jeudi 11 octobre 2012

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 8 HỐ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 8
HỐ TẤN VINH
3.- NGÀY 5-7-1954 CHÁNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM THÀNH LẬP
Hai tháng rưởi sau, ông Diệm cải tổ nội các, ngày 24 tháng 9 năm 1954, lợi dụng lúc Đức Hộ Pháp; xuất ngoại, Tướng Nguyễn Thành Phương nhận chức Quốc Vụ Khanh.
Ngày 13-2-1955, Trịnh Minh Thế kéo 2500 quân về với chánh phủ Ngô Đình Diệm.
Ít lâu sau, ngày 31-3-1955 Nguyễn Thành Phương cũng đem quân về qui thuận.
Trước tiên, ông Diệm thanh toán chiến khu Ba Lòng của Đại Việt ở miền Trung (Đại Việt miền Nam có ủng hộ tài chánh cho chiến khu Ba lòng). Tư lệnh Quân khu II lúc đó là Đại Tá Nguyễn Quang Hoành không chịu dùng Quân Đội Quốc Gia đánh người quốc gia nên bị cách chức. Thiếu tá Thái Quang Hoàng và Tỉnh Trưởng Khánh Hòa Nguyễn Trân là hai người tích cực thanh toán chiến khu.
Cuối tháng 4-1955, sau khi Diệm ra lệnh đóng cửa Đại Thế Giới là nguồn huyết mạch của mình, Bình Xuyên nổ súng. Giao tranh léo dài 6 tháng. Bình Xuyên thua. Ngày 7-11-1955, Bảy Viễn được Pháp di tản đến Paris bằng máy bay.
Ngày 3-5-1955, Tướng Trịnh Minh Thế bị ám sát. Có ba giả thuyết về cái chết của Tướng Trịnh Minh Thế. Giả thuyết thứ nhứt là do Pháp giết. Giả thuyết thứ hai là bị Văn Thành Cao nhận mật lệnh của Ngô Đình Nhu ám sát  trong lúc đang quan sát trận đánh Bình Xuyên tại cầu Tân Thuận. Giả thuyết thứ ba đáng tin hơn và rùng rợn hơn. Theo con ruột của Trịnh Minh Thế thì Tướng Thế bị giết trong Dinh Độc Lập rồi mới đem  ra dàn cảnh ở cầu  Tân Thuận. 
TO:
Monday, 5 December 2011 1:32 AM
Thêm một tài liệu khả tín khác.
Bùi Như Hùng một nhân vật tôn sùng Ngô Đình Diệm, viết bài bênh Diệm là lẽ thường ai cũng có thể hiểu được.
Nhưng đây là thư, là chữ của con trai của nạn nhân nói về cái chết của thân phụ, và kẻ giết chết thân phụ mình thiết nghĩ khả tín hơn, trung thực hơn những chứng cứ vô bằng của kẻ tôn sùng lãnh tụ của mình.
Xin dành sự phán xét lại cho lịch sử, và sự thật bao giờ cũng vẫn là sự thật.
hta.
Giải-tỏa bí mật về cái chết của
tướng Trịnh Minh Thế


    Trong mục này, Làng Văn số 231, BC viết rằng: “Tướng Trịnh Minh Thế tử trận đang khi điều quân tấn công lực lượng Bình-Xuyên bên kia cầu Tân-Thuận, đạn đạo phát xuất từ một giang-thuyền Pháp, do Bình-Xuyên điều khiển. Sau này có tin, tướng Thế bị Savani, sĩ quan Phòng Nhì Pháp ra lệnh ám sát để trả thù cho tướng Chanson.”


    Sau khi báo phát hành, thân nhân của tướng Thế, hiện sinh sống ở Canada, đã gửi thư cho BC, công bố bí mật về cái chế của tướng Thế, nội dung như sau. BC xin đăng tải nguyên văn như một sử liệu:


    “Brossard, ngày 12 Nov, 2002

    Kính thưa ông Bút Chì

   Nhân đọc thấy một độc giả thắc mắc về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế, và đã được ông trả lời trong mục giải đáp, Làng Văn số 231.

    Tôi xin tự giới thiệu là con trai út của cố Trung tướng Trịnh Minh Thế. Mẹ tôi là quả phụ Nguyễn Thị Kim, hiện đang sinh sống với tôi ở Canada. Nhờ ông Bút Chì đính chánh giùm một bí mật về cái chết của ba tôi, sau 47 năm mà gia đình tôi giữ im lặng.

    Sự thật là ba tôi bị ám sát, không chết trận như tin tức và lời đồn đãi

    Ba tôi bị ám sát lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 5, 1955, do 2 viên đạn súng nhỏ, vì vết thương không phá rộng. Viên đạn thứ nhất dí sát vào ót, bắn trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ hai, phát ân huệ, cũng dí sát vào lỗ tai phải, bắn trổ ra bể tròng mắt trái, lỗ tai ám khói súng. Điều đó cho thấy, kẻ ra tay là người thân cận, đứng sau lưng hoặc đứng kế bên. Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, khi về họp tham mưu. Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận.
Ngày 1-1-1956, chánh phủ mở Chiến dịch Nguyễn Huệ bình định miền Tây. Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tướng Dương Văn Minh.
Tướng Trần Văn Soái đem 4700 quân về qui hàng ngày 19-2-1956. Đừng hiểu lầm Trần Văn Soái. Bị kẹt giữa lực lượng CS có CS quốc tế yểm trợ và lực lượng VNCH có Mỹ yểm trợ, lực lượng Hòa Hảo nếu công khai chống lại hai thế lực quốc tế cùng một lúc sẽ bị tiêu diệt nên Trần Văn Soái là Anh Cả của lực lượng Hòa Hảo phải một lần nữa thay đàn em chịu nhục ra hàng để cứu tình thế. Trung Tướng Trần Văn Soái có về Saigon nằm ngũ chớ không có hợp tác với ông Diệm và người Hòa Hảo hiểu được tấm lòng trắc ẩn này nên vẫn tôn kính cái dũng khí của ông Trung tướng.
Các binh sĩ Cao Đài, Hòa Hảo khi về qui thuận đều bị tách rời ra khỏi các cấp chỉ huy của họ và được bố trí rải tản ta trong quân lực VNCH ở miền Trung. Và một số cấp chỉ huy bị giáng cấp trái với lời giao kết, nên một số rả ngũ đi theo CS.
Lê Quang Vinh rút 5000 binh về biên giới Cam bốt và hoạt động du kích cầm chưn 80 tiểu đoàn quân chánh phủ. Miền Tây đất rộng mênh mông, nên mặc dầu quân chánh phủ đông hơn nhưng không có cách nào chống lại du kích. Tướng Lê Quang Vinh không phải nằm trong thế ‘cùng đường tuyệt lộ’ mà phải giơ tay đầu hàng. Ngược lại, quân của Dương Văn Minh không có chiến thuật phản du kích, không biết làm sao. Chánh phủ đổi sách lược, nói ngọt dụ Ba Cụt về hàng. Ba Cụt - bị lầm như Trịnh Minh Thế trước đó hay Nguyễn Chánh Thi sau này - tưởng ông Diệm thật lòng chống cộng nên mới chịu trở về giúp. Không dè lại bị ông Diệm trở mặt.
Trên đường đi đến chỗ hẹn, Ba Cụt bị bắt ngày 13-4-1956 tại Chắc Cà Đao cách Long Xuyên 15 cây số cùng với 5 hộ vệ. Ba Cụt bị kết án tử hình ngày 11-6-1956 và chống án. Ngày 4-7-56, toà án quân sự y án tử hình. Ba Cụt xin ân xá và bị bác đơn. Tướng Lê Quang Vinh bị đội Phước hành huyết lúc đó ông mới 32 tuổi.
Nhưng Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ tiết lộ với Thiếu Tướng Đổ Mậu có bí ẩn ở hậu trường. Ba Cụt bị giết vì một lý do không có liên quan gì đến chánh trị, quân sự hay hình sự. (Đổ Mậu tr. 146.)
 Tùy theo gốc độ mà ta nhìn thế sự. Ở một gốc độ nào đó ta có thể thấy tới giờ chót, tấm lòng yêu nước của Ba Cụt chẳng những là mênh mông, mà cái nhân hậu của Ông cũng mênh mông.
Cái thật của con người nhiều khi phải đợi đến lúc đứng trước ngưỡng cửa tử sinh, thì mới lộ hẳn ra. Trong một tình huống tương tợ, Cao Bá Quát để đời với hai tiếng chưởi thề. Mặc dầu con đường cứu quốc còn dài mà nửa đường bị bức tử một cách oan uổng, Ba Cụt bình tĩnh nhận mạng mà không có một lời trách Trời hay oán người. Ông chỉ trăn trối dặn vợ rán nuôi con nên người. Ta phải kinh ngạc mà thấy một người nông dân trẻ tuổi, không có học vấn, võ biền, mà nhân phẩm đạt đến cao độ đó. Ba Cụt có xin được an táng ở núi Sam (Châu Đốc), nhưng xác đã không được trả về gia đình.
Theo quan niệm cổ xưa của VN và cả Trung Hoa, án tử hình có nhiều thứ bậc. Cũng là tội chết, nếu được vua ban cho độc dược thì đó là đặc ân vì chết mà còn được toàn thây. Nếu bị chém đầu thì là tội nặng hơn. Nếu bị ngũ mã phân thây thì là tội nặng nhứt vì xác bị ngựa xé ra làm năm mãnh. Vào giờ chót, gia đình Ba Cụt có xin cho ông được xử bắn nhưng chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng bác đơn xin này. Chẳng những Ba Cụt bị chém đầu rồi mà còn bị Dương Văn Minh đem xác giao cho Đại úy Nhung chặt làm ba khúc rồi rải đi nhiều chỗ cho mất dấu, có chỗ nói xác Ba Cụt đã bị bầm nát ra. Năm xưa, cha của ông Diệm là Ngô Đình Khả đã từng đào mã của nhà ái quốc Phan Đình Phùng, lấy xác ra thiêu đốt thành tro, rồi lấy tro nhồi vào thuốc súng để bắn cho thành khói.
Sau cái chết của Trịnh Minh Thế, 2000 quân Cao Đài Liên Minh nổi loạn vào đầu tháng giêng 1956. Ngô Đình Nhu lập kế cho Cao Đài giết Cao Đài. Nhu ra lệnh cho Nguyễn Thành Phương rải truyền đơn bôi lọ Đức Hộ Pháp. Ngày 19-2-1956, quân chánh phủ do Văn Thành Cao (Cao Đài phản Thầy) tiến chiếm Tây Ninh. Nhờ LS Trần Văn Tuyên bí mật báo trước, Đức Hộ Pháp và Đại Tá Lê Văn Tất (lúc đó chỉ còn có 1000 quân) kịp chạy trốn qua Miên. Vua Sihanook cho tỵ nạn. Nhưng họ cũng không được để yên. Ông Diệm ra lệnh cho Ngô Trọng Hiếu mưu sát Đức Hộ Pháp, nhưng hụt. Năm 1959, Ngài chết gìà bên đó.
HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 11 tháng 10 năm 2012
(Còn tiếp)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire