Caroline Thanh Hương
CÁCH TỰ KIỂM TRẢ XEM MÌNH CÓ NHIỄM VIRUS CORONA (COVID-19) KHÔNG.
THEO KOREA NEWS.
Coronavirus
có thể không có dấu hiệu bị lây nhiễm trong nhiều ngày, làm thế nào để
biết người đó có bị nhiễm bệnh hay không. Vào thời điểm họ bị sốt và /
hoặc ho và đến bệnh
viện, phổi thường là 50% Xơ hóa và đã quá muộn!
Các chuyên gia Đài Loan cung cấp một cách tự kiểm tra đơn giản mà chúng ta có thể làm mỗi sáng:
Hít
một hơi thật sâu và nín thở trong hơn 10 giây. Nếu bạn hoàn thành nó mà
không ho, không khó chịu, ngột ngạt hoặc căng cứng, v.v … điều đó chứng
tỏ không có xơ hóa trong
phổi, về cơ bản cho thấy không bị lây nhiễm.
Trong những thời điểm quan trọng, bạn nên tự kiểm tra mỗi buổi sáng trong một môi trường có không khí sạch!
Lời
khuyên nghiêm túc của các bác sĩ Nhật Bản điều trị các trường hợp
Covid-19. Mọi người nên đảm bảo miệng & cổ họng của bạn ẩm, không
bao giờ KHÔ. Uống vài ngụm nước sau mỗi
ít nhất 15 phút. TẠI SAO? Ngay cả khi vi-rút xâm nhập vào miệng bạn …
nước uống hoặc các chất lỏng khác sẽ quét chúng xuống qua thực quản và
vào dạ dày. Khi đã ở trong bụng … ACID dạ dày của bạn sẽ tiêu diệt tất
cả virus. Nếu bạn không uống đủ nước thường
xuyên hơn … virus có thể xâm nhập vào khí quản của bạn và vào PHỔI.
Điều đó rất nguy hiểm. Xin nhắc nhở mọi người về điều này!
TRIỆU CHỨNG NHIỄM CORONA QUA TỪNG NGÀY
🛑Ngày 1 ~ Ngày 3
– Triệu chứng giống bệnh cảm
– Viêm họng nhẹ, hơi đau
– Không nóng sốt. Không mệt mỏi. Vẫn ăn uống bình thường
🛑Ngày 4
– Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.
– Bắt đầu khan tiếng.
– Nhiệt độ cơ thể dao động 36.5~ (tuỳ người)
– Bắt đầu chán ăn.
– Đau đầu nhẹ
– Tiêu chảy nhẹ
🛑Ngày 5
– Đau họng, khan tiếng hơn
– Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5~36.7
– Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương
** Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona
🛑Ngày 6
– Bắt đầu sốt nhẹ, khoảng 37
– Ho có đàm hoặc ho khan
– Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt
– Mệt mỏi, buồn nôn
– Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở
– Lưng, ngón tay đau lâm râm
– Tiêu chảy, có thể nôn ói
Ngày 7
– Sốt cao hơn từ 37.4~37.8
– Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
– Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá
– Tần suất khó thở vẫn như cũ.
– Tiêu chảy nhìu hơn
– Nôn ói
🛑Ngày 8
– Sốt gần mức 38 hoặc trên 38
– Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè
– Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng
– Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau…
🛑Ngày 9
– Các triệu chứng không thay đổi mà trở nên nặng hơn.
– Sốt tăng giảm lộn xộn
– Ho không bớt mà nặng hơn trước.
– Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.
** Tại thời điểm này, nên đi xét nghiệm máu và chụp XQuang phổi để kiểm tra
P/s
–
Triệu chứng thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì
mất 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì 4-5 ngày..
👉Mọi người lưu ý :
– Đeo khẩu trang khi có thể ( khẩu trang vải cũng được, giặt thường xuyên).
– Rửa tay, rửa tay và rửa tay.
– Tránh tụ tập đông người.
– Nạp thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.
– Vệ sinh đồ dùng cá nhân như điện thoại, laptop thường xuyên.
😷NẾU LỠ VƯỚNG VIRUS CORONA, BẠN NÊN LÀM GÌ ĐỂ THOÁT HIỂM? (Lời khuyên của
một bác sĩ)
Các
bạn nên dành chút thời gian đọc bài viết, để có chút kinh nghiệm dành
cho bản thân và gia đình bạn bè, phòng trường hợp không may lỡ vướng
phải con virus độc ác này.
Khi
bạn biết mình bị lây nhiễm con virut CORONA Vũ Hán vì ho nhiều, đau
ngực, khó thở, nhức đầu và tiêu chảy – người bị nóng sốt lâu không cảm
thấy giảm thì hãy làm đúng sau
đây:
(1)
Uống thuốc Tylenol giúp hạ nhiệt và đắp khăn lạnh vào đầu.. Tuyệt đối
không sợ hãi, phải thật bình tĩnh vì sống chết có số mạng – mình cố gắng
tận hết sức mình – càng sợ
hãi về tâm lý thì cơ hội mình càng ít hy vọng hơn – nhớ thật kỹ là
không gì sợ hãi khi nhiễm bệnh.
(2) Tự mình cách ly với gia đình, người thân – tìm một nơi thoáng mát nằm nghỉ ngơi – một nơi có cửa sổ đưa nhiều không khí vào
(3)
Mỗi ngày uống nhiều nước cỡ 3 lít – 1 ly nước cam và cố gắng ăn đủ bữa.
Cố gắng ăn để cơ thể đủ sức chống lại Virus – nhịn đói rất nguy hại.
Nếu khó ăn quá, ăn không nỗi
thì uống 1 ly nước trà ấm pha đường tạm thời.
(4)
Lúc người nóng sốt thì cơ thể lại cảm thấy lạnh nên ai cũng muốn đắp
chăn trùm kín – đây là đều tối kị – không nên đắp chăn dù cảm thấy ớn
lạnh – đắp tấm khăn mỏng thôi
– Người trong nhà giúp người bệnh (nhớ mặc áo mưa nilon và đeo khẩu
trang) – Giúp bằng cách đắp khăn lạnh lên đầu người bệnh giúp hạ nhiệt,
thay khăn lạnh nhiều lần…
(5) Tylenol là thuốc tốt nhất sử dụng trong lúc ngực bị đau và uống thuốc ho nếu bị ho nhiều – NHỚ CHO KỸ thuốc ho
(6)
Sau khi ăn đủ bữa, uống thuốc giảm đau và thuốc ho thì cố gắng ngủ càng
nhiều, cành tốt. Thức dậy thấy đói bụng thì uống 1 ly nước trước khi
dùng bữa.
(7)
Nếu quý bạn làm đúng theo lời dặn này thì cơ hội hết bệnh rất cao và
bệnh sẽ giảm dần sau 7 ngày – Sau khi hết bệnh này thì cơ thể bạn đã có
kháng tố chống lại con virus
Vũ Hán, tuy nhiên phổi sẽ bị hơi đau đôi khi và sẽ khỏi sau 1 tháng.
Trong thời gian hết bệnh thì nên tập thở mỗi buổi sáng sớm lúc không khí trong lành.
Triệu chứng của Covid-19 và cách tự bảo vệ mình – Lời khuyên của bác sĩ Nhật Bản & Đài Loan
Nguồn:
http://tintucnuocmy.net/…/cach-tu-kiem-tra-xem-minh-c…/amp/…
tt
tt
BÀN TAY MÙA CẢM CÚM VÀ CORONAVIRUS
Bác sĩ thú y Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Trong
cuộc sống hằng ngày đôi khi chúng ta quên tuốt luốt là vô số vi khuẩn
và virus đang rình rập quanh ta chờ có dịp để lây nhiễm và tấn công…
Bàn tay thường là trung gian đem mầm bệnh vào người.
***
Bàn tay thường là trung gian đem mầm bệnh vào người.
***
Coronavirus: mieux vaut se laver les mains que porter un masque, disent les experts
Se laver les mains
La meilleure défense contre le coronavirus demeure de se laver souvent les mains, selon les experts.
Les
mains sont parmi les meilleures armes biologiques pour transmettre des
maladies infectieuses comme la grippe ou le coronavirus, affirme le Dr Desjardins.
Il
faut aussi éviter le plus possible de toucher nos yeux, notre nez ou
notre bouche, qui sont des portes d’entrée pour les microbes : On le fait souvent de façon inconsciente.
Le
Dr Desjardins recommande à toute personne ayant des symptômes
d’infection comme la fièvre et ayant voyagé dans une zone à risque de
rester à la maison et d’appeler son médecin, pour éviter de propager le
virus dans la communauté.
******
Cũng
may là trong một môi trường tràn ngập vi khuẩn nhưng cơ thể chúng ta
cũng có trang bị những đội quân phòng thủ gồm những vi khuẩn tốt để
chống lại quân xâm lược là những vi khuẩn xấu từ ngoài vào.
Trong ruột, trên da và cả trên hai bàn tay chúng ta có chứa hằng tỉ vi khuẩn.
Mỗi
khi bắt tay hay sờ mó một vật gì chẳng hạn như nắm khóa cửa, robinet,
chốt xả nước bàn cầu, v.v… chắc chắn là bàn tay chúng ta đã bị nhiễm rồi
và có thể là với nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
Để phòng ngừa sự lây nhiễm thì có một cách rất dễ, đó là chúng ta hãy chịu khó rửa tay thường xuyên!
Biết
rằng có nhiều loại vi khuẩn sống một cách tự nhiên bình thường trên cơ
thể và không hề hại đến sức khỏe, nhưng ngược lại cũng có rất nhiều loại
vi khuẩn khác thì lại gây cảm nhiễm mỗi khi tiếp xúc vào người chúng
ta. Theo sự ước lượng của các nhà khoa học thì có vào khoảng từ 10.000
đến 100.000.000 mầm bệnh hiện diện trên hai bàn tay và đặc biệt là dưới
khe của các móng tay. Trong bối cảnh nầy, một số mầm bệnh có thể tồn tại
trong nhiều phút thậm chí trong nhiều giờ. Đó là trường hợp của các
loại virus gây các bệnh cảm nhiễm như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, bệnh nhiệt miệng feu sauvage (herpes labial), bệnh impétigo (chốc
lở) và các bệnh ngộ độc thực phẩm…Một vài loại vi khuẩn độc hại hơn có
nguồn gốc từ phân, chẳng hạn như vi khuẩn salmonella (gây bệnh thương
hàn) cũng có thể lây nhiễm từ hai bàn tay. Mỗi khi bắt tay với nhau là
mỗi người có thể sau đó đem truyền sang cho 6 người khác. Mầm bệnh có
thể tồn tại trong một thời gian lâu dài trên bàn bureau, trên nắm khóa
cửa, bàn cầu, v.v…Khi nắm vào những đồ vật bẩn và nếu quên chúng ta lấy
tay dụi vào mắt, móc vào mũi, hoặc bốc thức ăn đưa vào miệng, thế là bị
nhiễm. Rửa tay thường xuyên là một cách ngừa bệnh cảm cúm rất hữu hiệu.
Nên rửa tay bằng savon thường
Loại savon thường (savon ordinaire) giúp làm sạch chất bẩn và dầu mỡ dính trên tay.
Còn loại savon diệt khuẩn (savon antibactien) thì có chứa thêm chất kháng sinh để diệt một vài loại vi khuẩn..
Nếu
so với loại savon thường thì savon diệt khuẩn cũng không có bảo vệ gì
thêm hơn cho chúng ta đối với các bệnh thông thường. Ngoài ra, việc sử
dụng savon diệt khuẩn quá thường xuyên có thể làm nẩy sinh ra hiện tượng
kháng kháng sinh (antibiorésistance)…Không có một khảo cứu nào khuyên
chúng ta nên dùng savon diệt khuẩn hoặc chất tẩy rửa diệt khuẩn (détergent antibactérien) để thay thế cho savon thường.
Savon
diệt khuẩn cũng không hữu ích để loại bỏ siêu vi (virus) vì chất kháng
sinh không thể diệt được siêu vi…Khi chúng ta dùng savon diệt khuẩn chà
xát lên hai bàn tay thì những vi khuẩn nào nằm tại mí savon ở phía ngoài
rìa sẽ thoát chết vì chúng tiếp xúc rất ít với chất kháng sinh chứa
trong savon. Chúng có thể trở thành những vi khuẩn kháng kháng sinh rất
nguy hiểm nếu sau nầy chúng ta phải dùng một loại thuốc kháng sinh nào
đó để trị bệnh. Ngoài ra, những dòng vi khuẩn mang tính kháng kháng sinh
cũng có thể chuyển nhượng tính nầy cho những dòng vi khuẩn khác
(transfert de résistance)…Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại
chất chà tay có chứa alcool (alcohol based hand rubs) để chúng ta diệt
trùng trên hai bàn tay. Những hóa chất nầy có thể bán dưới dạng gel
alcool đựng trong những chai nho nhỏ rất tiện cho chúng ta mang theo
trong người mỗi khi ra ngoài.
Khi nào thì cần rửa tay
Cho
dù có áp dụng cách rửa nào đi nữa thì bàn tay cũng không bao giờ được
tiệt trùng (stérile) hết. Bất quá chúng ta chỉ giúp làm giảm bớt số vi
khuẩn trên tay mà thôi! Rửa tay có mục đích là loại các chất bẩn mà ta
thấy được cũng như các chất bẩn không thể thấy được. Vậy cần nên rửa tay:
– trước và sau khi ăn.
– trước khi rửa mắt rửa mũi.
– trước khi chuẩn bị thức ăn.
– trước và sau khi săn sóc cho các cháu bé, thí dụ như thay tã, v.v…
– trước và sau khi săn sóc vết thương.
– sau khi tiếp xúc với người bệnh.
– sau khi làm một công việc dơ bẩn, thí dụ như làm vườn, v.v…
– sau khi đi toilette.
–
sau khi tay đã có đụng chạm tiếp xúc với súc vật hoặc các đồ vật dơ
bẩn, chẳng hạn như tiền bạc, robinets, nắm khóa cửa, lan can, v.v…
Có nhiều cách rửa tay
Thông thường nhứt là rửa tay bằng savon.
Nguyên
tắc chung là phải chà xát cho nổi bọt, xoa hai lòng bàn tay với nhau,
trên mu bàn tay, tất cả các ngón và cũng đừng quên các khe móng tay nữa.
Thời gian rửa tay và chờ cho savon thấm vào da tối thiểu phải từ 20
giây trở lên mới hữu hiệu được. Sau đó là xả bằng nước cho đến khi sạch
hết savon trên tay. Cuối cùng là chùi tay khô bằng khăn sạch, khăn giấy
hoặc bằng hơi nóng do máy thổi ra. Tránh dùng tay sạch vừa mới được rửa
xong mà nắm khóa robinet để tắt nước hay để vặn nắm khóa cửa để đi ra.
Nên dùng một tấm giấy để làm công việc nầy. Tùy theo mục đích của công
việc mà người ta chia cách rửa tay ra như sau:
*-Rửa thường với savon (lavage simple):
Savon có tính tẩy rửa (détergent) các chất bẩn và dầu mỡ. Với cách nầy
chỉ loại bỏ được nhóm vi khuẩn tạm trú trên da mà thôi nhưng không ảnh
hưởng mấy đến số vi khuẩn thường trú nằm sâu phía dưới da được.
*-Rửa sát trùng (lavage antiseptique):
Dùng loại savon đặc biệt vừa có tính tẩy rửa chất bẩn và đồng thời cũng
có tính diệt khuẩn (antibactérien) nữa. Hiệu quả sát trùng tùy thuộc
vào liều lượng savon được sử dụng. Người ta khuyên nên sử dụng từ 3 tới
5ml savon cho mỗi lần rửa tay.
*-Rửa tay giải phẫu (lavage chirurgical): Sử dụng những dung dịch nước và alcool. Không có tính tẩy rửa (non détergent) nhưng có tính năng sát khuẩn.
Kết luận
Mặc
dù sống trong một môi trường có vô số mầm bệnh đang ngày đêm lảng vảng
xung quanh ta, nhưng chúng ta có những phương cách đơn giản để đề phòng
và giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm…Đó là sự rửa tay, một phương cách đã được y giới nhìn nhận từ gần một thế kỷ nay rồi.
Bàn tay đưa ta vào đời nhưng nó cũng có thể làm ta lìa đời.
Tham khảo:
- CDC, Wash your hands