Hạnh Dương chỉnh lại các vết xước và gởi lại cho cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn với câu viết trong Email là “Hình của anh đã được sửa lại rồi rất đẹp trai”. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn xem bản tin công bố trên Vietastic.com (http://vietastic.ning.com/profiles/blogs/ngoi-viet-tu-do-hai-ngoai-va ) và chuyển lên các Diễn Đàn Internet. Ông đã gọi điện thoại nói với ký giả Hạnh Dương :”Cám ơn đã gởi cho anh tấm hình bây giờ đẹp thật. Biết đâu vài ngày nữa anh sẽ cần tấm hình đó”.
Không biết câu nói trên đây của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn có phải là câu nói như một điềm báo trước của định mệnh hay không; nhưng vào lúc 2:00PM chiều Thứ Tư 20-5-2009, Chánh Văn Phòng của cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là ông Võ Duy Thưởng sau khi cho ký giả Hạnh Dương biết các chi tiết liên quan đến giờ phút cuối cùng của cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn lúc từ trần trên đường từ tư gia đến bệnh viện Regional Medical Center vào khoảng 3:20AM đến 3:30AM sáng Thứ Tư 20-5-2009; thì cùng lúc đã yêu cầu Hạnh Dương gởi tặng lại tấm hình mà Hạnh Dương đã chỉnh sửa của cựu Thủ Tướng để Ban Tổ Chức và gia đình có thể cần đến trong tang lễ !
Các hình ảnh và chi tiết về cuộc đời được trích đăng trên đây đã được chính cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cung cấp và kể cho ký giả Hạnh Dương trong cuộc phỏng vấn dành riêng trước khi cựu Thủ Tướng cho xuất bản cuốn Hồi Ký của ông về những giờ phút cuối cùng của Lịch sử VNCH. Chúng tôi sẽ đăng lại bài viết về cuộc phỏng vấn nầy để quý đọc giả theo dõi và sau nầy các sử gia cần đến.
Trong cuộc phỏng vấn, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã cho hay rằng dưới chế độ Đệ I Cộng Hòa của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lúc ông làm Quận Trưởng Cái Bè vào năm 1958 và năm sau 1959 được thăng chức Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Định Tường; rồi qua năm 1962 làm Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Phước Tuy, ông đã nhiều lần được đảng Cần Lao yêu cầu ông trở lại đạo Công Giáo nhưng ông quyết liệt từ chối. Nhưng khi đến định cư tại Hoa Kỳ, sau khi con gái của ông tử thương vì tai nạn, ông đã buồn khóc rất nhiều và mắt của ông gần như bị mù. Nghe nói Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes) tại Pháp là nơi linh thiêng và nhiều người khấn xin được Đức Mẹ chữa lành nên Phu Nhân của cựu Thủ Tường đã đưa ông qua Pháp để đến cầu nguyện tại nơi Đức Mẹ Hiện ra với chị Bernadette Soubirous từ ngày 11-02-1858 tới ngày 16-07-1858 trong 18 lần khác nhau. Chị Bernadette về sau trở thành nữ tu Marie-Bernard của dòng Các Nữ Tu Bác Ái Nevers (Soeurs de la Charité de Nevers). Soeur Marie-Bernard đã chết vào lúc 15 giờ 15 phút ngày 16-4-1879 và được chôn cất vào ngày 30-4-1879 trong nhà nguyện kính Thánh Giuse. Cho đến nay sau 3 lần khai mở hầm mộ của nữ tu nầy vào các ngày ngày 22-09-1909, ngày 03-04-1919 và ngày 18-4-1925 để khám nghiệm làm thủ tục phong thánh trước sự chứng kiến của các Bác Sĩ, Luật Sư và viên chức chính quyền và Giáo Hội Công Giáo, thì điều rất ngạc nhiên là xác của nữ tu Marie-Bernard nầy vẫn nguyên vẹn và mềm mại như người đang ngủ. Hiện nay thi thể của nữ tu nầy được bỏ trong quan tài bằng kính trong suốt và để trong nhà nguyện cho mọi người đến kính viếng cầu nguyện. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kể rằng ông chỉ đi theo đề nghị của vợ ông mà thôi chứ chẳng tin tưởng gì; nhưng sau khi thấy nhũng điều kỳ diệu như thế nên ông đã cầu nguyện và không ngờ là sáng hôm sau khi thức dậy hai mắt ông bừng sáng như chưa hề bị bệnh tật gì. Từ đó ông đã xin theo đạo Công Giáo và được chịu phép thánh tẩy tại Lộ Đức (Lourdes) ở Pháp và trở lại Hoa Kỳ đi thánh lễ nhà thờ mỗi ngày Chủ Nhật, rất sùng đạo và sống bình dị trong đức bác ái cho đến giờ phút ông vĩnh biệt gia đình và cộng đồng người Việt tự do tại Hoa Kỳ và hải ngoại vào lúc 3:20AM – 3:30AM ngày Thứ Tư 20-9-2009 ! Đây quả là một sự mất mát lớn không những cho người Việt tỵ nạn Cộng Sản mà còn cho đất nước Việt Nam vì ông vừa đệ nạp hồ sơ tranh đấu và bảo vệ Thềm Lục Địa Việt Nam khỏi bị Trung Cộng xâm lược và đang chờ Liên Hiệp Quốc luận xét; trong khi hồ sơ của CSVN thì né tránh vì mở miệng mắc quai bởi đã ký các Hiệp Ước dâng đất tặng Biển Đông cho Trung Cộng !
Chúng tôi xin cầu nguyện cho Linh hồn cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn được Thiên Chúa rước về Thiên Đường.
HẠNH DƯƠNG
Vietastic.com

jeudi 30 mai 2019

Doris Day Quay 40 phim, hát 650 bài, trong đó có bản nhạc bất hủ Que Sera Sera, và nghe những bản nhạc khác.

tt

Sinh ra để trở thành một nghệ sĩ, hát hay và đóng rất nhiều bộ phim, chưa bao giờ Doris Day có được một giải Oscar.
Nhưng giọng hát và sắc đẹp cùng tài nghệ của bà thì không ai chối cãi được.
Mời quý anh chị nghe lại vài bản nhạc xưa.
Caroline Thanh Hương
tt tt
Résultat de recherche d'images pour "doris day"

Vedette de nombreux films des années 1950-1960, elle est notamment connue pour "Que sera, sera", un tube planétaire.

La chanteuse et actrice américaine Doris Day est décédée ce lundi à l'âge de 97 ans. Selon sa fondation, consacrée à la défense des animaux, elle souffrait d'une pneumonie.
Vedette de nombreux films des années 1950-1960, elle restera dans les mémoires pour Que sera, sera, un tube planétaire qui lui a permis de réunir les deux grands axes de sa carrière : la chanson et le cinéma, auxquels elle doit deux étoiles sur le "Boulevard de la gloire" à Hollywood.

40 films, mais aucun Oscars

La blonde Américaine a 32 ans, en 1956, quand Alfred Hitchcock lui donne le rôle émouvant d'une mère dont l'enfant est enlevé par des espions venant du froid dans L'Homme qui en savait trop.
Aux côtés de James Stewart et de Daniel Gélin, Doris Day joue un rôle taillé sur mesure : celui d'une chanteuse célèbre qui interprète Que sera, sera à tue-tête pour signaler à son fils que l'heure de la libération est proche. Le morceau, signé Jay Livingston et Ray Evans, décroche l'Oscar de la meilleure chanson originale.
 
Des Oscars, Doris Day n'en décrochera pourtant aucun, malgré une quarantaine de films et l'adoration du public. Son côté voisine sympa, joyeuse et sans histoire ne séduira pas la critique cinématographique et elle devra se contenter d'un "Grammy" pour sa carrière de chanteuse, avec 650 titres à son actif.

L'actrice "la plus sous-estimée d'Hollywood"

Pour la critique de cinéma Molly Haskell, Doris Day est "l'actrice la plus sous-estimée, la moins bien reconnue qui soit jamais passée par Hollywood".
Sur le plan personnel, la vie n'aura pas été facile pour Doris Mary Anne Kappelhoff, née le 3 avril 1924 à Cincinnati, dans une famille d'origine allemande. Ses parents divorcent alors qu'elle a 13 ans et Doris se retrouve avec une mère qui la pousse à monter sur scène. Après un grave accident de voiture, elle doit abandonner la danse pour se consacrer au chant.
Sa carrière commence au début des années 1940. Doris Day chante pour le "big band" de Les Brown, avec qui elle interprète Sentimental journey, futur hymne du retour des soldats à la maison après la victoire de 1945.
En 1948, elle tourne son premier film, Romance à Rio, qui sera suivi d'autres succès comme La Blonde du Far-West (Calamity Jane, 1953), Les Pièges de la Passion (Love Me or Leave Me, 1955) ou Ne mangez pas les marguerites (Please Don't Eat the Daisies, 1960).

Vedette du vaudeville

Doris Day brille surtout dans le vaudeville, un genre qui culmine en 1959 avec Confidences sur l'oreiller, où elle tourne aux côtés de Cary Grant et Rock Hudson. Le film est le seul qui lui vaudra une sélection aux Oscars.
Le jour de ses 29 ans, elle épouse Martin Melcher, qui deviendra son imprésario. Mais lorsqu'il meurt en 1968, elle découvre qu'il l'a criblée de dettes. La star obtient 22 millions de dollars de dédommagement d'un homme d'affaires embauché par Melcher pour gérer sa fortune. Elle garde de ce second mari son seul enfant, Terry Melcher, qui mourra d'un cancer en 2004.
Tout au long de sa carrière, Doris Day s'efforce de défendre son image d'Américaine propre sur elle, refusant en 1967 le rôle de Mme Robinson dans Le Lauréat, qu'elle juge osé. "J'aime être gaie. J'aime m'amuser sur un tournage. J'aime porter de beaux vêtements et être belle. J'aime sourire et que les gens rient. C'est tout ce que je veux", résumait-elle lors d'une interview.
Depuis qu'elle ne tournait plus, Doris Day était devenue une amie des animaux, qu'elle accueillait dans son hôtel de Carmel, en Californie. En 2004, le président George W. Bush lui avait remis la "médaille de la Liberté", la plus haute récompense civile américaine, pour avoir "ravi les coeurs des Américains tout en enrichissant notre culture".


L'actrice a notamment joué dans L'Homme qui en savait trop. Capture d'écran.
Twitter. Classic Hollywood