samedi 27 juillet 2013

"Đà Lạt"; Lệ Quỳnh Nguyễn.

: Đà Lạt

THEO BƯỚC CHÂN RONG RÊU

Du khách tới Đà Lạt có thể theo bước chân “rong rêu” của KHÁNH LY, người ca sĩ khả ái của thành phố sương mù thuở nào. Đây là con đường đi từ phía Hồ Than Thở, khu Chi Lăng dẫn qua nhà ga xe lửa vào trung tâm thành phố:

THEO BƯỚC CHÂN RONG RÊU.   Du khách tới Đà Lạt có thể theo bước chân “rong rêu” của KHÁNH LY, người ca sĩ khả ái của thành phố sương mù thuở nào. Đây là con đường đi từ phía Hồ Than Thở, khu Chi Lăng dẫn qua nhà ga xe lửa vào trung tâm thành phố:  “Trong suốt năm năm ở Đà Lạt, tôi thuộc từng gốc cây bụi cỏ, con đường Chi Lăng đưa tôi qua nhà ga, men theo Hồ Xuân Hương, qua hai cây cầu nhỏ, qua sân vận động, qua bến xe Minh Trung, leo lên một con dốc tới khu Hòa Bình. Từ con dốc đi bọc tay phải, theo đường Phan Bội Châu, tôi nhìn xuống chợ, đi tới nữa là khám lớn, rồi tẽ ra, hướng đi bờ hồ, hướng vào con đường  tình  yêu, lên dinh Tỉnh Trưởng. Vòng tròn theo khu thương   xá Hòa Bình. Tôi hay  ngồi nhất là café
 Tùng. Trên lầu hoặc dưới chân cầu thang, ngồi một mình. Sau này cùng ngồi với tôi là Trịnh Công Sơn và các bạn. Từ café Tùng bước ra rẽ tay trái là tiệm cơm Bắc Hương nằm gần bến xe đò. Đi thẳng Hàm Nghi tôi thường ghé Lữ Quán Thanh Niên thăm Đinh Ngọc Mô, Cầu và Thạch. Có lúc tôi  dọn lại ăn ké tụi nó mấy tháng, ăn cơm Cantine 7 đồng một đứa mà có khi không đủ tiền. Ra khỏi Lữ Quán, tay phải đường Võ Tánh đưa ra bờ hồ, phía tay trái, tôi lang thang đi qua trường Bùi Thị Xuân. Ngày nào tôi cũng đón xe lam, xe đò từ Chi Lăng ra phố chơi. Hết café Tùng, tôi qua Mékông ăn cơm hoặc Shanghai. Có lúc lội bộ xuống con dốc Phan Đình Phùng ăn hủ tíu Nam Vang, xa  tí nữa là quán mì Quảng bên cạnh ciné   Ngọc Hiệp, đối diện với  mấy nhà tắm nước
 nóng và khách sạn Cẩm Đô.  Ở Đà Lạt, đi tắm nước nóng là một cái thú. Mỗi người ôm cái khăn tắm xà bông, tha hồ kỳ cọ, tắm gội, trả có mấy chục bạc, bước ra khỏi phòng tắm, mát mẻ thơm phức. Chính tôi cũng là một trong những người khách thường xuyên của nhà tắm này. Một cái thú chắc chắn chỉ có thể có ở Đà Lạt. Ngay cả ở Huế, mùa đông giá lạnh là thế, tôi cũng không  nghe thấy ai nói đến phòng tắm nước nóng bao giờ. Đó cũng là trong những điều giữ chân người Đà Lạt, quyến luyến người khách lạ ghé thăm cái thành phố có vẻ hơi “Tây” này.  Dancing night Club nằm trên đường Lý Thái Tổ, từ nhà thờ Chánh Tòa, tôi rẽ trái là  đến trường Trung Học La San,   qua dốc nhà Bò cứ thẳng mãi,  tôi đi ngang qua Thung Lũng Hồng của
 nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, dấn tí nữa là thác Cam Ly, vui chân bước tới đã thấy phi trường quân sự Cam Ly. Không muốn về Sài Gòn dù máy bay đậu sẵn đó, tôi quay ngược lại, chạy một đỗi, qua những dinh thự, biệt thự lộng lẫy hoa cỏ bao quanh, đến một con đường rẽ nhỏ nơi  đây toàn là quán rượu với các bóng hồng, người Đà Lạt, người Sài Gòn gọi đây là xóm “bà Thái” nghe quen quen, những quán rượu ở ngay vệ đường đá này có thể đưa tới Đơn Dương nhưng đường này rất ít người đi. Nếu không rẽ vào xóm “bà Thái” mà đi thẳng, Night Club nằm ngang trước mắt  tôi, bên cạnh là đường đi Trại Hầm. Tôi khoái tới đây mua mận hay đào lông,  mua từng cần xé   mang về Sài Gòn làm quà cho bà con.  Còn một thứ nữa tôi rất thích là chuối
 La Ba, trái chuối vàng tươi, lấm tấm đen như người bị tàn nhang. Lúc vừa chín tới, chuối dẻo và ngọt, tôi thường ăn chuối trừ cơm.  Có lẽ khí hậu Đà Lạt mát lạnh kể cả mùa hè, nên tôi thấy cái gì của Đà Lạt cũng đáng yêu, thức ăn nào cũng khoái khẩu. Xách một giỏ đồ ăn lên đồi Cù nằm dài cả ngày nhìn trời nhìn mây, để thấy rằng mình chẳng dính líu chi đến cái đời sống dưới chân. Từ những ngày ở Đà Lạt, tôi bắt đầu yêu chữ “Nhàn” hưởng nhàn  được ngày nào là hưởng tối đa. Không lo âu, không bận rộn, chuyện gì dưới mắt tôi cũng nhỏ. Chỉ 5 năm mà thôi, Đà Lạt ảnh hưởng đến tôi tận xương tủy cho đến bây giờ. Cứ  nằm   trên đồi Cù hay ngồi nhâm nhi ly café  ở Tùng, ở nhà Thủy Tạ là quên hết sự đời không
 được bằng chiếc lá... đa.”  KHÁNH LY nói thêm về chuyện la cà rong rêu của mình trong bài “Chuyện kể sau 40 năm”:  “Vũ trường đóng cửa, ai muốn đi ăn đêm thì thường chạy tới tiệm xôi gà trước mặt khách sạn Thủy Tiên, sau lưng tiệm bánh mỳ Xương Ký đầu con dốc Hàm Nghi. Chủ quán là cặp vợ chồng trẻ, con ông bà Bắc Hương cơm tám, giò chả nằm gần café Tùng… Nhiều đêm, vừa thấy mặt tôi, cô vợ da trắng, má hồng cười như hoa nở, hét toáng lên… Đùi Khánh  Ly… Phao câu Khánh Ly… câu rao ngắn gọn làm ai cũng quay lại nhìn tôi cười. Và tôi không hề cảm thấy ngượng ngùng, sà ngay vào hàng cầm chiếc đùi gà, miếng phao câu béo   ngậy,  đĩa xôi trắng dẻo thơm phức mỡ  hành. Ở một thành phố nhỏ như Đà Lạt, ai cũng biết mặt nhau.”  KHÁNH
 LY tâm sự, kể lại một quãng đời sống xa xưa quá hồn nhiên và thoải mái của mình:  “Bốn mùa buồn. Bốn mùa chờ đợi. Một chờ đợi cũng dịu dàng. Nhớ Sài Gòn. Chạy ra chợ Hòa Bình rinh một sọt chuối Laba. Nhẩy lên xe đò Minh Trung. Ði ghé Ðịnh Quán ăn cơm thịt heo quay. Xe ghé Ðịnh Quán cũng lại cơm. Tới Sài Gòn chỉ ở lại một ngày. Làm một vòng Sài Gòn - Chợ Lớn. Phân phát hết sọt chuối. Lại nhảy lên Minh Trung về lại Hồ Than Thở. Nhưng không thở than.  Một thời 20 rất bụi đời, rất vỉa hè. Ðến như gió. Ði như gió. Từ đâu tới. Ði về đâu. Không biết. Không cần biết. Ðáng yêu biết bao những ngày   tháng mây trời,  biển khơi. Phà khói thuốc vào  sương mù Ðà Lạt. Buổi sáng thức dậy, ngửi mùi thơm của thông. Nghe thông hát reo nhè nhẹ.
 Mặc áo len cổ tròn, quàng cổ, quần jean, thế là… xuống phố. Có lúc đi giữa mưa vẫn nghe tiếng chân mình rộn rã reo vui trên mặt đường loang nước. Từ ngã tư. Xe đò, xe lam từ hướng Chi Lăng chạy ra. Bước lên xe ngồi xuống. Bao giờ tôi cũng nhìn ngoái lại  trường tiểu học Phan Chu Trinh nằm bên kia đường. Tôi đã học ở đây năm 1956. Xe qua nhà vãng lai dành cho các sĩ quan Không Quân nghỉ mát. Qua ga xe lửa. Tiệm phở ở ga ăn cũng khá. Ðổ một con dốc. Rồi một con dốc  nhỏ nữa, qua nhà thương Soyer. Trường Yersin. Xe cứ chạy. Tay trái là sân vận động, sân tennis. Khách sạn Palace. Ðường rẽ lên nhà thờ   chánh tòa Ðà Lạt. Bên phải  là Hồ Xuân Hương. Vòng  theo một bùng binh. Ngang qua Quân Vụ Thị Trấn, xe đò lên dốc. Vào bến đậu ngay cạnh café Tùng.
 Vào làm một ly đã. Mọi chuyện tính sau. Ngày nào cũng thế, năm năm như thế. Không thay đổi.”     Du khách cũng có thể đi dạo một vòng theo chân VI SAO, một người sinh ra tại Đà Lạt và trưởng thành tại thành phố này:  “Nói đến Đà Lạt chắc chắn mọi người đều biết, hoặc nghe tên hoặc đã có lần đặt chân đến miền đất cao nguyên sương mù này. Đà Lạt là quê hương nhỏ bé của riêng tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nơi vẫn được mệnh danh là trung tâm du lịch của Việt Nam mà một số du khách ngoại quốc gọi là “Petit Paris”…  Đêm Đà Lạt với màn sương   giăng giăng một màu lam tím nhạt, ánh  đèn đường vàng  vọt yếu ớt chiếu không lọt qua màn sương tạo thành một thứ ánh sáng mờ ảo huyễn hoặc như từ một thế giới nào không
 thực. Những cơn gió từ mặt hồ Xuân Hương gây gây lạnh khiến ta thèm không khí ấm cúng và giòng nhạc trữ tình của cà-phê Tùng với hương vị cà phê thật đặc biệt, đậm đà ấm áp, uống một lần là nhớ mãi.  Người ta đồn cà phê Tùng có pha hạt cau nên hương vị khác những cà phê quán khác. Điều này không biết thực hư thế nào nhưng tất cả dân Đà Lạt đều kháo nhau như thế. Nếu thích không khí bập bùng quyến rũ với ly cà phê pha rhum thì bạn nên đến cà phê Vui của minh tinh màn bạc Kim Vui. Sau đó nếu còn hứng, bạn cùng tôi từng bước từng  bước thầm,   tay trong túi manteau, nhẩn nha dạo phố.  Đi  một lúc  mỏi chân khát nước thì đây, mời bạn ghé lề đường Minh Mạng uống một ly sữa đậu nành nóng hổi thơm phức mùi lá dứa mà bạn đã
 ngửi thấy từ xa trên đầu ngọn gió. Bạn cũng nên mua trái bắp nướng nóng hổi của người bán rong trên vỉa hè, vừa đi vừa lẩy từng hạt bỏ vào miệng, vị ngọt ngào và dẻo quánh của từng hạt bắp mới hái ngon mộc  mạc mà đằm thắm như tình quê hương.  Bạn cũng đừng quên ông già bán đậu phụng rang của Đà Lạt. Ông này có biệt tài rang đậu phụng thật khéo, thật dòn, thật nóng mà lớp vỏ nâu nâu vẫn còn nguyên. Một đặc điểm khác là trông ông rất nghệ sĩ, điển trai kiểu tài tử gánh xiệc, lúc nào cũng đóng bộ quần áo của ông bàu   đoàn xiếc, chiếc nơ không khi nào thiếu trên cổ và nụ   cười không khi nào vắng trên môi. Ông thường đeo thùng đậu phụng rang trước bụng bán trong các rạp hát Ngọc Lan, Ngọc Hiệp và Hòa Bình, sau đó ông
 đeo thùng đậu phụng đằng sau xe đạp, rảo quanh khắp các phố chính, nơi nhiều du khách qua lại với tiếng rao khàn khàn đục đục: “Đậu phụng don don, đậu phụng dòn dòn đây!”...  Đêm đã khuya, bụng đã đói, mời bạn ghé đường Trương Vĩnh Ký, sau lưng nhà hàng khách sạn Thủy Tiên. Nơi đây bạn tha hồ chọn món ăn: một tô cháo lòng hay phở xào Bà Béo, miến gà Thủy Tiên hay mì hoành thánh chú Ba, một bát chè trứng vịt hay chè chế-mà-phù, chè kê... của cô Tàu trẻ dễ thương ngọt ngào không kém chi chè của cô ta... Những thức ăn bình   dân ở đây cam đoan  với bạn nấu không thua gì nhà hàng Chic  Shangai  hoặc Sơn Nam, Nam Kinh.”  Mô tả lại khúc nhạc đời trong sinh hoạt của Đà Lạt kéo dài từ khuya cho tới sáng VI SAO ghi nhớ:  “Sinh hoạt Đà Lạt bắt
 đầu từ tờ mờ sáng. Khi màn đêm còn bao phủ, người người còn nồng say giấc điệp thì tiếng chuông công phu chùa Linh Sơn đã ngân vang, thức tỉnh thế gian. Đây là ngôi chùa lớn nhất Đà Lạt, tọa lạc trên một ngọn đồi ở đường Phan Đình Phùng. Sau chùa là đồi chè bát ngát xanh um, kế tháp chuông là trường trung học Bồ Đề. Giờ này,  trên khắp các nẻo đường từ thành phố, những người sống bằng nghề trồng rau đang lũ lượt kéo nhau về sau phiên chợ khuya. Ai nấy gánh những quang gánh nhẹ tênh vì rau cải,   bắp sú, cà rốt, mận, dâu... đã được bán cho bạn hàng tiểu thương  đóng rau chở  về các tỉnh. Vài chiếc xe ngựa nặng nhọc thồ những kiện rau cải lớn về chợ Đà Lạt. Tiếng móng ngựa gõ trên đường khuya hòa lẫn  tiếng nói cười của
 những cô gái quê đi chợ sớm tạo thành một âm thanh ma quái trong sương khuya. Chợ đêm, một sinh hoạt rất đặc biệt của Đà Lạt, họp từ 1 giờ khuya kéo dài đến khoảng 5 giờ sáng thì tan chợ.”  VI SAO vẫn nhớ mãi những tiếng hát, những vần thơ tiêu biểu của Đà Lạt vào thời đó:  “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ, từng đôi đi trên phố vắng, bước chân em giữa không gian hoàng hôn của màn đêm...”. Bản nhạc gợi nhớ khôn nguôi đến Thanh   Tuyền, người ca sĩ nổi tiếng của Đà Lạt mà tiếng hát vẫn còn réo rắt  từ hải ngoại đến  quốc nội. Rồi Lệ Khánh với thi phẩm “Em là gái trời bắt xấu” giờ đang lưu lạc nơi đâu?”    Trời Đà Lạt lành lạnh. Cái lạnh mơn man da thịt. Nhấp một ngụm cà
 phê nóng thơm phức thời thật tuyệt vời. THỦY TRÚC ghi lại cái thú uống cà phê ở thành phố cao nguyên này:  “Buổi tối, ta lang thang tìm một quán cà phê yêu thích. Đà Lạt có nhiều quán cà phê, cũng như Sàigòn, cũng như nhiều nơi khác trong nước. Nhưng quán cà phê Đà Lạt thì không cần cái hơi hướm giả tạo của chiếc máy lạnh, lại khiến ta thấy cà phê ấm quá, nhạc tình phiêu lãng quá, và vai người sao bỗng gần gụi thân quen…  Ở đây, quán này, ta bước   vào một khung cảnh sang trọng, một mái ấm phương tây mùa đông với lò sưởi lửa  reo tí tách. Đàng kia,  quán nọ, ta lạc vào một cảnh trí khác, với những khúc gỗ xù xì giả một cảnh núi rừng buôn làng. Cũng đã có những quán bar, cafeteria trang trí như những quán bar phương Tây, song vẫn không khoác
 được cái lãng mạn hào hoa mang phong vị phương Tây của một “trời buốt ra đi… hẹn em quán nhỏ… rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề…”, dù là trời cũng buốt, và ta cũng hẹn hò. Không,  tôi thấy những quán Đà Lạt vẫn có cái gì hiền lành, gần gũi, chân tình.  Cũng đôi khi ta đi xa khỏi phố và gặp những quán cà phê nhỏ bé, mộc mạc. Như một quán cà phê bên đường đi đèo Prenn chẳng hạn. Chỉ là một mái lá đơn sơ. Song bước vào, ta sẽ đi   xuống những bậc thang khắc vào vách đèo để đi dần xuống dưới. Bàn ghế đặt ở  chênh vênh lưng đèo. Ta ngồi  giữa ngàn thông và dưới ngàn sao. Đất trời bao la và ta nhỏ bé. Đêm thâm u và ta hoang mang. Vọng từ phía trên xuống một tiếng nhạc buồn. Gợi nhớ một cõi tình ta tưởng đã chìm vào quên lãng. 
 Dường như ở Việt Nam này, chỉ có ngồi uống cá phê trên Đà Lạt mới đem lại cho tôi nhiều rung động và nhã hứng đến thế. Vẫn những giọt nâu sánh ấy nhưng nồng nàn hơn biết bao. Vẫn cung nhạc tình ấy nhưng khơi dậy cả một trời kỷ niệm. Thành phố đủ tiện nghi như những thành phố lớn khác, mà vẫn dịu dàng êm ả. Chỉ những ngày đông du khách mới làm hư  Đà Lạt một chút thôi. Khi du khách đi rồi thành phố trở lại là   chính mình. Và một du khách ích kỷ là tôi còn nán lại, lúc ấy, mới thưởng thức Đà  Lạt.”  Theo bước chân rong rêu trong  việc ẩm thực có lẽ phải nhắc tới những món ăn mà THIÊN HƯƠNG kể lại thật hào hứng. Dù xa quê hương nhưng vẫn nhớ “nước mắm chanh ớt”:  “Chén nước mắm pha ở Đà Lạt cũng có hương vị nổi
 bật nhờ cái vị chanh cốm và ớt hiểm của Đà Lạt rất thơm và rất đậm đà làm tăng thêm hương vị của các món ăn lên nhiều. Chanh cốm, loại chanh chắc chỉ có ở Đà Lạt. Vỏ xanh và dày, sần sùi hơn những quả lime bên Úc và Mỹ, không mềm mại và nhẵn như loại chanh giấy của miền Tây hay Sài Gòn.  Lượng nước chanh không nhiều hơn, nhưng mùi thơm thì khỏi nói, cái hương chanh thơm lừng, cắt ra ngan ngát cả   gian phòng hay còn làm mát lòng, mát cổ hơn khi đi đâu về, cầm ly đá chanh thơm dịu. Những  cọng lá của cây chanh cốm thái thật mịn cũng làm  tăng thêm mùi vị của những dĩa gà luộc vàng ngậy, thơm nức mà chỉ gà nuôi ở Việt Nam mới có.”… “Những trái ớt chỉ thiên thon nhọn, nhuốm màu nâu  đen hoặc xanh hoặc đỏ được dầm nhỏ, chỉ bỏ
 vào một chút thôi cũng mang vị cay xé lưỡi.”  Rồi đến “tô mì Quảng” nghe tả thật hấp dẫn:  “…Cái vị su su cắt nhỏ ngọt lự, cái vị hành tím thiết tha, thêm những cọng rau cô ron thái nhỏ, trộn lẫn với bắp cải hột thái mỏng tang và lất phất những cọng húng cây, tía tô thơm nhức mũi, thêm chút giọt chanh cốm mới hái, vài lát ớt hiểm. Tô mì quảng Đà Lạt đủ để ăn một   lần, nhớ hoài hoài.”... “Ngày xưa, ở cái chợ nhỏ gần nhà, còn gọi là Chợ Vườn  Thông  vì nằm trong khu vực rất nhiều thông, có bà Ba bán mì quảng.  Nồi nước mì quảng be bé đỏ au, gồm những miếng cà rốt, su su cắt vuông thật nhỏ, loáng thoáng chút tôm thịt. Một chút rau thái mịn như chỉ ở dưới, một vài cọng giá trụng, những sợi mì vàng óng còn nghi ngút
 hơi nước sôi phủ bên trên, tưới lên một chút xíu nước mì, xanh xanh chút su su, đo đỏ chút cà rốt, một  chút tôm giã nhỏ, một vài miếng thịt ba rọi cắt nhỏ tí ti, một chút nước mắm, một chút đậu phụng rang giã vụn, một chút ớt xào. Tất cả thành một tô mì tuyệt vời, mấy chục năm còn hoài trong ký ức.”  Rồi đến “ly sữa đậu nành” nghe tả mà thấy… ấm   lòng:  “Còn một món mà ai lên Đà Lạt một lần, sẽ luôn nhớ mãi, đó là sữa đậu nành. Ly  sữa đậu nành của Đà Lạt hơi đặc quánh chứ không lỏng lẹc  như những ly sữa đậu ở nơi khác. Mùi lá dứa thơm phức lẫn vào mùi đậu nành tỏa theo hơi nóng làm ấm cả những buổi tối ẩm ướt hay buổi sáng mù sương. Bưng ly sữa nóng hổi trong tay, mùi thơm và hơi nóng phả vào mặt, làm
 những hơi sương đọng lại long lanh trên mắt, trên môi, làm những nét nhăn trên mặt của người uống dãn ra, trở nên thuần khiết bất ngờ.”  Chủ yếu của Đà Lạt là khai thác về ngành du lịch. Năm 1907, Hôtel du Lac (Khách sạn Hồ) được cất bằng gỗ là khách sạn đầu tiên ở Đà Lạt. Rồi sau đó còn nhiều khách sạn khác nữa được xây dựng lên để   phục vụ du khách. Sau một chuyến cùng đi thăm thác Cam Ly trở về, nhà thơ QUÁCH TẤN kể lại một kỷ  niệm với HÀN MẶC TỬ khi cả hai người rủ nhau ghé lên  khách sạn  Palace:  “Về đến nhà, trời còn sớm, Tử rủ đi đến nhà hàng Palace để đứng ngắm cảnh hồ. Lúc ấy hồng mai ở hai bên đường Yersin nở thạnh. Mù tỏa mờ mờ. Những cô đầm son trẻ, nơi đây một vài cô choàng tay nhau đi lững thững
 trên đường, nơi kia năm ba cô nằm ngửa nghiêng trên đồi cỏ. Tử và tôi đều tưởng rằng mình là Lưu, Nguyễn đang lạc  bước vào Thiên Thai.  Tử nhìn tôi cười: - Sao họ không đến rước mình vào động? Tôi cười đáp lại: - Chắc còn đợi lệnh của động chủ truyền ra. Chợt nghe tiếng chó sủa trong một biệt thự.   Tử nói: - Nếu có tiếng gà và bóng trăng nữa thì chúng ta hoàn toàn sống trong cảnh Thiên Thai của Tào  Đường: “Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt Thời thời khuyển phệ động  trung xuân.”  Tiếng chó nghe mỗi lúc mỗi gấp. Tôi cười ngâm: “Nguyệt đắc hoa gian hữu nhân xuất linh tiên khuyển phệ Lưu Lang.”  Vừa dứt lời thì con berger to tướng nhảy xổ ra, nhưng vì bị hàng rào ngăn lại, tức mình nhảy dựng lên song sắt, sủa inh ỏi. Tử có ý
 sợ chạy lại nắm chặt tay tôi và nói: - Chó nơi động Thiên Thai chắc không hung tợn như thế! Rồi Tử cười nói tiếp: - Nghĩ cũng tức cười! Hai anh chàng Lưu, Nguyễn đã vào được cõi tiên mà còn trở về trần thế! Thật là dại! - Xe trước đã lật đổ rồi, thế mà chàng   Từ Thức nhà ta vẫn còn dẫm vào dấu một lần nữa! - Chuyến này nếu hai anh em mình có gặp thần tiên  chớ đòi về nhé. - Anh thì được, chớ tôi e nhớ vợ con không chịu nổi. Tử  cười lớn: - Thế thì những anh đã có vợ con rồi không nên mơ tiên là phải chịu cảnh khổ tâm của Lưu, Nguyễn và Từ Thức. - Có vợ có con rồi thì ma cũng chẳng thèm ngó nữa là tiên.  Lên đến Palace, tôi đưa Tử đi dạo xem các giống hoa hường ngoại quốc. Hương thơm, sắc đẹp, ai nấy đều ham mê. Nhưng
 Tử không lấy làm thích, chỉ xem qua loa, rồi dắt tôi đến ngồi nơi chiếc ghế đá trông xuống hồ.”  Đà Lạt ngày tháng cũ ( L .S Ngô Tằng Giao )

“Trong suốt năm năm ở Đà Lạt, tôi thuộc từng gốc cây bụi cỏ, con đường Chi Lăng đưa tôi qua nhà ga, men theo Hồ Xuân Hương, qua hai cây cầu nhỏ, qua sân vận động, qua bến xe Minh Trung, leo lên một con dốc tới khu Hòa Bình. Từ con dốc đi bọc tay phải, theo đường Phan Bội Châu, tôi nhìn xuống chợ, đi tới nữa là khám lớn, rồi tẽ ra, hướng đi bờ hồ, hướng vào con đường tình yêu, lên dinh Tỉnh Trưởng. Vòng tròn theo khu thương xá Hòa Bình. Tôi hay ngồi nhất là café Tùng. Trên lầu hoặc dưới chân cầu thang, ngồi một mình. Sau này cùng ngồi với tôi là Trịnh Công Sơn và các bạn. Từ café Tùng bước ra rẽ tay trái là tiệm cơm Bắc Hương nằm gần bến xe đò. Đi thẳng Hàm Nghi tôi thường ghé Lữ Quán Thanh Niên thăm Đinh Ngọc Mô, Cầu và Thạch. Có lúc tôi dọn lại ăn ké tụi nó mấy tháng, ăn cơm Cantine 7 đồng một đứa mà có khi không đủ tiền. Ra khỏi Lữ Quán, tay phải đường Võ Tánh đưa ra bờ hồ, phía tay trái, tôi lang thang đi qua trường Bùi Thị Xuân. Ngày nào tôi cũng đón xe lam, xe đò từ Chi Lăng ra phố chơi. Hết café Tùng, tôi qua Mékông ăn cơm hoặc Shanghai. Có lúc lội bộ xuống con dốc Phan Đình Phùng ăn hủ tíu Nam Vang, xa tí nữa là quán mì Quảng bên cạnh ciné Ngọc Hiệp, đối diện với mấy nhà tắm nước nóng và khách sạn Cẩm Đô.

Ở Đà Lạt, đi tắm nước nóng là một cái thú. Mỗi người ôm cái khăn tắm xà bông, tha hồ kỳ cọ, tắm gội, trả có mấy chục bạc, bước ra khỏi phòng tắm, mát mẻ thơm phức. Chính tôi cũng là một trong những người khách thường xuyên của nhà tắm này. Một cái thú chắc chắn chỉ có thể có ở Đà Lạt. Ngay cả ở Huế, mùa đông giá lạnh là thế, tôi cũng không nghe thấy ai nói đến phòng tắm nước nóng bao giờ. Đó cũng là trong những điều giữ chân người Đà Lạt, quyến luyến người khách lạ ghé thăm cái thành phố có vẻ hơi “Tây” này.

Dancing night Club nằm trên đường Lý Thái Tổ, từ nhà thờ Chánh Tòa, tôi rẽ trái là đến trường Trung Học La San, qua dốc nhà Bò cứ thẳng mãi, tôi đi ngang qua Thung Lũng Hồng của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, dấn tí nữa là thác Cam Ly, vui chân bước tới đã thấy phi trường quân sự Cam Ly. Không muốn về Sài Gòn dù máy bay đậu sẵn đó, tôi quay ngược lại, chạy một đỗi, qua những dinh thự, biệt thự lộng lẫy hoa cỏ bao quanh, đến một con đường rẽ nhỏ nơi đây toàn là quán rượu với các bóng hồng, người Đà Lạt, người Sài Gòn gọi đây là xóm “bà Thái” nghe quen quen, những quán rượu ở ngay vệ đường đá này có thể đưa tới Đơn Dương nhưng đường này rất ít người đi. Nếu không rẽ vào xóm “bà Thái” mà đi thẳng, Night Club nằm ngang trước mắt tôi, bên cạnh là đường đi Trại Hầm. Tôi khoái tới đây mua mận hay đào lông, mua từng cần xé mang về Sài Gòn làm quà cho bà con. Còn một thứ nữa tôi rất thích là chuối La Ba, trái chuối vàng tươi, lấm tấm đen như người bị tàn nhang. Lúc vừa chín tới, chuối dẻo và ngọt, tôi thường ăn chuối trừ cơm.

Có lẽ khí hậu Đà Lạt mát lạnh kể cả mùa hè, nên tôi thấy cái gì của Đà Lạt cũng đáng yêu, thức ăn nào cũng khoái khẩu. Xách một giỏ đồ ăn lên đồi Cù nằm dài cả ngày nhìn trời nhìn mây, để thấy rằng mình chẳng dính líu chi đến cái đời sống dưới chân. Từ những ngày ở Đà Lạt, tôi bắt đầu yêu chữ “Nhàn” hưởng nhàn được ngày nào là hưởng tối đa. Không lo âu, không bận rộn, chuyện gì dưới mắt tôi cũng nhỏ. Chỉ 5 năm mà thôi, Đà Lạt ảnh hưởng đến tôi tận xương tủy cho đến bây giờ. Cứ nằm trên đồi Cù hay ngồi nhâm nhi ly café ở Tùng, ở nhà Thủy Tạ là quên hết sự đời không được bằng chiếc lá... đa.”

KHÁNH LY nói thêm về chuyện la cà rong rêu của mình trong bài “Chuyện kể sau 40 năm”:

“Vũ trường đóng cửa, ai muốn đi ăn đêm thì thường chạy tới tiệm xôi gà trước mặt khách sạn Thủy Tiên, sau lưng tiệm bánh mỳ Xương Ký đầu con dốc Hàm Nghi. Chủ quán là cặp vợ chồng trẻ, con ông bà Bắc Hương cơm tám, giò chả nằm gần café Tùng… Nhiều đêm, vừa thấy mặt tôi, cô vợ da trắng, má hồng cười như hoa nở, hét toáng lên… Đùi Khánh Ly… Phao câu Khánh Ly… câu rao ngắn gọn làm ai cũng quay lại nhìn tôi cười. Và tôi không hề cảm thấy ngượng ngùng, sà ngay vào hàng cầm chiếc đùi gà, miếng phao câu béo ngậy, đĩa xôi trắng dẻo thơm phức mỡ hành. Ở một thành phố nhỏ như Đà Lạt, ai cũng biết mặt nhau.”

KHÁNH LY tâm sự, kể lại một quãng đời sống xa xưa quá hồn nhiên và thoải mái của mình:

“Bốn mùa buồn. Bốn mùa chờ đợi. Một chờ đợi cũng dịu dàng. Nhớ Sài Gòn. Chạy ra chợ Hòa Bình rinh một sọt chuối Laba. Nhẩy lên xe đò Minh Trung. Ði ghé Ðịnh Quán ăn cơm thịt heo quay. Xe ghé Ðịnh Quán cũng lại cơm. Tới Sài Gòn chỉ ở lại một ngày. Làm một vòng Sài Gòn - Chợ Lớn. Phân phát hết sọt chuối. Lại nhảy lên Minh Trung về lại Hồ Than Thở. Nhưng không thở than.

Một thời 20 rất bụi đời, rất vỉa hè. Ðến như gió. Ði như gió. Từ đâu tới. Ði về đâu. Không biết. Không cần biết. Ðáng yêu biết bao những ngày tháng mây trời, biển khơi. Phà khói thuốc vào sương mù Ðà Lạt. Buổi sáng thức dậy, ngửi mùi thơm của thông. Nghe thông hát reo nhè nhẹ. Mặc áo len cổ tròn, quàng cổ, quần jean, thế là… xuống phố. Có lúc đi giữa mưa vẫn nghe tiếng chân mình rộn rã reo vui trên mặt đường loang nước. Từ ngã tư. Xe đò, xe lam từ hướng Chi Lăng chạy ra. Bước lên xe ngồi xuống. Bao giờ tôi cũng nhìn ngoái lại trường tiểu học Phan Chu Trinh nằm bên kia đường. Tôi đã học ở đây năm 1956. Xe qua nhà vãng lai dành cho các sĩ quan Không Quân nghỉ mát. Qua ga xe lửa. Tiệm phở ở ga ăn cũng khá. Ðổ một con dốc. Rồi một con dốc nhỏ nữa, qua nhà thương Soyer. Trường Yersin. Xe cứ chạy. Tay trái là sân vận động, sân tennis. Khách sạn Palace. Ðường rẽ lên nhà thờ chánh tòa Ðà Lạt. Bên phải là Hồ Xuân Hương. Vòng theo một bùng binh. Ngang qua Quân Vụ Thị Trấn, xe đò lên dốc. Vào bến đậu ngay cạnh café Tùng. Vào làm một ly đã. Mọi chuyện tính sau. Ngày nào cũng thế, năm năm như thế. Không thay đổi.”

Du khách cũng có thể đi dạo một vòng theo chân VI SAO, một người sinh ra tại Đà Lạt và trưởng thành tại thành phố này:

“Nói đến Đà Lạt chắc chắn mọi người đều biết, hoặc nghe tên hoặc đã có lần đặt chân đến miền đất cao nguyên sương mù này. Đà Lạt là quê hương nhỏ bé của riêng tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nơi vẫn được mệnh danh là trung tâm du lịch của Việt Nam mà một số du khách ngoại quốc gọi là “Petit Paris”…

Đêm Đà Lạt với màn sương giăng giăng một màu lam tím nhạt, ánh đèn đường vàng vọt yếu ớt chiếu không lọt qua màn sương tạo thành một thứ ánh sáng mờ ảo huyễn hoặc như từ một thế giới nào không thực. Những cơn gió từ mặt hồ Xuân Hương gây gây lạnh khiến ta thèm không khí ấm cúng và giòng nhạc trữ tình của cà-phê Tùng với hương vị cà phê thật đặc biệt, đậm đà ấm áp, uống một lần là nhớ mãi. Người ta đồn cà phê Tùng có pha hạt cau nên hương vị khác những cà phê quán khác. Điều này không biết thực hư thế nào nhưng tất cả dân Đà Lạt đều kháo nhau như thế. Nếu thích không khí bập bùng quyến rũ với ly cà phê pha rhum thì bạn nên đến cà phê Vui của minh tinh màn bạc Kim Vui. Sau đó nếu còn hứng, bạn cùng tôi từng bước từng bước thầm, tay trong túi manteau, nhẩn nha dạo phố.

Đi một lúc mỏi chân khát nước thì đây, mời bạn ghé lề đường Minh Mạng uống một ly sữa đậu nành nóng hổi thơm phức mùi lá dứa mà bạn đã ngửi thấy từ xa trên đầu ngọn gió. Bạn cũng nên mua trái bắp nướng nóng hổi của người bán rong trên vỉa hè, vừa đi vừa lẩy từng hạt bỏ vào miệng, vị ngọt ngào và dẻo quánh của từng hạt bắp mới hái ngon mộc mạc mà đằm thắm như tình quê hương.

Bạn cũng đừng quên ông già bán đậu phụng rang của Đà Lạt. Ông này có biệt tài rang đậu phụng thật khéo, thật dòn, thật nóng mà lớp vỏ nâu nâu vẫn còn nguyên. Một đặc điểm khác là trông ông rất nghệ sĩ, điển trai kiểu tài tử gánh xiệc, lúc nào cũng đóng bộ quần áo của ông bàu đoàn xiếc, chiếc nơ không khi nào thiếu trên cổ và nụ cười không khi nào vắng trên môi. Ông thường đeo thùng đậu phụng rang trước bụng bán trong các rạp hát Ngọc Lan, Ngọc Hiệp và Hòa Bình, sau đó ông đeo thùng đậu phụng đằng sau xe đạp, rảo quanh khắp các phố chính, nơi nhiều du khách qua lại với tiếng rao khàn khàn đục đục: “Đậu phụng don don, đậu phụng dòn dòn đây!”...

Đêm đã khuya, bụng đã đói, mời bạn ghé đường Trương Vĩnh Ký, sau lưng nhà hàng khách sạn Thủy Tiên. Nơi đây bạn tha hồ chọn món ăn: một tô cháo lòng hay phở xào Bà Béo, miến gà Thủy Tiên hay mì hoành thánh chú Ba, một bát chè trứng vịt hay chè chế-mà-phù, chè kê... của cô Tàu trẻ dễ thương ngọt ngào không kém chi chè của cô ta... Những thức ăn bình dân ở đây cam đoan với bạn nấu không thua gì nhà hàng Chic Shangai hoặc Sơn Nam, Nam Kinh.”

Mô tả lại khúc nhạc đời trong sinh hoạt của Đà Lạt kéo dài từ khuya cho tới sáng VI SAO ghi nhớ:

“Sinh hoạt Đà Lạt bắt đầu từ tờ mờ sáng. Khi màn đêm còn bao phủ, người người còn nồng say giấc điệp thì tiếng chuông công phu chùa Linh Sơn đã ngân vang, thức tỉnh thế gian. Đây là ngôi chùa lớn nhất Đà Lạt, tọa lạc trên một ngọn đồi ở đường Phan Đình Phùng. Sau chùa là đồi chè bát ngát xanh um, kế tháp chuông là trường trung học Bồ Đề. Giờ này, trên khắp các nẻo đường từ thành phố, những người sống bằng nghề trồng rau đang lũ lượt kéo nhau về sau phiên chợ khuya. Ai nấy gánh những quang gánh nhẹ tênh vì rau cải, bắp sú, cà rốt, mận, dâu... đã được bán cho bạn hàng tiểu thương đóng rau chở về các tỉnh. Vài chiếc xe ngựa nặng nhọc thồ những kiện rau cải lớn về chợ Đà Lạt. Tiếng móng ngựa gõ trên đường khuya hòa lẫn tiếng nói cười của những cô gái quê đi chợ sớm tạo thành một âm thanh ma quái trong sương khuya. Chợ đêm, một sinh hoạt rất đặc biệt của Đà Lạt, họp từ 1 giờ khuya kéo dài đến khoảng 5 giờ sáng thì tan chợ.”

VI SAO vẫn nhớ mãi những tiếng hát, những vần thơ tiêu biểu của Đà Lạt vào thời đó:

“Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ, từng đôi đi trên phố vắng, bước chân em giữa không gian hoàng hôn của màn đêm...”. Bản nhạc gợi nhớ khôn nguôi đến Thanh Tuyền, người ca sĩ nổi tiếng của Đà Lạt mà tiếng hát vẫn còn réo rắt từ hải ngoại đến quốc nội. Rồi Lệ Khánh với thi phẩm “Em là gái trời bắt xấu” giờ đang lưu lạc nơi đâu?”

Trời Đà Lạt lành lạnh. Cái lạnh mơn man da thịt. Nhấp một ngụm cà phê nóng thơm phức thời thật tuyệt vời. THỦY TRÚC ghi lại cái thú uống cà phê ở thành phố cao nguyên này:

“Buổi tối, ta lang thang tìm một quán cà phê yêu thích. Đà Lạt có nhiều quán cà phê, cũng như Sàigòn, cũng như nhiều nơi khác trong nước. Nhưng quán cà phê Đà Lạt thì không cần cái hơi hướm giả tạo của chiếc máy lạnh, lại khiến ta thấy cà phê ấm quá, nhạc tình phiêu lãng quá, và vai người sao bỗng gần gụi thân quen…

Ở đây, quán này, ta bước vào một khung cảnh sang trọng, một mái ấm phương tây mùa đông với lò sưởi lửa reo tí tách. Đàng kia, quán nọ, ta lạc vào một cảnh trí khác, với những khúc gỗ xù xì giả một cảnh núi rừng buôn làng. Cũng đã có những quán bar, cafeteria trang trí như những quán bar phương Tây, song vẫn không khoác được cái lãng mạn hào hoa mang phong vị phương Tây của một “trời buốt ra đi… hẹn em quán nhỏ… rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề…”, dù là trời cũng buốt, và ta cũng hẹn hò. Không, tôi thấy những quán Đà Lạt vẫn có cái gì hiền lành, gần gũi, chân tình.

Cũng đôi khi ta đi xa khỏi phố và gặp những quán cà phê nhỏ bé, mộc mạc. Như một quán cà phê bên đường đi đèo Prenn chẳng hạn. Chỉ là một mái lá đơn sơ. Song bước vào, ta sẽ đi xuống những bậc thang khắc vào vách đèo để đi dần xuống dưới. Bàn ghế đặt ở chênh vênh lưng đèo. Ta ngồi giữa ngàn thông và dưới ngàn sao. Đất trời bao la và ta nhỏ bé. Đêm thâm u và ta hoang mang. Vọng từ phía trên xuống một tiếng nhạc buồn. Gợi nhớ một cõi tình ta tưởng đã chìm vào quên lãng.

Dường như ở Việt Nam này, chỉ có ngồi uống cá phê trên Đà Lạt mới đem lại cho tôi nhiều rung động và nhã hứng đến thế. Vẫn những giọt nâu sánh ấy nhưng nồng nàn hơn biết bao. Vẫn cung nhạc tình ấy nhưng khơi dậy cả một trời kỷ niệm. Thành phố đủ tiện nghi như những thành phố lớn khác, mà vẫn dịu dàng êm ả. Chỉ những ngày đông du khách mới làm hư Đà Lạt một chút thôi. Khi du khách đi rồi thành phố trở lại là chính mình. Và một du khách ích kỷ là tôi còn nán lại, lúc ấy, mới thưởng thức Đà Lạt.”

Theo bước chân rong rêu trong việc ẩm thực có lẽ phải nhắc tới những món ăn mà THIÊN HƯƠNG kể lại thật hào hứng. Dù xa quê hương nhưng vẫn nhớ “nước mắm chanh ớt”:

“Chén nước mắm pha ở Đà Lạt cũng có hương vị nổi bật nhờ cái vị chanh cốm và ớt hiểm của Đà Lạt rất thơm và rất đậm đà làm tăng thêm hương vị của các món ăn lên nhiều. Chanh cốm, loại chanh chắc chỉ có ở Đà Lạt. Vỏ xanh và dày, sần sùi hơn những quả lime bên Úc và Mỹ, không mềm mại và nhẵn như loại chanh giấy của miền Tây hay Sài Gòn. Lượng nước chanh không nhiều hơn, nhưng mùi thơm thì khỏi nói, cái hương chanh thơm lừng, cắt ra ngan ngát cả gian phòng hay còn làm mát lòng, mát cổ hơn khi đi đâu về, cầm ly đá chanh thơm dịu. Những cọng lá của cây chanh cốm thái thật mịn cũng làm tăng thêm mùi vị của những dĩa gà luộc vàng ngậy, thơm nức mà chỉ gà nuôi ở Việt Nam mới có.”… “Những trái ớt chỉ thiên thon nhọn, nhuốm màu nâu đen hoặc xanh hoặc đỏ được dầm nhỏ, chỉ bỏ vào một chút thôi cũng mang vị cay xé lưỡi.”

Rồi đến “tô mì Quảng” nghe tả thật hấp dẫn:

“…Cái vị su su cắt nhỏ ngọt lự, cái vị hành tím thiết tha, thêm những cọng rau cô ron thái nhỏ, trộn lẫn với bắp cải hột thái mỏng tang và lất phất những cọng húng cây, tía tô thơm nhức mũi, thêm chút giọt chanh cốm mới hái, vài lát ớt hiểm. Tô mì quảng Đà Lạt đủ để ăn một lần, nhớ hoài hoài.”... “Ngày xưa, ở cái chợ nhỏ gần nhà, còn gọi là Chợ Vườn Thông vì nằm trong khu vực rất nhiều thông, có bà Ba bán mì quảng. Nồi nước mì quảng be bé đỏ au, gồm những miếng cà rốt, su su cắt vuông thật nhỏ, loáng thoáng chút tôm thịt. Một chút rau thái mịn như chỉ ở dưới, một vài cọng giá trụng, những sợi mì vàng óng còn nghi ngút hơi nước sôi phủ bên trên, tưới lên một chút xíu nước mì, xanh xanh chút su su, đo đỏ chút cà rốt, một chút tôm giã nhỏ, một vài miếng thịt ba rọi cắt nhỏ tí ti, một chút nước mắm, một chút đậu phụng rang giã vụn, một chút ớt xào. Tất cả thành một tô mì tuyệt vời, mấy chục năm còn hoài trong ký ức.”

Rồi đến “ly sữa đậu nành” nghe tả mà thấy… ấm lòng:

“Còn một món mà ai lên Đà Lạt một lần, sẽ luôn nhớ mãi, đó là sữa đậu nành. Ly sữa đậu nành của Đà Lạt hơi đặc quánh chứ không lỏng lẹc như những ly sữa đậu ở nơi khác. Mùi lá dứa thơm phức lẫn vào mùi đậu nành tỏa theo hơi nóng làm ấm cả những buổi tối ẩm ướt hay buổi sáng mù sương. Bưng ly sữa nóng hổi trong tay, mùi thơm và hơi nóng phả vào mặt, làm những hơi sương đọng lại long lanh trên mắt, trên môi, làm những nét nhăn trên mặt của người uống dãn ra, trở nên thuần khiết bất ngờ.”

Chủ yếu của Đà Lạt là khai thác về ngành du lịch. Năm 1907, Hôtel du Lac (Khách sạn Hồ) được cất bằng gỗ là khách sạn đầu tiên ở Đà Lạt. Rồi sau đó còn nhiều khách sạn khác nữa được xây dựng lên để phục vụ du khách. Sau một chuyến cùng đi thăm thác Cam Ly trở về, nhà thơ QUÁCH TẤN kể lại một kỷ niệm với HÀN MẶC TỬ khi cả hai người rủ nhau ghé lên khách sạn Palace:

“Về đến nhà, trời còn sớm, Tử rủ đi đến nhà hàng Palace để đứng ngắm cảnh hồ. Lúc ấy hồng mai ở hai bên đường Yersin nở thạnh. Mù tỏa mờ mờ. Những cô đầm son trẻ, nơi đây một vài cô choàng tay nhau đi lững thững trên đường, nơi kia năm ba cô nằm ngửa nghiêng trên đồi cỏ. Tử và tôi đều tưởng rằng mình là Lưu, Nguyễn đang lạc bước vào Thiên Thai.

Tử nhìn tôi cười:
- Sao họ không đến rước mình vào động?
Tôi cười đáp lại:
- Chắc còn đợi lệnh của động chủ truyền ra.
Chợt nghe tiếng chó sủa trong một biệt thự. Tử nói:
- Nếu có tiếng gà và bóng trăng nữa thì chúng ta hoàn toàn sống trong cảnh Thiên Thai của Tào Đường:
“Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt
Thời thời khuyển phệ động trung xuân.”

Tiếng chó nghe mỗi lúc mỗi gấp. Tôi cười ngâm:
“Nguyệt đắc hoa gian hữu nhân xuất
linh tiên khuyển phệ Lưu Lang.”

Vừa dứt lời thì con berger to tướng nhảy xổ ra, nhưng vì bị hàng rào ngăn lại, tức mình nhảy dựng lên song sắt, sủa inh ỏi. Tử có ý sợ chạy lại nắm chặt tay tôi và nói:
- Chó nơi động Thiên Thai chắc không hung tợn như thế!
Rồi Tử cười nói tiếp:
- Nghĩ cũng tức cười! Hai anh chàng Lưu, Nguyễn đã vào được cõi tiên mà còn trở về trần thế! Thật là dại!
- Xe trước đã lật đổ rồi, thế mà chàng Từ Thức nhà ta vẫn còn dẫm vào dấu một lần nữa!
- Chuyến này nếu hai anh em mình có gặp thần tiên chớ đòi về nhé.
- Anh thì được, chớ tôi e nhớ vợ con không chịu nổi.
Tử cười lớn:
- Thế thì những anh đã có vợ con rồi không nên mơ tiên là phải chịu cảnh khổ tâm của Lưu, Nguyễn và Từ Thức.
- Có vợ có con rồi thì ma cũng chẳng thèm ngó nữa là tiên.

Lên đến Palace, tôi đưa Tử đi dạo xem các giống hoa hường ngoại quốc. Hương thơm, sắc đẹp, ai nấy đều ham mê. Nhưng Tử không lấy làm thích, chỉ xem qua loa, rồi dắt tôi đến ngồi nơi chiếc ghế đá trông xuống hồ.”


— with Lệ Quỳnh Nguyễn.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire