vendredi 20 septembre 2013

Vài Hình Ảnh Tết Trung Thu Xưa, Nay

Tết Trung Thu Việt
***
      1. Vài Hình Ảnh Tết Trung Thu Xưa.
     2. Nhớ Trung Thu Xưa. 
       3. Vài Hình Ảnh Tết Trung Thu Nay
 
 
 
 
 
 
 
 
 
VIDEO
Thumbnail


VIDEO
Thumbnail


1. Vài Hình Ảnh Tết Trung Thu Xưa 

Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 2
Trung Thu xưa chỉ đơn giản là những món đồ đơn giản, dăm ba thứ hoa quả, bánh trái,… nhưng trẻ em thời xưa vẫn háo hức lạ kỳ để đón trăng đêm rằm. Những hình ảnh dưới đây ghi lại cảnh vui trung thu thời xưa… trong bộ sưu tập của Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp (École Francaise d’ Extrême - Orient).


 
Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 15
 Những cửa tiệm quanh chợ, các con phố buôn bán lớn bắt đầu trang trí, bày biện các mặt hàng để sửa soạn cho Tết Trung Thu. Đám trẻ con thời ấy háo hức, mong chờ, chúng bị cuốn hút bởi các thú vui truyền thống, mộc mạc nhưng tinh tế của dịp lẽ cổ truyền này.

 

Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 6
 Đèn lồng, đèn cá chép, đèn kéo quân luôn làm những đứa trẻ thèm thuồng. Những đầu lân, các đèn lồng nan tre phết giấy bóng kính, làm theo các hình con cá, ông sao, bánh ú. Ngoài ra còn đèn xếp, đèn quả bưởi, đèn kéo quân… Rồi những con giống, làm bằng bột cắm lông gà nhuộm màu sặc sỡ, cũng là nét đặc thù của Tết Trung Thu của người Việt.



Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 4


Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 5


Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 8
Đủ các món đồ chơi được bày bán ở những khu chợ xưa. Hình ảnh những chiếc lồng đèn, chiếc bánh trung thu xuất hiện ở khắp mọi nơi, len lỏi vào từng ngỏ ngách của phố phường đến từng gia đình, góp phần làm cho không khí của ngày hội trăng rằm thêm nhiều màu sắc, vui tươi và ấm cúng hơn.

 
 
Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 7
 
Trước đây, một món đồ chơi cũng được coi là cả "gia tài" của rất nhiều đứa trẻ. Vì không có điều kiện nên các em thường chơi chung. Chỉ cần một chiếc đèn lồng hình con cua như trong ảnh cũng có thể khiến cả 5 đứa trẻ đều hứng thú, say mê.

Đèn hình con cua là ước ao của bọn trẻ cả tháng trời trước Tết trung thu. Đêm đến, chiếc đèn được thắp sáng lung linh bởi một chiếc nến nhỏ xinh bên trong, rạng ngời lên ánh mắt thích thú của trẻ nhỏ.

 

 
Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 3
Một cửa hàng bánh trung thu thời xưa, nay chỉ còn là dĩ vãng. Bánh Trung thu truyền thống, và đúng vị nhất, bao giờ cũng chỉ đơn giản là bánh nhân hạt sen một lòng trứng. Và bánh này luôn được tăng vị bằng trà ướp sen.


 
Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 10
Một mâm cỗ trung thu truyền thống xưa có đủ các loại trái cây, đứa trẻ nào cũng háo hức, mong chờ lúc phá cỗ. 
 


 
Những hình ảnh yên bình của Trung thu xưa 9
Đầu lân đủ cỡ, đủ loại, và hình dáng khác nhau. Múa cùng với lân là ông thổ địa bụng phệ phe phẩy cái quạt nan. Tiếng trống, tiếng hò reo, tiếng bước chân, và vũ điệu của sư tử, cứ rạo rực, cuốn hút không biết bao người. "Lòng vui sướng với đèn trong tay", từng đoàn trẻ em đi theo chú lân, chú sư tử, tiếng trống rộn ràng để khi kết thúc đêm hội, ai cũng nuối tiếc và tự hỏi:"Bao giờ mới đến Trung Thu nữa nhỉ?"



2. Nhớ Trung Thu Xưa

Không quá nhiều những món đồ chơi, những thức bánh kẹo ngon, hay các khu vui chơi nhộn nhịp, nhưng Tết Trung Thu xưa vẫn gợi lại nhiều kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp.

Làm đèn ông sao
Nhìn những chiếc đèn ông sao rực rỡ sắc màu trên các cửa hàng hay phố phường mỗi độ Rằm tháng 8 về, nhiều người sẽ khó quên chiếc đèn ông sao xưa.
Ngày ấy, để có được một chiếc đèn ông sao, trẻ con phải tự chẻ từng cây tre, dùng mấy sợi dây cước để buộc, sau đó cắt từng mẩu giấy màu, dùng cơm nguội để dán lên. Giấy màu ngày xưa là những tờ giấy trắng, dùng bút màu tô vẽ lại, nó không bóng loáng, rực rỡ, nhưng là thành quả của sự lao động miệt mài. Có nhiều đèn ông sao lớn phải mất một đến hai ngày mới làm xong. Mỗi đêm gần đếm trung thu, trẻ con tụ lại cả một góc sân cùng nhau làm, cười đùa rôm rả, và cứ thế từng chiếc đèn ông sao ra đời. Với những người khéo tay hơn, có thể làm thêm đèn con cá, con cua…
Những ký ức về Tết Trung thu xưa
Trẻ con tự làm đèn ông sao (Ảnh Internet)
Bạn Hương (Hà Tĩnh) nhớ lại: “Ngày xưa mình làm đèn ông sao giỏi lắm, toàn được làm thầy hướng dẫn thôi. Nhớ lại cái thời trộm cơm nguội của mẹ đi dán giấy, cả trưa đi loay hoay vót tre. Một mùa Trung Thu nữa lại về rồi, thời gian sao mà trôi nhanh quá”.
Những chiếc bánh trung thu rẻ tiền
Bánh Trung Thu là thức bánh phổ biến nhất mỗi dịp trăng tròn. Nhưng với nhiều gia đình ở làng quê, thì đó là một điều “xa xỉ”. Trẻ con ngày xưa không được thưởng thức những chiếc bánh trung thu màu mè, đầy đủ chất liệu, ngọt, thơm, béo ngậy. Trẻ con ngày xưa không được thưởng thức những chiếc bánh trung thu sang trọng, gói gém trong hộp cẩn thận, và mang những nhãn hiệu bánh kẹo nổi tiếng. Bánh Trung Thu ngày xưa là bánh trung tự làm, hay những chiếc bánh trung thu vài nghìn một chiếc. Mặc dù nó đơn giản, không màu mè, nhưng ai có được chiếc bánh trung thu thì cảm thấy rất tự hào và hãnh diện vô cùng.
“Ai có chiếc bánh Trung thu tự làm thì oai lắm. Ngày xưa, mỗi độ Trung Thu về là mình lại lấy số tiền dành dụm ít ỏi, để mua nguyên liệu về tự làm. Tay đầy bột, nhọ nồi thì đầy mặt, nhưng thấy vui vô cùng. Làm bánh xong, trẻ con trong xóm đến chơi, cùng đem ra thưởng thức, và ca hát”, bạn Hùng (Nghệ An) chia sẻ.
Đi rước đèn
Làm đèn xong, làm bánh xong, trẻ con bắt đầu tham gia vào phần lễ hội. Màn rước đèn có thể được xem là một trong những màn rước, màn diễu hành hoành tráng nhất của tuổi thơ. Trẻ con xếp thành hai hàng dọc, những bạn chịu chơi hơn còn có thêm đèn dầu, sau này là nến cây nhỏ. Cả đoàn vừa rước, vừa hát vang cả đường làng, các ngóc ngách của xóm nhỏ. Người lớn bên ngoài thì reo hò, và cỗ vũ rất nhiệt tình. Cảm giác giống như một lễ hội vô cùng cuốn hút.
Những ký ức về Tết Trung thu xưa
Rước đèn ông sao (Ảnh Internet)
Múa Lân
Sau màn rước đèn, đoàn người tập trung về sân Đình để xem biểu diễn và múa lân hoành tráng. Trẻ con ngày xưa vẫn thường tự tập múa lân, để đi gõ cửa từng nhà chúc mừng, và xin phong bao lì xì. Nhiều nhà hào phóng còn thưởng thêm cả bánh kẹo, và trái cây cho những đoàn múa lân đẹp mắt.
Những ký ức về Tết Trung thu xưa
 Trẻ con múa lân (Ảnh Ngôi sao)
Bạn Nam (Học viện Ngân Hàng) chia sẻ: “Múa lân khó lắm, mình tập mãi, cuối cùng cũng được tham gia vào đội múa của làng. Mừng đến phát khóc. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần múa lân hồi lớp 5, được thưởng hai gói kẹo to. Còn nhớ bài hát cũ "Thùng thình thùng thình, trống rộn ràng ngoài đình, có con sư tử vui múa quanh vòng quanh". Nghĩ lại vui ơi, là vui”.
Phá cỗ
Kết thúc đêm trăng tròn là màn phá cỗ đầy háo hức của lũ trẻ con. Cỗ bàn không thật nhiều thức ăn và trái cây ngon, nhưng là bữa tiệc rất ngọt ngào. Màn phá cỗ còn là màn vinh danh với những cô bé, cậu bé học tập tốt, chăm chỉ. Mỗi trái cây là món quà quý giá, và cũng khiến cho các "bọn trẻ con" mất ngủ cả đêm.
Những ký ức về Tết Trung thu xưa
Những trung thu đơn giản ngày xưa
Kết
Cuộc sống hiện đại sung túc và đầy đủ hơn, Trung thu ngày hôm nay đã đầy đủ, đã tròn vẹn hơn rất nhiều. Nhưng những kỷ niệm về trung thu xưa thì vẫn luôn còn mãi. Trung thu của một tuổi thơ thiếu thốn nhưng tràn đầy tình cảm. Trung thu của những giá trị truyền thống khó phai mờ trong ký ức mỗi con người.



3. Vài Hình Ảnh Tết Trung Thu Nay


7h tối, con đường vào phố đèn lồng nổi tiếng nhất Sài thành gần như chật cứng. Lượng khách “khủng” đổ về đây tham quan, mua sắm khiến giao thông không ít lần tắc nghẽn.

Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người
Chưa đến Trung thu nhưng dòng người cứ nườm nượp đổ về phố đèn lồng

Theo nhiều chủ cửa hàng đèn lồng thì từ giữa tháng 7 âm lịch, khách hàng đã ghé lại rất đông, nhưng chủ yếu chỉ để tham quan, chụp hình lưu niệm. Chừng 1 tuần trở lại đây mới bán được “lai rai”.
Phố đèn lồng Lương Nhữ Học hình thành từ những năm đầu thế kỉ 20. Ở đây quy tụ hàng trăm gian hàng với đèn lồng đủ các kiểu từ truyền thống đến hiện đại. Những gia đình mở cửa hàng ở đây đa phần là người Hoa, bởi thế khu phố này còn được gọi là “phố đèn lồng người Hoa”.

Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người
Đầu mùa, khách hàng chủ yếu đến xem, tham quan và chụp hình lưu niệm

Vì đối tượng phục vụ dịp lễ Trung thu là các em nhỏ nên các chủ cửa hàng thường sản xuất hoặc nhập về những mẫu lồng đèn mới lạ, màu sắc bắt mắt nhằm thu hút những khách hàng nhí. Giá của mỗi chiếc đèn lồng dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy theo mẫu mã, kích thước.

Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa
 đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người
Bên cạnh những mẫu mã đèn lồng độc đáo, mới lạ,...

Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người
... đèn lồng hình ngôi sao truyền thống cũng được bày bán

Ngoài mặt hàng lồng đèn, khu phố này còn cung cấp các loại trống lân, những tấm thiệp đỏ được sử dụng trong dịp Tết.
Để tham quan được hết khu phố lồng đèn, khách hàng buộc phải giữ xe ở phía ngoài với mức giá 10 nghìn/1 chiếc. Đây chỉ là giá trước thềm Trung thu, vào mùa chính thức, phí giữ xem có thể lên đến 20 nghìn/1 chiếc.
Sau đây là những hình ảnh chúng tôi ghi nhận được tại khu phố đèn lồng nổi tiếng nhất Sài thành đêm 5-9 (nhằm ngày 1-8 âm lịch).

Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người
Lượng khách đổ về khu phố đèn lồng đông không ngớt

Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn
 lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người
Nhiều bậc phụ huynh đưa con đến phố lồng đèn tham quan mua sắm

Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người
Người bán đau đầu vì những khách hàng nhí khó tính

Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông nghẹt người


Chưa đến Trung thu phố đèn lồng đã đông
 nghẹt người

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire