lundi 24 février 2014

Sưong Lam gửi bài viết Ngày Gia Đình Phần 1

Ngày Gia Đình

Phần 1
 Hôm nay người viết nhận được email của một người bạn ảo ở Canada cho biết ngày thứ hai 2-17-14  vừa qua  đa số dân Canada ở nhà vui hưởng Ngày Family Day tạm dịch là Ngày Gia Đình.  Tuy không phải là một quốc lễ, nhưng gần như là luật định, dân cư Canada ở nhiều nơi như Alberta, Manitobia, Ontario, Prince Edward Island, Saskachewan đều đồng chọn ngày thứ hai của tuần lễ thứ ba trong tháng Hai để ăn mừng ngày Family Day. Ở Bristish Columbia thì ăn mừng vào thứ hai tuần trước. Ở Quebec và một số các nơi khác thì hai ngày thứ hai này vẫn là ngày làm việc.  Trong ngày Family Day thành viên trong gia đình tụ họp ăn uống vui vẻ, quăng bỏ hết những phiền muộn của việc làm, của cuộc sống gia đình, của những bận rộn hằng ngày để được tự do vui hưởng và làm những gì mình thích một cách thoải mái, miễn là việc làm đó không phưong hại đến người khác là được rồi.  Thích nhỉ!

 Người viết cũng đọc được nhiều mẫu chuyện ngắn và xem một youtube rất cảm động về tình cảm gia đình do người bạn này chia sẻ. Xin cám ơn chị Duy Hân ở Canada đã chia sẻ niềm vui gia đình này đến người viết để chúng tôi biết rằng những người bạn  bạn láng giềng Canada của chúng tôi đã có một ngày vui đầy ý nghĩa.

Xin mời quý bạn thưởng thức bài hát về Gia Đình mà cô bạn của người viết rất thích dưới đây:

 Từ ý niệm ngày vui gia đình đó, người viết lan man nghĩ đến những ngày vui gia đình của xứ Mỹ như ngày Mother’s Day Tháng Năm, ngày Father’s Day Tháng Sáu, ngày Thanksgiving’s Day tháng Mười Một, ngày Xmas’s Day Tháng Mười Hai, ngày New Year’s Day ở Mỹ và đặc biệt ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam vừa qua.  Trong  những ngày đó thì các thành viên gia đình cũng  xum họp, ăn uống vui vẻ trong tình thương mến một cách thoải mái.

 Rồi sau những ngày vui vẻ đó, những sinh hoạt thưòng nhật nơi sở làm, ở chốn học đường, trong gia đình, ngoài xã hội lại về với những vui buồn, phiền muộn thường nhật.  Con người vẫn sân hận, vẫn ích kỷ, vẫn tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến làm đau khổ lẫn nhau về phương diện vật chất cũng như tình cảm, tinh thần.  Quả đúng như lời Phật dạy  “Đời là Khổ “ và Ngài đã dạy cho chúng  sinh “con đường thoát khổ” qua những lời vàng ngọc trong Tứ Diệu Đế.  Nhưng có mấy ai đã thực hành được lời dạy từ bi này và cũng vì thế con người vẫn mãi  trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi.

 Đừng nói chi rộng lớn đến chuyện quốc gia đại sự, chỉ trong phạm vi gia đình nhỏ bé của chúng ta, chúng ta vẫn làm khổ nhau vì những phán đoán sai lầm, những lời quát tháo giận dữ, những lời chưởi mắng nặng nề, những hành động vũ phu thô lổ trong cơn nóng giận  v..v… Rồi từ đấy, tự chúng ta làm mất dần sự quý trọng nhau như lúc ban đầu, hạnh phúc gia đình không còn nữa.  Theo thời gian, chàng “hoàng tử bạch mã” hay “nàng công chúa Bạch Tuyết diễm kiều” trong chuyện Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn ngày xưa đã biến thành một Dracula và một bà phù thủy xấu xí nếu cả hai bên chỉ nhìn thấy cái dở, cái xấu của nhau mà quên đi cái tốt, cái hay của đối phương vì mãi cứ ghen hờn, mãi cứ giận dữ.

 Người viết là người thích hoạt động trong lảnh vực xã hội, văn chương nghệ thuật, được học qua những lớp về giao tế nhân sự, tâm lý xã hội, phần khác cũng nhờ ảnh hưởng giáo dục gia đình của cha mẹ, của đời sống tâm linh nên luôn nhìn cuộc đời một cách lạc quan,cởi mở dù đôi khi đã bị người khác không đồng quan điểm phê bình, chỉ trích.

 Theo thiển ý, mỗi người có một nhận định, một cảm nhận khác nhau về một sự việc, chưa chắc ràng nhận định của mình là đúng, của người khác là sai vì bản tính mỗi người khác nhau, cách suy nghĩ mỗi người cũng khác nhau.  Có người lạc quan, cởi mở, có người bi quan, khép kín nhưng chắc chắn rằng sự vui vẻ, hiền lành, thân thiện vẫn được nhiều người chấp nhận,và cảm thấy gần gủi hơn là thái độ khó chịu, nóng nảy, khép kín.  Chúng ta sống trong xã hội con người, chúng ta có những giao tế nhân sự giữa người và người để cho những sinh hoạt xã hội này thoải mái, vui vẻ hơn, miễn là sự giao tế này không có ý đồ lợi dụng hay có tà ý gì khác, bạn đồng ý chứ?   Có những điều mà người này cho rằng quan trọng, nhưng có thể lại không quan trọng đối với người khác vì có thể họ không để ý đến những tiểu tiết nhỏ nhặt vụn vặt đó. Điều quan trọng của bạn, của tôi là muốn được yêu thương mọi người và được mọi ngườì yêu thương, cảm mến hơn là sợ hải, không dám gần gũi trò chuyện.
  Trong khi bàn luận một vấn đề gì, tại sao một người có quyền to tiếng, độc quyền phát biểu ý kiến, gán tội cho người khác mà không cho phép người khác trình bày ý kiến của họ, lại quát nạt họ, lại nói lên  những lời chưởi mắng hay có hành động vũ phu trong cơn tức giận.  Điều này người viết muốn nói lên tiếng nói giúp cho quý bà luôn nhường nhịn chồng con để giữ hòa khí trong gia đình vì quý ông của các thập niên trước vẫn nghĩ rằng ta là “Boss” trong gia đình.  Xin lỗi quý ông nhé. Chuyện này “xưa quá đi Diễm” rồi đấy!  Bởi thế người viết thấy nhiều bà đã không chịu nổi tính khí thất thường của những ông boss này mà di tản về ở với cháu nội, cháu ngoại cho vui hơn, hay đi tìm niềm vui trong tâm linh, tình cảm, văn chương, nghệ thuật là thế đấy. 

Mỗi gia đình có một vấn nạn riêng và có một cách giải quyết vấn đề riêng tùy theo cá tính của những người trong cuộc.  Tính tình của một người một phần do bản tính trời sinh mà theo nhà Phật gọi là căn cơ duyên nghiệp, phần khác do sự giáo dục và ảnh hưởng của môi trường xã hội, cuộc sống vật chất, tình cảm, tâm linh tạo nên.  Một người thích xem sách báo, phim ảnh võ lực, đánh đấm, chơi đùa hay sống trong một xã hội bạo lực ít nhiều gì cũng bị ảnh hưởng sự tàn nhẫn, bạo lực của phim ảnh, của môi trường xã hội đang sống. Một người hiểu biết về nghiệp duyên nhân quả, tôn trọng đời sống tâm linh, tình cảm thì sẽ hiền hòa, nhân ái hơn. Tất cả những chủng tử hung dữ hay hiền lành đó sẽ là duyên khởi cho  những hành động thiện ác của chúng ta sau này.

còn tiếp ...

 Cám ơn quý anh chị đã chịu khó đọc đến đây. Mời quý anh chị nghe nhạc Thiền êm dịu cuối tuần qua link dưới đây  và ngày mai vào đọc tiếp  (phần 2 và hết) bài tâm tình này. Xin cám ơn quý anh chị.   Smile!
http://www.youtube.com/watch?v=Z4p8XCrM1y8&feature=em-share_video_user


 
SL

--
Sương Lam

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire