lundi 5 avril 2021

Caroline Thanh Hương giới thiệu Chương trình thơ đặc sắc của anh Trần Văn Lương với bài Buồn Trang Cáo Phó, Thăm Lại Chiến Trường Xưa cùng bài Khi Đọc Tin Trên Báo của thi sĩ Huy Văn.

Kính gửi quý anh chị một bài thơ của anh Trần Văn Lương.

Cũng như thường lệ, thơ anh Lương là những bài thơ buồn ngậm ngùi, có khi khóc không ra nước mắt và tuy tôi không thuộc loại người hay bỏ cuộc mà đành chờ khi lòng mình lắng xuống khi đã đưa tiễn bà vú nuôi của mình ra đi ở tuần anh gửi bài thơ này đến điển đàn của chúng ta.

Những ngày nước pháp chưa vào confinement thứ ba, những lần tôi đi bộ ngang qua tiệm chôn cất người thì thấy lòng mình trầm xuống, vì chưa bao giờ danh sách trước cửa tiệm này chen chúc những tên người ra đi như mấy tháng nay.

Tôi không biết họ ra đi vì lý do gì, nhưng những tuổi gần tám mươi và trên chín mươi thì kẻ trước, người sau báo tin mình đã mãn phần.

Họ là người bản xứ, có người sinh nơi này và cũng ra đi trên mảnh đất trong sự thương tiếc của gia đình, nhưng mình ở nơi này cũng lâu như những con cái họ, mình cũng là người đóng góp công sức tiền bạc để xây dựng đất nước này như chính đất nước của mình trước đây.

Đất nước này đã không còn ciến tranh bao nhiêu năm nay, tuy qua những cuộc khủng bố, nhưng chưa ai bị cầm tù như thời gian hơn một năm nay tại căn nhà của chính mình.

Người ta đi ra, đi vào và chờ đợi mỏi mòn tin vui để trở lại ngày tháng cũ, nhưng ngoài những con số, chính xác hay không thì khó mà biết được, thì bầu trời tuy vẫn xanh, có hôm nóng đến hai mươi độ C vào tháng đầu xuân, nhưng hồn Xuân thì đã không còn như xưa.

Gọi đến bạn bè để nhắc lại những người thân đã ra đi, lòng buồn khôn tả khi tôi nhớ đến em út tôi, đến cậu tôi và những người dì tôi, chú tôi và nay đến bà vú nuôi tôi từ tấm bé.

Tôi cũng tự hỏi mình có như anh Lương tìm tên mình trên những bản tên nào đó mà tử thần đã có danh sách ngày tôi ra đi chưa. Tôi chẳng có gì để lưu luyến thế gian này vì tôi thấy mọi người đều ra đi bình đẳng như nhau: đến với hai bàn tay trắng và khi ra đi cũng thế.

Viết một chút tâm tình để chia sẻ với các anh chị, kính chúc quý anh chị một ngày an lành, vui vẻ.

Caroline Thanh Hương

 Citation bonheur de Paul Verlaine

 

 

 

Kính gửi đến quý anh chị 

 

  tt con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

       Bao người thiên cổ ra đi,

Sao mình vẫn mãi sống lì dưới đây.

 

 

Cóc cuối tuần:

 

       Buồn Trang Cáo Phó

     

    Tần ngần lật từng trang cáo phó,

    Xem tên mình có đó hay không,

       Thẫn thờ khi đã đọc xong,

Mình còn, người mất, chạnh lòng xiết bao.

           

    Thầm hổ thẹn mình sao chưa chết,

    Vẫn miệt mài lê lết dưới đây,

       Toi cơm tốn gạo mỗi ngày,    

Sống vô tích sự, uổng thay khí trời.

     

    Trong khi đó bao người đáng sống,

    Vì số trời thoắt bỗng ra đi,

       Bất ngờ, gấp gáp nhiều khi    

Còn chưa kịp nói từ ly một lời.

                

    Cơn đại dịch khắp nơi tàn phá,

    Người theo nhau gục ngã đêm ngày,

       Trên manh đất tạm dung này,

Cũng bao kẻ đã không may mãn phần.

     

    Nhìn cáo phó, toàn thân lạnh ngắt,

    Thương người vừa nhắm mắt xuôi tay,

       Đơn côi cuối nẻo lưu đày,     

Vật vờ trung ấm, lất lây mộ phần.

     

    Công việc chốn dương trần còn đó,

    Định mệnh sao bắt họ lên đường,

       Tro tàn ủ đất tha phương,    

Mộng xưa trải lối đoạn trường xót xa.

                         x

                     x      x    

    Kìa cha mẹ tuổi già sức yếu,

    Bao năm dài bận bịu vì con,

       Niềm vui cuối kiếp chưa tròn,    

Gập ghềnh thiên cổ, mỏi mòn lối chung.

            

    Nọ người lính anh hùng thuở trước,

    Đã âm thầm vì nước xông pha,

       Góp xương máu giữ quê nhà,    

Nay đành ôm hận làm ma xứ người.

     

    Đấy là đấng trọn đời bươn chải,

    Vì từ bi bác ái hy sinh,

       Bỏ quên hạnh phúc riêng mình,    

Giúp người bạc phước linh đinh không nhà.

     

    Thương trai trẻ đường xa mới tỏ,

    Mộng chưa thành đà bỏ dở dang,

       Trong cơn hấp hối vội vàng,    

Con tim hụt hẫng ngỡ ngàng héo hon.

     

    Xót xa kẻ, đàn con nheo nhóc

    Còn cần cha đùm bọc cưu mang,

       Bỗng dưng gãy gánh giữa đàng,    

Làm sao nhắm mắt cho đang phút này.

    

    Xin Chúa Phật dang tay chờ đón

    Những người đi đã trọn lối trần,

       Và ban xuống vạn hồng ân,    

Cho vong linh được vững chân qua đò.

                         x

                     x      x     

    Lòng dẫu biết toàn do số mệnh,

    Nhưng vẫn nghe buốt lạnh trong hồn.

       Đời đà hút bóng hoàng hôn,    

Còn chi đâu nữa mà nôn nao chờ.

 

    Ngậm ngùi gấp lại tờ báo chợ,

    Nợ đời này biết thuở nào xong.

       Nhạt dần tiếng sóng biển Đông,   

Cánh chim lưu lạc hết mong ngày về.

                  Trần Văn Lương

                      Cali, 3/2021    

 

Từ bài thơ của anh Lương lại có bài cảm thơ của anh Huy Văn tiếp nối, mời quý anh chị cùng thưởng thức.

 

Kính chuyển
Cảm tác để bày tỏ sự đồng điệu và đồng tình với sư huynh Trần Văn Lương
HV (HVC )

KHI ĐỌC TIN TRÊN BÁO
 
Đâu có ai nỡ "phá cho vui" đăng cáo phó
khi mỗi ngày thầy đồ
cứ rị mọ ngồi đó ...dò tên!?
Tin "tức mình", tạp nhạp đọc lềnh khênh
nhưng chắc chắn chưa có điếu văn
nào dành cho họ...Cóc!

Đành là đã hết thời đi ngang, về dọc
hay ngược, xuôi trong khói lửa chiến chinh
nhưng hào khí xưa vẫn còn ngập u tình
dẫu luân lạc cũng còn lòng trung liệt.

Xưa chiến quốc cho dù không thuộc dòng hào kiệt
không đủ sức vá trời, cũng đã tận lực...vác, mang
Nếu đã thương những ai
"Bỗng dưng gãy gánh giữa đàng," (*)
thì cũng nên tiếp nối những gì còn dang dở.

Mấy ai không buồn khi trong lòng vẫn nhớ
chuyện ly hương khi xảy nghé, tan đàn?
Mỗi lần đọc tới trang cáo phó, báo tang
làm sao nén "ngỡ ngàng trong tim"
của người "Thầm hổ thẹn mình sao chưa chết"?!

Chết? Sớm, muộn thôi mà!
Nhưng chết sao được khi "vẫn miệt mài lê lết"
chờ "hoàng hôn thiên cổ" phủ "lối mòn"
Thôi! Hãy từ tốn thở dài
nén trong lòng nổi "ngỡ ngàng, hụt hẫng, héo hon"
để sau đó "ngậm ngùi khép lại tờ báo chợ".

Từ cổ chí kim có ai lạ gì chuyện người đi, kẻ ở
Mọi người sẽ một hàng chờ đợi chuyến qua sông
nợ thế nhân rồi cũng tan biến chốn hư không
nên cứ thế, đường trần xin cùng nhau vững bước!
HUỲNH VĂN CỦA
(*) Chữ nghiêng là của sư huynh Trần Văn Lương
 
  tt tt 
 
 Tiếp nối bài thơ mới nhất về mùa quốc hận, mời quý anh chị đọc bài thơ về một kỷ niệm đau buồn của người Việt tỵ nạn.
 
 

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần đầu mùa Quốc Hận.

 

Dạo:

     Xưa tuôn máu giữa chiến trường,

Nay tuôn lệ giữa quê hương không còn.

 

 

Cóc cuối tuần:

 

 

   Thăm Lại Chiến Trường Xưa

     

Từng bước lẻ ngập ngừng theo tiếng nạng,

Nắng xoay chiều, chập choạng bóng thương binh.

Đích viếng thăm bỗng xuất hiện thình lình,

Người chưng hửng, tưởng rằng mình hoa mắt.

     

Sửng sốt nhìn quanh quất,

Tự hỏi mình có thật đến đúng nơi,

Xưa kia đã một thời,

Mình chấp nhận xương rơi cùng máu đổ?

 

Mấy mươi năm gian khổ,

Lất lây kiếm sống ở đô thành,

Cố chắt bóp để dành,

Làm một cuộc du hành thăm chốn cũ.

     

Muốn tìm tới chỗ mình từng tử thủ,

Cùng bạn bè chống lại lũ Cộng quân,

Để giữ gìn lãnh thổ, bảo vệ dân,

Và đã bỏ một phần thân thể lại.

 

Nhờ ít mốc thiên nhiên còn tồn tại,

Mò mẫm ra nơi đóng trại năm nao,

Nhưng còn đâu bao cát, thép gai rào,

Cùng hệ thống giao thông hào phòng thủ.

     

Lặng cúi đầu ủ rũ,

Hình ảnh xưa vần vũ kéo nhau về.

Mắt khép hờ, vật lộn với cơn mê,

Ôn lại trận đánh mùa hè năm đó.

                        x

                  x          x  

Trời rực cháy, mênh mông màu lửa đỏ,

Giặc cùng ta đụng độ suốt đêm ngày,

Súng lúc nào cũng nạp đạn luôn tay,

Xác chết cứ chất đầy như rơm rạ.

     

Trận đánh cuối thật vô cùng vất vả,

Cộng quân đông gần gấp cả chục lần,

Dùng biển người, không ngần ngại thí quân,

Nhưng vẫn bị ta cầm chân từng phút.

     

Đạn lớn nhỏ hai bên giành nhau trút,

Máu đào loang như nước lụt mùa mưa,

Mình kiên trì chống cự, gắng cù cưa,

Cả đại đội chỉ còn chưa đến chục.

    

Bạn bè thi nhau ngã gục,

Viện binh may vừa gấp rút đến nơi,

Thêm không quân tới yểm trợ kịp thời,

Quân ta dẹp tan biển người của giặc.

                        x

                  x          x

Tiếng cãi vã xé toang màn nắng gắt,

Người giật mình mở mắt thoáng nhìn quanh,

Đâu đấy toàn chuyện dối trá gian manh,

Lòng chợt tiếc thời giao tranh chống địch.

 

Chiến trường cũ giờ thành nơi du lịch,

Chẳng còn gì là vết tích ngày xưa,

Dân tình nay cũng quen thói lọc lừa,

Chuyện đạo đức như chưa hề hay biết.

 

Trẻ đua đòi trắc nết,

Già mải miết ăn chơi,

Ngày mất nước tới nơi,

Không một lời thắc mắc.

               

Người uất ức, sắc mặt dần tái ngắt,

Muốn hét lên, nhưng vắt chẳng ra lời,

Ngực phập phồng, dòng đau đớn chợt khơi,

Buồn so sánh hai cảnh đời trái ngược.

     

Cán bộ với bọn Tàu tiền như nước,

Cậy thế cậy quyền, ngang ngược khắp nơi,

Trong khi dân kiếm cả mấy tháng trời,

Không bằng chúng xài chơi trong thoáng chốc.

 

Rồi cố nén nỗi sầu đang chực bốc,

Nhìn người già cực nhọc đạp xích lô,

Kẻ tật nguyền, gầy ốm tựa xương khô,

Ôm vé số co ro ngồi rao bán.

     

Nhưng khi thấy đám mang danh "tỵ nạn",

Kéo nhau về nhan nhản, miệng huyên hoa,

Người thương binh không kềm được xót xa,

Khối tuyệt vọng vỡ oà trên nạng gỗ.

                  Trần Văn Lương

        Cali, đầu mùa Quốc Hận 2021   

Chương trình đọc và nghe đọc truyện hay với bộ truỵên tring thám không hiện đại, nhưng đầy tình tiết hấp dẫn.

Kinh gửi quý anh chị bộ truyện audio và bộ truỵên đọc không thuộc thời hiện đại, nhưng đầy nét truyện trinh thám, nghe không nhàm chán.

Phần truyện đọc, thì tôi chưa đọc qua, chỉ sưu tầm cho anh chị nào không thích nghe audio mà chỉ thích đọc.

Cám ơn quý tác giả, mc và internet đã lưu lại bài trên net.

Caroline Thanh Hương

 

  tt 

tt 

 

Thông tin truyện

Thiết Huyết Đại Minh

Thiết Huyết Đại Minh

Nguồn:

Mê Truyện

Trạng thái:

Full
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đánh giá: 4.7/10 từ 117 lượt
Nhóm dịch: Nghĩa Hiệp
Đả tự: trongkimtrn

Tịch Mịch Kiếm Khách từng được các độc giả biết đến qua tác phẩm Sở Hán tranh bá đã được nhóm dịch Nghĩa Hiệp dịch trọn bộ. Nay nhóm dịch Nghĩa Hiệp tiếp tục giới thiệu đến các bạn một tác phẩm lịch sử quân sự khác của ông: Thiết huyết Đại Minh.

Nhân vật chính Vương Phác kiếp trước là một thanh niên vừa tốt nghiệp đại học, vì không xin được việc nên đi làm đại ca đường phố, cầm đầu một nhóm du côn, trong một lần chém giết tranh giành địa bàn, kết quả Vương Phác bị trúng một gậy vào đầu ngất xỉu, linh hồn hắn xuyên về triều Đại Minh, thời kỳ Sùng Trinh Đế nắm quyền (vị hoàng đế người Hán cuối cùng cai trị Trung Quốc trước khi triều đình rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu), hồn nhập vào Vương Phác, một Tổng binh trấn Đại Đồng, thiếu gia nhà giàu ăn chơi trác táng, sợ chết, chức vụ có được cũng là do bỏ tiền ra mua. Cũng từ đây, một Vương Phác mới xuất hiện đã hoàn toàn làm thay đổi lịch sử. 

Vì tuyệt hậu hoạn, Vương Phác thanh trừ Mãn Thanh Thát Tử.

Vì bình biên hoạn, Vương Phác chinh phục cả Đại Mạc.

Vì luyện binh, Vương Phác đã dùng mọi thủ đoạn thu về số bạc khổng lồ!

Vì kiếm tiền, Vương Phác có thể sử dụng toàn bộ mánh khóe, kết quả không thể không tránh khỏi phát sinh hiểu lầm với Tần Hoài Bát Diễm. 

Vì giữ gìn thống nhất đế quốc, Vương Phác tiêu diệt Lý Tự Thành cùng Trương Hiến Trung, lột da rút gân Hán gian Ngô Tam Quế nhét cỏ làm thành đèn lồng da người!.... Vương Phác, trong hắn có hai con người, một con người nghĩa khí và tâm huyết, một con người hung tàn hơn cả dã lang. Nghĩa khí và tâm huyết của Vương Phác chỉ biểu hiện đối với những huynh đệ và người yêu từng sinh tử với hắn, vì bảo vệ người yêu và huynh đệ đã từng vào sinh ra tử của mình, lúc cần thiết Vương Phác thậm chí không tiếc hy sinh tính mạng vì họ, cách làm như vậy trong mắt nhiều người cho là ngu xuẩn, là kích động, nhưng Vương Phác không nghĩ như vậy, hắn có nguyên tắc của mình.

Cho nên có đôi khi, Vương Phác giống như một tay hành động lỗ mãng không có đầu óc! Nhưng lúc Vương Phác đối mặt với kẻ địch, trong nháy mắt hắn sẽ biến đổi thành một người khác, một gương mặt hoàn toàn khác biệt, hắn sẽ phát huy mặt ác nghiệt và tàn nhẫn của mình đến tận cùng, hắn trở nên hung tàn hơn sói hoang, giảo hoạt hơn hồ ly. Trong mắt Kiến Nô và người Mông Cổ, Vương Phác tuyệt đối là ma quỷ hung tàn và giảo hoạt. Tâm nguyện lớn nhất của hắn, chính là bồi dưỡng, huấn luyện nên một đội quân Thiết Huyết!....

Tác giả Tịch Mịch Kiếm Khách viết bộ này rất chắc tay, tuy là lịch sử quân sự nhưng không khô khan mà văn phong khá mượt mà, cách miêu tả chặt chẽ, không rườm rà và rất thu hút, ngay cả những đoạn không "ướt át" cũng khá lôi cuốn người đọc, huống chi, thỉnh thoảng tác giả còn đưa vào những “xen” khá ướt át! Thiết Huyết Đại Minh của Tịch Mịch Kiếm Khách, một tác phẩm đặc sắc, tình tiết động lòng người, hành văn ưu mỹ, cuốn hút

Danh sách chương