lundi 30 décembre 2013

Như Lời Chia Tay Việt Dũng, bài Song Phượng và những bài sưu tầm, thơ , hình ảnh khác của groupe CAT BUI



Chị TH và quý TVH DĐ CATBUI thân kính
Ngày mai này là cns Việt Dzũng thật sự rời xa cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta mãi mãi... để tiễn biệt anh về thăm đất Mẹ nghìn thu, SP có bài thơ xin  gởi lại nơi đây chia sẻ với cả nhà.
Kính chúc quý vị những ngày cuối năm vượt qua những trúc trắc để bước sang năm mới nhiều may mắn và hạnh thông hơn.
Thân kính
SP




 
" Cọp chết để da, người ta chết để tiếng "...Khắp hoàn cầu đều luyến mến tiếc thương ca nhạc sĩ Việt Dzũng, mọi nơi từ Mỹ, Âu, Úc...đều đăng tin và tổ chức những buổi lễ tưởng niệm anh. Và thứ hai tới đây ngày 30.1.2014 thân xác anh sẽ vĩnh viễn xa rời thế giới vô thường, để lại gia đình, bè bạn văn nghệ sĩ, khán thính giả khắp nơi trên thế giới một nỗi vấn vương tiếc nuối...Con người đối với cuộc sống vô thường nơi cõi tạm thật là nhỏ bé, mong manh.Năm nay, tôi đã nghe và chứng kiến sự ra đi của những người tôi đã từng kính trọng và rất ngưỡng mộ...như cố HTT Minh Tâm, viện chủ chùa Khánh Anh/ Paris/Pháp quốc -chủ tịch hội đồng Tăng già PGVNTN tại Âu châu và bây giờ là cns Việt Dzũng, người nghệ sĩ tôi từng mến mộ bấy lâu. Hai vị ấy đã vì tổ quốc Việt Nam kể từ sau biến cố tháng 4/1975 phải bỏ nước ra đi, nương thân đất khách chưa một lần được trở lại thăm quê nhà, biết bao tâm huyết, công sức mà hai Vị đã bỏ ra chỉ với lòng mong mỏi người dân mình có được quyền làm người thật sự, và Việt Nam được giữ toàn vẹn lãnh thổ mà Tổ tiên ta đã đổ bao xương máu để có được, Ân sư tôi cũng như cns Việt Dzũng vì MẸ VIỆT thân yêu đã như quên thân mình không ngừng bôn ba, hiện diện khắp nơi trên khắp vùng Âu, Mỹ, Úc... để đấu tranh, lên tiếng cho những người dân bé cổ thấp họng, cho những chí sĩ vì yêu nước mà phải bị cầm tù, tra tấn dã man, đấu tranh cho nước Việt Nam có một nền DÂN CHỦ - TỰ DO thực sự. Tiếc thay, hoài bão còn nhiều, công cuộc đấu tranh đầy nhiêu khê... nhưng vì thân tứ đại đã không chịu nỗi sự tàn phá của bệnh tật, thế là Ân sư tôi-HTT Minh Tâm cũng như CNS Việt Dzũng phải đành buông xuôi...Tôi cầu mong hương linh của Thầy tôi và cns Việt Dzũng mau chóng về cõi An Lạc, Vĩnh Hằng; và luôn phù hộ cho đất Mẹ Việt Nam sớm có nền TỰ DO - DÂN CHỦ - HẠNH PHÚC thật sự để đàn chim Âu Lạc sớm được trở về sống yên bình nơi tổ Hồng mến thương ngày nao.Có đôi lúc tôi tự hỏi: có phải linh hồn Ân sư tôi và cns Việt Dzũng đã dắt nhau về đất Tổ trước để chờ đón ngày trở về của những cánh chim lạc bầy?! Bởi nghĩ thế, nên trong tâm tưởng tôi như vang vọng lời người ra đi nhắn người ở lại.


LỜI NGƯỜI ĐI


Tôi ra đi rất mong người ở lại

Đừng có muộn phiền mà hãy tươi vui

Thân tứ đại vì tật bệnh buông xuôi

Nhưng chí cả vẫn không hề lùi bước


Tôi ra đi thoát xa đời ngũ trược

Cõi vĩnh hằng đầy ơn phước tựa nương

Xin bạn bè đừng nhỏ lệ khóc thương

Tử biệt sinh ly lẽ vô thường là thế!


Tôi ra đi chúc mọi người vui vẻ

Tiếp tục con đường giúp kẻ nhỡ cơ

Dân nghèo ta ở phía bên kia bờ

Biển Thái Bình Dương rất là cơ cực


"Một cánh tay, vạn cánh tay" góp sức

Mong có ngày khôi phục lại giang san

Cơ đồ Tổ tiên sẽ được rỡ ràng

Dưới lá cờ màu vàng ba sọc đỏ


Tôi ra đi anh em đừng than thở

Đừng buồn phiền hay nức nở thương đau

Tôi về thăm MẸ nào có đi đâu

Hãy nhớ nhé, đừng lệ sầu đưa tiễn.


Song Phượng(SA) 28.12.2013


Sunday, 29 December 2013

MC Nam Lc nói rõ hơn v vn đ “Ph C” trong tang l nhc sĩ Vit Dzũng.


Kính th
ưa quý v, vì là người loan báo v vn đ “Ph C” cho nhc sĩ Vit Dzũng trong bui L Tưởng Nim trên đài truyn hình SBTN ti Th Sáu 27, 2013 va qua, và đ tránh nhng dn gii không chính xác, tôi xin phép được nói rõ hơn v vn đ “Ph C” trong tang l nhc sĩ Vit Dzũng như sau:
Quyết đnh không làm l “Ph C” do thân mu ca nhc sĩ Vit Dzũng là bà qa ph Nguyn Ngoc By, nhũ danh Nguyn Th Nhung đưa ra vào bui hp mt cùng vi Ban T Chc tang l cho nhc sĩ Vit Dzũng gm có đi din các cơ quan truyn thông và t chc mà nhc sĩ Vit Dzũng đã cng tác khi còn sinh tin như: Radio Bolsa, phong trào Hưng Ca, đài truyn hình SBTN, ban Tù Ca Xuân Đim, đi din ca mt s hi đoàn tr cùng đy đ anh ch em trong gia đình ca nhc sĩ Vit Dzũng. Quyết đnh này hoàn toàn không chu nh hưởng hoc vì e ngi bi bt c áp lc ca mt cá nhân, hi đoàn hoc t chc nào.
Trong buổi họp mặt nói trên, thân mẫu của nhạc sĩ Việt Dzũng cho biết, bà và toàn thể tang quyết vô cùng hãnh diện và trân trọng về nhã ý của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH cùng lời đề nghị của quý hội đoàn trong quân đội cũng như cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS ở khắp mọi nơi về việc “Phủ Cờ” cho Việt Dzũng. Tuy nhiên sau khi đích thân tìm hiểu về nghi thức này, bà cho biết luật phủ cờ có sự khác biệt giữa quốc gia Hoa Kỳ và VNCH. Chính phủ Hoa Kỳ cho phép bất cứ một cá nhân nào dù là quân nhân hay dân sự, nếu có công trạng với đất nước, thì khi nằm xuống người đó sẽ nhận được vinh dự “Phủ Cờ”. Nhưng đối với chính thể VNCH thì luật lệ đã được ghi rõ rằng “lễ nghi quân cách” này chỉ dành riêng cho quân đội mà thôi, đồng thời chỉ có những người hy sinh vì tổ quốc mới nhận được vinh dự đó. Bà cho biết thêm mặc dù con trai của bà, nhạc sĩ Việt Dzũng là một chiến sĩ chống Cộng, luôn luôn đi tiên phong trong những cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ, cũng như bảo vệ chính nghĩa quốc gia cùng là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, tuy nhiên Việt Dzũng không ở trong quân đội, cho nên để giữ đúng nguyên tắc, và tôn trọng luật lệ, vì thế bà và gia đình đã đưa ra quyết định nói trên, và đó là lý do duy nhất mà gia đình xin phép được miễn nghi thức “Phủ Cờ”.
Là một cựu giáo sư trường trung học Gia Long, đồng thời cũng là quả phụ của một sĩ quan trong Quân Lực VNCH, đặc biệt là với sự tìm hiểu kỹ lưỡng và nghiêm túc của bà Nguyễn Ngọc Bẩy, cho nên tất cả mọi người đều tôn trọng quyết định là sẽ không làm lễ “Phủ Cờ” cho nhạc sĩ Việt Dzũng, và thay vào đó là phần “Trao Cờ” VNCH cho gia đình như một biểu tượng danh dự dành cho Việt Dzũng, một người đã luôn luôn sát cánh bên cạnh lá Cờ Vàng thân yêu từ khi còn sống cho đến khi nhắm mắt. Nhân đây chúng tôi cũng xin nói thêm rằng, một vị dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ cũng đã trao tặng lá Quốc Kỳ của nước Mỹ cho gia đình nhạc sĩ Việt Dzũng trong buổi Lễ Tưởng Niệm tối Thứ Sáu vừa qua.
Xin thành tht cám ơn s quan tâm và ý kiến ca toàn th quý v,

Nguyn Nam Lc

Nh Vit Dzũng - Thơ Thiên Phương và Hà Nguyên Lãng

Xin thắp một ngọn nến ,
Nhớ về người ra đi 
Thế gian bao nghiệt ngã 
Đường chông gai sá gì
Thân tàn tâm chưa phế 
Tạc vào dạ khắc ghi
Gió dông đời nào thiếu 
Thiếu chăng một lương tri !
Thiên Phương
Việt Dũng
Ngọn Đuốc Sáng Ngời
Tim em bừng ánh lửa
Thắp sáng triệu lòng người
Ba mươi năm khóc,cười
Buồn vui cùng nhân thế
Đời em tàn không phế
Sống vững như thạch bàn
Bi hùng ca ngút ngàn
Cứu nạn thuyền vượt biển
Vận nước buổi đảo điên
Chân nghiêng, chí chẳng nghiêng
Tay em vẫn nắm chặt
Đầu sóng, hô: "Nhân quyền !",
hô: "Dân chủ,Đa Nguyên !".
Quê nhà lắm tai ương
Bão lũ đến liên miên
Gọi chia cơm,sẻ áo
Em khản giọng góp quyên
Sống vì người cho người
Vì quê hương rạng ngời
Chí em không dời chuyển
Việt Dũng ! Việt Dũng !
Năm lăm năm một đời
Em sống khôn _thác thiêng
Hồn em cõi vợi vời
Xin phù trì chuyển biến
Sớm giải thể bạo quyền
Cho Việt Nam dũng tiến
Vinh quang giống Rồng Tiên
Hà Nguyên Lãng





Read The Latest News On NSVIETNAM Blog

Lễ Tưởng Niệm và Vinh Danh Nhạc sĩ Việt Dzũng

http://www.youtube.com/watch?v=FXon43bs-Js

Nghệ sĩ Asia & SBTN tưởng nhớ Nhạc sĩ Việt Dzũng
Phần 1: Nghệ sĩ Asia & SBTN tưởng nhớ Nhạc sĩ Việt Dzũng http://m.youtube.com/watch?v=VZzyYQcSBhg









TIỂN  EM.
 
Rưng rưng nước mắt tiển em,
Hàng cây rung rẩy, gió đêm thét gào.
Âm thầm, em ở trên cao.
Nhìn sông, nhìn núi, vẫy chào biệt ly
Xa rời cõi tạm em đi.
Vất đôi nạng chống kéo ghì đôi chân.
Bao năm ở cõi dương trần.
Đứng lên bằng cả nhục thân nhọc nhằn.
Hiên ngang chẳng ngại khó khăn.
Mộng làm tráng sĩ dưới trăng kiêu hùng.
Giấc mơ Trăng Đá chập chùng.
Hóa thân âm điệu, nhạc rung phiếm ngà
Gửi cho nhân thế lời ca
Quê hương, tổ quốc, thiết tha điệu buồn.
“Một Chút Quà Cho Quê Hương”
Cho cha, cho mẹ tình thương dạt dào.
“Kinh Tị Nạn “ não nùng sao.
Tiếng than uất nghẹn, máu đào tuôn rơi
Biển mênh mông, vạn thây trôi.
Tự do đổi cả xác người ai hay
Giữ đôi nạng chống trên tay.
Khắp cùng thế giới hát “bài Kinh Đêm”
Giờ em nằm xuống bình yên.
“Da Vàng Giấc Ngủ” đêm đêm gợi buồn.
Tiển em từng giọt lệ tuôn.
Nghiêng mình tưởng niệm,nén hương u sầu.
Về đâu, hồn hởi về đâu?.
Hòa cùng sông núi, bắt cầu Tự Do.
 
Thêm.
Tưởng niệm Việt Dzũng.
 




 Thân Chuyển

Xin gửi đến Qúi NT và các bạn hình ảnh lễ phủ cờ (thật ra lễ trao cờ cho bà Qủa Phụ Viêt Dzũng và Tang Gia, vì Nhà Quàn qúa đông người nên không thể thực hiện lễ phủ cờ như THAHCSVSQĐHCTCT thực hiện). qúi vị muốn xem thêm hình (tổng cộng 147 tấm) xin click album ở dưới. nếu không mở được qúi vị vào Google rồi yahoo, rồi vào email của qúi vị.







Bà Qủa Phụ Cố Ca Sĩ Nhạc Sĩ Việt Dzũng

 Ca Sĩ Nguyệt Ánh



NT2 Dao Van Luan

THƯƠNG TIẾC ĐỒNG MÔN VIỆT DŨNG - LA SAN TABERD SG.


Tin Buồn vào lúc cuối đông

Hai mươi tháng chạp chạnh lòng La San

Đồng môn Việt Dũng lìa đàn

La San bốn bể vô vàn tiếc thương
Anh đi bỏ lại con đường
Với bao tình cảm quê hương ngọt ngào
Tuổi thơ anh mới hôm nào
La San cắp sách biết bao bạn bè
Bước chân khập khiểng nạng kè
Chí anh vẫn vững Taberd vào đời
Vượt qua thử thách số trời
Tâm anh vẫn hát những lời yêu thương
Hát cho đời bớt luỵ vương
Hát cho cuộc sống chán chường khổ đau
Tuổi xuân anh đã qua mau
Phận anh trôi dạt ra sao mặc đời
Số anh lưu lạc phương trời
Chân anh vẫn bước không lời oán than
Cuộc đời Việt Dũng vương mang
Trên đôi nạng gỗ gian nan nghiệp trần
Có ai thử hỏi đôi lần
Anh cười số phận chẳng cần bi tâm
Tâm tư khép kín âm thầm
Ai đâu hiểu được thăng trầm trong anh
Một thời vang bóng nêu danh
Bây giờ anh đã tan thành khói sương
Đồng môn xin thắp nén hương
La San - huynh đệ tiếc thương bùi ngùi
Chúc anh đón nhận an vui
Trước nhan Thiên Chúa, Ơn Người bảo ban.
X.V

Nhưng chim đã gãy cánh.

Tôi định không viết gì về anh, mặc dù những ca từ Chút Quà Cho Quê Hương, Lời Kinh Đêm hay Mời Em Về của anh đọng sâu sắc trong tôi lúc tôi chỉ mười mấy tuổi. Lúc tôi không ý thức nhiều về chính trị, nhưng thân phận con người trong lời ca của những nhạc phẩm mà anh sáng tác thật khủng khiếp. Có lẽ tôi chưa thấy một nhạc sĩ nào vẽ những nét vẽ về thân phận con người mà sự ám ảnh ghê gớm như Lời Kinh Đêm. Nhất là câu hỏi da diết với trời xanh, biển cả đang làm giống tố quăng quật những con thuyền mong manh giữa trùng khơi.

Biển ngây ngô hay biển man rợnam
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.

Sở dĩ tôi định không viết bởi tôi hèn. Tuy rằng trong thâm tâm tôi nếu có dịp sang Mỹ, kiểu gì tôi cũng tìm gặp để chào anh một cái bắt tay. Tôi hèn chẳng phải tôi sợ những người cộng sản đối nghịch với anh, họ làm gì tôi. Tôi hèn vì tôi sợ '' một số người ''  những người đấu tranh dân chủ.

Họ sẽ chửi tôi tư cách gì viết về anh hả thằng oắt con Bắc Kỳ. Mày định lăng xê cho bản thân mày à.?

Họ chửi bạn tôi hay thằng em Nguyễn Lân Thắng của tôi như vậy. Chỉ hành động ghé thăm nghĩa trang Biên Hòa, thắp nén hương cho người đã khuất. Nguyễn Lân Thắng bị một số kẻ tự nhận là hậu duệ của quân lực VNCH chửi bới. Họ cho rằng Nguyễn Lân Thắng không đủ tư cách để thắp hương , để bén mảng đến nghĩa trang Biên Hòa nơi những chiến sĩ QLVNCH an nghỉ....Cho nên tôi cũng sợ khi nhắc đến những người như các anh.

Tôi kể sơ qua lý do vậy, chứ tôi có cách thủ rồi. Giờ viết gì tôi nhận tôi hèn, ngu, lưu manh, cơ hội...nhận một lô xích xông sẵn thế, cho một số nhà ''đấu tranh dân chủ '' khỏi lo tôi tư cách có hay không. Có chửi tôi thì chả ăn thua vì tôi tự chửi mình trước rồi.

Không biết trình tự của ba nhạc phẩm trên, nhạc phẩm nào có trước. Những cảm nhận của mình tôi sắp xếp trình tự như ở phần đầu. Nhạc phẩm Chút Quà Cho Quê Hương đắng chát, trần trụi về một sự thật tăm tối thời bấy giờ trong nước, trong nhạc phẩm ấy tình trạng đói kém và thiếu thốn về vật chất được phác họa không chút che đậy màu mè, dăm ba thước vải, chiếc nhẫn yêu thương, cây bút máy, hộp diêm nhóm lửa..thú thực khi nghe bài đó. Tôi cũng ước có thân nhân ở nước ngoài để có quà là cây bút máy hay vài chiếc kẹo để ngậm cho ngọt giữa cuộc đời đầy cay đắng vì đói khát, thèm thuồng.

Rồi đến bài Lời Kinh Đêm thật sự tôi không nghĩ đó là cùng một tác giả. Bởi sự trần trụi cay đắng của Chút Quà Cho Hương lớn quá, khiến tôi không nghĩ nổi một nhạc phẩm đầy chất triết lý về sinh tử, chia ly được ẩn sâu trong ca từ như.

Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mồ xanh.

Thật khủng khiếp cho những người vượt biển, người vượt biển khi buông xuôi về nơi đáy nước với ước mơ thân xác mình có một nấm mồ xanh cỏ. Như bao nhiêu người chết bình thường khác trên bờ. Người ta có vô vàn ước mơ, nhưng ước mơ chết có được nấm mồ thì mấy nhà văn, nhà thơ nào tưởng rượng nổi. Phải chăng chính sự trải nghiệm của mình qua cuộc vượt biển đã khiến cho anh thấu được ước mơ của những người chết đuối trên biển Đông như vậy.

Thế rồi đột ngột nhạc phẩm Mời Em Về tuy có dấu ấn chung về nỗi buồn thân phận lưu vong như hai bài trước, nhưng nhạc phầm này ca từ lãng mạn một cách êm đềm đến dịu ngọt. Tôi cám ơn anh , mặc dù anh chưa ra Hà Nội lần nào nhưng nét vẽ của anh về Hà Nội, về một bà mẹ Hà Nội tóc bạc ngồi đâu đó đang tụng lời kinh Phật , tiếng Nam Mô buồn..làm tôi nhớ người mẹ già của tôi vô vàn. Người mẹ già của tôi đã bao lần ngồi đâu đó ở ngồi chùa nào của Hà Nội tụng kinh khấn Phật mong cho tôi thoát được cảnh ngục tù.

Bài hát dịu dàng lắm, này Cổ Ngư chiều đổ lá, trong mưa buồn lưa thưa, này phố phường xưa những chiều mưa phủ.

Bài hát mà lời như định mệnh. Mà cả lời của ba bài hát, có bài nào lời không như định mệnh đâu.? Một định mệnh buồn của thân phận tha hương.

Nhưng chim đã gãy cánh
Nhưng mấy đã ngừng trôi
Để cho tôi còn lại nơi này.

Mong anh nằm yên bình nơi ấy, nếu có dịp mà tôi sang bên đó. Chắc chắn sẽ đến nấm mồ xanh của anh để thắp nép hương cho một trong những người nhạc sĩ  Việt Nam, đã viết  những nhạc phẩm về thân phận con người sâu sắc nhất.

Mong lời ca của anh sẽ khiến những con chim xa xứ không bao giờ mỏi cánh ước mơ tìm về với quê cha, đất mẹ. Để chao cánh lượn trên bầu trời Hà Nội, Sài Gòn trong một chiều say nắng.

Chia buồn với trung tâm Asia đã mất đi một người MC ưu tú, người MC quan tâm sâu sát đến từng diễn biến của những người đấu tranh trong nước, nhắc tên những người đấu tranh trên sân khấu giữa hàng nghìn khán giả. Để cho những người yêu nước bên ngoài và những người yêu nước bên trong thấy gần gũi với nhau hơn, gắn bó và hiểu biết nhau hơn. Khoảng trống của anh để lại thật lớn trên sân khấu Asia. Hy vọng những MC như Nam Lộc, Thùy Dương cập nhật tình hình trong nước nhiều hơn và cặn kẽ hơn để lấp khoảng trống mà Việt Dzũng bỏ lại, thiết nghĩ đó cũng là cách tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa và đầy lòng trắc ẩn, bao dung đó.







--
_____________________________________________________________
 
"Tuyệt vời của cuộc đời là sự khác biệt!" vì thế nếu quý vị không muốn tiếp tục nhận, xin  báo tuan.b.cao@gmail.com. Thành thật cám ơn. 
Cao Bá Tuấn
"Bạc lòng nhưng chẳng cam lòng,
mang theo nhục nước vào trong mộ phần" - HHC
http://huyenthoai.org/nhac/HungCa.html






Xin chia tay 'Một chút quà cho quê hương'



Nh¡c s) ViÇt Dzing (¢nh: Dân Huónh/Ng°Ýi ViÇt)Nhạc sĩ Việt Dzũng (Ảnh: Dân Huỳnh/Người Việt)
CỠ CHỮ 
26.12.2013
Đầu thập niên 80, lần đầu tiên tôi được nghe tên ca nhạc sĩ Việt Dzũng là lúc tôi ôm cái radio cũ mèm vặn volume "vừa đủ nghe…” để nghe bài "Một chút quà cho quê hương" được phát từ chương trình nhạc của đài phát thanh. Lúc đó, tôi còn quá nhỏ, là học trò trung học ở Việt Nam, không biết gì về Việt Dzũng, nhưng cả bọn chúng tôi đều không cầm được nước mắt khi nghe tiếng hát của anh:
 
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chút yên lành trong giấc ngủ da vàng

Hoặc:

Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng

Vài năm sau, khi lưu lạc ở trại tỵ nạn Pulau Bidong ở Malaysia, chúng tôi lại được nghe "Một chút quà cho quê hương" và "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon" từ loa phóng thanh của trại hàng tuần. Những lúc như vậy, sinh hoạt của trại như lắng đọng lại. Người ta lắng nghe để nhận ra thân phận chim thiên di phải bỏ quê hương của mình. Ở một góc biển đảo, tại một trại tỵ nạn, giọng hát của Việt Dzũng làm mềm lòng mọi người. Lần này, chúng tôi tha hồ khóc, không còn phải che giấu như ngày còn ở quê nhà, nhất là khi nghe giọng trầm buồn của Việt Dzũng:

Con thuyền mong manh, vẫy tay từ biệt
Gạt lệ ra đi, xin làm thân lữ thứ

Còn nhớ anh Trịnh, một người bạn cùng trại, phụ trách môn Toán của một lớp thiện nguyện ở trường học Pulau Bidong. Có lần, anh Trịnh nói với chúng tôi, giọng nghiêm trang: Sau này nếu anh có con, dù là con trai hay con gái, anh sẽ đặt tên cho nó là Hy Vọng và sẽ nói với nó là bác Việt Dzũng đặt tên cho nó.

Tưởng là anh chỉ nói vì xúc động khi nghe tiếng hát Việt Dzũng, qua các ca khúc về người tỵ nạn, nhưng hơn hai mươi năm sau, chúng tôi có dịp gặp con gái anh, cô bé tên Huỳnh Thị Hy Vọng, năm nay em sắp tốt nghiệp Đại học, biết hát bài "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon" rất rõ ràng, mặc dù em nói tiếng Việt chưa sõi, với âm hưởng chưa chuẩn xác.

Phần chúng tôi, những ngày đầu sống đời lưu vong, vừa đi học, vừa đi làm, không có thời gian để nhớ nhà, để...buồn, nhưng cứ mỗi lần nghe "Một chút quà cho quê hương" nhất là câu:

Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình

là mắt chúng tôi nhạt nhòa, đường xá xe cộ bỗng dưng mờ ảo qua màn nước mắt.

Từ khi có Google chúng tôi biết nhiều về ca nhạc sĩ Việt Dzũng và bầy con tinh thần rất đông đảo của anh (hơn 450 nhạc phẩm), nhưng chúng tôi vẫn thích nhất "Một chút quà cho quê hương", và "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon".

Âm nhạc Việt Nam có rất nhiều nhạc sĩ, có cả trăm nhạc phẩm đi vào lòng người nghe thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thời đại. Lịch sử thuyền nhân Việt Nam với "bầy chim bỏ xứ" có nhiều chuyện lấy được nước mắt của những người cứng rắn nhất nhưng chắc là không có một nhạc sĩ nào - ở tuổi trên dưới hai mươi - viết được:

Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành trong giấc ngủ da vàng
 
Hay

Ru em giòng lệ quê hương
Chảy xuôi trăm ngả trùng dương chia lìa.

Với chúng tôi, Việt Dzũng là người có toàn bộ "điều kiện cần và đủ" cho ước mơ mà anh theo đuổi: tài năng và tấm lòng với quê nhà. Do vậy, bây giờ hay mãi mãi về sau nhắc đến dòng nhạc lưu vong, người ta sẽ không bao giờ quên anh.

Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".

Vĩnh biệt anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng. Bây giờ thì anh đã có thể về thăm quê nhà, đi lại trên con đường Nguyễn Du đầy lá me bay ở bên hông trường Taberd của anh ngày xưa. Mà hình như me chín rụng trên đường Nguyễn Du không còn ngọt ngào như ngày nào khi anh còn là một cậu học trò trung học phải không anh?

Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.

Anh đã làm được điều mà một nhà thơ người Mỹ Ralph Waldo Emerson khuyên:
“When you were born you were crying and everyone else was smiling. Live your life so at the end, your're the one who is smiling and everyone else is crying.” (Khi bạn ra đời, bạn khóc mà mọi người đều cười. Hãy sống làm sao đến cuối đời, khi bạn ra đi, bạn cười mà mọi người đều khóc.)

Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp ca nhạc sĩ Việt Dzũng, chúng tôi xin tiễn anh về cõi vĩnh hằng với "chút yên lành trong giấc ngủ ngàn đời".

Nguyễn Trần Diệu Hương
Đầu Đông 2013


 Kính chuyển
HV (HVC )

Những trái tim vì tự do sẽ KHÔNG BAO GIỜ ngưng đập!GIÁNG SINH NÀY
ĐÀN EM NHỎ MẤT ANH


Trời lập Đông...
Những cơn gió lạnh thổi ngang
không làm em lạnh bằng cái tin anh mất
Phút bàng hoàng
tai dường nghe tiếng hát
Chút Quà Cho Quê Hương *
Vuốt Mặt!
Tổ quốc vấn khăn tang... *

Anh bây giờ nơi đó rất bình an
Ngoảnh nhìn bạn bè với nụ cười đôn hậu
Trả cho đời những vui buồn sân khấu
Gởi đàn em viết tiếp chuyện ngày sau
Khi quê hương thoát khỏi cảnh cơ cầu
Anh sẽ lại về thăm đất Mẹ
Trách nhiệm đã tròn dù tuổi đời vẫn trẻ
Cuộc chiến này anh lấy bút thay gươm
Tiếng hát, tiếng đàn
sức công phá mạnh hơn đạn bom
Nả vào giặc hàng trăm đòn chí tử
Hôm nay ra đi
tên anh lưu thanh sử
Sáng ngời thêm dòng giống Lạc Hồng
Đêm nay đất trời huyền diệu mênh mông
Đón người con lòng lành Chúa Cả
Ngủ yên nhé anh, nợ non sông đã trả
Hai chữ Sơn Hà mặc thế cuộc vần xoay
Lá cờ vàng còn phất phới tung bay
Người dân Việt sẽ có ngày quật khởi...
Chuông đỗ từng hồi ...
giờ biệt ly đã tới
Anh lên xe rồi!
Chuyến tàu sắp rời trạm cuối
Ừ, thôi anh đi!
Giáng Sinh này
Đàn em nhỏ mất anh !

HOÀI ĐIỆP HẠ PHƯƠNG
Viết trong niềm thương tiếc anh Việt Dzũng
* = tựa hoặc lời bài hát

Flag of South Vietnam.svg
 
 
Cuộc hành trình hy vọng của Việt Dzũng



Ngô Nhân Dụng

RIP

Buổi trưa, trên con đường sau nhà thờ Thánh Linh, một bà tóc bạc phơ ngăn tôi lại hỏi, bằng tiếng Anh: “Chuyện gì vậy? Sao hôm nay Thứ Hai mà nhiều xe đậu thế?” “Thưa cụ, có tang lễ.” “Trông ông ăn mặc thế này tôi biết là có tang lễ rồi. Những ai vậy?” Tôi định nói “Việt Dzũng,” nhưng nghĩ ra ngay là bà cụ già sẽ không hiểu mình nói gì. Thấy một đám tang lớn, người Mỹ có thể hiểu nguyên nhân nếu người qua đời là một nhạc sĩ hoặc ca sĩ nổi tiếng. Nhưng tôi định mở miệng nói lại ngưng, không thể dùng những chữ đó. Giới thiệu Việt Dzũng như vậy không đủ. Không diễn tả hết được hình ảnh của anh trong tấm lòng của hàng ngàn người đến tiễn chân anh lần cuối. Việt Dzũng vượt lên trên tất cả những danh hiệu này, mặc dù anh làm nhạc và hát hay. Trong khi bà cụ vẫn nhướn mắt chờ nghe một lời giải thích, tôi nói nhanh cho gọn: “Ông ấy là một người tranh đấu, a fighter.” Nói xong thì biết mình sẽ gây hiểu lầm, phải nói thêm: “Một người tranh đấu cho một lý tưởng. Tranh đấu cho công bình, cho tự do.” Trong đầu tôi còn văng vẳng lời Ðức Giám Mục Mai Thanh Lương giảng trong thánh lễ, dẫn Phúc Âm theo Thánh Mathieu: “Phúc cho những người công chính bị bách hại, vì Nước Trời là của họ.”
Bà hàng xóm người Mỹ gật đầu, cảm ơn rồi tiếp tục đi dạo qua những hàng xe đậu tràn hai bên đường, nhiều xe đậu không đúng luật nhưng cảnh sát đi qua cũng làm ngơ không phạt. Nhưng tôi bùi ngùi, thấy mình chưa nói đủ về Việt Dzũng. Dzũng là một người tranh đấu, đúng. Cuộc đấu tranh của anh đã bắt đầu ngay từ tuổi nhỏ, khi anh chưa hiểu những chữ “lý tưởng,” “công bình” và “tự do” nghĩa là gì. Khi trưởng thành Việt Dzũng còn tranh đấu vì lòng yêu nước, tranh đấu cho những đồng bào tị nạn được định cư, tranh đấu cho các tù nhân của lương tâm, tranh đấu để nước Việt Nam có ngày được sống dân chủ tự do, ngẩng mặt lên không hổ thẹn với các nước chung quanh.
Không phải chỉ tranh đấu không thôi, Việt Dzũng còn là một nhà chinh phục. Anh đã chinh phục được tình yêu thương, kính trọng của hàng triệu người Việt, ở khắp năm châu. Nghe tin anh qua đời, bao nhiêu người đã khóc. Hàng ngàn người đến dự các buổi tưởng niệm và tang lễ. Nhưng ngay từ khi còn nhỏ, tới trường Việt Dzũng đã phải tranh đấu. Nhiều bạn học vô tình đã đùa cợt, chế nhạo hai chân khuyết tật của anh. Cuối cùng Việt Dzũng không những đã làm cho đám bạn trẻ chung quanh mình phải ngưng trò đùa nghịch mà anh còn chinh phục được lòng kính trọng của họ, biến họ thành những người bạn quý, yêu thương, thân thiết. Cả cuộc đời Việt Dzũng là tranh đấu và chinh phục.
Nhưng một con người chỉ tranh đấu thì cũng không đủ để chinh phục được tình yêu thương kính trọng của mọi người. Việt Dzũng được đồng bào yêu quý không chỉ vì anh là một biểu tượng đấu tranh, mà còn vì anh là hình ảnh một nhân cách trong sạch, hùng tráng, và đam mê. Nhân cách tinh thần biểu lộ trong những việc anh làm, ngay trong đời sống và công việc hàng ngày. Những người cộng sự đều ngậm ngùi nhưng cũng hãnh diện kể lại những kỷ niệm đã chia sẻ với anh.
Nhà văn Huy Phương nhắc mọi người, “Phải nhìn những cụ già ngồi xe lăn, những gia đình dẫn cả con cháu đến dự đêm tưởng niệm Việt Dzũng, một đêm cuối năm giá lạnh, trước đài truyền hình SBTN;” trong đó “không ca sĩ nào, không MC nào, cầm nổi nước mắt.” Và ai cũng phải tự hỏi, “Vì sao cả những người ở xa, từ San Jose xuống, từ Riverside về, từ Los Angeles, San Diego đến, không hề quen biết, gần gũi anh, chỉ thấy nghe anh qua băng nhạc, làn sóng phát thanh hay băng tần truyền hình, vì ngưỡng mộ, thương tiếc anh, cũng sụt sùi nhỏ lệ.”
Một người đã nhận xét: Việt Dzũng qua đời đã giúp mọi người đoàn kết với nhau hơn. Một vị độc giả Người Việt viết: “Hy vọng những người còn sống, vì lòng thương tiếc Việt Dzũng sẽ nhận ra họ cần phải làm gì để xứng đáng với những điều Việt Dzũng đã mang đến cho chúng ta trong thời gian anh sống trên cõi trần này.” Một nhà văn khác viết: “Có thể nói đây là cái chết gây xúc động nhất trong cộng đồng hải ngoại từ gần 40 năm nay. Không riêng gì đồng bào hải ngoại tiếc thương Việt Dzũng. Blog Người Buôn Gió ở trong nước cũng bày tỏ tình thương tiếc.”
Những ai đã sống trong vùng Little Saigon đều biết có hai lần người Việt tị nạn trong vùng đã biểu lộ tấm lòng chung của mình một cách bồng bột và sôi nổi. Lần đầu là cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày đêm phản đối việc treo hình, treo cờ cộng sản trong một cửa tiệm ở đường Bolsa. Lần thứ hai là đám tang Việt Dzũng. Không ai bảo ai, tất cả mọi người cùng biểu lộ, vì cùng nhau chia sẻ một tấm lòng. Lần trước, là một cơn giận dữ bùng nổ. Lần này là tình yêu thương, quý mến một người bạn, một người anh, một đứa con đã qua đời sớm quá. Mọi người chia sẻ với nhau những lời tiếc thương, những giọt nước mắt; như một thi sĩ quá cố viết: “Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian.”
Ai đã chứng kiến hai biến cố kể trên, có thể hiểu hai chữ “lòng dân.” Lúc bình thường, không ai biết lòng dân thế nào. Có thể đoán được lòng dân, nhưng trong những lúc bình thường không trông thấy nó hiện ra cụ thể thì vẫn nửa tin nửa ngờ. Nhưng bỗng có một biến cố, bỗng thấy lòng dân mở ra trước mắt. Muôn người như một, không ai bảo ai, tất cả xuất hiện cùng một lúc, xuống đường, phơi bày gan ruột của mình. Phải nhìn thấy tận đáy sâu tấm lòng đó, lúc bình thường vẫn chất chứa những nỗi giận, niềm đau, những tình yêu thương tha thiết mặc dù không ai nói ra. Ðến một ngày, một giờ nào đó, đúng lúc, lòng người cùng biểu hiện. Tuy chỉ trong một thời gian có giới hạn, nhưng chúng ta biết những tình tự vẫn chất chứa trong tim óc hàng triệu người, suốt bao nhiêu năm, chờ một biến cố sẽ nổ bùng.
Nguyễn Văn Khanh kể lần cuối cùng gặp nhau, Việt Dzũng nói: “Anh em mình còn quá nhiều việc phải làm, em không biết mình có làm được hết hay không?”
Có thể coi đó là một lời nhắn nhủ của Việt Dzũng cho những người còn sống. Việt Dzũng đã thành một biểu tượng. Anh làm tôi nhớ đến một biểu tượng của thanh niên Canada là Terry Fox. Năm 1980, Terry Fox 22 tuổi, anh đã mất một chân vì bạo bệnh, và biết mình không còn sống được bao lâu. Anh đã thực hiện một “Cuộc hành trình hy vọng” (Marathon of Hope), quyết tâm đi bộ với hai cây nạng, từ Ðại Tây Dương sang Thái Bình Dương dọc theo chiều ngang nước Canada. Mục đích chuyến đi là gây quỹ, anh yêu cầu mọi người góp vào một quỹ nghiên cứu y học, mong có ngày nhân loại sẽ có thuốc trừ được căn bệnh ung thư đang cướp dần cuộc đời anh. Ðể thực hiện cuộc hành trình này, Fox đã tập luyện hơn một năm trời, đã dự một cuộc chạy đua marathon và anh đi suốt 40 cây số, về sau chót. Năm 1981, Fox qua đời. Từ đó, hàng năm nhiều người đã tổ chức các cuộc hành trình hy vọng như Fox, trên khắp thế giới.
Cả cuộc đời Việt Dzũng là một cuộc hành trình hy vọng. Việt Dzũng hy vọng điều gì? Như tất cả chúng ta, anh mong xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, công bình, bác ái.
Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình hy vọng mà Việt Dzũng bắt đầu. Nước Việt Nam đang sống trong cảnh “tiền cách mạng.” Tâm tư người dân hiện còn chìm ẩn. Những oan ức, những thống khổ, những khát vọng, chất chứa dưới đáy sâu trong lòng. Sẽ có ngày người Việt Nam ở trong nước sẽ phơi bầy tấm lòng, muôn người như một, không ai bảo ai. Chỉ cần một biến cố châm ngòi, lòng dân cháy bùng lên, không chế độ bạo tàn nào kiềm chế được.

    Hình Ảnh Ngày Cưới
của VIỆT DZŨNG và BÊ BÊ Hoàng Anh
ngày 22/11/2006


Linh muc Văn Chi (đến từ Úc) chủ lễ đám cưới Việt Dzũng và Bê bê Hoàng Anh (22 Tháng 11, 2006) tại nhà thờ Tam Biên.
Từ trái, Ngọc Hoài Phương, Phương Hồng quế, Diễm Phúc, bà Nguyễn thị Nhung (thân mẫu Việt Dzũng), Kim Oanh, Minh Phượng.




Hình chụp kỷ niệm với Radio Bolsa và LM Văn Chi tại nhà thờ Tam Biên trong ngày cưới
Việt Dzũng và Bê bê Hoàng Anh (22 Tháng 11, 2006)




Tang Lễ Việt Dzũng Đông Kỷ Lục
   
Vi Anh
 Ước vọng đầu năm của Việt Dũng. Tranh Babui.        
Khi quan tài đóng lại là lúc nhận định đúng nhứt về một con người. Đồng bào Việt Nam hải ngoại, nhứt là ở Little Saigon nơi có một cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhứt ở Mỹ đã chứng minh chân lý đó. Đám tang Việt Dzũng là một đám tang đồng bào Việt tham dự đông nhứt trong lịch sử Little Saigon từ khi thành lập cho đến bây giờ.

Thực vậy, một cựu thượng nghị sĩ Việt Nam Cộng Hoà nay đã trên tám mươi, từng phục vụ cho chánh quyền trung ương hai thời đệ nhứt và đệ nhị. Một sĩ quan cấp tá của Quân Lực VNCH nay đã quá thất thập cỗ lai hi mà còn xông xáo chống Cộng. Một sĩ quan Cảnh sát VNCH qua Mỹ làm chủ một nhà hàng, chủ một cơ sở in ấn bằng kỹ thuật số âm thầm ủng hộ cho nhiều đoàn thể chống Cộng. Một đốc sự hành chánh rất gắn bó với đồng nghiệp, luôn có mặt trong Hội này. Và hai sĩ quan cấp tá của Quân lực Mỹ, cùng trang lứa với Việt Dzũng. Hai phóng viên kỳ cựu của nhựt báo địa phương, một chủ bút của nhựt báo gợi ý viết bài này. Tất cả những người quen thân này đã theo dõi, tham dự tang lễ của Việt Dzũng đều nói, đám tang của Việt Dzũng đông người nhứt ở Little Saigon cho đến bây giờ.
Bà quả phụ Bébé Hoàng Anh phút cuối từ biệt.
Còn ngoài Little Saigon, các đài phát thanh có tính quốc tế của Mỹ, Pháp có chương trình tiếng Việt và tất cả báo và phát thanh, phát hình của người Việt hải ngoại đều có đi tin và hình tang lễ của Việt Dzũng, ít nhứt một hai lần.

Trên không gian tin học, lời thông báo, bài nhắc lại kỷ niệm, hoài niệm, chia buồn, hình ảnh tang lễ Việt Dzũng rất nhiều, nhiều hơn bất cứ một nhân vật đã qua đời nào của người Việt.

Vì Việt Dzũng là một nhân vật nổi tiếng của VNCH ư? Vì ca nhạc sĩ sáng tác nhiều? Vì Việt Dzũng là một nhà truyền thông đa dạng? Vì Việt Dzũng là một MC giỏi? Vì Việt Dzũng là một người tật nguyền mà cố gắng vươn lên? Vì Việt Dũng là một cựu học sinh Lashan Tabert được nhiều cộng đoàn Công Giáo thương mến?

Thưa không. Việt Dzũng còn trẻ, chưa làm gì thời VNCH. Việt Dzũng là một nhạc sĩ sáng tác cả 400 bài; Việt Dzũng là một MC có hồn, nhưng ở hải ngoại rất nhiều MC ca nhạc. Và trong văn nghệ, văn chương quí hồ tinh, chớ không phải quí hồ đa. Việt Dzũng là người làm truyền thông, thì ở Little Saigon đâu phải một mình Việt Dzũng làm tin, nói trên truyền hình, truyền thanh. Việt Dzũng là một học sinh trường tư Công Giáo nhưng ở hải ngoại có hàng ngàn người học sinh Tabert như Việt Dzũng.

Cái làm cho đồng bào ở Little Saigon này đến tham dự, viếng thăm, nguyện cầu, đưa tiễn Việt Dzũng đông nhứt là - vì Việt Dzũng là hiện thân của người Việt tỵ nạn CS, hiện thân của tập thể, của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS. Nên đồng hương, đồng bào Việt thấy trong Việt Dzũng có mình và thấy mình trong Việt Dzũng.

Vì thế Việt Dzũng còn sống mãi trong lòng người Việt tỵ nạn CS. Như cuộc di tản vô tiền khoán hậu của người Việt tỵ nạn CS đầy hiểm nguy nhưng cũng đầy vinh quang của người Việt sống mãi trong dòng lịch sử Việt Nam.

Như người Do Thái di tản ra khỏi Cổ Ai Cập tạo thành một nền văn minh mà khôn ngoan, kinh nghiệm được ghi lại làm gương trong kinh Cựu Ước của Ky tô Giáo.

Đế Quốc La Mã trải rộng khắp Âu châu, vùng Tiểu Á và Bắc Phi, Địa Trung Hải có thể suy tàn, sụp đổ nhưng làn sóng di tản của người Do Thái tồn tại, trở thành nước Do Thái. Sau Thế Chiến 2, Liên Hiệp Quốc tái lập nước Do Thái tại vùng Đất Hứa. Người gốc Do Thái giáo sư Đại Học Sorbone ở Pháp, khoa học gia ở Mỹ, Nga, Anh trở về cố quốc, tình nguyện làm trưởng ấp, làm giáo viên, làm người lính gác giặc.

Thì hàng triệu người Việt Quốc Gia cũng vậy, như người Do Thái. Người Việt gạt nước mắt bỏ nước ra đi bằng máy bay, bằng thuyên nan vượt đại đương, bằng đường bộ trèo đèo, lội suối, băng sông đi tìm tự do, với hy vọng tìm cái sống tự do trong cái chết bị CS đoạ đày. Và với niềm tin sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền mà người Việt Quốc Gia bị đồng minh Mỹ bỏ rơi nên thua một trận 30 tháng Tư 1975, chớ chưa thua cuộc Chiến Tranh Quốc Cộng.

Việt Dzũng là hiện thân, là hình ảnh của người Việt tỵ nạn CS. Người ty nạn đến vùng đất hứa định cư, mất tất cả ở nước nhà VN như Việt Dũng người khuyết tật. Nhưng cố gắng vượt khó khổ, quyết chí vươn lên nơi quê hương mới. Cùng nương tựa lẫn nhau trong gia đình, ngoài cộng đồng, cảm nghĩ thuộc về nhau, tuỳ tài tuỳ sức nỗ lực hy sinh trở thành một Việt Nam Hải Ngoại. Với hồn thiêng sông núi đem theo và giương lên qua quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ.Trung thành với lời nguyền khi gạt nước mắt ra đi. Cùng nhau chuyển lửa về quê hương, như Pháp Quốc Hải Ngoại thời nước Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng.

Việt Dzũng là một tấm gương trung kiên, kiên trì với lập trường chống Cộng, vận dụng xuất sắc triết lý và đạo lý ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’ trong thời kỳ CSVN mở cửa bang giao và giao thương với các nước, lúc mà CSVN và tàn dư Phản Chiến Mỹ giả đạo đức tuyên truyền chiêu dụ người Việt hải ngoại bỏ quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước, đi về phục vụ cho CS đang thống trị nước nhà.

Việt Dzũng cười hiểm nguy, bất chấp gian lao xông tới, tiến lên cùng đồng bào trong nước và đồng hương ở hải ngoại, quyết đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, tức giải trừ CS.

Việt Dzũng cùng nói lên tiếng nói của người Việt tỵ nạn CS. Việt Dũng nói thay, nói thế cho người Việt tỵ nạn CS thầm lặng không có cơ hội để nói. Việt Dzũng nói lên hết tâm can, nói hết tim óc của người Việt tỵ nạn CS cũng là của Việt Dzũng. Nên người Việt tỵ nạn CS coi Việt Dzũng là ‘mình’ và ‘mình’ là Việt Dzũng.

Việt Dzũng là một chiến thuật gia chống Cộng nhiều sáng tạo, biết biến cái yếu của mình thành cái mạnh, biết sử dụng vũ khí của thời đại trong đấu tranh chánh trị. Cái nạn mà Việt Dzũng chống dựa khi trình diễn, làm cho đồng bào cảm động không những là một tác động sân khấu (effet theâtral) mà còn là một đánh động lương tâm khán thính giả, tự vấn lương tâm, Việt Dzũng bị tật nguyền mà còn chiến đấu, mình lành lặn tại sao không đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền khi CS độc tài toàn trị đang làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân.

Việt Dzũng là một nhà đấu tranh chống Cộng dẻo dai, một nhà sáng tác nhạc, một ca sĩ rất nhập vai và truyền cảm nên rất lôi cuốn.

Việt Dzũng dễ dàng làm việc với người khác, người khác chuyên môn, hoàn cảnh – trừ CS. Việt Dzũng biết kính già, yêu trẻ, đứng đắn với phụ nữ như lời tâm niệm của quân nhân VNCH.

Đến đây Việt Dzũng đã làm xong nhiệm vụ với chánh nghĩa Quốc Gia Việt Nam, làm tròn bổn phận với lời nguyền của người Việt tỵ nạn CS. Việt Dzũng đã theo hồn thiêng sông núi VN. Vấn đề còn lại là chuyện của người sống. Nhớ Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hoà Hảo, một tôn giáo khai sáng trong lòng dân tộc VN, trong đất nước VN, có lời khuyên: “Kẻ chết đã yên rồi một kiếp; Người sống còn tái tiếp noi gương.”

Người Việt tỵ nạn CS tiếp tục con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, tiếp tục chống Cộng để đồng bào VN có tự do, dân chủ, nhân quyền, đất nước được vẹn toàn lãnh thổ và chủ quyền- là cách nhớ thương Việt Dzũng./. (Vi Anh)
Tuong niem VIET DZUNG.



Xin chuyển đến các anh chị và các bạn phát biểu của ca sĩ Nguyệt Ánh, người chị kết nghĩa của Việt Dủng, trong ngày tang lễ của người cố ca nhạc sĩ tài hoa. Kèm theo là bài hát "Khi tôi chêt hãy đem tôi ra biển" do chính Việt Dzũng hát bằng lời tiếng Anh cách đây hơn 20 năm.
Ngày 30/12/2013 là tang lễ chính thức đưa linh hồn anh về cõi vĩnh hằng, xin mọi người dành một phút trong ngày để tưởng nhớ đến một thiên thần của Việt Nam Cộng Hòa  và xin đồng lòng hưởng ứng lời kêu gọi của ca sĩ Nguyệt Ánh để linh hồn Việt Dzũng được thanh thản trên Thiên Đàng.




 http://youtu.be/n6ECQZi-Pv8

******************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************Anh đi làm sao vội
Anh đi mà không đợi
Cộng sản giãy chết rồi
Suốt đời anh anh ơi
Chỉ tuổi tên tồn tại
Giữa mùa đông giá lạnh
Ca-li-for-ni-a
Cáo phó viết tên anh
Ngày sinh cùng ngày mất

Cuộc đời sao qúa ngắn
Bao bận bịu lo toan
Say đắm và miên man
Trong sóng nhạc tranh đấu
Sống đã vì dân nước
Chết trong lòng nước dân
Anh, anh hỡi có hay
Muôn đời dân ghi khắc

Cả Cộng đồng còn nhắc
Bóng dáng anh một thời
Biết bao nhiêu cuộc đời
Vì anh đằm nước mắt
Anh đi làm sao vội
Chẳng trăn trối đôi lời
Giữa lòng dân vời vợi
Tuổi tên anh rạng ngời
 Trần Khải Thanh Thủy (12/29/13)



  Ngọc mến,
Sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975, tôi gặp cậu bé tật nguyền đang bò lên thềm tam cấp trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH. Tôi bước lại dắt cháu lên và hỏi:
- "Cháu muốn gặp ai?"
- "Thưa chú, cháu là con Bác Sĩ DB Nguyễn Ngọc Bảy.
  Bố mẹ và tất cả gia đình con đã ra đi để con lại một mình trong căn nhà ở Cư Xá Lữ Gia (gần trường đua Phú Thọ). Đêm qua bọn cướp xông vào nhốt con trong toa lét và  cướp sạch mọi thứ đem đi. Con lên đây để xin cầu cứu."
  Không chần chừ, tôi đưa cháu vào gặp Ông Lê Công Thành, Tổng Quản Trị Sự Vụ HNV và nói với ông ta xem tất cả  số tiền lương và phụ cấp của DB Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy còn bao nhiêu thì đem trao cho cháu Nguyễn Ngọc Hùng Dũng là con trai của DB Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy...
  Năm 1979, tôi bị Việt Cộng giam chung buồng với Đại Tá Nguyễn Ngọc Sáu ở trại tù Hà Tây ( ĐT Sáu là anh ruột của BS Bảy) cho tôi hay rằng cháu Việt Dũng đã được bà ngoại đem theo vượt thoát được sang Hoa Kỳ và rất thành công, nổi tiếng tại Mỹ, chúng tôi rất mừng.
 Cách đây mấy năm, tôi gặp Việt Dũng trong đoàn văn nghệ sĩ của anh Vũ Quang Ninh và nhà báo Đinh Quang Anh Thái ăn sáng tại tiệm phở Thái Bình Dương Houston

​, ​
Texas và nhắc chuyện này với Việt Dũng. Việt Dũng mắt bừng lên, buông nạng ôm tôi và nói cháu không quên chú...
​  ​
Hình ảnh của người nghệ sĩ trẻ that đa tài nặng lòng với quê hương vẫn còn in đậm trong tôi.
  Hôm nay thứ 6,  ngày 27 tháng 12/ 2013, thân xác Việt Dũng đang nằm trong nhà quàn bên Cali, gia đình bạn hữu cùng những người thương mến Việt Dũng đang lo đám tang. Thời gian chưa muộn để bàn việc tổ chức lễ
phủ cờ cho Việt Dũng.
  Tôi thiển nghĩ lễ phủ cờ dành cho cố Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng nếu được tổ chức, không có gì là quá đáng. Công trạng của Việt Dũng là những gì Việt Dũng đã làm lúc sinh thời tự nó tuyên dương và mọi người ai cũng đã biết. Xin miễn bàn.
  Chắc hẳn Ngọc cũng biết tôi đã từng là Trưởng Khối Quân Lễ  Bộ Tổng Tham Mưu/P3 thời Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
    Thân kính,
        VVQ
 
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire