vendredi 23 novembre 2012

CAFE....Cappuccino . Thanksgiving!


Cappuccino184680482_e8bc067f12.jpg
Đinh Thị Minh Vân (trang riêng)  
Cappuccino là cà phê được pha chế theo cách uống cà phê của người Ý, nay đã trở thành thức uống nổi tiếng trên thế giới, được mọi người yêu thích. Cappuccino là một thức uống sang trọng và cầu kỳ. Tách dùng để thưởng thức cà phê Cappuccino phải được làm bằng đá hoặc sứ, có thành dầy để giữ nóng lâu cho cà phê bên trong. Tách phải được hâm nóng trước khi phục vụ.
Một tách cà phê Cappuccino bao gồm ba phần
chính: cà phê espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt. Để hoàn thiện khẩu vị, người ta thường rãi lên trên tách cà phê Cappuccino một ít bột ca cao hay bột quế. Người pha chế thường dùng khuôn hay thìa khuấy điệu nghệ trong lúc rắc bột để tạo thành các hình nghệ thuật (hình trái tim, đám mây, bướm,...). Cappuccino có vị cà phê trầm và nhẹ, cùng hương thơm của kem hòa lẫn vị béo của sữa. Chỉ cần nhấp môi một ngụm nóng, bạn sẽ có ngay cảm giác thích thú khi thưởng thức một món ngon cùng với tâm trạng sảng khoái, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn, .. Cappuccino được xem như một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Ý. Họ thường dùng thức uống này trong bữa sáng hoặc dành thời gian riêng trong ngày để thưởng thức như một món riêng biệt. Trong một tách Cappuccino, phần bọt sữa được đặc biệt chăm chút: về thẩm mỹ nó giúp tách cà phê đẹp hơn và hấp dẫn hơn. Về hương vị, nó giúp tăng độ béo, hương thơm, giảm độ chua và đắng của cà phê. Về vật lý, nó có tác dụng giữ nhiệt giúp lớp cà phê và sữa phía dưới nóng lâu hơn. Và cuối cùng lớp bọt này là cả một nghệ thuật biểu diễn, tùy tay nghề của bartender mà khi bưng ra, tách cà phê nóng Cappuccino sẽ có lớp bọt phía trên được tạo các hình nghệ thuật. Cà phê Cappuccino chỉ ngon khi uống nóng. Ở Việt Nam, cà phê Cappuccino được bán tại các nhà hàng, quán cà phê cao cấp với giá từ 30.000 đồng/ tách, định lượng khoảng 150-170ml. và bằng cách khuấy điệu nghệ trong lúc rắc bột để tạo thành các hình nghệ thuật (hình trái tim, đám mây, bướm,...).
Photobucket
Một chút sắc đen thẫm và vị đắng của cafe. Một chút sữa nóng làm mềm cái đắng ấy. Một chút trắng tinh khôi và ngọt ngào của kem sữa đánh bông. Một chút hương chocolate thoang thoảng. Tất cả hòa quyện thành cốc Cappuccino ngọt thơm, nhẹ nhàng và mềm mại. 1/3 Expresso, 1/3 sữa tươi nóng, 1/3 bọt sữa mịn màng trên mặt... 1ly sự cân bằng đem lại sự thích thú cho người uống...
Photobucket


"Tôi đo lường sự lịch lãm nổi tiếng thế giới của người Ý bằng khả năng uống Cappuccino rất nhanh nhưng khi uống xong bọt ko trắng cả mép như những "người trần mắt thịt" khác. Du khách Mỹ đến đây, cho dù có sang trọng cỡ mấy cũng bị cho là "nhà quê" vì thói quen gọi Cappuccino sau bữa trưa hoặc bữa tối, mà theo dân địa phương là ko đúng điệu chút nào. Người Ý chỉ uống món này trong bữa sáng hoặc dành thời gian riêng trong ngày để thưởng thức Cappuccino một cách riêng biệt, và đặc biệt rất chăm chút bọt sữa, ko bao giờ hớt bỏ hay khuấy lẫn vào cà phê vì làm như vậy mất hết cái tinh túy của thức uống này mất rồi" (Ngô Thị Giáng Uyên)
Photobucket
Tên của thức uống này được phỏng đoán là bắt nguồn từ các thầy tu dòng cappuchin. Màu áo thụng của các nhà tu này có màu nâu tương tự như màu của 1 ly Cappuccino hòan hảo. Mũ của chiếc áo này trong tiếng Ý được gọi là Cappuccio. Tại Đức, người ta ko dùng kem sữa đánh đặc thay vì dùng bọt sữa. Món này ở Ý gọi là Cappuccino con panna.
Photobucket Và đôi khi, nó còn được thêm 1 chút caramen thơm ngon...Photobucket
Một loại Expresso cũng rất hấp dẫn là Mocha. Mocha là bản hòa tấu của Expresso và sôcôla đắng. Đầu tiên cho sôcôla đắng vào đáy tách, sau đó đổ Expresso lên trên. Cuối cùng cho thêm sữa đánh bọt và tận hưởng tách cà phê đầy hương vị Sôcôla của bạn
Photobucket
Cappuchino có 1 loại cà phê "anh em" thường được "sáng tạo" nhìêu hình ảnh khác nhau, đó là Latte. Đây là loại Expresso được pha với rất nhiều sữa và ít cà phê. Vì vậy mà nó rất ngọt ngào và mềm mại. Người ta có hẳn 1 cuộc thi cho những "nghệ sĩ" pha món cà phê này và chúng được gọi là "Latte-art".
PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Photobucket Photobucket PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Photobucket PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Photobucket Photobucket PhotobucketPhotobucket

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire