Lần trước , tôi có gửi đến các anh chị nghe qua một chút kỷ niệm về nhạc trẻ Tùng Giang, hôm nay chúng ta cùng nghe thêm về kỷ niệm nhạc Trường Kỳ.
Các anh chị có thể vào nghe lại nhạc Tùng Giang với link dưới đây
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/04/nghe-ke-lai-ve-tung-giang-1-thoi-nhac.html
và đọc lời viết về nhạc của anh Trường Kỳ
Gia tài ca khúc nhạc trẻ thời bấy giờ tại Việt Nam còn khá nghèo nàn so với sự ra đời thật náo nhiệt của những ban, nhóm chơi nhạc kích động như: (danh xưng này được đổi thành Nhạc Trẻ do chính Trường Kỳ nêu ra và được dùng từ năm 1965): Les Fanatiques, Les Vampires, The Teddy Bears, The Daltons, Les Faucons Noirs, Les Tridents, The Rockin’ Stars, The Black Caps, The Hard Stones, The Dreamers, The Spotlights, Phượng Hoàng, The Strawberry Four, The Bee Gees, The Apple Three, The Cats’ Trio, The Hammers, The Dreamers, The Crazy Dogs, The Teen Sound, The Peanuts Company, The Enterprise, The New Flintsones Corporation, The Hard Stones, The Fighters, The Starling Show, The Blue Stars, The Free Ones, vv…Vì lẽ này, Trường Kỳ liền xắn tay áo chuyển ca khúc ngoại quốc thành lời Việt, đồng thời cho phát hành những bộ sưu tậpTình Ca Nhạc Trẻ đánh số từ 1 đến 7 trong khoảng thời gian 1972-1973. Những ca khúc Trường Kỳ viết lời Việt được in thành từng bản rời phát hành rộng rãi và thu thanh trên các băng nhạc Tình Hồng (thực hiện cùng Nam Lộc 1973), Tình Ca Nhạc Trẻ, Thế Giới Nhạc Trẻ (ca sĩ trình bày gồm: Elvis Phương, Duy Quang, Minh Xuân, Minh Phúc, Thanh Lan, Julie, Thanh Mai, Paolo...) Được đón nhận nhiều nhất là các bản: Tình Yêu Trong Đời (Sealed With A Kiss), Rồi Mai Đây (Lo Mucho Te Quiero), Thú Yêu Thương (The Godfather), Khi Ta Hai Mươi (All I Have To Do Is Dream), Thương Nhớ Trong Mưa (The Rhythm Of The Rain), Mùa Tình Yêu (Le Temps De L’Amour), Mùa Đông Em Đi (I Started A Joke), Điện Thoại Tới Anh (Téléphone-moi)... Kể từ Tình Ca Nhạc Trẻ 2, còn có thêm những nhạc phẩm được gọi là Việt Hóa của nhiều nhạc sĩ khác như : Phạm Duy, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Nam Lộc, Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng, vv...Ngoài ra anh còn viết lời cho một số sáng tác của Tùng Giang như : Biết Đến Thuở Nào, Cuộc Tình Xưa, Ta Hôn Nhau Trong Công Viên, v..v..
Danh tiếng của Trường Kỳ mỗi ngày một nổi, bởi cùng với âm nhạc, anh biết chen vào lãnh vực báo chí. Nghề làm ký giả, tưởng chỉ đóng vai trò phụ nhưng chính cái viết lách tùy hứng này đã giúp tên tuổi Trường Kỳ đứng vững đến hôm nay. Nghề viết phóng sự của Trường Kỳ sớm có đất dụng võ. Anh dùng tên Johnny Kỳ cho một số bài phóng sự âm nhạc của mình trên báo Kịch Ảnh từ năm 1964. Bài viết đương nhiên được ông chủ nhiệm Quốc Phong trả nhuận bút hẳn hoi. Về sau Trường Kỳ còn được mời viết ở tuần báo Màn Ảnh, rồi phụ trách trang nhạc trẻ trên nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử.. Phóng sự hoặc những bài viết có liên quan đến âm nhạc của Trường Kỳ còn xuất hiện trên nhiều tuần báo, nhật báo tại thủ đô như Tinh Hoa, Chính Luận, Tiền Tuyến...Phóng sự ăn khách của Trường Kỳ lúc bấy giờ có tên “36 Kiểu Cua Đào” đi trên tạp chí Thứ Tư.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nhạc trẻ, những trang báo của người khác chủ trương có phần không đủ chỗ cho Trường Kỳ múa bút, nên anh đã bàn với một số bạn chí thân để khai sinh một vùng đất mới, chuyên đề về âm nhạc. Báo của Trường Kỳ mang tên Nhạc Trẻ, khổ nhỏ như tạp chí, 100 trang, phát hành 300 số. Báo có tòa soạn hẳn hoi trên đường Trương Công Định. Nhưng rất tiếc, tiền rửa hình, tiền đánh máy, tiền đóng gáy, dán bìa....chỉ cho phép Nhạc Trẻ trình diện một lần duy nhất. Trong nghiệp viết của Trường Kỳ, ngoài phóng sự anh còn viết tiểu thuyết. Cuốn Tuổi Choai Choai của anh được Jo Marcel và chính anh cùng Nam Lộc góp tay thực hiện thành phim Vết Chân Hoang, một phim màu scope khá thành công. Trước phim này, Trường Kỳ và Jo Marcel cũng thực hiện được phim Thế Giới Nhạc Trẻ.
Đời sinh hoạt nghệ thuật của Trường Kỳ quả thật sôi động, phong phú, nhờ đó anh tiếp xúc, quen biết với nhiều nhân vật trong nhiều lãnh vực văn học, nghệ thuật, quân sự, chính trị như Mai Thảo, Duyên Anh, Chu Tử, Phạm Duy, Viên Linh, Lê Hoàng Hoa, Phạm Huấn, Đỗ Kiến Nhiễu, Nguyễn Cao Kỳ...Nhưng tuyệt vời nhất, đây là cơ hội ngàn vàng tạo cho gia tài tình nhân của anh trở nên vô cùng giàu có. Khởi từ tuổi mười ba, Trường Kỳ đã biết cái thú của nhà thơ Nguyễn Bính dù không có hàng dậu mùng tơi nào nơi anh cư ngụ. Anh cũng sớm nhận ra mùi hương của một thịt da, được cấu tạo có chút khác biệt với phái nam, khi anh được một cô giáo ôm tiễn chân sang trường khác. Tình yêu nằm trong khoảnh khắc dậy thì thật là tuyệt vời. Trường Kỳ đã ghi lại giúp chúng ta những náo nức, rạo rực một thời, rất tinh tế, thành thật:
Trước năm 1975, Trường Kỳ ngoài việc phát hành nhạc bản, tuyển tập nhạc trẻ, anh còn cho in các tập phóng sự: Mặt Trái Của Nữ Sinh Sài Gòn (1968), 36 Kiểu Cua Đào (1969), Tuổi Choai Choai (phóng sự tiểu thuyết, 1971).Chỉ cần đọc tên sách, chúng ta đã có thể biết những cuốn sách của Trường Kỳ rất ăn khách. Anh đánh hơi thật rõ thị hiếu của lớp trẻ thành phố, đánh những phát trúng ngay mục tiêu. Tuổi nữ sinh là thời kỳ tinh hoa nhất của mọi người thiếu nữ, ở đó còn đủ e lệ, thẹn thùng, còn đủ những ngây thơ dễ thương và cũng có cả những ranh mãnh lẫn những táo bạo khi bắt đầu biết nhớ nhung biết yêu thương, Đó là lúc mọi người thiếu nữ đều xinh đẹp, lộng lẫy.
Năm 2002 tại hải ngoại, Trường Kỳ cho xuất bản tập bút ký ưng ý nhất của anh, cuốn Một Thời Nhạc Trẻ. Sách dày 384 trang bìa mầu được trình bày bởi Lê Phan Lân, một giọng ca tài tử rất được mến mộ tại Montréal. Một Thời Nhạc Trẻ được chia làm 4 chương. Mỗi chương mang một tên riêng. Chương 1: Một Thuở Ham Vui. Chương hai: Một Thời Nhạc Trẻ. Chương ba: Những Ngày Tháng Hippy. Chương kết: Một Chốn Bồng Lai.
Danh từ Nhạc Trẻ cũng do chính Trường Kỳ đề nghị đưa ra dùng thay cho tên gọi Nhạc Kích Động, hơi gần với bạo động. Nhạc Trẻ đem lại không khí tươi vui, hoạt náo, năng động. Nhưng với mắt nhìn của xã hội, nhất là trong giai đoạn có máu thịt đổ ra, tan nát từng giây phút tại các mặt trận không xa Sài Gòn bao nhiêu, không thể không có những phê phán. Phong trào nhạc trẻ Sài Gòn, theo tôi, là một hình thức phản chiến cao cấp nhất, và đã có kết quả khả quan. Cũng là thủ đô trong thời chiến, nhưng Hà Nội khác hẳn. Cái hơn của miền Nam là tự do. Nhưng những bước chân quá đà của những người thụ hưởng tự do nhiều khi rất tai hại, và tai hại đã xảy ra thật. Sự thất thủ của Sài Gòn một phần do giới lãnh đạo, nhưng quần chúng không thể hoàn toàn phủ nhận sự góp tay gián tiếp của mình. Trường Kỳ một thanh niên yêu âm nhạc, yêu tự do và đương nhiên rất cần thiết hòa bình, anh theo đuổi, thực hiện tận tình nguyện vọng, sở thích của anh đó là một ưu điểm. Nhưng không thể hoàn toàn biện minh cho anh trước những nghi ngờ. chỉ trích của một số nhân vật chính quyền lẫn báo giới. Trong Một Thời Nhạc Trẻ, Trường Kỳ đã nhắc lại đủ những điều này, thật đáng quí. Cũng phải cảm ơn Trường Kỳ cho chúng ta biết tường tận những khởi đầu của những tên tuổi trong làng nhạc Việt Nam, khởi đi từ thập niên 60, 70 như Thanh Lan, Trung Hành, Duy Quang, Ngọc Bích, Tuấn Ngọc, Đức Huy, Nam Lộc, Tùng Giang vv...
Vĩnh Biệt ông vua nhạc trẻ “Trường Kỳ”
22 tháng 3 năm 2009
Các anh chị có thể vào nghe lại nhạc Tùng Giang với link dưới đây
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/04/nghe-ke-lai-ve-tung-giang-1-thoi-nhac.html
và đọc lời viết về nhạc của anh Trường Kỳ
Gia tài ca khúc nhạc trẻ thời bấy giờ tại Việt Nam còn khá nghèo nàn so với sự ra đời thật náo nhiệt của những ban, nhóm chơi nhạc kích động như: (danh xưng này được đổi thành Nhạc Trẻ do chính Trường Kỳ nêu ra và được dùng từ năm 1965): Les Fanatiques, Les Vampires, The Teddy Bears, The Daltons, Les Faucons Noirs, Les Tridents, The Rockin’ Stars, The Black Caps, The Hard Stones, The Dreamers, The Spotlights, Phượng Hoàng, The Strawberry Four, The Bee Gees, The Apple Three, The Cats’ Trio, The Hammers, The Dreamers, The Crazy Dogs, The Teen Sound, The Peanuts Company, The Enterprise, The New Flintsones Corporation, The Hard Stones, The Fighters, The Starling Show, The Blue Stars, The Free Ones, vv…Vì lẽ này, Trường Kỳ liền xắn tay áo chuyển ca khúc ngoại quốc thành lời Việt, đồng thời cho phát hành những bộ sưu tậpTình Ca Nhạc Trẻ đánh số từ 1 đến 7 trong khoảng thời gian 1972-1973. Những ca khúc Trường Kỳ viết lời Việt được in thành từng bản rời phát hành rộng rãi và thu thanh trên các băng nhạc Tình Hồng (thực hiện cùng Nam Lộc 1973), Tình Ca Nhạc Trẻ, Thế Giới Nhạc Trẻ (ca sĩ trình bày gồm: Elvis Phương, Duy Quang, Minh Xuân, Minh Phúc, Thanh Lan, Julie, Thanh Mai, Paolo...) Được đón nhận nhiều nhất là các bản: Tình Yêu Trong Đời (Sealed With A Kiss), Rồi Mai Đây (Lo Mucho Te Quiero), Thú Yêu Thương (The Godfather), Khi Ta Hai Mươi (All I Have To Do Is Dream), Thương Nhớ Trong Mưa (The Rhythm Of The Rain), Mùa Tình Yêu (Le Temps De L’Amour), Mùa Đông Em Đi (I Started A Joke), Điện Thoại Tới Anh (Téléphone-moi)... Kể từ Tình Ca Nhạc Trẻ 2, còn có thêm những nhạc phẩm được gọi là Việt Hóa của nhiều nhạc sĩ khác như : Phạm Duy, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Nam Lộc, Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng, vv...Ngoài ra anh còn viết lời cho một số sáng tác của Tùng Giang như : Biết Đến Thuở Nào, Cuộc Tình Xưa, Ta Hôn Nhau Trong Công Viên, v..v..
Danh tiếng của Trường Kỳ mỗi ngày một nổi, bởi cùng với âm nhạc, anh biết chen vào lãnh vực báo chí. Nghề làm ký giả, tưởng chỉ đóng vai trò phụ nhưng chính cái viết lách tùy hứng này đã giúp tên tuổi Trường Kỳ đứng vững đến hôm nay. Nghề viết phóng sự của Trường Kỳ sớm có đất dụng võ. Anh dùng tên Johnny Kỳ cho một số bài phóng sự âm nhạc của mình trên báo Kịch Ảnh từ năm 1964. Bài viết đương nhiên được ông chủ nhiệm Quốc Phong trả nhuận bút hẳn hoi. Về sau Trường Kỳ còn được mời viết ở tuần báo Màn Ảnh, rồi phụ trách trang nhạc trẻ trên nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử.. Phóng sự hoặc những bài viết có liên quan đến âm nhạc của Trường Kỳ còn xuất hiện trên nhiều tuần báo, nhật báo tại thủ đô như Tinh Hoa, Chính Luận, Tiền Tuyến...Phóng sự ăn khách của Trường Kỳ lúc bấy giờ có tên “36 Kiểu Cua Đào” đi trên tạp chí Thứ Tư.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nhạc trẻ, những trang báo của người khác chủ trương có phần không đủ chỗ cho Trường Kỳ múa bút, nên anh đã bàn với một số bạn chí thân để khai sinh một vùng đất mới, chuyên đề về âm nhạc. Báo của Trường Kỳ mang tên Nhạc Trẻ, khổ nhỏ như tạp chí, 100 trang, phát hành 300 số. Báo có tòa soạn hẳn hoi trên đường Trương Công Định. Nhưng rất tiếc, tiền rửa hình, tiền đánh máy, tiền đóng gáy, dán bìa....chỉ cho phép Nhạc Trẻ trình diện một lần duy nhất. Trong nghiệp viết của Trường Kỳ, ngoài phóng sự anh còn viết tiểu thuyết. Cuốn Tuổi Choai Choai của anh được Jo Marcel và chính anh cùng Nam Lộc góp tay thực hiện thành phim Vết Chân Hoang, một phim màu scope khá thành công. Trước phim này, Trường Kỳ và Jo Marcel cũng thực hiện được phim Thế Giới Nhạc Trẻ.
Đời sinh hoạt nghệ thuật của Trường Kỳ quả thật sôi động, phong phú, nhờ đó anh tiếp xúc, quen biết với nhiều nhân vật trong nhiều lãnh vực văn học, nghệ thuật, quân sự, chính trị như Mai Thảo, Duyên Anh, Chu Tử, Phạm Duy, Viên Linh, Lê Hoàng Hoa, Phạm Huấn, Đỗ Kiến Nhiễu, Nguyễn Cao Kỳ...Nhưng tuyệt vời nhất, đây là cơ hội ngàn vàng tạo cho gia tài tình nhân của anh trở nên vô cùng giàu có. Khởi từ tuổi mười ba, Trường Kỳ đã biết cái thú của nhà thơ Nguyễn Bính dù không có hàng dậu mùng tơi nào nơi anh cư ngụ. Anh cũng sớm nhận ra mùi hương của một thịt da, được cấu tạo có chút khác biệt với phái nam, khi anh được một cô giáo ôm tiễn chân sang trường khác. Tình yêu nằm trong khoảnh khắc dậy thì thật là tuyệt vời. Trường Kỳ đã ghi lại giúp chúng ta những náo nức, rạo rực một thời, rất tinh tế, thành thật:
Trước năm 1975, Trường Kỳ ngoài việc phát hành nhạc bản, tuyển tập nhạc trẻ, anh còn cho in các tập phóng sự: Mặt Trái Của Nữ Sinh Sài Gòn (1968), 36 Kiểu Cua Đào (1969), Tuổi Choai Choai (phóng sự tiểu thuyết, 1971).Chỉ cần đọc tên sách, chúng ta đã có thể biết những cuốn sách của Trường Kỳ rất ăn khách. Anh đánh hơi thật rõ thị hiếu của lớp trẻ thành phố, đánh những phát trúng ngay mục tiêu. Tuổi nữ sinh là thời kỳ tinh hoa nhất của mọi người thiếu nữ, ở đó còn đủ e lệ, thẹn thùng, còn đủ những ngây thơ dễ thương và cũng có cả những ranh mãnh lẫn những táo bạo khi bắt đầu biết nhớ nhung biết yêu thương, Đó là lúc mọi người thiếu nữ đều xinh đẹp, lộng lẫy.
Năm 2002 tại hải ngoại, Trường Kỳ cho xuất bản tập bút ký ưng ý nhất của anh, cuốn Một Thời Nhạc Trẻ. Sách dày 384 trang bìa mầu được trình bày bởi Lê Phan Lân, một giọng ca tài tử rất được mến mộ tại Montréal. Một Thời Nhạc Trẻ được chia làm 4 chương. Mỗi chương mang một tên riêng. Chương 1: Một Thuở Ham Vui. Chương hai: Một Thời Nhạc Trẻ. Chương ba: Những Ngày Tháng Hippy. Chương kết: Một Chốn Bồng Lai.
Danh từ Nhạc Trẻ cũng do chính Trường Kỳ đề nghị đưa ra dùng thay cho tên gọi Nhạc Kích Động, hơi gần với bạo động. Nhạc Trẻ đem lại không khí tươi vui, hoạt náo, năng động. Nhưng với mắt nhìn của xã hội, nhất là trong giai đoạn có máu thịt đổ ra, tan nát từng giây phút tại các mặt trận không xa Sài Gòn bao nhiêu, không thể không có những phê phán. Phong trào nhạc trẻ Sài Gòn, theo tôi, là một hình thức phản chiến cao cấp nhất, và đã có kết quả khả quan. Cũng là thủ đô trong thời chiến, nhưng Hà Nội khác hẳn. Cái hơn của miền Nam là tự do. Nhưng những bước chân quá đà của những người thụ hưởng tự do nhiều khi rất tai hại, và tai hại đã xảy ra thật. Sự thất thủ của Sài Gòn một phần do giới lãnh đạo, nhưng quần chúng không thể hoàn toàn phủ nhận sự góp tay gián tiếp của mình. Trường Kỳ một thanh niên yêu âm nhạc, yêu tự do và đương nhiên rất cần thiết hòa bình, anh theo đuổi, thực hiện tận tình nguyện vọng, sở thích của anh đó là một ưu điểm. Nhưng không thể hoàn toàn biện minh cho anh trước những nghi ngờ. chỉ trích của một số nhân vật chính quyền lẫn báo giới. Trong Một Thời Nhạc Trẻ, Trường Kỳ đã nhắc lại đủ những điều này, thật đáng quí. Cũng phải cảm ơn Trường Kỳ cho chúng ta biết tường tận những khởi đầu của những tên tuổi trong làng nhạc Việt Nam, khởi đi từ thập niên 60, 70 như Thanh Lan, Trung Hành, Duy Quang, Ngọc Bích, Tuấn Ngọc, Đức Huy, Nam Lộc, Tùng Giang vv...
Vĩnh Biệt ông vua nhạc trẻ “Trường Kỳ”
22 tháng 3 năm 2009
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire