jeudi 19 septembre 2013

VIỆT NAM : Thiếu nữ VN với áo dài truyền thống

VIỆT NAM : Thiếu nữ VN với áo dài truyền thống

 
 
Thiếu nữ Việt Nam
Thiếu nữ Việt NamÁo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến quá đầu gối hoặc dài tới gót chân dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Chưa thấy có một văn bản nào quy định áo dài chính thức là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không nói đến chiếc áo dài truyền thống, đến nỗi nó trở thành một từ riêng trong tiếng Anh vì họ không thể dùng hai từ "áo" và "dài" để dịch.

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu chuyên sâu về đề tài nầy. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử giả Đào Duy Anh viết : "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài, cài nút phía bên tả. Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo kiểu người Tàu. Theo những sách đó thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về bên tay trái, sau đó theo cách người Trung Quốc, người xưa mới mặc áo gài về tay phải", [Đào Duy Anh].

Kiểu áo dài xưa nhất là kiểu áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc, rồi tiến tới mang giày, dép. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân. Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy, xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh, nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm bươn chải, gánh gồng. Với giới phụ nữ thành thị, muốn có một kiểu áo dài giảm chế nét dân dã lao động, gia tăng dáng dấp đài các, từ đó áo ngũ thân với ít nhiều cách tân biến cải ra đời. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót, mỗi vạt có hai thân nối sống, thành ra bốn thân, tượng trưng cho tứ phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và triết học Đông phương.[Theo Wikipedia tiếng Việt].

Nguồn hình ảnh :

- https://www.facebook.com/aodaivietnam2013

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire