samedi 3 mai 2014

"DUONG THI, MOT VAI..." của MINH DI bien soan. KY 3.

Kính thưa Độc giả các Diễn Đàn,
Kính thưa qúy vị thích làm thơ,
Bài “Đường thi, Một vài...” của anh Minh Di biên soạn, Tạp Chí Dân Văn cho đăng tải, để, trước hết gởi đến qúy độc giả bốn phương, và riêng tặng qúy vị thích làm thơ, đâu đó đăng tải trên báo in, trên các Diễn Đàn...
Ngược giòng Lịch Sử, chúng ta đã xử dụng tiếng Hán làm ngôn ngữ chung cho cả nước, bao nhiêu “trước tác” của cha ông viết bằng Hán văn, chữ Nho chỉ  được ngưng không dùng nữa mới đây thôi...

Nếu nghiên cứu về văn học nước nhà là phải bao gồm các tác phẩm viết bằng tiếng Hán, phải thông thạo Hán Tự. Bản “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” nổi tiếng của Nguyễn Trãi viết bằng ngôn ngữ nào?
Trong “luật chơi”, nhất là về lĩnh vực “Thơ văn” mà luật của thể THƠ ĐƯỜNG là khó nhất đối với các thi nhân, ông cha ta ngày trước lại rất ưa chuộng thể thơ này, thường dùng để “đối ẩm” với nhau.
Bài viết này khá dài, TCDV chia ra thành nhiều kỳ, như thường lệ, qúy vị nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu qúy vị.
Trân trọng.
Germany, 01.05.2014
(Ngày này 34 năm trước, 01.05.1980, cả gia đình chúng tôi được con tàu CAP ANAMUR của Đức vớt ngoài biển Đông khi đi tìm Tự Do, thoát khỏi chế độ độc tài, dã man của bọn CSVN)
-        Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
-        Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
---------------------------------------------  
Đường thi, Một vài...
01 – 72 (78).
(KỲ 3)
+ Bài thứ 3 là bài Ký Trương thập nhị sơn nhân Bưu. Tam thập vận. 60 câu.
(Tham khảo: Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. VI).
4 câu Hồ Chấn Hanh trích dẫn là các câu 15161718.    
Tựa bài thơ có hơi khác với tên tựa Hồ Chấn Hanh ghi ở đoạn trên.
2 câu trong 6 câu Hồ Chấn Hanh dẫn trên có một hai chữ khác với câu trong Thi tập dẫn trên của Đỗ Phủ.
(a). Câu Thảo thư ưng thậm khổ , trong Thi tập là Thảo thư hà thái khổ.
(b). Câu nhất tự mãi kham bần, trong Thi tập là nhất tự mại kham bần.
Đáng ngạc nhiên ở đây là 2 chữ “MÃI” (mua) và “MẠI” (bán) ý trái ngược nhau.
Câu của Hồ Chấn Hanh dẫn, dịch ra sẽ là: “MUA một chữ rồi hóa nghèo”.
Câu trong Thi tập Đỗ Phủ, dịch ra sẽ là “BÁN một chữ chịu được cảnh nghèo” - giải rõ ra là nếu bán được một chữ rồi sẽ hết nghèo.
Nếu đứng về phía người BÁN thì nói “MẠI”, về phía người MUA thì nói “MÃI”, giải theo ý nghĩa nào cũng thông.  Chữ “KHAM” có 2 nghĩa: 1/. Chịu đựng. 2. Có thể (khả, năng).

Chú câu nhất tự mại kham bầnDương Luân nói:
~ “Do vân tự trị thiên kim” (“Như nói một chữ giá ngàn vàng”), tức ở đây Dương Luân đứng về phía người bán.
Ngoài ra, câu Sổ thiên ngâm khả lão liền trước câu trên cũng có thể hiểu 2 cách:
Người làm thơ thì hóa già, khổ công tìm chữ tìm ý, trong khi người đọc lại chẳng già vì lẽ đọc được những vần thơ sảng khoái, tuyệt diệu mà mình không phải khổ tâm chút nào hết!

Phải nói đoạn 6 câu này của Đỗ Phủ rất tuyệt diệu - tuyệt diệu ở chỗ các ý được sắp xếp theo một mô thức đối xứng, xen kẽ giao nhau. 
Phân tích:
               Thảo thư hà thái khổ, [1].
               Thi hứng bất vô thần. [2].
               Tào Thực hưu tiền bối, [3].
               Trương Chi cánh hậu thân. [4].
               Sổ thiên ngâm khả lão, [5].
               Nhất tự mại kham bần. [6].
               (Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. VI).

Đoạn này nói về Tào Thực (192 - 232), thi nhân nổi tiếng thời Tam Quốc (220 - 280) và Thư pháp gia Trương Chi (? - ?) đời Đông Hán (25 - 220), nổi tiếng về Thảo thư, được tôn là Thảo thánh (bậc Thánh trong Thảo thư).
(a). Mẫu đối xứng 1: Câu 1 / Câu 4. Câu 2 / Câu 5.
[1]. Thảo thư hà thái khổ  / [4]. Trương Chi cánh hậu thân. (Trương Chi).
[2]. Thi hứng bất vô thần / [5]. Sổ thiên ngâm khả lão. (Tào Thực).
[3]. Tào Thực hưu tiền bối / [4]. Trương Chi cánh hậu thân. (Tào Thực / Trương Chi).
(b). Mẫu đối xứng 2: Câu 1 / Câu 6.
[1]. Thảo thư hà thái khổ / [6]. Nhất tự mại kham bần. (Trương Chi).
Minh Di:
Hồ Chấn Hanh phân 2 mẫu thuận tục đối (續對) và đảo tục đối (續對). 
Nhưng ở đây, qua 6 câu dẫn trên chúng ta có đủ thuận / đảo giao nhau, cân xứng đối nhau một cách hoàn hảo! Ở đây, có lẽ phải thêm một mẫu nữa là thuận nghịch giao đối pháp.

[Minh Di:
Sao gọi là Đảo tục đối (倒續對)?
+ Câu 4 và câu 1 chỉ một việc, nhưng ở đây lại được đặt ngược để ở dưới.
Tống Ngọc (? - ?) thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn) viết trong bài Cao Đường phú:
~ Tích giả, Sở Tương vương dữ Tống Ngọc du ư Vân Mộng chi Đài, vọng Cao Đường chi quán. Kỳ thượng độc hữu vân khí, tuất hề trực thượng, hốt hề cải dung, tu du chi gian biến hóa vô cùng.
Vương vấn Ngọc viết: ~ Thử hà khí dã?
Ngọc đối viết: ~ Sở vị triêu vân giả dã!
Vương viết: ~Hà vị triêu vân?
Ngọc viết: ~ Tích giả, tiên vương thường du Cao Đường, đãi nhi trú tẩm, mộng kiến nhất phụ nhân viết:
~ “Thiếp Vu Sơn chi nữ, vi Cao Đường chi khách, văn quân du Cao Đường, nguyện tiến chẩm tịch”. Vương nhân hãnh chi.
Khứ nhi từ viết:
- “Thiếp tại Vu Sơn chi dương, Cao Khâu chi trở, đán vi triêu vân, mộ vi hành vũ, triêu triêu mộ mộ Dương Đài chi hạ.
                                          /  Văn Tuyển. Qu. XIX. Phú. Quí. Tình. Cao Đường Phú  /.
~ Trước đây Sở Tương vương và Tống Ngọc đi chơi Đài Vân Mộng, đứng xa xa ngắm Gác Cao Đường. Mé trên gác chỉ có hơi mây bốc thẳng lên cao, thoắt đã biến vẻ, trong khoảnh khắc biến hóa không cùng.
Vua hỏi Tống Ngọc: ~ Đây là hơi gì vậy?
Tống Ngọc trả lời: ~ Đây gọi là mây sớm!         
Vua (lại) hỏi: ~ Sao gọi là mây sớm?
Tống Ngọc nói: ~ Trước kia, tiên vương có lần dạo chơi Cao Đường, mệt mỏi mà nằm ngủ ngày, nằm mộng thấy một người đàn bà nói:
- “Thiếp là nữ nhân ở Vu Sơn, khách ở Cao Đường, nghe vua dạo chơi Cao Đường nên (tới đây) xin được dâng chiếu gối”.
Vua nhân đó mà chăn gối với bà ta. Lúc từ biệt bà ta nói:
- “Thiếp ở phía Nam Vu Sơn, tại gò Cao Khâu hiểm trở, sáng làm mây sớm, chiều làm mưa rơi, sớm sớm chiều chiều ở dưới Dương Đài”.

Câu 1. Tiếng Thần Nữtức chỉ “người đàn bà ở Vu Sơn” (Vu Sơn chi nữ).
Câu 4. Câu mộng tận (mộng tàn) chỉ giấc mộng của vua đời trước (tiên vương) của nước Sở là Sở Hoài vương (? - 296 tr. Cn; tại vị: 328 - 299).
Hoài vương là cha của Sở Tương vương (? - 263; tại vị: 298 - 263); vương hiệu đầy đủ của ông vua này là Sở Khoảnh Tương vương.

Tống Ngọc còn bài Thần Nữ Phú, trích mấy câu mở đầu:
~ Sở Tương vương dữ Tống Ngọc du ư Vân Mộng chi Phố, sử Ngọc phú Cao Đường chi sự.
Kỳ dạ vương tẩm, quả nhiên dữ Thần nữ ngộ, kỳ trạng thậm lệ, vương dị chi.
                                               Văn Tuyển. Qu. XIX. Phú. Quí. Tình. Thần Nữ Phú  /.
~ Sở Tương vương và Tống Ngọc đi chơi ở Bến Vân Mộng, (VUA) sai Tống Ngọc làm bài phú thuật lại sự việc ở Cao Đường.
Đêm đó, vua ngủ thì quả nhiên gặp Thần nữ, hình dung cực đẹp, vua lấy làm lạ.

Bộ Văn Tuyển (文選) là 1 tuyển tập thi, văn trứ danh các thời, gồm nhiều thể loại – từ trước thời Tần (221 - 206) tới triều Lương (502 - 557) thời Nam Bắc triều (420 - 589).
Người tuyển chọn là Chiêu Minh thái tử Tiêu Thống (501 - 531), tác phẩm trứ danh này do đó còn được gọi là Chiêu Minh Văn Tuyển(昭明文選). 

(7). Li đối (離對). (8). Xảo đối (巧對).
Bộ Thương Lương Thi Thoại đề cập 1 lối đối gọi là Tựu đối, tức đương cú đối đã nói ở mục (2). Chú thích lối đối này Quách Thiệu Ngu còn cho biết 2 lối đối nữa:
~ Hữu Li đối pháp, như:
                                         Tú vũ hàm hoa tha tự đắc,
                                          Hồng nhan kỵ trúc ngã vô duyên.
Túc vũ bản điểu, khước dĩ nhân đối dã.
Hữu Xảo đối pháp, như:
                                         Quan tái cực thiên duy điểu đạo,
                                         Giang hồ mãn địa nhất ngư ông.
Dĩ thiên đối địa, điểu đối ngư dã.
                                            /  Thương Lương Thi Thoại. Thi thể. 5. Chú thích [90]  /.
~ Có Li đối pháp, như:
                                      Tú vũ ngậm hoa nó tự đắc,
                                      Hồng nhan cỡi trúc ta vô duyên.
Tú vũ vốn là chim lại lấy đối với người.
Xảo đối pháp, như:
                                        Biên ải thẳm trời duy điểu lộ,
                                        Sông hồ khắp đất một ngư ông.
Lấy trời đối với đất, chim đối với .
[Chú thích.
+ Tú vũ. Tú nghĩa là “màu sắc sặc sỡ” - Tú vũ ý chỉ những giống chim lông cánh sặc sỡ, ý chỉ những giống chim đẹp.
+ Hồng nhan. Dung mạo diễm lệ của phụ nữ  (Phụ nữ diệm lệ đích dung mạo). Cũng dùng để chỉ phụ nữ có nhan sắc (mỹ lệ nữ tử). (Từ điển Từ Nguyên).
+ Kỵ trúc tức lấy cành tre giả làm ngựa cỡi, chỉ trai gái thân thiết thời con nít.
Câu này ý nói thuở con nít thân thiết, nhưng lớn lên vô duyên nên không thành vợ chồng.
+ Li đối. Li có nghĩa là “Lìa”. - Người và hoa bản chất vốn khác nhau, đem đối với nhau là lấy 2 thực thể không thể xếp chung với nhau được. Nói Lìa là như thế!
+ Xảo đối. Xảo có nghĩa là “Khéo”.
Nếu nói Lìathì 2 câu sau, gọi là xảo đối này, cũng có thể xếp vào loại Li đối - vì rằng nếu nhìn theo góc độ KHÔNG GIAN thì trời [thiên] và đất [địa], chim [điểu] và cá [ngư] là những thực thể cách biệt nhau, tức một trên (trời / chim), một dưới (đất / cá).
Trong khi đó, cách biệt giữa người (phụ nữ) và vật (hoa) là sự cách biệt về bản chất.
Như thế, chẻ sự việc để thêm lối gọi là Xảo đối, ở một giới hạn nào đó, là dư thừa].
(B). Toàn đối. Vô đối.
(1). Toàn đối.
Tập Thương Lương Thi Thoại lại nói:
~ Hữu Luật thi triệt thủ vĩ đối giả.
                                                  /  Thương Lương Thi Thoại. Thi thể. 5  /.
~ Có Luật thi từ đầu tới đuôi đều đối.

Tức một bài Thất ngôn Luật gồm 4 cặp đối, như bài Đăng Cao của Đỗ Phủ:
                     Phong cấp thiên cao viên tiếu ai,
                     Chử thanh sa bạch điểu phi hồi. (1).
                     Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
                     Bất tận trường giang cổn cổn lai. (2).
                     Vạn lý bi thu thường tác khách,
                     Bách niên đa bệnh độc đăng đài. (3).
                     Gian nan khổ hận phiền sương mấn,
                     Lao đảo tân đình trọc tửu bôi. (4).
                     [Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. XVII].
                                                       Gió rát trời cao vượn hú sầu,
                                                       Bến trong cát trắng chim quay đầu. (đối 1).
                                                       Vô biên lá rụng vi vu xuống,
                                                       Bất tận sông dài cuồn cuộn lưu. (đối 2).
                                                       Vạn dặm buồn thu thường kiếp khách,
                                                       Một đời nhiều bệnh độc lên lầu. (đối 3).
                                                       Gian nan khổ hận bờ đầu trắng,
                                                       Trầm trệ vừa ngưng chén rượu ngầu. (đối 4).  
                                                       (Minh Di).
Đây chính là thể thức Tục đối đã nói ở trên.
Bài thơ này Đỗ Phủ sáng tác lúc ông ở Quì Châu bên bờ Trường giang vào năm thứ 2 Niên hiệu Đại Lịch (766 - 779) – năm 767, tức 3 năm trước khi ông qua đời (năm 770).
Trong tập Đường Thi Bình Tuyển (唐詩評選) Vương Phu Chi (1619 - 1692) viết Tựa bài thơ này là “Cửu nht đăng cao”, cho biết thêm ngày sáng tác bài thơ.
Vào thời điểm này Đỗ Phủ bệnh phổi đã nặng lắm, phải cử rượu, ông nói tân đình, có nghĩa là “vừa ngưng (uống rượu đây)”, là thế! Sức khỏe đã suy rượu nào cũng hại, ông nói trc tửu bôi (chén rượu đục ngầu) là thế - chữ đục ở đây hiểu theo nghĩa bóng.
Trong cuốn chú giải thi tập của Đỗ Phủ Đỗ Thi Kính Thuyên(杜詩鏡銓) Dương Luân bình phẩm bài “Đăng cao” như sau:    
~ Cao hồn nhất khí, cổ kim độc bộ, đáng vi Đỗ tập thất ngôn Luật thi đệ nhất.
~ Toàn một giọng chân tình thanh cao, xưa nay vượt trên tất cả, đáng là Bài thất ngôn    Luật thi hay nhất trong thi tập của Đỗ Phủ.

Hồ Ứng Lân (1551 - 1602) cuối đời Minh (1368 - 1644) trong tập Thi Tẩu (詩藪) càng tôn sùng hơn, nhận định bài “Đăng cao” là cổ kim thất ngôn Luật thi chi quán – có nghĩa là “Bài thất ngôn Luật thi hay nhất xưa nay”.
(Dẫn trong bài bình giải của Đào Đạo Thứ - một tác giả thời chúng ta – trong Tổng tập bình Đường thi Đường Thi Đại Quan (唐詩大觀) của nhiều tác giả, trang 586.
Đào Đạo Thứ là 1 trong nhiều tác giả bình Đường thi trong Tập này).

Thi nhân, học giả phẩm bình thi, văn mỗi người nhìn mỗi khác, Hồ Ứng  Lân nhận định bài Đăng cao của Đỗ Phủ là bài Thất ngôn Luật thi hay nhất mọi thời!
Trong khi trước đó, trong cuốn Thương Lương Thi Thoại, Nghiêm Vũ thời Tống lại nói “Đường  nhân Thất ngôn Luật thi đương dĩ Thôi Hiệu “Hoàng Hc Lâu” vi đệ nhất!”. (Về Thất ngôn Luật thi của người thời Đường thì phải nói là bài “Hoàng Hc Lâu” của Thôi Hiệu là hay nhất).
Nhận định này của Nghiêm Vũ ghi trong mục “Thi bình”. 44. của tập Thi thoại dẫn trên.

Dương Thận (1488 - 1559), Văn học gia thời Minh (1368 - 1644), viết:
~ Tống Nghiêm Thương Lương thủ Thôi Hiệu HOÀNG HẠC LÂU thi vi Đường nhân Thất ngôn Luật đệ nhất! Cận nhật, Hà Trọng Mặc, Tiết Quân Thái thủ Thẩm Thuyên Kỳ “gia thiếu ph Uất Kim đường” nhất thủ vi đệ nhất!
                             /  Thăng Am Thi Thoại (升菴詩話). Qu. X. Hoàng Hạc Lâu thi  /.
~ Nghiêm Thương Lương đời Tống cho Bài thơ HOÀNG HẠC LÂU của Thôi Hiệu là Bài Thất ngôn Luật hay nhất đời Đường! Gần đây Hà Trọng Mặc, Tiết Quân Thái cho là Bài gia thiếu ph Uất Kim đường” của Thẩm Thuyên Kỳ là bài hay nhất!
Minh Di:
Bài thơ mà Dương Thận gọi là gia thiếu ph Uất Kim đường” của Thẩm Thuyên Kỳ  trong Thi tập của ông ghiCổ ý trình Kiều bổ khuyết Tri Chi”, các tuyển bản thơ Đường thường ghi tựa là Cổ ý, trong các tập về Nhạc phủ thì ghi là Độc bất kiến.
Câu “gia thiếu ph Uất kim đường” là câu đầu của bài thơ này.
Vương Phu Chi trong Đường Thi Bình Tuyển (Qu. IV. Thất ngôn Luật) thì ghi đề tựa bài thơ trên của Thẩm Thuyên Kỳ là “Đc bất kiến”, và ông bình như sau:
~ Tòng Khởi nhập Hàm, linh dương quải giốc; tòng Hàm nhập Phúc, độc kiển trừu ty.
Đệ thất cú Sư hống Tuyết Sơn, Long ngâm thu thủy, hợp thành y nỉ, thiều thái kinh nhân. Cổ kim suy vi tuyệt xướng đương bất vu! Kỳ sở dĩ như đại biện tài nhân thuyết cổ kim sự lý, vị hữu dự lập chi cơ nhi hồng tiêm nhất trí, nhân đản hâm hâm vu kỳ chu ngọc.
                                                   /  Đường Thi Bình Tuyển (Qu. IV. Thất ngôn Luật  /.
~ Từ 2 câu Khởi nhập 2 câu Thừa, (thì như) dê núi móc sừng vào cành; từ 2 câu Thừa nhập 2 câu Chuyển, (thì như) con tằm cô độc nhả tơ.
Câu 7 thì (như) Sư tử rống giữa Tuyết Sơn, (như) Rồng ngân mặt nước thu, hợp thành một nét nhẹ nhàng, dịu dàng, một tư thái mỹ lệ kinh động lòng người. Cổ kim suy tôn là bài thơ hay nhất chẳng phải hư dối! Sự thể rồi như người đại tài trị lý sự lý cổ kim, lúc cái cơ của sự việc chưa dấy lên thì đã thấy suốt tới chỗ nhỏ nhặt của sự việc, người ta rồi chỉ sướng thích mà thưởng ngoạn những châu cùng ngọc.  
[Phụ chú.
+ Linh dương quải giốc. Dê núi móc sừng vào cành.
Câu linh dương quải giốc là một Câu rất thường thấy trong các Ngữ Lục Thiền tông, ý nói không tìm cầu, câu chấp vào ngôn ngữ văn tự để đạt giác ngộ].

Trở lại bài “Đăng cao” của Đỗ Phủ.
Vương Phu Chi bình:
~ Tận cổ lai kim, tất bất khả phế.
Kết cú sinh cương bất ố - yếu dịch phá thể đặc đoán, bất tác tử bản ngữ.
                                                   /  Đường Thi Bình Tuyển. Qu. IV. Thất ngôn Luật  /.
~ Tận cổ tới kim, chắc chắn là không thể bỏ qua bài thơ này.
Câu kết, cuộc đời lao đao (nhưng) không oán giận – cũng phải đặc biệt nhận định theo (góc độ) phá thể của bài thơ, không đưa ra những lời nhận định chết cứng.         
Minh Di:
Ở đây chúng ta thấy Vương Phu Chi nói bài “Cửu nht đăng cao” ở trên của Đỗ Phủ là 1 bài thơ phá thể thế nhưng trong tập Đường Thi Bình Tuyển ông vẫn xếp bài này vào mục Luật thi – nói khác đi, bài thơ này thuộc về một thể Luật thi khác – nếu đã chuyển qua một thể Luật khác thì không thể lấy Luật gốc mà xét!

(2). Vô đối.
Sau cùng, khi nói Luật thi thì hồ như ai cũng cho rằng Luật thiphải có đối!
Quan niệm này sai lầm!
Trong Thi tập của Mạnh Hạo Nhiên (689 - ~ 740) và Lý Bạch có nhiều bài Luật thi mà không có câu đối nào hết!
Mạnh Hạo Nhiên:
                             Chu trung hiểu vọng.
                             Quải tịch Đông nam vọng,
                             Thanh sơn thủy quốc dao.
                             Trục lư tranh lợi thiệp,
                             Lai vãng tiếp phong triều.
                             Vấn ngã kim hà thích?
                             Thiên Thai phỏng Thạch Kiều.
                             Tọa khán hà sắc vãn,
                             Nghi thị Xích Thành phiêu?
                                                 Buồm nhắm Đông nam tới,
                                                 Non xanh nước thẳm trào.
                                                 Thuyền dài tranh vượt sóng,  
                                                 Qua lại gió cùng triều.
                                                 Hỏi ấy về đâu hỡi?
                                                 Thiên Thai đến Thạch Kiều.
                                                 Ngồi ngắm chiều sắc ráng,
                                                 Là dấu Xích Thành sao?
                                                 (Minh Di).
[Chú thích.
+ Trục lư. Thuyền lớn có dạng vuông dài.

+ Lợi thiệp. Chữ từ Kinh Dịch: “Lợi thiệp đại xuyên”, nghĩa là “Lợi qua sông lớn”.
Qua câu này thì rõ Mạnh Hạo Nhiên sắp trải một hành trình xa xôi.
Kinh Dịch nói “lợi thiệp đại xuyên” tất cả 6 lần, ở các Quẻ thứ 5. 13. 18. 26. 42. 61:
5. Tu (Khảm / Càn). 13. Đồng Nhân (Càn / Li). 18. Cổ (Cấn / Tốn).
26. Đại Súc (Cấn / Càn). 42. Ích (Tốn / Chấn). 61. Trung Phu (Tốn / Đoài).

+ Xích Thành. Tên 1 ngọn núi ở phía Bắc huyện Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, 6 dặm.
Muốn tới Thiên Thai thì phải đi ngang qua núi này.
Xích Thành sơn còn có các tên Thiêu Sơn, Tiêu Sơn, nhìn dưới ráng trời chiều sặc sỡ như lông chim trĩ, nhân đó mà đặt tên.
(Tham khảo:
Phương Dư Khảo Chứng (方輿考證). Qu. LXXVI. Chiết Giang 4.
                                                               Thai châu phủ. Sơn xuyên. Xích Thành Sơn).

Tôn Xước (314 - 371) trong bài Du Thiên Thai Sơn phú có câu:
~ Xích Thành hà khởi nhi kiến phiêu.
~ Xích Thành lúc ráng chiều nổi lên mà thành dấu hiệu để nhận biết.

Lý Thiện (~ 630 - 689) chú thích câu trên, viết:
~ Chi Độn Thiên Thai Sơn Minhtự viết:
- Vãng Thiên Thai đương do Xích Thành Sơn vi đạo kính.
Khổng Linh Phù Cối Kê Kýviết:
- Xích Thành, sơn danh; sắc giai xích, trạng tự vân hà huyền lựu thiên nhận, vị chi bộc bố, phi lưu sái tán, Động, Hạ bất kiệt.
Thiên Thai Sơn Đồ viết:
- Xích Thành Sơn, Thiên Thai chi Nam môn dã.
                                                                          /  Văn Tuyển. Qu. XI. Phú. Kỷ. Du lãm  /.
~ Bài Thiên Thai Sơn Minh của Chi Độn, phần đề tựa viết:
- Đi Thiên Thai thì phải theo đường đi qua Núi Xích Thành.
Tập Cối Kê Ký của Khổng Linh Phù nói:
- Xích Thành là tên núi; toàn núi có sắc đỏ, dạng như ráng mây trải dài từ trên khoảng cao ngàn nhận lơ lửng trải xuống, gọi là thác nước, bay đi rắc nước xuống, mùa Đông, mùa Hè không lúc nào hết.
Tập Thiên Thai Sơn Đồ nói:
- Núi Xích Thành là Cổng phía Nam của Thiên Thai.
(Phụ chú.
Độ dài của NHẬN có một số thuyết, có thuyết nói 1 NHẬN đại khái tương đương 4 xích, có thuyết nói 5 xích 6 thốn, có thuyết  nói 7 xích, lại có thuyết nói 8 xích.
Ở đây, nói 1,000 nhận chỉ là phiếm chỉ cao, không có tính cách xác định).

+ Thạch Kiều. Còn gọi Thạch Lương (Lương = Cầu), ở phía Bắc huyện Thiên thai 50 dặm.
(Phụ chú.
1 xích thời Minh = 0.311 m. 10 xích = 1 trượng = 3.11 m.
10 trượng = 1 dẫn = 31.10 m. 18 dẫn = 1 dặm = 31.10 x 18 = 559.80 m, tức 0.559 km.
Vậy 50 dặm từ Thạch Kiều tới huyện Thiên Thai = 50 x 0.559 km = 27.95 km).

Từ Hoằng Tổ (1588 - 1641), một nhà du lịch nổi tiếng cuối Minh triều, ghi lại trong tập du ký rất là nổi tiếng Từ Hà Khách Du Ký (徐霞客遊記) của ông về Thạch Kiều như sau:
~ Quí Sửu....
Tứ nguyệt....
Sơ tứ nhật.
Thiên sơn nhất bích như đại. Bất hạ thần xán, tức tuần Tiên Phiệt thượng Đàm Hoa Đình - Thạch Lương tức tại Đình ngoại. Lương khoát xích dư, trường tam trượng, giá lưỡng sơn ao gian. Lưỡng phi bộc tòng Đình tả lai, chí Kiều nãi hợp lưu hạ trụy, lôi oanh hà đồi, bách trượng bất chỉ. Dư tòng lương thượng hành, hạ khảm thâm đàm, mao cốt câu tủng.
Lương  tận tức vị đại thạch sở cách, bất năng đạt tiền sơn, nãi hoàn.
                                /  Từ Hà Khách Du Ký. Qu. I. Thượng. Du Thiên Thai Sơn nhật ký  /.
~ Năm Quí Sửu....
Tháng tư....
Mồng 4.
Trời, núi biếc một màu xanh thẫm. Không rảnh để ăn sáng, lần ngay lên Núi Tiên Phiệt, lên Đàm Hoa Đình - Thạch Lương [Cầu Đá] ở ngay phía ngoài Đình. Cầu rộng hơn 1 xích, dài 3 trượng, vắt ngang vực núi. 2 giòng thác từ mé trái Đình chảy tới, tới Cầu thì nhập lại mà đổ xuống, âm thanh như tiếng sấm nổ, đổ xuống tới cả trăm trượng sâu mà (tiếng dội) vẫn không dứt. Tôi đi trên cầu nhìn xuống vực sâusợ tới lông dựng lên, lạnh tới xương.
Tới cuối cầu thì bị một tảng đá lớn ngăn cách, không đi qua núi phía trước được, chừng đó tôi mới trở lại.
Minh Di:
Năm Quí Sửu Từ Hoằng Tổ ghi trong đoạn nhật ký nói trên là năm 1613.
Như vậy, Thạch Kiều không dài (chỉ dài 9.33 m) và rất hẹp (chỉ hơn 30 cm); với chiều rộng như vậy thì chỉ vừa một người nghiêng mình mà đi. 

Thế nhưng, trước đó nữa, trong Bộ Địa lý trứ danh Thái Bình Hoàn Vũ Ký(太平寰宇記)  Nhạc Sử (930 - 1007) chép về độ dài / rộng của Thạch Kiều có hơi khác:
~ Thiên Thai Sơn tại Châu tây nhất bách nhất thập lý......
Khải Mông Ký chú vân:
- Thiên Thai Sơn khứ thiên bất viễn, lộ kinh Du Khê, thủy thâm hiểm, thanh lãnh, tiền hữu Thạch Kiều, lộ kính bất doanh xích, trường sổ thập trượng, hạ lâm tuyệt giản, duy vong kỳ thân nhiên hậu năng tế. Tế giả thê nham bích, viện la cát chi anh.
                                       /  Thái Bình Hoàn Vũ Ký. Qu. XCVIII. Giang Nam Đông đạo 10.
                                                                                                     Minh châu. Thai châu  /.
~ Núi Thiên Thai ở phía Tây của Châu 110 dặm......
Phần chú thích sách Khải Mông Ký nói:
- Núi Thiên Thai cách trời không xa, đường đi phải băng ngang (khe nước) Du Khê, nước khe sâu (mà) nguy hiểm, trong (mà) lạnh, phía trước Núi có Thạch Kiều, đường đi trên cầu chưa đầy 1 thước, dài mấy chục trượng, khoảng dưới cầu là khe núi sâu thẳm, bỏ mạng mới có thể qua khe được. Qua khe thì phải lần vách núi, nắm thân những dây leo.

Châu nói đây tức chỉ Thai Châu.
1 dặm thời Nhạc Sử tương đương 552.96 m = 0.55296 km.
110 dặm từ núi Thiên Thai tới Thai Châu = 110 x 0.55296 km = 60.8256 km.
Nói “cách trời không xa” tức nói cao lắm!
Nói “ bỏ mng thì mới qua khe đưc” là ý nói việc vượt qua khe núi cực nguy hiểm.         

Cứ những tự thuật trên thì Xích Thành Sơn là một thắng cảnh của huyện Thiên Thai.
Mạnh Hạo Nhiên đi Thiên Thai chuyến này có ý tới chơi Thạch Kiều].

Lý Bạch:
              Dạ bạc Ngưu Chử hoài cổ.
              Ngưu Chử Tây giang dạ,
              Thanh thiên vô phiến vân. 
              Đăng chu vọng thu nguyệt,
              Không ức Tạ tướng quân.
              Dư dịch năng cao vịnh,
              Tư nhân bất khả văn.
              Minh triêu quải phàm tịch,
              Phong diệp lạc phân phân.
              (Lý Thái Bạch Toàn Tập. Qu. XXII).
                                                      Ngưu Chử Trường giang tối,
                                                      Trời cao mây chẳng lan.
                                                      Lên thuyền ngắm thu nguyệt,
                                                      Rỗi nhớ Tạ tướng quân.
                                                      Tôi cũng rành ca vịnh,
                                                      Văn nhân chẳng thể ngâm.
                                                      Sớm mai cánh buồm lộng,
                                                      Phong rụng lá miên man.
                                                      (Minh Di).
[Chú thích.
+ Ngưu Chử. Tên 1 ngọn núi ở huyện Đương Đồ, tỉnh An Huy ngày nay.
Bộ Nguyên Hòa Quận Huyện Đồ Chí (元和郡縣圖志) của Lý Cát Phủ (758 - 814) viết:
~ Đương Đồ huyện. Đông nam chí Châu nhất bách cửu thập tam lý.
Bản Hán Đơn Dương huyện địa......
Ngưu Chử Sơn tại huyện Bắc tam thập ngũ lý, Sơn đột xuất giang trung, vị chi Ngưu Chử , tân độ xứ dã. Thủy hoàng nhị thập thất niên Đông tuần Cối Kê, đạo do Đơn Dương chí Tiền Đường tức tòng thử độ dã. - Tấn Tả vệ Tướng quân Tạ Thượng trấn ư thử.
         /  Nguyên Hòa Quận Huyện Đồ Chí. Qu. XXVIII. Giang Nam đạo 4. Tuyên châu  /.
~ Đương Đồ huyện. Cách (trị sở) Châu 193 dặm về phía Đông nam.
Vốn là huyện địa Đơn Dương thời Hán......
Núi Ngưu Chử ở mé bắc huyện 35 dặm, núi từ lòng sông nổi lên, gọi là Bãi Ngưu Chử, là [một] bến sông. Vào năm thứ 27, (Tần) Thủy hoàng, đi tuần đất Cối Kê ở mặt Đông, đường đi từ (huyện) Đơn Dương tới (huyện) Tiền Đường chính là đi từ Bến sông này. - Thời Tấn Tả vệ Tướng quân Tạ Thượng trấn thủ tại đây.
Bộ Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử (930 - 1007) thời Bắc Tống (960 - 1127) chép:
~ Ngưu Chử Sơn. Tại huyện Bắc tam thập ngũ lý, đột xuất giang trung, vị vi Ngưu Chử Cơ cổ tân độ xứ dã....
Dư Địa Chí vân:
~ Ngưu Chử Sơn thủ hữu nhân tiềm hành, vân thử xứ liên Động Đình, bàng thông vô để, kiến hữu kim ngưu trạng dị, nãi kinh quái nhi xuất. Ngưu Chử Sơn bắc vị chi Thái Thạch.
Án: Kim đối Thái Thạch độ khẩu, thượng hữu Tạ Tướng Quân Từ.
Hựu án: Giang Nguyên Ký vân:
~ Thương lữ vu thử thủ thạch chí Đô, thu tháo thạch chử, nhân danh Thái Thạch.
Hoài Nam Ký:
~ Ngô sơ Chu Du đồn Ngưu Chử. Tấn trấn tây tướng quân Tạ Thượng dịch trấn thử thành. Viên Hoằng thời ký vận thuyền bạc Ngưu Chử, Thượng thừa nguyệt phiếm giang, văn vận thuyền trung phúng vịnh, khiển vấn chi - tức Hoằng tụng kỳ tự tác Vịnh Sử thi. Vu thị, đại tương hoan thưởng.
     /  Thái Bình Hoàn Vũ Ký. Qu. CV. Giang Nam Tây đạo 3. Thái Bình châu. Trì châu  /.
~ Ngưu Chử Sơn. Ở mặt Bắc huyện 35 dặm, từ lòng sông nổi lên, gọi là Bãi Ngưu Chử, là bến sông cũ....
Sách Dư Địa Chí nói:
- Núi Ngưu Chử vào thuở đầu có người lặn dưới nước nói rằng chỗ này thông liền với Hồ Động Đình, chỗ thông ở 2 bên không đáy, thấy con bò vàng hình thù dị thường, kinh hoảng trồi lên. Phía Bắc núi Ngưu Chử được gọi là Thái Thạch.
Xét: Hiện nay núi đối diện bến Thái Thạch, ở trên bến có Miếu Tạ Tướng Quân.
Lại xét: Sách Giang Nguyên Ký nói:
- Thương buôn lấy đá tại đây chở tới Kinh, chở đá bãi sông, nhân đó đặt tên Thái Thạch.
Sách Hoài Nam Ký:
- Vào đầu triều Ngô, Chu Du đóng quân trấn ở Ngưu Chử. Thời Tấn, Trấn Tây tướng quân Tạ Thượng cũng trấn thủ thành này. Bấy giờ Viên Hoằng làm nghề chở hàng neo thuyền ở Ngưu Chử, Tạ Thượng nhân đêm trăng sáng dạo thuyền trên Sông, nghe thuyền chở hàng có tiếng ngâm thơ, sai người đến hỏi - thì ra là Viên Hoằng ngâm Bài thơ “Vịnh Sử” của tự mình sáng tác. Do đó, cùng nhau ngắm cảnh, nói chuyện rất vui vẻ.

Lưu Nghĩa Khánh (403 - 444) kể trong tập Thế Thuyết Tân Ngữ như sau:
~ Viên Hổ thiếu bần, thường vị nhân dung tái vận tô. Tạ Trấn Tây kinh thuyền hành - kỳ dạ thanh phong, nguyệt lãng, văn giang chử gian cô khách thuyền thượng hữu vịnh thi thanh, thậm hữu tình trí; sở tụng ngũ ngôn - hựu kỳ sở vị thường văn, thán mỹ bất năng dĩ! Tức khiển ủy khúc tấn vấn, nãi thị Viên tự vịnh kỳ sở tác Vịnh Sử thi. Nhân thử tương yêu, đại tương thưởng đắc.
                            /  Thế Thuyết Tân Ngữ. Văn học đệ tứ. 88  /.
~ Viên Hổ thuở trẻ nghèo, từng làm nghề chở mướn cho người. Trấn Tây (Tướng quân) họ Tạ đi thuyền qua đó - đêm đó 1 đêm trăng sáng gió mát, thì nghe trên thuyền buôn đậu  ở bến sông có tiếng ngâm thơ, thơ rất hay; bài thơ là một bài ngũ ngôn - lại là bài thơ mình chưa từng nghe bao giờ, khen mãi không thôi! Lập tức sai thuộc cấp đi hỏi, thì ra là Bài thơ Vịnh Sử của Viên Hổ tự sáng tác. Nhân đó mời (Viên Hổ) qua thuyền, cùng nhau ngắm trăng trò chuyện rất tương đắc.

Viên Hổ, chữ Hổ là tiểu tự (tên gọi trong nhà) của Viên Hoằng.
Phần Chú thích ghi dưới đoạn dẫn trên dẫn Sách Tục Tấn Dương Thu còn cho biết thêm  mấy chi tiết về câu chuyện, như:
- Viên Hổ là con Viên Húc, huyện lệnh huyện Lâm Nhữ.
- Đêm trăng ở bến Ngưu Chử tự thuật ở đoạn trên là một đêm trăng mùa Thu.
- Tạ Thượng và Viên Hổ nói chuyện suốt đêm cho tới sáng.
- Từ sau chuyện gặp Tạ Thượng này mà tiếng tăm Viên Hổ ngày càng nổi].

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire