vendredi 6 décembre 2013

Trần Mộng Lâm viết về Nelson Mandela / thêm tiểu sử/ những câu nói bất hủ

Lãnh tụ Nam Phi qua đời...


Nelson Mandela và Hồ Chí Minh, Hai Người, Hai Thái Cực.

 

Một vĩ nhân của nhân loại vừa đi vào cõi Vĩnh Hằng. Cầu mong người được ngàn thu yên giấc.
Chiều hôm nay, tất cả các đài truyền hình tại Montréal đều nói về nhân vật này, với những lời phát biểu của các Tổng Thống, Thủ Tướng, các nhân vật chính trị quan trọng trên khắp thế giới. Tất cả đều đồng ý ở một điểm : Nelson Mandela là một vĩ nhân.


Điều gì đã khiến nhân vật này được mọi người ngưỡng mộ như vậy ?? Có điều gì khác biệt giữa  ông ta và các nhà cách mạng khác, đặc biệt là Hồ Chí Minh ??

Mandela sống ở Nam Phi, một quốc gia mà những người da đen như ông bị kỳ thị bởi một chính quyền của những người thực dân da trắng. Sự khác biệt giữa 2 nhóm người không cùng một mầu da này đã dẫn đến một cuộc tranh chấp đầy đau thương, tưởng chừng không có gì có thể ngăn cản được sự tan vỡ, tiêu diệt lẫn nhau, và đưa quốc gia này đến chỗ diệt vong. Dĩ nhiên, là một người da đen, ông Mandela không thể ngồi yên để nhìn thấy những người da đen như ông bị kỳ thị, chèn ép tại chính nơi mà tổ tiên họ đã khó khăn để khai phá. Ông đã nhập cuộc, đã đấu tranh, và đã bị ở tù gần 30 năm.

Việc này cũng thường thôi.

Trên Thế Giới , trước và sau Mandela, nhiều lãnh tụ đấu tranh cũng đã ở tù ngang ngửa, hay nhiều khi còn lâu hơn thời gian Madala ngồi tù.

Cái khác biết là Mandela  đã làm được điều mà các người khác thất bại.

Mandela đã thực hiện được giấc mộng của ông là “Một Quốc Gia trong đó mọi người có thể chung sống với nhau, đen cũng như trắng”

Ông không xử dụng bạo lực, không chủ trương chém. giết, tiêu diệt kẻ thù, tuy việc này đối với ông dễ dàng khi nắm quyền trong tay. Không bao giờ ông chủ trương  chiến tranh một mất, một còn. Ông chỉ kêu gọi sự công bằng, và quyền làm người cho người da đen.

 Khi ông  lên làm Tổng Thống, không có trả thù, hay bới móc chuyện cũ, không có tòa án nhân dân, không có biển máu, không có tù tội.

Nam Phi, thay vì  tan biến, được trở thành một quốc gia Dân Chủ thực sự, người da đen có quyền làm người như người da trắng, và người da trắng không phải cuốn gói về Anh, như người Pháp trong trường hợp Algérie, một xứ Phi Châu khác.

Tại Việt Nam ta, trước Mandela, Hồ Chí Minh cũng được tôn xùng như một nhà đại cách mạng. Hồ Chí Minh và những người CS cũng theo đuổi giấc mơ giải phóng dân tộc, nhưng họ đi theo một con đường khác. Họ dựa vào sức mạnh quân sự và súng đạn ngoại bang, Nga và Tầu. Quốc Ca của miền Bắc có câu “thề phanh thây, uống máu quân thù”, còn bài hát chính thức của Giải Phóng Miền Nam thì “Quét sạch nó đi, lời Bác đã dậy chúng ta”. Kết quả là trên 5000 người dân Huế đã bị chôn sống vào dịp Mậu Thân, và sau 1975, rất nhiều người Miền Nam đã bị hành quyết, hay tàn đời trong các trại cải tạo.

Và hiện nay thì sao?? Dân tộc Việt Nam bị chia rẽ thành 2 khối người coi nhau như kẻ thù truyền kiếp. Giữa họ, là hận thù, là tang tóc., những thây ma, trên pháp trường, trong trại cải tạo, hay ngoài biển Đông. Hai khối người này, mỉa mai thay, lại cùng một mầu da, một tiếng nói.

Nếu như Việt Nam đã có một Mandela.

Nếu như Việt Nam có được một Mandela, thì cuộc đời của chúng ta đã khác hẳn.

Tiếc thay, Việt Nam lại có Hồ Chí Minh !!!

Âu cũng là tai trời, ách nước.

Mandela là một tấm gương sáng cho nhân loại soi chung.

Ước mong cuộc đời của người sẽ là một bài học cho giới trẻ Việt Nam.


Trần Mộng Lâm



 
Những câu nói bất hủ của Nelson Mandela

"Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi sẽ vẫn ở trong tù" là một trong những câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
"Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người dân sống với nhau hòa thuận, có những cơ hội bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó", Mandela nói tại tòa án Rivonia năm 1964, khi ông đối mặt với một án tử hình vì âm mưu lật đổ chính quyền.
"Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi vẫn sẽ ở trong tù", Mandela nói sau khi được ra tù năm 1990.
"Những nhà lãnh đạo thực sự phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì sự tự do của dân tộc họ".
"Không phải vua và tướng tạo ra lịch sử mà chính là đám đông quần chúng, những công nhân, nông dân, bác sĩ, luật sư".
"Nếu có bất cứ điều gì tôi nhận thức được, thì đó là không sợ thiểu số, đặc biệt là thiểu số da trắng. Chúng ta sẽ không sống như những con mèo béo", ông nói trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1994.
"Chúng ta đạt được hiệp ước rằng chúng ta sẽ xây dựng một xã hội trong đó tất cả người Nam Phi, da màu lẫn da trắng, sẽ có thể bước ngẩng cao đầu, với trái tim không run sợ, được đảm bảo về quyền bất khả x

 

Cuộc đời ông Nelson Mandela qua ảnh

By BBCVietnamese 05/12/2013 
Font size: Decrease font Enlarge font
Ông Nelson Mandela, người đã trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm chống lại chế độ cầm quyền của người da trắng thiểu số, qua đời ngày 5/12/2013.

 
Sinh ra trong một gia đình trưởng bộ tộc tại Eastern Cape, ông rời bỏ gia đình đi tới Johannesburg, nơi ông trở thành một luật sư và tham gia Đại hộ Dân tộc Phi (ANC) trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.


Khi còn là thanh niên ông Mandela là một người yêu thích quyền Anh. "Quyền Anh là công bằng. Trong trường đấu thì cấp bậc, tuổi tác, màu da, giàu nghèo đều không có ý nghĩa gì," ông viết trong cuốn tự truyện Long Walk to Freedom (Con đường dài tới Tự do)


Năm 1956, ông bị cáo buộc tội phản quốc vì các hoạt động cho ANC. Trong quá trình xét xử ông gặp một nhân viên xã hội, bà Winnie Madikizela. Hôn nhân đầu của ông với bà Evelyn Mase đã kết thúc và hai năm sau họ ly hôn.

 
Ông và bà Winnie kết hôn năm 1958 nhưng không có được hưởng cuộc sống gia đình vì cả hai đều bị ra vào tù nhiều lần.


Sau một phiên xử tội phản quốc lần thứ hai, ông bị kết án tội phá hoại và bị xử tù chung thân vào năm 1964.


Một chiến dịch quốc tế bắt đầu lan ra chống chế độ phân biệt chủng tộc. Mặc dù trừng phạt kinh tế chưa bao giờ được áp đặt đối với Nam Phi, nhưng người dân trên thế giới vẫn tiếp tục gây áp lực với Nam Phi.

 
Hình ảnh ông Nelson Mandela trở thành biểu tượng của chiến dịch vận động trên khắp thế giới.


Cuối cùng sau hơn 2 thập niên bị bỏ tù, ông Mandela được thả năm 1990.

 
Sau khi được thả tự do, ông Mandela đã tới thăm nhiều nước và gặp gỡ các lãnh tụ thế giới vào lúc ông chuẩn bị ra tranh cử Tổng thống. Ông được tiếp đón tại South Africa House ở London nơi những cuộc biểu tình chống chế độ apartheid diễn ra suốt ngày đêm.


Những cuộc thương thuyết căng thẳng tiếp theo.Tổng thống Nam Phi, ông FW de Klerk đồng ý tổ chức tuyển cử thể theo nguyên tắc mỗi người một lá phiếu. Hai ông cùng được tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1993 vì vai trò của họ trong việc chấm dứt chế độ apartheid.


Những cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Nam Phi được tiến hành vào ngày 27 tháng Tư năm 1994. Những người da đen Nam Phi xếp hàng dài để lần đầu tiên được bỏ phiếu. Đảng ANC thắng đậm và ông Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.


Ông Mandela phục vụ chỉ một nhiệm kỳ ở cương vị Tổng thống và vào năm 1999 ông trở thành một trong số rất ít lãnh tụ châu Phi tự nguyện rời bỏ chức vụ. Ông Thabo Mbeki (bên trái) kế nhiệm, vừa là lãnh đạo Nam Phi vừa lãnh đạo ANC.


Không chỉ là một trong những nguyên thủ quốc gia được yêu thích, ông còn trở thành một thần tượng thời trang với những chiếc áo sơmi màu sặc sỡ. Trong bức ảnh này, ông hỏi các phóng viên họ nghĩ gì về áo sơmi của ông sau bữa ăn với nhà thiết kế thời trang Pierre Cardin (trái).


Ông có hai phẩm chất mà hầu hết các nhà lãnh đạo thiếu - đó là khiêm tốn và khả năng tự cười chính mình. Trong ảnh: ông cùng với Thái tử Charles và ban nhạc Spice Girls.


Sau vụ ly hôn khá gay gắt với bà Winnie, ông Mandela kết hôn với bà Graca Machel vào dịp sinh nhật thứ 80 của ông, năm 1998. Bà Machel là vợ góa của cựu lãnh đạo Mozambique, ông Samora Machel. Ông Mandela và bà Graca Machel lập một quỹ từ thiện để giúp những trẻ em bất hạnh châu Phi.


Sau khi rời bỏ chức vụ Tổng thống vào năm 1999, ông Mandela trở thành đại sứ cao cấp nhất Nam Phi vận động phòng chống HIV/Aids và cũng là người đem lại cho Nam Phi quyền đăng cai Cúp Bóng đá Thế giới năm 2010.

 
Năm 2004, ở tuổi 85, ông Mandela rút khỏi chính trường và dành phần lớn thời gian cho gia đình và bạn bè với "những hồi tưởng thầm lặng".

 
Ông Mandela trong một lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng tại lễ bế mạc Cúp Bóng đá thế giới 2010 tại Nam Phi. Ông khá yếu và vẫn còn đang trong tâm trạng thương nhớ một người cháu gái bị chết vào thời điểm giải bóng đá bắt đầu.

  
Ông Nelson Mandela vào ngày sinh nhật thứ 94 của ông năm 2012. Năm 2009 LHQ lấy ngày sinh của ông làm Ngày Nelson Mandela Quốc tế. Hàng năm vào ngày 18/7 người dân trên toàn thế giới vinh danh ông bằng việc bỏ ra 67 phút - tương đương với 67 năm hoạt động chính trị của ông - để giúp cộng đồng tại địa phương mình.
âm phạm đối với nhân phẩm - một quốc gia cầu vồng hòa bình trong nội tại và trên thế giới", Mandela phát biểu trong lễ nhậm chức tổng thống.
"Tôi bước xuống với một nhận thức, một cảm giác rõ ràng rằng bằng một cách nhỏ nhoi, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ với dân tộc tôi và đất nước tôi", ông nói khi thôi làm tổng thống.
"Sự việc đều tưởng như bất khả thi cho tới khi nó được hoàn thành".
"Nghèo không phải là một tai ương. Giống nạn nô lệ và phân biệt chủng tộc, nó do con người tạo ra và có thể được xóa bỏ bằng hành động của nhân loại".
"Đừng đánh giá tôi dựa trên những thành công của tôi, hãy đánh giá tôi dựa trên số lần tôi gục ngã và đứng dậy trở lại".
"Điều nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời tôi là tôi chưa bao giờ trở thành vô địch giải đấm bốc hạng nặng thế giới".
Khi Đức thắng Nam Phi trong giải bóng đá World Cup 2006, Mandela nói: "Ít nhất chúng ta có quyền uống say... lần tới chúng ta sẽ thắng".
"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc của ông ta, với đất nước của ông ta, ông ta có thể yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã hoàn thành nỗ lực đó, và vì vậy, đó là lý do tôi sẽ ngủ yên trong vĩnh hằng", Mandela trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu "Mandela".
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire