lundi 1 juillet 2013

San Diego Nguyễn Tài Ngọc


Vài anh viết email cho TN, chỉnh đốn vài chi tiết trong đoạn viết về Midway : Thiếu Tá Buang-Lý trong bản Anh văn tên thật là Lý Bửng, Không Quân VNCH, không phải Hải Quân. Chỉ Huy Trưởng chiếc Midway là Đại Tá, không phải Đại Úy, Larry Chambers

TN xin gửi bản đã sửa lại.
 
San Diego

Nguyễn Tài Ngọc


 photo DNG_3186_zps488a3a4a.jpg

 photo DNG_3895_zps29e24be5.jpg

Tuần vừa rồi con gái tôi được sở gửi đi họp ở San Diego vài ngày. Nó hỏi tôi có muốn đi theo chơi cho vui vì có sẵn khách sạn. Ngày xưa mới đến Mỹ tôi định cư ở San Diego nên không bỏ lỡ cơ hội đi theo "chùa", dịp may không đến hai lần (như lúc ngày xưa vợ chịu lấy mình), tôi tháp tùng đi theo.

San Diego chỉ cách nhà tôi  160 miles, lái xe mất hai tiếng rưỡi, không cần đi máy bay tốn tiền, nặng túi. Gần 40 năm trước, tháng 6 năm 1975, tôi được chính phủ Mỹ đưa sang trại tỵ nạn ở Pensylvania. Ở đây chỉ vài tháng  là tôi dọn về San Diego sinh sống, vào học lớp 12 ở trường Trung học Herbert Hoover trên đường El Cajon. Vì thế, tôi có nhiều kỷ niệm với San Diego.

Với 1,322,553 dân, San Diego là thành phố đông dân thứ tám trên nước Mỹ, và đông thứ nhì ở California (thứ nhất là Los Angeles).  Nếu kiểm điểm dân An Nam Mít thì theo thống kê dân số 2010, San Diego là thành phố đông dân Việt Nam thứ năm trên nước Mỹ với 33,149 người. (Thứ nhất là San Jose, California (100,486), thứ nhì là Garden Grove, California (47,331), thứ ba là Westminster, California (36,058), và thứ tư là Houston, Texas (34,838) ). 

 photo DNG_3500_zpsb7252ae0.jpg

San Diego là thành phố khởi sinh California. Năm 1542, Juan Cabrillo của Tây-Ban-Nha đi thuyền thám hiểm, cặp tầu vào vịnh San Diego rồi tuyên bố tất cả đất đai ở đây thuộc về Tây-Ban-Nha. Ngày xưa các nước cường quốc là dân ăn cướp có khác, đặt chân đến đâu là tuyên bố mọi sự thuộc về nước của  mình đến đấy. Năm 1821, Mễ-Tây-Cơ tuyên bố độc lập từ Tây-Ban-Nha, lấy lại San Diego. Năm 1850, sau chiến tranh Mexican-American thì California, kể cả San Diego, gia nhập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

San Diego có nhiều vịnh và bãi biển,  Hải Quân Hoa Kỳ có căn cứ ở đây. Không giống như Seattle mấy tháng trời mưa, trời mưa không dứt, hay Minneapolis mùa Đông lạnh quá tai đóng băng gẫy rớt xuống đất, hoặc Phoenix mùa hè khi nóng 110 độ F (43 C) cả thành phố ra ăn mừng vì mát quá,  San Diego khí hậu rất ôn hòa, không nóng, không lạnh, ít mưa.

Khách sạn  chúng tôi ở downtown, ngay biển, khu Embarcadero (Embarcadero là tiếng Tây-Ban-Nha. Tiếng Anh là wharf. Tiếng Việt Nam là... tôi chả biết dịch là gì, biết chết liền! Nó có nghĩa là một bến nhân tạo để cho tầu đậu.

Khách sạn này là nơi hoàn hảo để đi bộ giung giăng giung giẻ sáng hay chiều tối, và gần rất nhiều chỗ để xem dọc theo bờ biển, đi bộ vài phút đến vài mươi phút là đến:

Cảnh nhìn từ khách sạn
 photo DNG_3504_zps527f5563.jpg

 photo DNG_3515_zps24ccb6b4.jpg

 photo DNG_3521_zpsfbcbc7fa.jpg

Seaport Village 849 W Harbor Dr: nhiều nhà hàng, tiệm bán hàng hóa lỉnh kỉnh, và du khách nhộn nhịp. Căn cứ Hải Quân ở đối diện nên du khách sẽ thấy tầu chiến và trực thăng quân đội bay ra vào liên tục.

 photo DNG_3176_zps1abb7cf9.jpg

 photo DNG_3190_zps564eaaa1.jpg

 photo DNG_3210_zpsf5f48ad3.jpg

 photo
DNG_3234_zps7aa46da6.jpg

 photo DNG_3250_zps00934b47.jpg

 photo DNG_3268_zpsd55d59bd.jpg

 photo DNG_3269_zps791334aa.jpg

 photo DNG_3284_zpsf00cd5ff.jpg

Có một ông người Mễ túc trực thường xuyên ở đây, có lẽ hơn chục năm. Ông ta có một biệt tài hầu như là không ai làm được, nhưng cái trớ trêu là nó cũng không bao giờ giúp ông ta trở thành triệu phú: ông ta có thể xếp đá biển đủ cỡ chồng chất lên nhau thành một cột đá không đổ. 

 photo DNG_3223_zps5b321054.jpg

Ông ta để một chai nước và một cục đá nhỏ trên chai nước, khuyến khích mọi người để nó đứng vững trên chai nước nhưng không ai làm được.

 photo DNG_3222_zps8ff7aa3c.jpg

Ông ta trấn đóng ở đây cả ngày, xin tiền du khách khi họ đứng lại xem những kỳ quan chưa bao giờ thấy trong đời. Click vào đây xem video: https://www.youtube.com/watch?v=mjhNwFrwwgY .

 photo DNG_3219_zps72f49396.jpg
Bảo Tàng Viện Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway CV-41: 

 photo DNG_3645_zps2fbc8534.jpg

Chiến hạm Midway bắt đầu phục vụ Hải Quân Hoa Kỳ vào năm 1945. Năm 1947, nó thuộc vào Đệ Lục Hạm Đội tuần dương vùng Địa Trung Hải. Năm 1958, nó được đổi qua Đệ Thất Hạm Đội và bắt đầu từ năm 1965, phi vụ oanh tạc Việt Nam thường khởi điểm từ Hàng Không Mẫu Hạm này.

Ngày 19-4-1975, cùng với ba Hàng Không Mẫu Hạm khác, Coral Sea (CV-43), Hancock (CV-10), Enterprise (CVN-65, Midway vào vùng biển Nam Hải khi quân đội VNCH theo lệnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ vùng cao nguyên. 10 ngày sau, Midway tham dự Chiến dịch Gió Thổi Không Ngừng (Operation Frequent Wind) di tản nhân viên Mỹ và hơn 3000 người tỵ nạn Việt rời khỏi Việt Nam. Trực thăng liên tục mang người tỵ nạn từ đất liền  đáp xuống Midway. Trong số trực thăng đáp xuống Midway, có một phi cơ nhỏ đáp xuống, và vì diễn tiến mang đến chiếc phi cơ đáp xuống quá nguy hiểm, câu chuyện này hiện thời vẫn còn có người nhắc đến, và chiếc phi cơ này bây giờ đang được trưng  bày ở Viện Bảo Tàng Hải Quân ở Pensacola, Florida.

Ngày 29-4-1975, Thiếu Tá Không Quân VNCH Lý Bửng cất cánh từ đảo Côn Sơn trên chiếc Cessna O-1 Bird Dog cùng với vợ và năm con. Ông ta không biết đi đâu nhưng khi thấy từng đoàn trực thăng di chuyển cùng một hướng ra biển, ông ta lái máy bay theo cùng hướng đó. Khi ra đến biển, Thiếu Tá Bửng thấy Hàng Không Mẫu Hạm Midway với chi chít trực thăng trên phi đạo nên bật đèn báo hiệu phi cơ sẽ đáp xuống . Đài Kiểm Soát Không Lưu của Midway, tưởng rằng chỉ có một phi công trên phi cơ, cố gắng liên lạc với ông ta để báo không được đáp lên tầu, mà phải  đáp xuống biển rồi Midway sẽ cho lính ra cứu. Thế nhưng mọi liên lạc bất thành vì ông Bửng không mang ống tai nghe. Khi chiếc Midway phát hiện có con nít ngồi trên chiếc phi cơ nhỏ, họ bỏ ý định bắt phi công đáp xuống biển vì nghĩ con nít sẽ chết đuối.  Thiếu tá Bửng bay vòng vòng, hạ thật thấp xuống chiến hạm ba lần  thả xuống những mẫu giấy để tìm cách liên lạc với chiếc Midway. Hai lần đầu không thành công vì mẫu giấy bay xuống biển nhưng ở lần thứ ba, binh lính ở trên tầu nhặt được và đem trình cho vị Chị Huy Trưởng của chiếc Midway, Đại Tá Larry Chambers. Trong mẫu giấy đó, Thiếu Tá Bửng năn nỉ xin chiếc Midway cứu vớt gia đình ông ta: Nếu chiếc Midway di chuyển những trực thăng đậu ngổn ngang trên phi đạo, ông ta có thể đáp xuống. Vị Chỉ Huy Trưởng tầu Midway không ngần ngại, ra lệnh gỡ giây cáp giăng ngang phi đạo (khi chiến đấu cơ đáp xuống phi đạo, đằng sau đuôi có cái móc, móc vào giây cáp giăng ngang trên phi đạo để cản cho phi cơ ngừng. Máy bay của ông Bửng không có cái móc này, vì không phải là phi cơ của Hàng Không Mẫu Hạm). Đại Tá Chambers cũng kêu gọi binh lính tình nguyện di chuyển trực thăng, và nếu trực thăng nào không di chuyển kịp vào chỗ đậu thì đẩy vất xuống biển. Cả chục lính Hải quân Mỹ trên chiếc Midway hè nhau đẩy trực thăng xuống biển để dọn đường phi đạo (số máy bay trực thăng xô xuống  biển trị giá ước lượng 10 triệu dollars). Việc dọn đường phi đạo càng khó khăn hơn vì năm chiếc trực thăng di tản khác liên tiếp đáp xuống không ngừng trên chiếc Midway. Đại Tá Chambers ra lệnh xô hết năm chiếc xuống biển cho phi đạo trống trải. Ông ta cũng đổi hướng Midway, đi ngược chiều gió thổi để hậu thuẫn cho chiếc Cessna khi đáp xuống gió cản máy bay. Cuối cùng, khi phi đạo quang đãng, Thiếu Tá Bửng đáp xuống. Quân nhân Hoa Kỳ trên chiếc Midway nghẹt thở theo dõi chiếc Cessna chạm bánh xe trên phi đạo, tưng lên rồi lại đặt bánh xe xuống và ngừng trên phi đạo. Mọi người reo hò mừng rỡ khi thấy chiếc Cessna đậu an toàn trên chiếc Midway thay vì rớt ra ngoài biển. Trong video clip này trên Youtube ở đoạn sau có quay phim chiếc phi cơ này đáp xuống trên Midway:

Sau chiến tranh Việt Nam, Hải quân Hoa Kỳ vẫn dùng Midway cho đến năm 1991, Hàng Không Mẫu Hạm Independence thay thế cho Midway ở căn cứ Yokosoda, Nhật Bản. Midway chính thức "về hưu", di chuyển về San Diego, và bắt đầu vào ngày 7-tháng 6-năm 2004, bắt đầu cuộc đời mới là viện bảo tàng. Mỗi năm hơn một triệu người đến xem Midway, giá vào cửa là $19 dollars. 

Vào ngày 30-4-2010 mới đây, chiến hạm Midway tổ chức lễ kỷ niệm ngày đau thương 30-4-1975. Thiếu Tá Bửng được mời đến dự kể lại câu chuyện, xin click vào link sau đây xem:

Cạnh Hàng Không Mẫu Hạm Midway là hai bức tượng khổng lồ của một anh lính Hải quân ôm hôn một thiếu nữ. Bức tượng này tạc theo bức ảnh nổi tiếng do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chụp ở Time Square vào ngày 14-8-1945, lúc dân chúng tràn ra đường ăn mừng sau khi nghe tin Nhật Bản đầu hàng. 

 photo DNG_3646_zps26c2a77d.jpg

 photo DNG_3647_zpsf5a30b03.jpg


 photo DNG_3746_zps55262ac5.jpg

Lúc bấy giờ, bức ảnh này nổi tiếng vì nói lên nỗi vui mừng của một quân nhân ôm hôn một thiếu nữ, có thể là bạn gái anh ta, khi nghe tin hòa bình. Tên tuổi hai người này không ai biết cho đến năm ngoái, một cuốn sách tựa đề "The Kissing Sailor", tác giả là George Galdorisi và Lawrence Verria, nêu tên hai người: George Mendonsa và Greta Zimmer Friedman, cả hai đều 89 tuổi, vẫn còn sống. Mendonsa hiện cư ngụ ở  Rhode Island, và  Friedman sống ở  Maryland.  Cuốn sách khẳng định rằng lúc bấy giờ hai người không biết nhau. Sau khi uống vài ly rượu ở một quán bar, anh thủy thủ Mendonsa bước ra đường nhập cuộc vui, vớ đại cô Zimmer đè xuống hôn, dù rằng bạn gái anh ta lúc bấy giờ đi ở sau lưng. Bà Zimmer bây giờ nói lúc bấy giờ bà ta không kịp phản ứng, bị đè xuống, không vùng vẫy được vì anh thủy thủ siết chặt vòng tay quá mạnh. Bà Zimmer nói anh ta hôn bà ta, chứ bà ta không hôn anh ta. 

 photo DNG_3522_zps8bcf1ad8.jpg

Sự tiết lộ của quyển sách này làm rất đông phụ nữ công bố ý kiến của mình, cho rằng bức ảnh này không biểu tượng cho sự vui mừng mà biểu tượng một cuộc tấn công tình dục của đàn ông đối với phụ nữ yếu ớt.

Maritime Museum of San Diego:   Sát bên cạnh Midway có vài chiếc tầu để xem: tiềm thủy đĩnh của Nga-Sô, tầu chạy bằng hơi nước, và tầu Star of India. 

 photo DNG_3635_zps1b822eef.jpg

 photo DNG_3631_zps77f32170.jpg

 photo
DNG_3634_zps0dd5efa6.jpg

 photo DNG_3636_zpsc875d7b5.jpg

Star of India là thương thuyền với phần đáy bằng sắt, đóng vào năm 1863, xưa nhất nay vẫn còn dùng được.

 photo DNG_3630_zpse83e888c.jpg

 photo DNG_3633_zps16fcd0bc.jpg

Khi đi sắp đến con tầu Star of India thì tôi thấy chiếc du thyền này: 

 photo DNG_3642_zps4756a641.jpg

Vừa thoáng nhìn, tôi biết ngay là du thuyền của tư nhân khá đắt tiền. Khi tôi Google tên của chiếc du thuyền: "Luna Hamilton" thì khám phá ra chủ nó là anh chàng tỷ phú người Nga Roman Abramovich. Roman Abramovich là chủ của đội banh Chelsea Football Club,  là người nổi tiếng mua sắm "đồ chơi" đắt tiền, chủ hai chiếc phi cơ Boeing 767 và Airbus A340.
 
Chiếc du thuyền này dài 115 mét, có hai chỗ cho trực thăng đậu, một hồ bơi, và cần một thủy thủ đoàn 40 người để điều hành, giá là 185 triệu dollars. Roman Abramovick làm chủ chiếc này lẫn chiếc đắt nhất  thế giới, Eclipse, dài 171 mét, giá là 1,2 tỷ dollars. Chiếc Eclipse có cả hệ thống phát hiện hỏa tiễn, với thủy thủ đoàn là 70 người!

Harbor Island: Cạnh phi trường San Diego là Harbor Island. Ít du khách biết chỗ này nên lúc nào nơi đây cũng tương đối vắng vẻ, tìm chỗ đậu xe dễ dàng. Đây là nơi lý tưởng để picnic. Thay vì dẫn bồ đến nhà hàng ăn candle light dinner thì  mua hai ổ bánh mì, hai ly chè ba mầu, trải khăn ngồi trên cỏ ngắm nhà lầu biển cả trong lúc gặm bánh mì  thì bảo đảm khi về nhà, bồ sẽ nói "Em yêu anh suốt đời".

 photo
DNG_3495_zpsade40a27.jpg

 photo DNG_3496_zpscde25776.jpg

 photo DNG_3483_zpscf9c4692.jpg

 photo DNG_3482_zpsac86eeb7.jpg

 photo DNG_3479_zps87eb26fa.jpg

15 miles về phía Bắc của San Diego là La Jolla, giá nhà cửa đắt hàng đầu nước Mỹ. Bãi biển của  La Jolla đẹp vì nhiều nơi ở ven núi. Đại học UCSD (University of California, San Diego) tọa lạc ở đây.

 photo DNG_3379_zps11137a54.jpg

 photo DNG_3382_zps4f9c6632.jpg

 photo DNG_3358_zps3243f534.jpg

 photo
DNG_3363_zps92bca839.jpg

 photo DNG_3357_zpsaf902c4e.jpg

 photo DNG_3367_zps97c6942d.jpg

 photo DNG_3368_zpsab8766fc.jpg

 photo
DNG_3380_zps7b15e6ca.jpg

 photo DNG_3386_zpsaa8c001d.jpg

 photo DNG_3395_zpsa5c50e1c.jpg

 photo DNG_3790_zpsf949d599.jpg

 photo DNG_3815_zps00a2e50a.jpg

 photo
DNG_3817_zps86a63814.jpg

La Jolla Cove (1100 Coast Blvd) : Một bãi biển nhỏ hình vành móng ngựa, thường có hải cẩu tắm nắng trên một hòn đá gần đó. Chúng nó rất dạn, lên bờ nằm không sợ người.

 photo DNG_3338_zps9093cb78.jpg

 photo DNG_3337_zps9e38a327.jpg

 photo DNG_3809_zpsf535c771.jpg

 photo DNG_3811_zpsd4e8ee89.jpg

 photo
DNG_3797_zpsbb65bbc7.jpg

 photo DNG_3796_zps3cc76f2b.jpg

 photo DNG_3803_zps4eedfcec.jpg

 photo DNG_3808_zps1147c47c.jpg

La Jolla Children’s Pool (850 Coast Blvd) : Đi dọc theo bờ biển về phía Nam độ một cây số du khách sẽ thấy một bãi biển nhân tạo thành phố xây tường vòng chắn sóng vào năm 1931 với ý định tạo một mặt biển êm đềm  cho con nít bơi. Thế nhưng thay vì con nít thì mấy mươi năm sau hải cẩu ngày đêm vào phơi nắng trên bãi biển ô uế  dơ dáy nên vào năm 1997, thành phố cấm không cho con nít cũng như dân chúng dùng vì lý do vệ sinh. Tháng Giêng năm nay thành phố gắn video camera để theo dõi hải cẩu sinh đẻ vào ban đêm thì khám phá ra du khách đến xem hành nhiễu hải cẩu như quăng cát vào mắt nó. Vào tháng Năm có hai phụ nữ lúc ban đêm đấm, đá, kéo hai cánh tay của mẹ con hải cẩu, gây phẫn uất trong dân chúng có người hành hạ súc vật  nên Thị Trưởng thành phố San Diego ra lệnh cấm người ta lai vãng ở Children’s Pool từ hoàng hôn đến bình minh.


 photo DNG_3373_zpsed27a76b.jpg

 photo DNG_3370_zps1d9b6574.jpg

Mount Soledad Veterans Memorial, Đài Tưởng Niệm Cựu Quân nhân : Đây là một điểm trên núi cao nên du khách có thể thấy bao quát  quang cảnh thành phố. Vòng vòng chung quanh cây thánh giá là tường với ảnh của cựu quân nhân tử thương ở đủ chiến trường, từ Thế Chiến Thứ Nhất đến Đại Hàn, Việt Nam, Iraq….

 photo DNG_3407_zps7a1a21ec.jpg

 photo DNG_3401_zpsa784c1dc.jpg

 photo DNG_3402_zpsf713fbd7.jpg

La Jolla Glider Port: Chỗ này là nơi những người nhờ gió thổi cho dù bung ra rồi chạy cho đến khi hụt chân rớt ra khỏi núi thì cái dù nhờ gió thổi, sẽ làm cho mình bay bổng trong không trung. Họ dùng dây hai bên tay để điều khiển hướng đi của chiếc dù. Có một tiệm bán thức ăn nước uống ở đây, mình có thể ngồi xem trong khi ăn uống.


 photo DNG_3417_zpseccaee62.jpg

 photo DNG_3441_zpsfc3f88d2.jpg

 photo
DNG_3443_zpsc8f0f674.jpg

 photo DNG_3452_zps52ba7a78.jpg

 photo DNG_3457_zpsc186fd08.jpg

 photo DNG_3458_zpsadf794db.jpg

 photo DNG_3436_zps646d673b.jpg

Nếu ai muốn xem đường phố nhộn nhịp ở downtown khi chiều xuống với tiệm ăn khách ngồi bàn ghế trên lề đường thì đến khu Gas Lamp Quarter trên đường số 5th.

 photo DNG_3904_zpsc762e26c.jpg

Ở Little Italy cũng nhộn nhịp nhưng không bằng.

 photo DNG_3499_zpsf463601a.jpg

Xem cảnh thì có thể đến Cabrillo Monument, Balboa Park. Lần này tôi không đến hai nơi này nhưng đến Old Town, có rất nhiều nhà cửa ngày  xưa, bây giờ thành phố duy trì lại.

 photo DNG_3835_zps9ff5db95.jpg

 photo DNG_3839_zpsa3af7d1f.jpg

 photo DNG_3842_zps39389606.jpg

 photo DNG_3844_zps65d26b20.jpg

 photo DNG_3849_zps2e0ed282.jpg

Tôi có trở lại trường Trung học cũ ngày xưa tôi học lớp 12 : Herbert Hoover, trên đường El Cajon& 45th . Trường vẫn còn đó nhưng mấy em Mễ mắt xanh ngày xưa tôi thấy đẹp quá chừng bây giờ tìm chẳng đâu ra. Ông thầy Mỹ già dậy Sử Ký, Mr. Rosengrant, ngày xưa yêu mến tôi, thường dẫn tôi đến nhà và dẫn tôi đi ăn ở nhà hàng bây giờ chắc chắn đã qua đời. Trường đã xây lại mới, như căn nhà ở Bàn Cờ xưa cũ của gia đình tôi nên tất cả những kỷ niệm xưa cũ tôi cố gắng phục hồi nhưng rất phai nhạt trong trí óc.


 photo DNG_3467_zps3d4f3422.jpg
Chung quanh trường dọc theo con đường El Cajon là tiệm ăn, hàng quán của người Việt. Cả vùng này xưa khi tôi đến dân nghèo ở, bây giờ không thay đổi. Đi xuống một tí nữa, khúc đường El Cajon& 54th cũng lác đác tiệm ăn Việt Nam. Tôi thấy rất nhiều người Trung Đông đàn bà che mặt ở đây. 

 photo DNG_3465_zps862d79f1.jpg

 photo DNG_3461_zps2022edaa.jpg

 photo DNG_3464_zps96888d93.jpg

 photo
DNG_3472_zpsf9eb8b0e.jpg

Tôi bước vào một tiệm bánh mì Việt Nam định mua bánh mì ăn trưa nhưng cửa tiệm nhỏ xíu, thức ăn trưng bày trong lồng kính nghèo nàn. Người bán hàng tưởng tôi là ngọai quốc, hỏi tôi “Can I help you?”. Lúc này thì tôi nghe tiếng tụng kinh Phật từ bên trong vang vọng ra. Đã  ngần ngại không thấy nhiều thức ăn, tiếng kinh Phật trong một tiệm ăn bây giờ giúp tôi trả lời người hỏi: “No, I don’t want anything”, và tôi quay gót trở ra.   

Tôi đến một tiệm bánh mì khác. Vừa bước vào, chẳng những thức ăn trưng bày thật sơ sài, mà bên trong từ bức tường đến tủ đựng thức ăn cũ kỹ, có một cảm tưởng dơ bẩn bao phủ mọi nơi. Tôi quay gót trở ra và quyết định không ăn bánh mì Việt Nam nữa, ghé vào một tiệm McDonald’s gần đó ăn trưa.  

Buổi chiều khi mặt trời lặn, tôi thường thả bộ dọc theo biển cho đến tối.

 photo DNG_3569_zps1a90f96f.jpg

 photo DNG_3579_zps3355c587.jpg

 photo DNG_3591_zpsf4e1d733.jpg

 photo
DNG_3594_zps7ac52be2.jpg

 photo DNG_3598_zps20c0e0da.jpg

 photo DNG_3602_zps81515b6d.jpg

 photo DNG_3881_zps3f00ff23.jpg

Khi ngồi xuống ghế để nghỉ chân, tôi khám phá ra băng ghế ngồi ở đây cũng giống như ở Los Anegeles, ở giữa có những thanh sắt hay gỗ, như trong ảnh sau đây: 

 photo DNG_3913_zps00343e7b.jpg

 photo DNG_3914_zps90f39443.jpg

Nếu qúy vị không biết mục đích của những thanh sắt này thì tôi xin tiết lộ lý do: để cho người ta không thể nằm trên băng ghế ngủ ban ngày hay qua đêm. Dọc theo khu bờ biển Embarcadero San Diego có rất nhiều người vô gia cư. Tôi rất ngạc nhiên là thành phố không giải quyết được vấn đề này. Nhưng nghĩ cho cùng thì nếu tôi không có nhà thì tôi cũng muốn ngủ ngay bờ biển ở đây: gió mát, nhiều bóng cây tạm trú khi trời nắng, và nhất là có thể xin tiền du khách, rất nhiều ở nơi đây.

Tôi rời San Diego hôm Thứ Bẩy với nhiều quyến luyến: đây là thành phố tôi thật sự muốn định cư cho đến khi ngủm củ tỏi: khí hậu ôn hòa, gần biển, ít dân, nhà cửa giá phải chăng. San Diego mang cho tôi nhiều kỷ niệm không bao giờ quên vì đây là thành phố đầu tiên tôi chập chững bước vào đời sống Hoa Kỳ. Ơn của người Mỹ cứu tôi khởi điểm từ ngoài khơi Vũng Tầu, và một khi tôi đặt chân đến Mỹ, bắt đầu từ San Diego.  


 photo DNG_3907_zps55d823d0.jpg

 photo DNG_3908_zps93be6457.jpg

 photo DNG_3909_zps47fcb521.jpg

 photo
DNG_3910_zpsd8b05c44.jpg

Vào tháng Tư năm 2010, Thiếu Tá Bửng, cũng như nhiều người Việt tỵ nạn, vẫn không quên được cái kỷ niệm ngày chạy loạn lái chiếc phi cơ Cessna đáp xuống chiến hạm Midway nên nhận lời mời trở lại Midway để diễn tả lại cái ngày nguy kịch đó. Khi mạng sống mình bị nguy kịch có thể bị giết hại thì mọi người bỏ tất cả, kể cả tiền bạc, tài sản, để tìm đến đất tự do, Hoa Kỳ. Trớ trêu thay, khi mạng sống mình không bị hăm dọa thì người ngày xưa chạy tỵ nạn bây giờ lại đặt tiền là trên hết, trở lại Việt Nam kiếm tiền và rồi trở lại Mỹ kiếm tiền như MC của những tổ chức bán nhạc Việt Nam ở Hoa Kỳ. Chẳng những không thấy điều này là ngứa tai gai mắt, những MC khác cộng tác, mục đích dĩ nhiên là chỉ vì tiền, và người ta lũ lượt mua vé để đi xem, quên hết những chuyện kinh hoàng một ngày nào.

Đọc tin chuyện San Diego đóng cửa La Jolla Children’s Pool vào ban đêm để bảo vệ hải cẩu, tôi có niềm vui buồn lẫn lộn. Buồn vì tại sao quê hương nơi tôi sinh trưởng không bắt chước quê hương thứ hai của tôi? Vui vì ở Hoa Kỳ nơi tôi cư ngụ vĩnh viễn không cần tuyên bố tự do hạnh phúc mà ngay cả con thú vật cũng được chính quyền bảo vệ cho nó được những  quyền lợi sơ đẳng đó:

- Độc lập: không ai có thể bắt nó làm chuyện gì ngoài ý muốn.
- Tự do: chúng nó muốn lên bờ thì lên bờ, muốn xuống biển thì xuống biển.
- Hạnh phúc: chính quyền bảo vệ chúng nó không bị người khác quấy nhiễu vô cớ.

Thật là buồn khi nghĩ đến rất nhiều người trên thế giới không có những quyền căn bản như con thú vật ở Hoa Kỳ.

 photo DNG_3801_zpse39a0574.jpg
 
Nguyễn Tài Ngọc
July 2013
 
Tài liệu tham khảo:   

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire