lundi 14 octobre 2013

" Người Lính Vẫn Còn Đây " Trần Văn An (Bài Số 2)








Kính gửi Quý Anh bài viết mới của TVA.  Kính mời Quý Anh đọc bài Người Lính Vẫn Còn Đây-Bài Số 2

Trân trọng kính chào Quý Anh.

Trần Văn An
Fremont, CA USA

----------



Người Lính Vẫn Còn Đây                                                                 

            Trước năm 1975, anh là lính lục quân, anh là Thương Phế Binh VNCH với bản cáo tri cấp độ thương tật ở chân 45%, anh giã từ quân ngũ, anh đi làm thợ cho một công sở ở Sài Gòn.

Ảnh Trần Văn Sáo
            Sau năm 1975, anh bị đuổi việc vì cái lý lịch anh từng là lính trong QL VNCH.  Từ ngày ấy, đời anh đã trãi qua tháng năm dài nghiệt ngã.  Chị nhà và các con là chổ dựa tinh thần duy nhất của đời anh.  Anh và chị chia sớt vị muối của cuộc đời và anh chị đã muối hết tất cã cho đến ngày hôm nay. 

            Sau khi người ta đuổi anh ra khỏi công sở, anh đi chở nước mướn và làm thuê.  Người bạn đời của anh với một cái gióng gánh cơm đi bán khắp ngã đường ngõ chợ.  Các con anh lần lượt phải bỏ học vì không kham nổi những chi phí học đường.  Gia đình anh cũng giống như bao gia đình Thương Phế Binh VNCH khác, vất vã lo từng miếng cơm vá từng manh áo  cho các con và cho chính mình mặc cho hai tâm hồn vắt vẽo rách tả tơi!

Trần Văn Sáo đổi nước
 
            Năm 1995, một hội Cựu Quân Nhân tại Hoa Kỳ trong một lần tương trợ Thương Phế Binh VNCH tại quê nhà mổi người $50.00 USD, anh cũng có phần, nhưng anh chỉ thấy tiền nào có được hưởng.  $50.00 USD do đồng đội của anh đã chắt chiu gửi cho anh đã không cánh mà bay vào túi tham của người ta, người ta tận hưởng số tiền nhỏ nhoi trong sự túng thiếu của gia đình anh.  Kẽ hưởng tiền tương trợ của anh còn kèm theo lời dọa nạt đòi bắt bớ, những cặp mắt ác nhơn cứ rình rập gia đình anh, xem anh đã liên lạc với ai.  Con của anh thuật lại qua email:  “Họ nói với ba nếu có ai từ bên Mỹ gửi tiền về phải trình báo và đưa cho họ họ sẽ cho lại 80/20”.  Ai được 80 và ai được 20 trên số tiền nhỏ nhoi đó.  Mục đích của họ là khủng bố tinh thần, manh tâm tướt đoạt số tiền ít ỏi nếu có đồng đội nào gửi tiền về cho anh.  Từ đó anh không dám liên lạc với bất cứ ai để tìm sự tương trợ từ những đồng đội may mắn.

            Một lần duy nhất, anh nhận được $100.00 USD từ hội Cứu Trợ Thương Phế Binh của bà Trung Tá Hạnh Nhơn sau 15 năm kể từ ngày người ta tướt đoạt $50.00 USD trong năm 1995.

            Theo năm tháng, dòng đời nghiệt ngã càng thêm nghiệt ngã, anh và chị tuổi càng cao, cái xe chở nước mướn và cái gióng gánh cơm ngày nào cũng không còn xuất hiện trên mọi ngã đường ngõ chợ,  nổi lo toan cứ được dịp là chồng chéo chất lên thêm!  Sức khoẻ của anh mổi lúc kém đi, sau bao nhiêu năm khổ cực đã kết tựu bốn thứ bệnh trên người của anh:
Bệnh thứ nhất là bệnh thận.  Anh phải đi bệnh viện Bình Dân mổi tuần một lần để khám bệnh và lấy thuốc.  Con trai của anh có mua bảo hiễm y tế nên tiền thuốc cũng đỡ một phần nào, con của anh trã 30% và bảo hiễm trã 70% trên tổng số tiền $500,000.00 VND.  Năm 2007, anh phải mổ thận vì có khối u, phải mổ hai lần trong tuần.  Sau khi mổ sức khoẻ của anh phục hồi rất chậm.  Bác sĩ dự báo bệnh sẽ tái phát vì có dấu hiệu sẽ biến thành ung thư theo như lời con của anh tâm sự.
Bệnh thư hai là huyết áp cao (cao máu)
Bệnh thứ ba là viêm mũi kinh niên.  Tui nghĩ rằng anh bị dị ứng với mội trường ô nhiễm xung quanh đang phủ trùm làng xóm và trên toàn Việt Nam.
Bệnh thứ tư là viêm tai.  Lổ tai anh luôn ung mủ phải đi khám bệnh hai tuần một lần.  Bác sĩ còn bảo xương sống có gai nghe sao dễ sợ quá, mổi ngày anh phải uống khoảng 15 viên thuốc.  Phải chăng người Thương Phế Binh VNCH nào cũng  mang nhiều chứng bệnh giống như anh?         
            Bây giờ anh không đủ sức để vượt hàng chục cây số đi thăm đồng đội đã an yên trong NTQĐBH.  Con trai của anh đã thay anh đi thắp hương cho những người lính vẫn còn đây!  Con trai anh không biết nhiều về người lính QL VNCH, nhưng rất tự hào được làm con của một người lính của QL VNCH “dù thua nhưng thắng cái danh lưu đời” (trích từ bài thơ Lời Giữa NTQĐBH, của thi sĩ STV).  Con trai của anh nói cháu đi thăm NTQĐBH với ba lý do:
            Lý do thứ nhất.  Cháu thay ba đi thắp nhang cho đồng đội của ba.
            Lý do thứ hai.  Cháu rất quan tâm đến việc trùng tu NTQĐBH, cháu muốn nhìn thấy sự khác biệt trước và đang trùng tu.  Cháu sẽ ghi lại những gì đã làm, những gì đang làm và chưa làm để nói lại cho ba biết.
            Lý do thứ ba.  Cháu muốn chụp hình những nơi trong NT đã, đang và sẽ trùng tu.  Hy vọng khi sức khoẻ của ba cho phép cháu sẽ chở ba lên thăm NT một lần để ba nhìn thấy tận mắt hình ảnh của NT từ hoang tàn trở thành sạch sẽ, khang trang và hòan tất.  Để cho NTQĐBH được đẹp và ấm cúng để mộ phần các chú bác hết quạnh hiu.
            Vào một chiều Chúa Nhật con anh đã vượt hàng chục cây số viếng thăm NTQĐBH mình ên, người trai trẽ đã mua hoa và nhang vào thăm NT, đến Nghĩa Dũng Đài, đặt những bước chân đầu tiên lên các bậc tam cấp mới được tôn tạo lại sau nhiều năm hoang phế; những bậc tam cấp đã được xây lại bằng xi măng và lót đá màu đen nhìn rất khang trang.  Chiều hôm nay con trai của anh đã đến đây thăm viếng NTQĐBH, nhìn những nấm mộ của đồng đội của anh vẫn còn điu tàn trong cỏ dại, NTQĐBH nhìn giống cánh rừng thưa nhiệt đới.  Con của anh cho biết:  “Có một hội tên là VAF bên Mỹ có kế hoạch sẽ cắt cây trong chương trình trùng tu NTQĐBH, hưởng ứng việc trùng tu nầy có người ủng hộ từ vật chất đến tinh thần và cũng có những ông lính vẫn mạnh mẽ chống đối mọi nổ lực trùng tu NTQĐBH trong lúc nầy, vì họ cho rằng đợi đến một ngày thuận tiện hơn sẽ hoàn tất trách nhiệm nầy với đồng đội!  Con anh hỏi tại sao các chú bác lại phản đối việc trùng tu NT.  Con anh hỏi tui tui biết hỏi ai? Thì thôi nếu cháu nghĩ đúng thì cháu vào thăm NT, rồi rủ bạn vào thăm mộ phần của người lính VNCH, làm sống lại NT trong lúc nầy cháu cũng có phần trách nhiệm.
            Trước mặt người trai trẽ là Nghĩa Dũng Đài với bốn cầu thang đã xây xong, một bàn thờ, một bức tường lót đá màu đen và một lư hương lớn.  Con trai của anh đặt đôi dép ngay dưới thềm xi măng rồi đặt đôi bàn chân trần lên nền gạch màu đen, bước khoang thai tới bàn thờ cắm hoa huệ đỏ vào hai bình bông có sẳn, thay thân phụ thắp ba nén nhang, đứng nghiêm trang cung kính đưa ba nén nhang ngang trán khấn vái và dâng hương anh linh 16,000 tử sĩ.  Con trai của anh cãm thấy vui và tự hào khi được đứng dâng hưong trước Nghĩa Dũng Đài, rất hãnh diện được làm con của người lính QL VNCH.  Con trai của anh thấy mình quan trọng hơn khi được thay mặt cha đi thăm NTQĐBH và ghi chép lại những gì đang xãy ra trong lúc trùng tu để kể lại cho anh nghe.  Tình cờ hay cố ý người bảo vệ NTQĐBH đi đến gần và con trai của anh đã nhờ người bảo vệ chụp vài tấm hình để làm lưu niệm
Con trai anh Trần Văn Sáo
 
Ngày hôm nay, con trai của anh đã về đây, nơi yên nghĩ của 16,000 tử sĩ và chứng kiến NTQĐBH đang dần dần được và sẽ trùng tu một cách toàn diện và anh vẫn biết điều đó sẽ diễn ra tốt đẹp trong một ngày không xa, để con trai của anh còn có nơi trở về thăm mộ đồng đội của anh.  Anh, một người lính sống hùng, sống mạnh và sống kiên trì trong nghiệt ngã, Người Lính vẫn còn đây.

P/S.  Mọi chi tiết liên quan đến người lính nầy trong tinh Thần thăm hỏi hay giúp đỡ xin vui lòng liên lạc TVA qua địa chỉ email:  tranvanan572@yahoo.com
TVA sẽ chuyển tin cho con trai của anh trong những lần đầu liên lạc.
Trân trọng kính chào Quý Vi

Trần Văn An
Fremont, CA USA

Sep.  23rd,  2013

2 commentaires:

  1. Chào bạn Thanh Hương. Xin giới thiệu tôi là Trần Văn An, tác giả của bài viết Người Lính Vẫn Còn Đây-Bài Số2. TVA thấy bài nầy đăng trên blog của của bạn nhưng không có hình.

    Bạn có thể liên lạc với TVA tại địa chỉ: tranvanan572@yahoo.com

    TVA sẽ gửi hình của người lính nầy đến cho bạn để bạn đăng lên blog nếu bạn muốn.

    Kính chào bạn.

    Chúc vui

    Trần Văn An
    tranvanan572@yahoo.com
    http://nguoilinhvanconday.blogspot.com

    RépondreSupprimer
  2. Kèm theo email nầy TVA gửi cho bạn hình ảnh của anh Trần Văn Sáo người trong bài Người Lính Vẫn Còn Đây-Bài Số 2. Xin gửi bạn bài Người Lính Vẫn Còn Đây (Bài nầy không có số, lúc đó tính viết một bài rồi thôi), nhờ bài nầy mà người lính Hắc Long đã tìm được nhiều đồng đội của anh sau 41 năm xa cách. Biết mình dở về văn chương nên không viết thêm bài nào nữa sau đó có một cháu còn cở VN kể cho TVA nghe về ba của cháu và bài Người Lính Vẫn Còn Đây-Bài Số 2 được bạn đăng trên blog của bạn.




    Kính chào bạn và kính chúc bạn cùng bửu quyến luôn vui, khoẻ và bình an.

    Trần Văn An
    Fremont, CA USA
    tranvanan572@yahoo.com

    RépondreSupprimer