samedi 6 juillet 2013

Audio book Lê Xuyên Chú Tư Cầu, Huỳnh Chiêu Đẳng sưu tầm.

lexuyenLê Xuyên Chú Tư Cầu

Giữa Sài Gòn dâu biển tang thươngVỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy HươngBỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.
Cu ky trong Vùng Bão LửaChú Tư Cầu đi đâu, về đâu?

Từ 1960 với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Chú Tư Cầu thành công, nổi tiếng ngay, Lê Xuyên viết thật đều, thật nhiều, tiểu thuyết được in thành sách cũng thật nhiều. Trong bài thơ có tên nhũng tiểu thuyết cỉa Lê Xuyên được tái bản ở Hoa Kỳ: Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Vùng Bão Lửa.
Sau năm 1975, qua 20 mùa Sài Gòn mưa nắng, ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè đường Bà Hạt-Ngô Quyền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Chú Tư Cầu Lê Xuyên giã từ dương thế năm 2002.  Ảnh chụp khoảng một năm trứơc ngày Lê Xuyên ra đi.


Chú Tư Cầu (Lê Xuyên)

Trong cuốn 3 của bộ Văn Học Miền Nam, Võ Phiến nhận xét tổng quát về văn chương như sau :
  
      Trong thời kỳ 1954-1975, các nhà văn gốc Nam khi nói đến chiến tranh trên đất nước thường chỉ nói về cuộc chiến chống Pháp mà tránh cuộc chiến chống cộng. Viết truyện như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, viết ký như Vũ Bình, đều thế. Đến lượt Lê Xuyên, ông cũng thế. Mặt khác, các vị gốc Bắc thì chuyên về cuộc sống và con người đô thị, còn các vị gốc Nam thường viết về nông dân nông thôn. Lê Xuyên cũng thế.

      Chuyện ấy dễ hiểu. Người Nam chưa biết qua chế độ cộng sản thì không mặn nồng với việc chống cộng ; người Bắc di cư, bao nhiêu văn nhân, nghệ sĩ trí thức vào Nam đều sống ở đô thị nên chỉ biết viết  về đô thị.

       Như vậy cốt truyện Lê Xuyên, thường xảy ra trong kháng chiến trước Genève, thường diễn ra ở miền quê, nhân vật thường là những nam nữ nông dân chất phác, ít học.

       Lê Xuyên đặt các chuyện trong khung cảnh kháng chiến không phải là để nói về kháng chiến. Không có vậy đâu. Ông không hợp với các vấn đề chính trị. Trong khung cảnh thời đánh nhau với Pháp ông nói chuyện nam nữ yêu nhau thôi. Trong chuyện yêu nhau ông không chú trọng tới lòng thầm kín giấu giếm trong các ngóc ngách của quả tim, như các ông Hoàng Ngọc Phách, Khái Hưng khi viết  Tố Tâm, Hồn bướm mơ tiên. Lê Xuyên, ông ấy chủ về phía tình yêu xác thịt theo cung cách hồn nhiên nhất (nhân vật nông dân mà).

       Về chuyện xác thịt, ông không chủ trương những phô bày bạo tợn như D.H. Lawrence, Henry Miller... Lê Xuyên không làm mích lòng sở Kiểm duyệt. Ông chú trọng nhất là ở những màn biểu diễn bằng mồm. Đừng nên lẩn lộn ông Lê với chuyện giữa Clinton và Monica Lewinsky ; cái yêu đương bằng mồm của ông Lê tức là những trang đối thoại dài dằng dặc xung quanh mục tiêu chính của ái tình. Khi nam nữ đã dàn binh bố trận xong thì tác giả lánh mặt. Trong những Chú Tư Cầu, Vợ thầy Hương, Rặng trâm bầu v.v..., sự tình rộn ràng ríu rít, đầy lời như thế.

       Văy Lê Xuyên viết truyện có chiến tranh mà không phải truyện chién tranh, có nông dân lầm than mà không phải truyện xã hội, có ái tình mà không phải truyện tình cảm. Chẳng qua là chuyện ''gay cấn'' để độc giả đọc chơi lúc buồn tình, đọc cho nóng máy trong chốc lát rồi bỏ qua thôi chứ gì.

1 commentaire: