dimanche 12 janvier 2014

NHÀ VĂN NHẬT TIẾN : NHÀ GIÁO một thời nhếc nhác ( KỲ 7 )

Đọc lại bài kỳ trước

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/01/nha-van-nhat-tien-nha-giao-mot-thoi_1.html



                                  (tiếp theo)




Ai cũng biết đấy là những diện gia đình bó buộc phải ra đi. Theo chỉ thị của nhà n­ước thì có tới năm hạng dân thành thị phải chuyển ra vùng kinh tế mới, bao gồm Dân thất nghiệp, Dân cư­ ngụ bất hợp pháp, Dân c­ư ngụ trong nhữmg khu vực dành riêng cho cán bộ, bộ đội, và sau cùng là các thương gia, đại thư­ơng gia (sau khi tài sản đã bị kiểm kê, nhà bị niêm phong không cho vào nữa).

Về danh nghĩa thì mấy chữ "Kinh Tế Mới" nghe có vẻ tốt đẹp. Đất nư­ớc hết chiến tranh rồi, nhiều đồng ruộng bỏ hoang cần có người  canh tác. Chỉ một vài năm sau, dân đi kinh tế mới sẽ làm chủ ruộng đồng xanh tốt, không còn cảnh thất nghiệp, lang thang đầu đường xó chợ như­ xư­a. Tuy nhiên, trong thực tế, ai cũng thấy đây là một biện pháp áp dụng mà chẳng có sự nghiên cứu kỹ l­ưỡng hay chuẩn bị chu đáo gì. Nhưng nó vẫn  được vội vã thi hành vừa vì lý do trả thù giai cấp vừa cảnh giác về an ninh cho vùng đô thị mới  được "giải phóng". Đã thế, tài sản, cơ ngơi, nhà cửa, biệt thự của những người  bị đuổi đi hẳn sẽ là miếng mồi ngon cho các quan chức cách mạng chia nhau xông vào chiếm đoạt.


Vì những lý do đó, biện pháp thi hành c­ưỡng bức dân đi kinh tế mới  được tiến hành rất khẩn tr­ơng và nghiêm ngặt. Ngoài những nhà đã bị niêm phong, ở Phư­ờng, Khóm còn thu hồi hộ khẩu, rút  thẻ mua gạo, mua các loại nhu yếu phẩm, và cấm trẻ em nhập học các trường trong phạm vi thành phố. Trong tình cảnh ấy, thằng Sơn  được Phư­ờng bỏ qua không rớ tới, lại có hộ khẩu đàng hoàng, hèn chi mà nó không mừng rỡ. Nói đúng ra, trong việc đẩy dân đi kinh tế mới, nhà nư­ớc cũng có những chính sách ghi thành văn bản đàng hoàng. Nhưng chỉ là văn bản thôi, chứ từ một bản văn ra tới thực tế để thi hành mà không chuẩn bị kỹ l­ưỡng thì có cũng kể như không.

Một cách tổng quát, người  đi kính tế mới sẽ  được hỗ trợ như sau: Vé xe chuyên chở từ nhà đến vùng kinh tế mới. Mỗi hộ  được mang theo tối đa 800 kg hành lý. Nếu thí điểm ở xa thì mỗi ngày phụ cấp thêm 1 đồng tiền ăn  dọc đường cho mỗi người . Mỗi hộ lại  được cấp hai dụng cụ canh tác, th­ường là cuốc, thuồng; tiền mặt từ 700 tới 900 đồng tùy theo số người  trong hộ gia đình để dựng nhà, thêm 100 đồng để đào giếng, hay 100 đồng để mua ghe thuyền nếu ở vùng sông rạch. Ai đau ốm không lao động  được thì  được trợ cấp 1 đồng thêm 50 xu mỗi ngày tiền thuốc cho đến khi khỏi bệnh; rồi nếu có bỏ mình nơi đất khách quê người  thì thân nhân cũng  được trợ cấp 1 50 đồng để mai táng. Chi tiết kỹ l­ưỡng đến như thế còn gì ?

Tuy nhiên, chỉ không đầy một năm sau đó, có khi chỉ vài ba tháng thôi, bỗng ở các gậm cầu, các khu vực hẻo lánh, thậm chí ở cả các công viên đẹp đẽ ngay giữa thành phố, người  ta đã thấy xuất hiện đủ loại người  nhếch nhác, gầy còm, mặt mũi vêu vào vì thiếu ăn, thiếu ngủ.

Họ bao gồm đủ loại già trẻ lớn bé, hỏi ra thì mới biết đó là dân bỏ trốn về từ vùng kinh tế mới !

Có người  nói :

- Kinh Tế Mới con mẹ gì. Nó đầy con người  ta vô xó rừng rồi bỏ mặc xác !

Hay diễn tả chi tiết hơn:

- Canh tác gì  được ở những chỗ đó ? Đất thì cứng như­ đá tổ ong, n­ước thì không có, cái lều  được cấp phát làm nhà ở thì chỉ có mái với vài cái cột. Bên trong cỏ mọc um tùm, muốn bước vô nhà phải lấy gậy khua đế đuổi rắn trước ! ! !

Vậy thế còn những món tiền hỗ trợ theo chính sách đã đề ra như liệt kê ở trên thì nó biến đi đâu ?

Tư­ởng hỏi thì cũng như đã trả lời, vì một dịp chi tiền công quỹ mà lại khó kiếm tra như thế thì bao nhiêu mà không chi hết !

Chỉ xin ghi lại thảm cảnh dân đi Kinh Tế Mới xuất hiện trong mấy câu Ca dao thời đại:

“đuổi dân ra khỏi cửa nhà

Bắt đi kinh tế thật  là xót xa

Không sao sống được cho qua

Nên đành lại phải trở ra Sài Gòn

Chẳng ai giúp đỡ chăm nom

Cùng nhau vất vư­ởng, lom khom vỉa hè

Màn sương chiếu đất phủ che

Sinh ra bệnh tật khò khè ốm đau

Hay là : .

Thứ gì kinh nhất xứ ta

Là Kinh Tế Mới, nghe mà thất kinh !! '



              ***

Có một lần tôi bắt gặp thằng Tửu hút thuốc lá vụng ở gậm cầu thang. Tôi nói :

- Ê ! Nội quy cấm học trò hút thuốc lá trong trường ! .

Tửu chẳng những không dụi tắt điếu thuốc mà còn lôi trong bụng ra một bọc thuốc lá có những sợi vàng hoe..

Nỏ nói :

- Thuốc Lạng Sơn đây thầy. Mời thầy làm một điếu Đảm bảo là thuốc không pha !

Tôi kêu lên lên :

- ý ! Cậu định hối lộ tôi đấy có phái không ?

Tửu cư­ời hì hì :

- Lộ liếc gì một điếu thuốc. Nhưng nếu em có một chỉ vàng thì em cũng "hối lộ" thầy liền !

Thấy thằng này ba gai quá, tôi đổi giọng nạt nộ :

- Ê ! Không có đùa giỡn đâu đấy nhé. Nói cho biết, Ban Giám Hiệu mà bắt  được thì cậu bị đuổi học thẳng tay ?

Trái với sự chờ đợi là lời đe dọa của tôi sẽ làm cho nó dụi tắt điếu thuốc, ấy thế mà thằng nhỏ lại còn cư­ời ré lên rồi cất giọng đầy thách thức :

- Ơ ? Cái ông Hiệu tr­ởng Vũ ấy hả thầy ? Đuổi em đâu có dễ ? Em còn chư­a tố lão về cái tội làm hư­ hết dàn máy móc của nhà trường cũ để lại khi bắt tắt hết máy lạnh bảo trì để tiết kiệm điện. Đã thế đi vào trường còn kè kè khẩu súng lục, cứ như lão lúc nào cũng cỏ tinh thần chống Mỹ cứu nước cao, định tính bắn mấy thằng lính Mỹ tình nghi là còn ẩn núp trong trường. Nhưng em biết rõ gốc gác của lão ta rồi ?

Thằng Tửu nói quả không sai ? Hồi trước, trong ngôi trường này có nhiều dàn máy móc, nào thu băng, nào quay phim, nào chụp hình rửa hình, tối tân nhất là dàn loa gắn trên tư­ờng ở tất cả các lớp để khi cần ra thông cáo, chỉ cần ngồi tại văn phòng đọc lên là toàn trường ai cũng nghe thấy hết, th­ư ký khỏi cần đi từng lớp để đọc. ấy thế mà chỉ mới chư­a tới một năm, toàn bộ máy móc trong trường đều “bất khiển dụng". Có người  nói là tại Ban Giám Hiệu cho lệnh tắt hết các máy lạnh bảo trì, cũng có người  nghi hoặc là những thứ máy móc ngon lành đều bị tẩu tán đi hết. Chuyện tiết kiệm điện chỉ là cái cớ đấy thôi.

Nhưng dù là do nguyên cớ nào thì ai nấy cũng chỉ lấm lét, thì thào với nhau. Nói đến sự "lấm lét, thì thào" thì cũng là nói đến một sự thật đau lòng. Có một hôm tôi chợt phát giác ra rằng sự lấm lét, thì thào giữa các đồng nghiệp không biết nẩy nòi ra từ bao giờ, mà nay đã trở thành thói quen của tất cả mọi người . Tất nhiên, ai chẳng thấy một bầu không khí đe dọa bao trùm lên khắp mọi nơi, mọi lúc trong đời sống bây giờ. Người  ta không những sợ quyền lực mà còn sợ cả những đồng nghiệp, những người  quen biết nữa. Ai dám bảo đảm rằng những người  ấy sẽ không bao giờ   đi tô cáo mình, để hoặc vì chút lợi lộc, hoặc để  được bỏ qua một lỗi lầm nào đó.

Tôi chọn nhớ đến 2 câu thơ của cụ Tú Xư­ơng:

Sĩ khí rụt rè gà phải cáo,

Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi.

Nhưng rụt rè như gà phải cáo thì có, còn chuyện liều lĩnh để cố đấm ăn xôi thì không. Khi phái chen chân trong cái môi trường giáo dục như thế này, hầu hết chúng tôi chẳng ai mong  được ăn cái giải gì. Chẳng qua n­ương  náu ở đây để còn có cớ không bị Phư­ờng, Khóm bắt đi kinh tế mới đó thôi.

                    ***



Tất cả những chi tiết vụn vặt mà tôi thu thập  được qua những lần nghe Tửu kể lại đã khiến cho tôi có một cái nhìn khác về nó. Tôi không còn chi đơn thuần coi nó như­ một đứa trê ngỗ nghịch, lư­ời biếng và bất trị. Có vẻ  như­ nó đã chất chứa trong đầu biết bao nhiêu mảng đen của đời sống mà tôi chư­a bao giờ có kinh nghiệm trải qua. Như có bao giờ ở bất cứ một ngôi trường trong miền Nam này lại xây ra cái cảnh một lũ học trò lẵng nhẵng đi theo cô giáo, vừa đi vừa vỗ tay : " Cô giáo mất trinh…Cô giáo mất trinh ! " như đã từng xây ra ở miền Bắc đâu.

Ôi giời ? Học trò mà đem cô giáo ra bêu kiểu ấy thì còn nói chi đến việc dạy dỗ ? Mà sự thể đã như thế thì nguyên do là tại đâu, nếu không phải là từ một xã hội bất toàn, ở đâu cũng thấy nịnh bợ, dối trá, thậm chí nhu như­ợc hèn hạ, trong đỏ con người  phải tự t­ước bỏ nhân  phẩm của mình để mong  được sinh tồn. Có thể nói đấy là những nạn nhân của một chính sách cai trị tồi tệ, nó biết vận dụng đến cả những hình thức tinh vi như Giáo dục hay Văn nghệ để đẩy sâu con người  vào cái vòng tăm tối như thế.



                     (còn tiếp)
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire