dimanche 30 septembre 2012

Những câu chuyện thật về tù cải tạo, những bài thơ tù ... dù lịch sử đã sang trang


Những câu chuyện thật về tù cải tạo
Đây là những câu chuyện đã ghi vaò lịch sử sự đối xử giữa người và người, nay tôi là kẻ thắng trận và những vết thương lòng không bao giờ lành ...
Những làn sóng người đã ra đi bỏ nước , người bỏ thây ngoaì biển khơi , người mà cha mẹ hay anh chị em không bao giờ có ngày đoàn tụ
Những thuyền nhân còn sống sót , nay đã vào tuổi gìa mà trí nhớ kém coỉ sắp đi dần vào lãng quên của lịch sử , những gia đình theo diện HO vất vả gầy dựng lại tương lai trên đệ tam quốc gia mà giá trị cuộc sống chỉ qua cái bề ngoaì của xã hội văn minh , không còn chỗ cho người thất bại
Hận đời hay hận mình ?
Thành công hay thất bại trong cuộc sống mới ?
Anh là ai ? người ngoại quốc , gốc Việt  hay người đã mất cả quê hương , giống nòi ?
Vết thương LÒNG anh đã lành , nhưng vết thương TÂM , anh vẫn còn nguyên vì bao người thân đã ra đi không có dịp gĩa từ
CRTH






Tôi từ trại Nghệ Tĩnh chuyển vô Z30D/Hàm Tân và ở trại tù này từ 8/1980-9/1982.Tôi cũng tham gia đêm hát Quoc Ca ,Truy điệu (trước nhà của ban trật tự...nhưng không bi đày đọa bằng các anh ở Nam Hà...)
Tôi xin gởi mấy dòng cảm nghĩ khi còn ở trại tù Z30D để thấy phần nào cảnh tù của VC.Thơ không hay quý bạn cùng thông cảm(Nhờ niên trưởng Võ Tình sữa cho)





VŨNG NƯỚC TAM CÙNG
(K-Z30D-mùa hè 1981)
Một vũng nước sâu sâu
Chứa đủ màu lá rụng
Nước vào vũng đằng đầu
Nước tràn mau xuống dưới
Cùng chung một dòng suối
Trên "tưới" miệt dưới dùng
Tiện lợi quá chừng chừng
"Tam cùng" ăn tắm giặt
Tù trên không thắc mắc
Tù dưới ắt phải theo
Vũng nằm cạnh chuồng heo
Mang theo mùi hổn hợp !
Nước cọng nhiều lớp đĩa
Chôm chĩa hút máu người !
Thấy nước chẵng an vui
Người tôi ghê đĩa qu'a !
hồn-quang


ĐẤU TRANH TUYỆT THỰC BẤT BẠO ĐỘNG CỦA
TÙ NHÂN CẢI TẠO TRẠI Z30D/K2 RỪNG LÁ
Tố Nguyên
Ngày 23 tháng chạp năm Canh Tuất tức tháng Giêng năm 1981 – Còn một tuần nữa là Giao Thừa tết Tân Dậu - Trại tù vẫn rầm rập đi lao động quanh trại - Trời ngả về chiều anh em đội 19 cởi hết quần áo chạy ùa xuống suối - Tắm thật nhanh , tôi và Thiệu xách mỗi đứa một “sô” nước , anh em cũng thế ngầm bảo nhau xách nước bước vào hàng , lại thêm bó củi toòng teng để vào trại , vì hôm nay được phép nấu nướng -Một số anh em âm thầm đổ nước vào các bình , đủ loại to , nhỏ , rồi giấu dưới gầm sàn ngủ .
“ Tuyên coi xem lượng nước đã nhiều chưa ? “ Anh Phúc Đốc Sự thong thả nói với tôi rồi ôn tồn nhắc nhỏ là hẹn nhau gốc cây giữa sân , trước giờ điểm danh để vào buồng (Nhà số 8) – có một số anh tôi không còn nhớ tên , nhưng chẳng bao giờ quên mặt - đều cùng có một ý chí – Anh Phúc ĐS hỏi anh Thiều , anh Thiệu và anh Toàn anh Liệt xem 3 khu A-B-C tức là 12 nhà khác đã có người sẵn sàng cùng với chúng ta chưa ? anh Toàn cho biết 7 nhà khu B sẵn sàng rồi – Anh Thiệu cho biết khu C gặp được một anh đồng lòng ở nhà số 12 – Anh Phúc nói như vậy là ổn vì chỉ cần 2 hay 3 người trong một nhà cũng đủ dấy lên , vì tình hình cho thấy trại như đống rơm khô chỉ cần 1 que diêm – Anh nói tiếp :” Việc chúng đánh đập và cài ăng ten dày đặc chưa hẳn là thời cơ ngay đâu mà chúng ta cần cầu nguyện Ơn Trên soi sáng cho chúng ta nữa –Anh Tân bị báo cáo và bị đánh đập và giam vô thời hạn trong nhà Kỷ Luật khi anh ta trách nhiệm làm cổng chào mừng Xuân ngoài cổng anh được phân phối treo 5 lá cờ đuôi nheo 2 màu vàng 3 màu đỏ xen kẽ - anh thì treo 2 vàng hai bên lề còn 3 màu đỏ ở giữa giống như cờ màu vàng mang 3 sọc đỏ - Khi đang làm cỏ , anh Nguyễn Thanh Thu ( tác giả Bức Tượng THƯƠNG TIẾC của Nghĩa Trang Quân Đội ) được cán bộ Quản giáo và bảo vệ mời riêng ra gốc cây lá buông nằm sâu trong bụi rậm bị hành hạ và bị đánh bằng báng súng vào bụng và hông - chưa hẳn là cớ khởi động được ….”- anh Toàn nói:” em đồng ý – mình nên chú trọng yếu tố bùng nổ tự phát toàn trại là thành công , chúng không thể đè bẹp , giập tắt được – cái quan trọng là chúng ta có quyết tâm Hy sinh , sẵn sàng chết , cuộc chiến nào cũng đòi hỏi hy sinh , và mất mát !”.. Tất cả đều gật đầu và cũng vừa tới giờ điểm danh .
Nói sơ về Phân Trại B mang tên Z30D / K2 là một trong 3 trại A - Z30D / K1 và trại C - Z30D / K3 đón nhận các tù nhân từ các trại do Bộ Đội , Quân Quản quản chế chuyển sang Bộ Nội Vụ tức là Công An “bò vàng” quản lý – Phân trại B - Z30D / K2 khét tiếng đánh đập tù nhân và cưỡng bách lao động những tù đau yếu bệnh tật , không cho nghỉ bệnh - Đời sống anh em bị xô đẩy vào chốn cùng cực xuống vực thẳm tối tăm đầy ám khí u uất nghẹt thở - Hàng ngày trong chốn rừng sâu cây lá buông ,Thân tù giống như bộ xương run rẩy luôn tay nâng cao cán cuốc , cái nón mê tơi tả , mũ bằng bao cát lệch nghiêng vì gió rừng lá buông mang đầy cát nóng rát , dưới ánh nắng mặt trời - Những tên áo vàng bồng AK đứng xa xa với cặp mắt cú vọ , thỉnh thoảng lên giọng mắng mỏ những bóng tù ngưng cuốc - Tối về, lùa tù xuống suối nông cạn đầy cứt trâu bò trên bờ - Tắm 5 phút rồi hối hả xếp hàng vào trại . cơm trưa cũng như cơm chiều , hai bát củ khoai mì thái lát mỏng đa phần đầu và đuôi còn lát giữa củ thì rất ít với tô canh rau muống và chén nước muối pha màu gạo rang làm nước mắm , cộng thêm một muỗng canh cơm trắng cho có vẻ là bữa cơm ! –Đêm đến xếp hàng điểm danh vào buồng với số tù 120 người một nhà - mỗi người chỉ được 50 phân để ngả lưng - nghĩa là ruồi ,rệp ,muỗi ,mùi hôi áo quần là bạn thân của tù mỗi đêm – Phân trại B cao điểm vào đầu xuân Tân Hợi sĩ số khoảng 1500 Tù nhân chia đều 26 đội cho 13 nhà từ các trại Phước Long – Long Khánh - Suối Máu _Long giao ở miền Nam chuyển về - còn ở Miền Bắc trước tiên là Nam Hà – sau đó là Lào Kay – Yên Bái - Nghệ Tĩnh -Thanh Chương – Vĩnh Phú - Riêng anh em Nam Hà có tinh thần nhất – như ngọn lửa đã làm cháy bùng đống rơm khô anh em tù nhân Rừng Lá - Cuộc Nổi dậy đấu tranh thành công là do anh em Nam Hà , đã mang đến cho anh em Rừng Lá nghe những bản Tù Khúc Tôi chỉ nhớ lõm bõm như sau :” Và dù không là gì cả , cũng xin làm đôi giầy dũng sĩ , trở về dẫm nát trên xác thù “ và những câu :” cho tôi một lần gục ngã cho anh em ngàn lần ngẩng mặt ! cho tôi một lần được chết cho em tôi một đời thênh thang ! “- Nhà số 8 chúng tôi gồm 2 đội ; Đội 13 và Đội 19 mang danh đội trừng giới – là thành phần xấu , tuyệt đối không được liên hệ với các đội khác . Anh em dự định ra tay trong đêm giao thừa – nhưng vì tôn trọng 3 ngày Tết Dân Tộc anh em Nam Hà mong được gặp thân nhân sau sáu năm tù trên đất Bắc không có dịp gặp thân nhân - Những người âm thầm trong nhà 8 vẫn bàn bạc suy nghĩ tránh tối đa thiệt hại sinh mạng trước họng súng AK : Bất Bạo Động và lấy chính sách của chúng làm mục tiêu đấu tranh – nghĩa là “gậy ông đập lưng ông “ , chúng không thể can tội chúng ta vào 2 chữ “Phản Động “ mà bắn chết chúng ta hàng loạt – có một điều khẳng định cuộc chiến nào cũng phải có hy sinh và mất mát –
Chiều ngày 4 Tết Tân Dậu - Một số công an được ăng ten báo cáo tiến vào nhà số 7 đang tổ chức hát nhạc vàng và đấu tranh -Bọn công an khựng lại khi trong nhà số 7 vọng ra :” như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng ….” lấn át đi những bản nhạc đấu tranh do chính anh em sáng tác : “ Bò vàng vào thành phố - Gót giầy dũng sĩ vân vân…”
Tôi không nhớ những bản “tù ca “ khoảng gần trăm bài - Bất chợt từ trong nhà số 8 đồng loạt hô to :” Sát ! Sát ! Sát “ ngay tức khắc các nhà các khu cùng hô :” tập họp –anh em ơi đấu tranh - tập họp “ các tù nhân đều ra sân và tự động ngồi vào hàng lối giống như chờ điểm danh vào buồng – Hai tên ăng ten là Trần Minh Phú và Huỳnh Đỗ ôm đầu đầy máu cúi mặt từ trong nhà số 8 chạy mau ra ngoài trại - một anh em trong hàng dõng dạc nói :” Đánh như vậy thôi - đừng đánh chết - đủ để biết hậu quả chính nó làm “- Toàn trại rơi vào im lặng không ngờ ! nhìn ra qua hàng rào thấy trước các nhà các khu khác , anh em tề chỉnh ngồi lặng lẽ trong hàng ngũ như chờ điểm danh vào buồng – Ngoài cổng chánh có tiếng nói phóng thanh :” Ban Giám thị Trại , tôi ra lệnh các anh đi vào buồng “ - bất thần công an nón mũ dồn dập tiến vào và dồn tù vào buồng - Lòng tôi nhẹ nhõm và vui mừng vì không một ai bị hề hấn gì đến tính mạng – trong khi bản thân tôi đã sẵn sàng chờ hàng loạt tiếng súng bắn vào chúng tôi – Tôi lặng lẽ theo chân anh em bước vào nhà mà tâm hồn thơ thới hân hoan chuẩn bị những giờ phút đấu tranh – Tôi cầm tờ giấy bằng bao thuốc là bài thơ do một anh không nhớ tên bảo tôi xem lại và có thể thêm bớt chữ cho chỉnh – tôi đọc sơ qua cho là hay và trao lại cho Thiệu được anh em chọn là trưởng ban hành động và phát ngôn viên nhà 8 - Cửa Buồng được khóa chặt – công an còn chốt thêm cây gỗ chắn ngang nữa – Anh Thiệu leo nhanh lên sàn cuốn giấy carton làm loa :” Đây là tiếng nói từ nhà 8 anh em có nghe rõ tiếng tôi không “ - từ nhà 10 lên tiếng truyền đi : “ Nhà 8 đang lên tiếng các anh có nghe rõ không “ từ xa xa nghe tiếng văng vẳng :” Nghe rõ , Nghe rõ “ – nhà 10 vọng lại :” nhà 8 nói đi chúng tôi nhà 10 sẽ truyền lại cho các nhà khác “ – anh Thiệu được lệnh của anh em nhà 8 phát biểu :”chúng tôi nhà 8 kính chào các anh em toàn trại – chúng ta đang bước vào công cuộc đấu tranh cho quyền lợi sống còn của chúng ta – Hai tên chó săn Phú và Đỗ đã bị đánh cảnh cáo cũng chỉ là ngòi nổ để chúng ta dấy lên cuộc đấu tranh bất bạo động của chúng ta - Chúng ta đòi hỏi Ban Giám thị và các cán bộ hãy thực thi hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chính sách khoan hồng nhân đạo của Uỷ Ban Quân Quản – Anh em chúng ta đồng lòng tuyệt thực và đấu tranh bất bạo động anh em có quyết tâm không ? yêu cầu các cán bộ có mặt ở đây hãy vì chính sách nhân đạo cùng chúng tôi đòi yêu sách cải thiện chế độ lao tù của quốc tế đề ra với ban Giám Thị Trại “ – Toàn thể nhà 8 đồng hợp ca bản :” Việt Nam Việt Nam tên gọi là người Việt Nam hai tiếng nói trên vành môi … “ Cá nhà khác cũng hát theo làm cho màn đêm tưởng như hừng sáng lên trong ánh mắt mọi người , nhiều anh em đã khóc nức nở vì tìm lại sinh khí tự do bừng sống trong trái tim mỗi người - Những giờ phút này chúng tôi mới thấm chân giá trị của hai chữ Tự Do , dù biết rằng ngoài kia những họng súng lớn nhỏ đang lăm lăm chĩa vào chúng tôi – chúng tôi nghe được ngoài hàng rào lũy tre gai những xe bọc thép , chạy bằng xích sắt đang ngấu nghiến chồm lên bãi cát và sỏi đá của vùng Rừng Lá Bình Tuy có dãy núi Mây Tào đầy sương khói mây bao phủ - Chắn chắn là những khẩu đạc bác, đại liên chĩa thẳng vào trại chúng tôi – Sau này được biết là Chiến xa T54 và PT76 của Bộ Đội tăng cường –
Ban Giám thị trại biết là đầu não nổi dậy nằm trong nhà 8 – Cán bộ cho mời Đại Diện đi họp với Ban Chỉ Đạo gồm Giám Thị và cán bộ chất pháp – nhưng nhà 8 nói đây là cuộc đấu tranh tự phát không ai là chỉ huy ai – còn số anh em hành động đánh người của trại sẵn sàng ra trình diện nếu Giám thị trại bảo toàn tính mạng thì anh em sẽ sẵn sàng đi ra họp – cán bộ đành rút ra và nửa tiếng sau trở lại , trong khi đó trong nhà 8 đã ngồi soạn thảo một bản Thỉnh Nguyện Thư gồm 9 điểm , tôi không còn nhớ đầy đủ 9 điểm , mà chỉ còn nhớ mang máng nội dung chính như sau :
- Cải Tạo viên chúng tôi đấu tranh luôn chấp hành Hiến Pháp Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và đường lối chính sách khoan hồng nhân đạo của chính phủ cách mạng .
- Yêu cầu cải thiện chế độ lao tù đúng Quốc Tế quy định
- Chấm dứt cưỡng bách lao động cải tạo viên già yếu bệnh tật - thuốc men đầy đủ cho người bệnh hoạn - cấp phát quần áo vì đã quá rách rưới .
- Chấm dứt đánh đập hành hạ tù nhân , tra tấn dã man , đòi quyền sống làm người đúng với bản quốc tế Nhân Quyền .
Ban Giám Thị quyết định mời 2 người mỗi đội là Trưởng và Phó – Nhưng hai Đội Trưởng đã bị đánh chỉ có 2 phó là anh Nhan và anh Phúc ( anh này khác anh Phúc Đốc Sự ) đi họp mang theo bản Thỉnh Nguyện Thư . Phát ngôn viên nhà 8 truyền đi bằng loa làm bằng giấy được nhà 10 lập lại và bên khu C xa nhất các nhà 11 nhà 12 và nhà 13 cũng lập lại 9 điểm của Bản Thỉnh Nguyện Thư - được Toàn trại thấu triệt đường lối đấu tranh đối với Nhà Nước Việt Cộng không thể quy vào tội “chống đối , phản động” được – Khi anh Phúc và anh Nhan về lại nhà 8 anh em vui mừng được biết là Ban Giám Thị và bộ Nội Vụ Phía Nam đã nhận và hứa cứu x ét và yêu cầu chấm dứt “la ó - hô hào , hát hỏng “ , giữ yên lặng trong đêm và yêu cầu anh em đi ngủ để ngày mai đi lao động - Nhưng anh em thấy đám cán bộ công an phía ngoài khiêu khích ném đất đá lên mái nhà rồi dùng thang gậy gộc bắc lên hông nhà ? không hiểu với mục đích gì nên anh em không thể im lặng được mà tiếp tục lên tiếng yêu cầu các cán bộ đừng làm những chuyện mờ ám để phá đường lối đấu tranh bất bạo động , anh em tiếp tục hát bài ca duy nhất :” Việt Nam Việt Nam nghe tự vào đời ….” - Đúng nửa khuya bài thơ “ GỞI NGƯỜI BẠN NAM HÀ “được các anh Thiệu, anh Mạnh, anh Toàn, anh Thiều là những người có tiếng tốt và to truyền đi trong đêm khuya , đọc thật chậm rãi dõng dạc có cung điệu để cho mọi người nghe , bài thơ được đọc trong đêm vắng như muốn át hẳn tiếng ra rả của chim gáy tiếng cóc , dế và ếch nhái hết đêm này sang đêm khác … hằng đêm của Rừng Lá nguyên văn bài thơ như sau :
“ Cám ơn anh người bạn Nam Hà
đã hát cho chúng tôi nghe phận tù đày khổ ải
bạn đã làm cho chúng tôi như sống lại
nụ cười anh mắt bao lâu
nghe bạn hát tưởng như tôi đang hát
người rung lên trong phép tẩy hóa thân
chung niềm đau cái chết rất gần
bạn nói thay những gì tôi muốn nói :
“Tự Do Tự Do “ cổ đắng chẳng nên lời
mở mắt dậy người bạn thân :” CÁI ĐÓI”
nhắm mắt nằm mong được chết trong mơ
tắm rửa tranh ăn chung với trâu bò
xương quẳng ra chó không buồn ngó tới
được bữa cơm là một ngày đại hội
cỏ cây rừng khoai củ thế nuôi thân
bộ xương người biết đứng hai chân
kẻ còn sống được nhận bằng hơi thở
kẻ đã chết giập hoang thây gốc cỏ
thân thể người thay thế phân xanh
cao hơn nữa hát thật cao tù khúc
đây chứng từ địa ngục trần gian
ta thấy rồi gương mặt người hớn hở
người đi nhanh đi về hướng mặt trời
chân bước tới không sức nào cản nổi ./.
(tác giả người nhà 8)
Sang ngày 5 Tết – các tù hoàn toàn nhốt trong nhà khóa chặt bài hát “Việt Nam Việt Nam “ vẫn tiếp tục vang dậy từng nhà - những cái loa bằng giấy tiếp tục đòi hỏi Ban Giám Thị giải quyết 9 điểm của Bản Thỉnh Nguyện Thư không phải của nhà 8 nữa mà của chung cho các tù cải tạo Cộng Sản - Sang ngày 6 Tết không có gì tiến triển thêm – riêng nhà 8 cứ mỗi đêm đến các công an mặc đủ mọi thứ áo đeo mặt nạ ném đất đá lên mái nhà mang gậy gộc lén trèo bên hông nhà đều được anh em phát hiện hô to lên :” các cán bộ không được quậy phá chúng tôi “ – “Yêu cầu ban Giám thị cán bộ bảo vệ ngăn chặn chấm dứt những tên phá hoại nhà 8 - yêu cầu chấm dứt” - mỗi lần có tốp người lén đến đều được các nhà khác hô to :” nhà 8 hãy cẩn thận , đừng mắc mưu chúng mà hạ thấp cuộc đấu tranh chung , nhà 8 nghe rõ không “ toàn thể nhà 8 yêu cầu các cán bộ nghiêm chỉnh thực thi nội quy trại “ tất cả đều dùng miệng mà hô lên – không một ai sử dụng bất cứ đồ vật gì để Trại lấy cớ tù phá nhà mà đàn áp – nên bọn công an lầm to tưởng tù sẽ mắc mưu để chúng sẵn sàng nhả đạn - giờ cơm trưa và chiều đều được các “ anh nuôi”
khiêng đến trước cửa các nhà , rồi lại khiêng xuống – Sang đến ngày 7 Tết vào buổi trưa công an hàng một rất đông vào Khu B và Khu C mở cửa buồng kêu gọi tù ra tập họp điểm danh và lần lượt cho các đội đi tắm rửa - đến chiều hai khu được phát cơm gạo trắng và thức ăn không nhớ là món gì , chỉ biết là cơm trắng không độn - kế đến là nhà 9 và nhà 10 của Khu A nhưng tuyệt đối không ai bén mảng đến nhà 8 – nhà 8 vẫn hát bài ca duy nhất “ Việt Nam Việt Nam … “ – Anh em cho biết ban Giám Thị đánh đòn cân não với tù nhà 8 - Biết rằng sớm muộn thì cuộc đấu tranh đi đến kết thúc vì thân xác con người cần tắm rửa và ăn uống – Nhưng nhà 8 vẫn im lìm không một công an nào đến gần chỉ có hằng đêm có những toán giả dạng đến quấy nhiễu - mỗi lần như thế anh em đều sử dụng miệng hô to :”cán bộ là người hay là quỷ , mà giả dạng đến làm trò hề với chúng tôi “ anh  em lại được trận mưa đất đá ném rào rào lên mái lá và hông vách – Sang ngày 7 ngày 8 - ngày 9 - ngày 10 Tết nhà 8 không dùng loa truyền đi nữa mà âm thầm ngồi trong nhà tụm năm tụm ba ăn những đồ do thân nhân gởi trong năm mà ăn chung với nhau không đụng tới thùng cơm ngày 2 buổi gánh đến đặt trước cửa - lượng nước cho anh em lau mặt súc miệng cũng vơi quá nửa số anh em giấu dưới sàn ngủ - Cán bộ trại không ngờ nhà 8 lại đương đầu cầm cự đến 8 ngày mà không suy suyển vẫn la to đồng loạt và hát ca “VN VN “bài ca duy nhất – bao nhiêu mưu kế mẹo giăng sẵn để dễ dàng đàn áp cũng thất bại với bọn tù chúng tôi – cho đến ngày 12 Tết Tân Dậu các nhà khác nhốt tù trong buồng – công an rất đông mũ áo đầy đủ đến mở cửa và đọc tên ai có tên mang hành lý ra khỏi nhà – Anh Phúc Đốc sự là người gọi đầu tiên - kế là anh Phúc Cảnh Sát – anh Nhan – anh Toàn - anh Liệt - anh Trí râu và 9 anh nữa không nhớ tên điệu ra khỏi nhà - cộng thêm 15 anh ở các nhà khác - Tổng cộng 30 anh đưa ra khỏi trại lên xe chuyển về khám Chí Hòa – còn lại nhà 8 yêu cầu mang quần áo đi ra suối tắm rửa – bữa cơm chiều hôm ấy tự động ai cũng lấy phần và ăn – còn nhớ cơm trắng hôm đó không độn , mỗi người một miếng thịt kho tàu to bằng nắm tay và cải bẹ trắng sào . Hai Đội cho ra sân chấn chỉnh lại đội và trở lại bình thường khi đi lao động trước kia chỉ có 2 công an bảo vệ , nay tăng cường thêm 2 nữa là 4 và quản giáo vẫn tên cũ nhưng súng ngắn đeo ngang hông - một tháng sau chúng tôi khoảng 20 người lần lượt do ăng ten báo cáo kiếm cớ phạt nhốt trong nhà kỷ luật – tôi cũng như anh em khác vào nằm trong nhà kỷ luật 25 ngày - có anh nhẹ nhất 7 ngày - có anh nặng nhất 3 tháng . Khi đám anh em từ trại Vĩnh Phú về - Trại lại chấn chỉnh lần nữa Vì anh em Vĩnh Phú có tinh thần đấu tranh âm thầm và cho là ‘’nguy hiểm “ nên trại thanh lọc với bài bản cũ - Tổ chúc đội trừng giới – tôi và Thiệu – anh Phát - lọt lại sĩ số 32 tù – do anh Hân làm đội trưởng – nhưng trại lại hố to anh em bảo ban nhau âm thầm khiến cho trại không thể phát hiện tư tưởng mỗi người – anh Hân cũng khôn khéo được cán bộ Quản giáo đánh giá cao cho đến ngày đội từ từ từng anh một ra khỏi đội và được giấy xuất trại về nhà – Tôi cũng vì anh em có đường lối phải thoát cảnh tù đày mà không hại đến anh em thì mới cứu được bản thân , nên tôi đã nghe lời anh Ngoạn , đúng như anh nắm bắt tình hình tôi đã được xuất trại trở về nhà ngày 15 tháng 5 năm 1984 .
Lời cuối : Đây không phải là truyện ngắn – tôi phông phải nhà văn , câu chuyện trên có thực không có hư cấu – Quên rất nhiều , chỉ nhớ mang máng mà kể lại theo yêu cầu một số anh em ở Hải Ngoại - Các anh cùng đồng Trại ; đồng tù hãy thông cảm và tha thứ cho tôi những thiếu sót … chưa kể ra hết là do cái quên lãng trí nhớ của tôi mà thông cảm tha thứ - kính xin các anh đóng góp thêm khi đọc được bài này ./.
Đỗ Viết Tuyên
Bút hiệu : Tố Nguyên
260 Mahoney Dr
San Jose , Ca 95127
Email : tonguyenviet@yahoo.com



<!--[if !vml]--><!--[endif]-->
ĐẤU TRANH TUYỆT THỰC CỦA TÙ NHÂN CẢI TẠO
TRẠI Z30D/K2 RỪNG LÁ
các bạn tù còn nhớ bài này được truyền đi bằng loa tay từng nhà trong đêm mồng 04 Tết Tân Dậu vang lên 13 dãy nhà cho gần 1500 tù nhân nghe không :

ĐÊM TRANH ĐẤU Z30D
“ Cám ơn anh người bạn Nam Hà
đã hát cho chúng tôi nghe phận tù đày khổ ải
bạn đã làm cho chúng tôi như sống lại
nụ cười anh mắt bao lâu
nghe bạn hát tưởng như tôi đang hát
người rung lên trong phép tẩy hóa thân
chung niềm đau cái chết rất gần
bạn nói thay những gì tôi muốn nói :
“Tự Do Tự Do “ cổ đắng chẳng nên lời
mở mắt dậy người bạn thân :” CÁI ĐÓI”
nhắm mắt nằm mong được chết trong mơ
tắm rửa tranh ăn chung với trâu bò
xương quẳng ra chó không buồn ngó tới
được bữa cơm là một ngày đại hội
cỏ cây rừng khoai củ thế nuôi thân
bộ xương người biết đứng hai chân
kẻ còn sống được nhận bằng hơi thở
kẻ đã chết giập hoang thây gốc cỏ
thân thể người thay thế phân xanh
cao hơn nữa hát thật cao tù khúc
đây chứng từ địa ngục trần gian
ta thấy rồi gương mặt người hớn hở
người đi nhanh đi về hướng mặt trời
chân bước tới không sức nào cản nổi ./.
(tác giả người nhà 8)
=====
NỔI DẬY RỪNG LÁ NGỤC TÙ
Rừng lá ngục tù nắng chói chang
Gió xuân Nam quật thổi hùng cường
Chòi canh run rẩy như điên loạn
Toàn trại vang rền ngập đấu tranh
Bụng đói không màng bữa đắng cay
Tấm xương da cọng cỏ độn qua ngày
Chắt chiu khoai sắn mong từng bữa
Thịt rữa xương lòi cỡ lóng tay
Cờ sao tanh sắc máu
Bầy ác quái ngu si
Mặt xanh nanh vàng tâm dã thú
A K bạo lực chúng ôm ghì
Cả tập đoàn gian dối
Đè thần thánh dưới chân
Huênh hoang khoe tài giỏi
Xua dân tộc lùi dần
Này hỡi thân tù sống thế sao
Bao năm làm kiếp ngựa bò trâu
Hừng đông khoác vội áo manh vá
Kẻng đánh lùa ra chốn ruộng sâu
Này hỡi thân tù lên tiếng nói
Đấu tranh quyền sống quyền con người
Này anh này bạn cùng nung nấu
Tranh đấu kiên cường kết cuộc thôi
Tố Nguyên - Xuân Tân Dậu 1981
GHI TÊN HỌC TẬP CẢI TẠO
Học tập mấy tuần - cứ thử đi
Mang theo nhi nhí - ít trăm tì
Áo quần đôi bộ cho thong thả
Giấy bút dư thừa – mặc sức ghi
Mãn khóa không nghe – nghe mút chỉ
Ngày về không thấy - thấy phân ly..!?
Vinh quang Lao Động lòi xương sống
Học tập không về – Bác mỉm chi..!?
ĐẾM THỜI GIAN
TRONG TRẠI CẢI TẠO
Em đợi
Cho nên – anh phải đếm :
Anh đếm thời gian trên mái tóc
Anh đếm thời gian - trên lóng tay
Anh đếm thời gian trong khóe mắt
Anh đếm thời gian theo mây bay..!?
LAO ĐỘNG
Lao động vinh quang hơn cả bò

Sáng ăn khoai sắn - chiều bo bo
Ăn xong - bón ỉa - toàn bo xác
Đói chết mặc tù - Đảng Bác no
TRỐN TRẠI MỘT
Chúc Mầy lì lợm nhưng may mắn
Dứt khoát đêm nay cho cứng rắn
Hoặc Chết - hoặc Tù - hoặc Tự Do
Nếu không trở lại - là Mầy thắng

ĐÓN XUÂN
Nó bắn AK - tưởng đón Xuân
Ai ngờ - Nó bắn nát tim gan
Những người trốn Trại không may mắn
Họ đón giao thừa bằng xác thân
BẢN TỰ KHAI
Đáng lẽ các anh đều phải chết
Nhưng vì Bác Đảng đã khoan hồng
Quá trình tội lỗi đều khai hết
Để được sớm về với núi sông..!
KHOAN HỒNG THEO KIỂU BÁC
Chính sách Khoan hồng theo kiểu Bác
Đời tù Cải tạo mút thời gian
Thâm u rừng núi từ Nam Bắc
Nghĩa địa xác tù chôn ngổn ngang
CƠM CHÁY
Trong tù tơi giữ chức nuơi heo
Cải tạo - đứa nào cũng đói queo
Cơm cháy dành phần nuôi súc vật
Tôi bèn đớp ráo - sợ chi teo!
Ăng teng báo cáo - tôi vi phạm
Kiểm thảo vài đêm bấn ruột phèo
Phá hoại tài nguyên “Heo chủ nghĩa”
Nếu còn tái phạm - tội cùm đeo..!?
VÔ TÌNH
Tù Cải Tạo Z30D

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire