samedi 14 juin 2014

Đánh Tổ Tôm/ Clip cách chơi Tổ tôm Phần 1 Quân bài / Thảo luận về đánh Chắn

 Theo Wikipedia định nghĩa

Tổ tôm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổ tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam). Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam cúc. Do Tổ tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử:
Làm trai biết đánh Tổ tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều
Cũng có tài liệu nói rằng Tổ tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật[1].
Đọc tiếp với link bên dưới
 http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_t%C3%B4m



Sau đây có phần thảo luận về đánh Chắn

Thảo luận:Tổ tôm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đoạn chép nguyên từ ngoài

nguồn : [1]
Chắn Học Đại Cương
Trước tiên nói về trò chơi này. Đầu tiên phải là một người ham mê và đã nghe, tìm hiểu thật sự về trò chơi này. bạn phải là người việt(kinh) thuần chủng. vì bộ môn này rất khó chỉ chơi phổ biến ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông  hồng. bạn phải có một chút vốn tiếng hán. chò chơi này hoàn toàn do ngươi việt(kinh) ta sáng tạo ra. không phải do du nhập từ tàu hay nhật bản. 
I. Giới thiệu chung : Trong các trò giải trí hiện nay thì chơi Phỏm đang thịnh hành nhất,chắc bạn đã có những cảm giác rất hồi hộp khi được chờ ù và vui sướng như thế nào khi ù được . Đánh chắn sướng hơn đánh phỏm nhiều vì hầu hết các ván, bạn đều có cảm giác chờ ù và khi xướng :”tám đỏ -lèo”….rõ ràng là sướng hơn nhiều so với ù trong đánh phỏm chỉ hô được mỗi tiếng ù. Trong cuộc sống đang có nhiều stress như hiện nay,để xả nó ngoài việc vào Thang long chửi bới , xem ảnh gái mạng, vào 2chip … thì đánh chắn cũng là một cách và nói chung là lành mạnh hơn những thứ kia (chỉ trừ khi nghiền quá và khát nước sát phạt nhau ). Bây giờ thì hãy bắt đầu khám phá những điều thú vị về môn “khoa học của những khoa học” này nhé.
Part 2.... hết cbn luoon! II. Nhận mặt các quân chắn : Bộ chắn bao gồm 100 cây được rút ra từ 120 cây của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 cây là nhất văn,nhất vạn, nhất sách, thang thang, ông cụ). Trong đó có 4 cây “chi chi” còn lại 94 cây, số cây còn lại này đều có một nguyên tắc để gọi và nhận mặt quân là tên quân bài được hợp thành từ phần số (từ 2 đến 9 , tiếng Khựa bẩn là nhị, tam, tứ, ngũ,lục, thất , bát, cửu) và phần chữ (bao gồm văn ,vạn, sách). Ví dụ : nhị vạn,tam văn … như vậy tổ hợp của những quân bài này sẽ có 8*3=24 quân. Mỗi quân bài này có 4 con giống nhau , như vậy tổng số quân bài là 24*4=96 quân thường và 4 quân chi chi. Chữ Khựa tên quân bài cũng được viết theo nguyên tắc trên, nó cũng bao gồm phần bên phải là phần số , phần bên trái là phần chữ . Như vậy để nhận mặt nhanh các quân bài thì trươc hết bạn nên nhận mặt các số trước từ nhị đến cửu . Những người mới chơi thường hay nhìn nhầm thất với cửu vì hai ký hiệu này thoáng nhìn có vẻ giống nhau (Hê hê cái này có thể coi là bài học tiếng tàu đầu tiên và cơ bản rồi – bạn biết thêm đựợc một ngoại ngữ nữa rồi đấy) sau đó bạn nhận mặt phần chữ bao gồm 3 chữ là văn , vạn, sách . để dễ nhận ra hàng chữ cứ nhớ câu dân gian các cụ “réo truyền” “Văn chéo, Vạn vuông, Sách loằng ngoằng”, nhìn vào phía trên bên trái, Văn có nghĩa là kí tự giống gạch chéo, Vạn tức là hình chữ điền, hình vuông, Sách là kí tự loằng ngoằng phức tạp nhưng rất dễ nhận ra). Bộ bài chắn chỉ có 20 cây đỏ, tức là 5 quân Chi chi, Cửu vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách. Còn lại là 80 cây đen. Khi đã nhận được mặt chữ rồi thì bạn cũng nên thử tìm hiểu xem các hình ứng với các chữ đấy xem thế nào khi đó bạn sẽ hiểu được tại sao trong dân gian người ta gọi là cửu vạn, bát sách … Tại sao một số đức ông sau khi bia rượu xong ròi cứ đòi “bát sách” . Hê hê cũng thú vị đấy chứ ! Bây giờ bạn sẽ tìm hiểu nguyên tắc ù là như thế nào. III. Chờ ù và ù nghĩa là gì : Để hiểu điều thú vị này thì trước tiên bạn phải hiểu thế nào là chắn, thế nào là cạ đã . - Chắn : là một đôi có 2 quân bài giống nhau hoàn toàn về cả chũ và số . ví dụ chắn tam vạn gồm hai quân tam vạn … - Cạ : là một đôi chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau ví dụ cạ : tam van với tam sách , tam vạn với tam văn.. - Ba đầu : gồm ba cây chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau ví dụ ba đầu : tam van +tam sách+ tam văn… Khi lên bài thì bạn nên xếp riêng chắn , cạ, ba đầu , những cây què để dễ hình dung thế bài của mình. Có hai kiểu ù là ù rộng và ù bạch thủ : - Ù rộng : Khi chơi bài mõi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây. Bài đang chờ ù rộng có nghĩa là trên tay bạn và cả ở dưới chiếu nữa (Khi ăn chẵn học cạ thì bạn phải hạ chắn hoặc cạ mình ăn xuống chiếu) đã có ít nhất 6 chắn, 3 cạ và một con què chính là con chờ ù . khi rút nọc con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn hoặc một cạ nữa thì có nghĩa là bạn ù. Ù đã có 6 chắn sẵn thì gọi là ù rộng - Ù bạch thủ : Bài đang chờ ù bạch thủ có nghĩa là bạn đã có ở trên tay và cả ở dưới chiếu nữa đúng 5 chắn, 4 cạ và một con què chính là con chờ ù . khi rút nọc, con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn.như vậy khi ù bạch thủ kể cả con ù ở nọc bạn có đúng 6 chắn và 4 cạ.
  • Như vậy có thể hiểu Ù thời điiểm đầu tiên bài của bạn và bài nọc hơp lại chỉ có chắn và cạ. Nói chung chỉ có đủ chắn và cạ thì mới “thăng” được - ngoài đời cũng thế mà …Hê hê . Nếu có đúng 6 chắn thì là ù bạch thủ, nhiều hơn 6 chắn là ù rộng.khi chờ bạch thủ ( còn gọi là chờ hẹp) nghiã là chờ thêm chắn nữa. còn chờ rộng thì chờ hoặc cạ hoặc chắn đều ù được.chờ hep thì bạn chỉ có tối đa 3 cơ hội ù còn chờ rộng thì bạn sẽ có tôí đa 11 cơ hội ù. thử nghĩ xem có đúng không.
Ban có thấy ù trong chơi phỏm và trong chơi chắn có nguyên tắc cũng “dưa dứa” đúng không ? Tuy nhiên khi ù chắn bạn có điều thú vị hơn là nó còn các cước sắc – hô sướng mồm hơn phỏm nhiều . Bây giờ thử ngâm cứu quả cước sứac trong chắn xem thế nào nhé
IV.Các cước sắc và cách tính điểm của cước sắc : 1.Xuông : 2điểm, : Ù rộng và ko có cước nào, còn gọi là ù nhạt. 2.Thông : 3điểm, 1dịch: Ván trước vừa ù, thì ván ù tiếp theo sẽ có cước thông. 3.Thiên ù : 3điểm, 1dịch: Người có cái là người có 20cây trên bài, nếu có đủ luôn chắn, cạ và ít nhất đáp ứng yêu cầu cơ bản thì ù luôn, gọi là Thiên ù. 4.Địa ù : 3điểm, 1dịch: Cây đầu tiên từ dưới nọc lật lên cho phép mình ù luôn, thì ù này là địa ù. 5.Chì : 3điểm, 1dịch: tất cả các trường hợp ù tại Cửa mình ( bên tay phải) thì gọi là Ù chì, tức là cây để ù hiện lên ở Cửa mình. Các cước trên là những cước trời cho- may mắn thì được và không cần gò bài còn những cước sau đây thì phải tính toán để gò bài (gò bài ở đây là chọn quân ăn và chờ ù). 6.Tôm : 4diểm, 1dịch: trên bài có Thất Văn, Tam sách, Tam vạn. Nếu có 3 chắn này thì tức là có đôi Tôm. 7.Lèo : 5điểm, 2dịch: trên bài có Chi chi, Cửu vạn, Bát sách. Nếu có 3 đôi này thì tức là có đôi Lèo. 8.Bạch định : 6điểm, 3dịch: Trên bài ko có 1 cây đỏ nào, toàn cây đen. 9.Tám đỏ : 7điểm, 4dịch: Trên bài có 8 cây màu đỏ, 12 cây đen. 10.Kính tứ Chi : tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo: 11điểm, 8dịch: Trên bài có 4 con Chi Chi, còn lại là toàn cây đen. 11.Thập thành : tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo : 11điểm, 8dịch: Bài ù toàn Chắn, kô có 1 cạ nào. 12.Có thiên khai : 3điểm, 1dịch : Trên bài có sẵn 4 cây giống hệt nhau. 13.Có ăn bòn : 3điểm, 1dịch: Trên bài có sẵn 1 chắn nào đó, ví dụ có chắn Tam vạn, nếu ăn được thêm 2 cây Tam vạn nữa để có 2 chắn Tam vạn để dưới chiếu thì gọi là có ăn bòn. Nếu ăn bòn để ù thì phải Hô là Ù bòn. Nếu ăn bòn xong mà chưa ù, thì sau này, khi u` rồi, thì nhớ hô thêm cước có ăn bòn để thêm điểm. 14.Có Chiếu : 3điểm, 1dịch: trên bài có 3 cây giống y hệt nhau, nếu ai đánh ra hoặc nếu từ lọc lật lên 1 cây y hệt 3 cây này thì có thể chíu nếu thích, và phải hạ cả 3 cây trên bài xuống để tạo với cây vừa ăn được thành 1 cột 4 cây(2 chắn) . Nếu chíu rồi ù ngay (bất kể là cây bị chíu được đánh ra hay dược lật từ nọc) thì phải hô là chíu ù, nếu chíu xong mà chưa ù thì sau này khi ù rồi nhớ phải hô là có chíu để thêm điểm. Nhớ là sau khi chíu xong thì phải Trả Cửa, tức là mình lấy về cây chíu được từ chỗ nào, thì phải trả lại (đánh ra) 1 cây vào vị trí đó; trừ trường hợp cây chíu được là cây mà người ở Cửa trên (ngồi bên trái mình) đánh xuống vị trí Cửa trên của mình(**), sau khi chíu xong thì không cần Trả cửa mà có thể đánh như binh thường 1 cây nào đó xuống Cửa mình. 15.Bạch thủ : 4điểm, Nếu tính cả trên bài và dưới chiếu có 5 chắn và 4 cạ, thì coi như là đang đợi ù bạch thủ con lẻ còn lại. Từ lọc lật lên con nào y hệt con lẻ này thì mình sẽ được ù. Riêng bạch thủ ù chi được 5 điểm 16. Gà Những cước sau là có thêm Gà, tức là sẽ được cộng thêm 5 điểm: Chì bạch thủ, Bạch thủ ù bòn. Bị chê là “gà” nhưng cứ thỉnh thoàng lại có gà la lại ấm rồi Cách tính điểm :
  • Nếu là ù bạch thủ = điểm ù bạch thủ+dịch của các cước còn lại+gà(nếu có)
Ví dụ : bạch thủ ù chi tám đỏ hai lèo có chiếu =bạch thủ ù chi 5+tám đỏ 5+hailèo*2 +chiếu 1 =15 điểm
  • Nếu là ù rộng = Điểm của cước to nhất + dịch của các cước còn lại + gà (nếu có)
Ví dụ : chì tám đỏ lèo có tôm có chiếu =tám đỏ 7+lèo 2+tôm 1+chiếu 1+chì 1=12 điểm Tùy theo từng nơi còn có thêm một số cước nữa và cách tính điểm của từng cước cũng khác nhau, nhưng phổ biến giang hồ nhất là những Cước và cách tính điểm như trên .
V.Một số lưu ý : 1- Nếu đợi ù con Chi Chi, chỉ được phép đợi ù bạch thủ, nếu đã có 6 chắn trở lên thì được phép ăn Chi chi để tạo thành Chắn Chi, rồi tính toán để đợi ù con khác. 2- Khi ù ba đầu thì không được hô bạch thủ, ví dụ Nếu trên bài có 5 chắn, 3 cạ, và 3 đầu:Tam sách, Tam Vạn, Tam Văn, thì gọi là Ba đầu Tam; nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam bất kỳ nào, thì sẽ đựơc ù, nhưng ko được phép hô là ù bạch thủ. 3- Không được ăn cạ đổi chờ : ví dụ : trên bài đang đợi ù bạch thủ con Tam Sách, và có 1 cạ Nhị vạn Nhị văn, nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam Vạn thì tức là chưa ù được, nhưng mình sẽ không được phép ăn con Tam Vạn này (để thành Cạ Tam sách, Tam Vạn) rồi đánh ra 1 trong 2 con Nhị để đợi ù con Nhị. 4- Nếu đã khhông ăn cạ hoặc chắn ở cửa trên thì cũng không được ăn cạ hoặc chắn ở cửa chì 5- Nếu người bên tay trái đánh 1 cây ra Cửa trên, hoặc lật lọc vào Cửa trên hay Cửa chì mà bị người khác Chiếu, cây Trả cửa được phép ăn, không được phép ù, dĩ nhiên là trừ trường hợp Chíu ù. Nếu mình đánh ra hoặc Trả cửa vào Cửa mình mà bị người khác Chíu thì dĩ nhiên là cây Trả của người đó không được ăn, chỉ được phép Chíu ù. Nếu gặp trường hợp mình Trả cửa vào Cửa trên, và cây này bị người khác Chíu, thì cây Trả cửa của người đó mình vẫn có thể ăn được. 6- Được phép đánh ra 1 cây y hệt cây Trả cửa của người khác vào Cửa mình (cái cây Trả cửa này trước đó mình kô được phép ăn theo . Ngoài ra thì không được phép đánh ra 1 cây giống y hệt 1 cây bất kỳ ở Cửa trên, Cửa mình, hay Chắn, Cạ của mình ở dưới chiếu. 7- Nếu chơi chéo cánh, không được phép chíu ù cây mà người chéo cánh mình đánh ra. 8- Nếu chơi chéo cánh, người chéo cánh mình bị báo thì mình ù không được tiền, nhưng ván sau nếu ù thì vẫn được hô thêm cước thông. 9- Nếu mình bị ù báo, ván sau cho dù có ù thì cũng không được hô thêm cước thông. 10- Những trường hợp ù mà không bị mất tiền, kô được thu tiền là do bị lỗi Treo Tranh thường, lỗi Trái vỉ, ván ngay sau có ù thì cũng không được hô thêm cước thông, trừ trường hợp như chú í 10 nêu trên. 11- Không được ăn cạ rồi lại đánh đi một cạ trên bài mình cũng như nếu đã đánh đi một cạ rồi thì chỉ được ăn chắn.
• Lưu ý khi ăn và xếp bài xuống chiếu: 12- Trái bỉ : Khi ăn 1 cây nào đó để tạo thành 1 Cạ để dưới chiếu, cây bị ăn phải đặt ở dưới, tức là cây rút từ bài ra phải đặt lên trên. Làm như thế để thiên hạ có thể phỏng đoán bài. Nếu vi phạm thì gọi là bị lỗi Trái bỉ. 13- Treo Tranh : Khi ăn 1 cây nào đó để tạo thành 1 Cạ để dưới chiếu, ví dụ như trên bài có cây Nhị Văn, ta ăn cây Nhị vạn để tạo thành Cạ Nhị vạn Nhị văn, phải để ‎ í xem trên bài có Chắn nhị vạn không. Nếu có phải hạ cây Nhị vạn trên bài xuống chiếu để tạo thành Chắn nhị vạn đặt dưới chiếu, còn trên bài thì ta đã có Cạ nhị vạn nhị văn. Nếu có chắn này mà kô phát hiện ra, thì mình sẽ bị mắc lỗi Treo Tranh. Ở những nơi nghiêm khắc, hạ tịch bất hồi, vi phạm lỗi là phải để nguyên, ai phát hiện ra thì nói, ko thì thôi. Còn thông thường thì sau 1 vòng mới bắt lỗi, tức là ta có thể thay đổi, trong ví dụ trên: giả sử nhầm lẫn hạ con Nhị văn xuống, ta có thể thay đổi ngay, hạ con Nhị vạn trên bài xuống, cầm con Nhị văn lên. Để tránh trường hợp này, thông thường khi ăn để tạo Cạ, người ta thường úp cây từ trên bài xuống rồi đánh đi cây khác cho nhanh ván bài, rồi kiểm tra xem trên bài minh có chắn nào trùng với cây vừa ăn không. Một lỗi Treo Tranh nghiêm trọng là nếu mình Chíu mà lại không hạ cả 3 cây xuống, thường là do mình quên mà ra, tức là sẽ dẫn đến việc không Trả cửa, nếu may mắn rơi vào trường hợp (**) thì sẽ chỉ bị lỗi Treo Tranh thường, ván sau có ù thì kô được hô thông, còn không thì sẽ bị nặng hơn là Bị báo.
VI. Chia bài và bắt cái : Sau khi ù thì ván bài đó kết thúc và chuyển chơi ván tiếp theo ,người thắng và người đối diện người thắng sẽ không phải chia bài, 2 người còn lại đều phải chia, mỗi người chia đều 5 phần rồi 2 bên ném bài hợp lại nhau theo kiểu gì cũng được, số cây lẻ ra sau khi chia hợp lại bằng 5 tức là chia đủ .Chia đúng tức là bài nọc co 24 cây con bốn phần con lại mõi phần 19 cây . Người bắt cái phải kiêm tra nọc trước khi bắt cái và thông báo nọc thũa thiếu đẻ cac nhà biết . sau khi xếp bài xong, phải kiểm tra xem mình có thừa thiếu hay không, Sau vòng đầu tiên mới phát hiện mình bị thừa, thiếu thì ngồi im… không được ù, dĩ nhiên là cũng kô bị báo, bị đền, ngồi mà đì nhà dưới cánh, hehe… Người làm cái phải vứt 5 cây kia vào 1 trong 5 bài vừa chia, vứt vào bài nào cũng được, bài đó sẽ được gọi là nọc, sau đó chọn ra 1 cây bất kì trong Lọc để ném ngửa vào 1 bài bất kì trong 4 bài còn lại, cây này sau khi ngửa ra thì làng sẽ biết được nó có thứ tự thế nào, và dựa vào đó mà phân cái theo chiều ngược kim đồng hồ, nhất là Chi, nhị là người bên phải, tam là người trước mặt, tứ là người bên trái, ngũ lại là nhất, lục lại là người bên phải…có thể lấy bài theo nguyên tắc : chi,ngũ,cửu: nhất – nhị,lục: tiến – tam, thất: đối - tứ, bát : lùi . Mọi người nhặt bài theo chiều ngược kim đồng hồ, xếp bài, rồi bắt đầu chơi. những cước quên kô hô sẽ kô được tính điểm; hô sai, hô thừa cước thì bị báo(*), bị phạt bằng đúng số điểm hô sai, hô thừa; còn ù phá bạc tức là chưa ù mà đã hô láo(vô tình hoặc cố í) thì sẽ bị phạt nặng bằng 8 đỏ, hay như thế nào thì tùy thuộc vào từng khu.
Trên đây là tổng kết khá đày đủ về một môn khoa học giải trí có rất nhiều “ thống khoái” là chắn học. biết chơi chắn là có thể được ngồi “chiếu trên” hầu các cụ rồi. Hy vọng vài lòng trên đây có thể giúp ích cho những ai quan tâm đến môn “đan quạt” thú vị này. Hết.

Phần thêm của thành viên Nhâm Tỵ

Góp thêm một lời bàn về cách lối chơi tổ tôm ở vùng thượng du Bắc bộ Tổ tôm là 1 loại bài lá có từ rất lâu đời và thường được giới trung lưu,thượng lưu trong thời phong kiến rất ưa chuộng và đề cao.Tỷ dụ học tự làm vè kể như:
Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà mạn hảo,xem Nôm Thúy Kiều
Làm trai mà không biết đánh tổ tôm
Uống trà búp ổi,xem lồn trẻ con
 Trong khi chơi tổ tôm,những người có hcoj,hay chữ còn thả thơ,lẩy Kiều...khi đánh 1 quân bài.Tỷ như khi đánh quân Ngũ sách(có vẽ hình 1 chiếc thuyền buồm )thì đọc
Thuyền tình vừa ghé tới nơi
Thì đà trâm gẫy,bình rơi mất rồi
Hay khi đánh quân bài Nhị vạn(có vẽ hình 1 cành đào)thì đọc:
Dấn thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung
.........
Người chơi còn tâ m đắc kể cho nhau nghe giai thoại về Cao Bá Quát đánh tổ tôm với vua như sau:
Chuyện kể rằng vì mến tài văn chương của Thánh Quát nên vua Tự Đức hay cho gọi Quát vào cung hầu tổ tôm,nói chuyện văn thơ.Một bữa,khi quân chi chi vừa dậy;vua vỗ đùi hô to:"-Chi nẩy!".Các quan trong hội tổ tôm đều kinh hãi nhận ra vua hô nhầm.(Theo luật tổ tôm :-Ù chi nẩy chỉ xảy ra khi duy nhất bài chỉ chờ đúng 1 tiếng chi chi thôi.Nhưng lần này,bài của vua còn chờ cả tiếng Ngũ sách nữa.Đúng ra,vua chỉ được hô :-"Có lèo" thôi).Mọi người biết vậy nhưng không ai dám bắt lỗivua.Duy chỉ có Cao Bá Quát vốn tính khảng khái quyết chỉ ra lỗi bắt vua phải:"Chèo đò"là lỗi ù nhỏ hô to(Một lỗi nặng trong luật tổ tôm là bị xóa hết điểm đã được từ đầu hội và cả ván ù tiếp theo nữa mới được trả đò.Ví như lỗi thẻ đỏ trong bóng đá).Tât nhiên,trước sự bình đẳng trong bài bạc,vua phải chấp hành nhưng trong bụng không vui
Ít lâu sau,Quát làm chủ khảo bị phạm trường quy tại QƯuy Nhơn:đã để cho 1 thí sinh giỏi nhưng bài bị phạm húy được ưu ái chấm đỗ.Lỗi ấy lẽ ra chỉ bị tội đồ(nọc ra đánh rồi đày đi biệt xứ).Nhưng Cao Bá Quát bị tống ngục rồi xử trảm.Ngồi trong ngục,quát dò lại nguyên nhân chính dẫn đến mình bị tăng án quá nặng là bài tổ tôm ngày nào hầu vua và ghi lại như sau:
Vạn tam đáo cửu,song lục thất
Sách bát hoàn tam ngũ chí không
Văn tam tứ tứ dư lục thất
Độc cụ vô thang,khởi binh đao
Trừ 3 từ cuối là nguyên nhân vau chém chết mình còn cả abfi thơ là bài tổ tôm cuả vua hôm đó:
Hàng vạn có từ tam vạn đến cửu vạn ,trong đó có 2 quân lục vạn và thất vạn
Hàng sách có từ bát sách đén tam sách nhưng không có ngũ sách,
Hàng văn có tam văn,2 quân tứ văn và thừa ra lục thất văn
Hàng yêu có 1 quân ông cụ,không có thang thang
 Thế chẳng phải là tổ tôm quá độc đoán và phong kiến sao?Các thông tin trên tôi sưu tầm khi tôi còn tại ngũ đóng quân ở tỉnh Tuyên Quang những năm kháng chiến.Ngày lễ Tết không được về quê và phải trực tại đơn  vị,thời gian rảnh chúng tôi dạy nhau đánh tổ tôm tiêu khiển.Nhằm gây hứng thú cho tôi học luật,thủ trưởng bèn kể những cái hay,cái thú của tổ tôm.Nó rất thú vị và chặt chẽ kể như các vị quan tâm xem luật cuả nó sau đây:
II-Giới thiệu quân bài tổ tôm
Một cỗ quân bài tổ tôm gồm có 120 quân bài.Nhưng thực ra chỉ gồm 30 loại vì mỗi loại có 4 quân bài giống nhau.Các quân bài được ghi tên bằng chữ Hán,viết cách điệu theo lối thảo(Cách viết thêm râu,thêm nét trông như rễ búi cỏ).Tên 1 quân bài được cấu thành bởi 2 chữ ghép lại:gồm hoa và số.
+Trước hết nói về hoa:gồm có 3 hoa là Văn -vạn,sách
+Về số gồm 9 số từ nhất,nhị,tam....đến cửu.
Hai thành tố trên ghép lại thành 27 loại quân bài từ nhất văn,nhị văn,tam văn.......đến bát sách,cửu sách.
-Ngoài ra còn có 3 loại quân bài đặc biết gọi là yêu:Đó là: Thang thang:có hình vẽ người đàn bà cho con bú-Ông cụ :có hình người già chống gậy-Chi chi:có hình người cầm 2 quả chùy.
III-Các khái niệm
1-Phu:là 1 bộ quân bài thường tập hợp từ 3 quân bài trở lên được sắp xếp theo 3 quy tắc sau đây:
1.2-Phu dọc:gồm các quân bài cùng hoa nhưng cso số liên tiếp.Ví dụ như:
+Nhất sách,nhị sách,tam sách.... +Tứ văn,ngũ văn,lục văn,thất văn...
+Ngũ vạn,lục vạn,thất vạn,bát vạn,cửu vạn..
1.2-Phu ngang(còn gọi alà phu bí):Gồm các quân bài cùng số nhưng khác hoa.VD:
+Nhị văn,nhị vạn,nhị sách
+Tứ văn,tứ vạn,tứ vạn,tứ sách..
+Lục văn,lục vạn,lục sách,lục sách...
1.3:Các quân yêu cũng là phu
2-Khàn:Gồm 3 quân bài cùng loại nhận được khi chia bài
3-Thiên khai:gồm 4 quân bài cùng loại được khi chia bài
4-Lưng:là phu đặc biệt được quy định như sau:
4.1-Có đủ 3 hoa nhưng tổng số hàng văn cao hơn so với số cuả hàng vạn sách bằng 10
+Cửu văn,nhất vạn,nhất sách
+Bát văn,nhị vạn,nhị sách
+Thất văn tam vạn,tam sách(còn được gọi là tôm)
4.2-Nhất nhị tam văn
4.3-Cửu vạn,bát sách,chi chi(còn được gọi là lèo)
4.4-Cửu sách,thang thang,ông lão
4.5-Cửu sách,cửu vạn,thang thang
4.6-Khàn
4.7-Thiên khai
5.Cạ:Là 1 bộ thiếu 1 quân nữa mới thành phu(Quân thiếu ấy gọi là chờ).Tỷ dụ như:
-Nhất sách,tam sách(chờ nhị sách)
-Tứ vạn,lục vạn,thất vạn(chờ ngũ vạn)
-Cửu sách,thang thang(chờ cửu vạn,hoặc chờ ông cụ)
-Ngũ văn,lục văn,bát văn,cửu văn(chờ thất văn-Trường hợp chờ thành phu dọc 5 quân tương tự như thế này gọi là chờ xuyên 5 gian)
-Thất sách,thất sách(trường hợp chờ phỗng tương tự như thế này hoặc chờ 1 quân bài cuối cùng gọi là bạch thủ)
6.Bài chờ:là bài có toàn bộ các quân đã vào phu gần hết chỉ còn 1 cạ cuối cùng để hoàn thành và có đủ 3 lưng
7.Bài thành:là bài có toàn bộ các quân bài đã vào phu và có đủ 3 lưng chỉ còm chờ quân sắp ra nằm trong các phu(gọi là chạm thành)
8.Bài ù:là bài hội của 2 điều kiện cần và đủ sau đây:
8.1-Điều kiện cần:Toàn bộ các quân bài đã vào phu và cso từ 3 lưng trở lên
8.2-Điều kiện đủ:Quân bài vừa lên thì bài thành hoặc chạm thành như đã nói ở mục 6.7
9.Tôm:Như đã nói ở tiết 4.1
10.Lèo:Như đã nói ở tiết 4.3
11.Thông:là ván ù liên tiếp từ lần thứ 2 trở đi
12.Thập điều(còn gọi là thập hồng):Bài ù chỉ có 10 quân đỏ
13.Bạch định-Bài ù chỉ toàn quân trắng
14.Kính cụ-Bài ù chỉ có quân ông cụ là đỏ còn lại lqf quân trắng
15-Kính tứ cố:Bài ù chỉ có 4 quân ông cụ là đỏ còn lại là quân trắng
16.Chi nẩy:Bài ù khi chi chi ở nọc mới lên .Thêm điều kiện bài chỉ chờ 1 tiếng như đã nói ở mục Nhập môn
IV-CÁC QUY TẮC KHI CHƠI BÀI
1,Số người chơi
Một hội tổ tôm nhất thiết phải có 5 người chơi.Nếu thiếu sẽ không thành.Trường hợp bất đắc dĩ chỉ có 4 người chơi thì chỉ chơi tạm(gọi là bí tứ).Khi đó phải bỏ 1 phần bài sẽ mất hay.
2.Chia bài
Vào hội,mọi người tôn trọng người cao tuổi nhất trong hội được mời rút 2 quân bài để tính tổng rồi chia đồng dư 10 nhằm chọn người chia bài(Tỷ dụ cụ rút được quân thất vạn và quân ngũ văn thì có tổng 12 chia 10 dư 2;sẽ đếm từ tay phải cụ (vì chơi tổ tôm theo thứ tự vòng tròn đến người thứ 2 sẽ được chia bài)
Bài được chia thành 6 phần theo vòng tròn và được úp sấp.Chia xong,người chia bốc 1 phần bất kỳ,rút ra 2 quân để tính phần bài cho mỗi người theo thứ tự.Sau đó phần bài đso được úp lên đia nọc.
3.Xếp bài trên tay
 Tùy cách xếp cho tiện việc đánh và theo dõi(thường xếp theo hình nan quạt.Quân yêu được xếp thụt xuống tâm,2 quân giống nhau chồng và rút cao hơn cho dễ nhìn để "phỗng".Các quân đã và sắp thành phu xếp cạnh nhau)nhnưg nhất thiết phải tuân theo quy tắc sau:
3.1-Khàn phải úp sấp xuống chiếu cho đến khi có quân thứ 4 ra mới dậy khàn.Trường hợp tính thấy lợi khi khàn kéo theo được 2 phu thì được để trên tay ,nhưng phải hô:"Có 1 khàn bất thực"và xin cho 1 chiếc chén úp sấp trước mặt để đánh dấu.Nếu có quân trong khàn ra phải hô:"Dậy khàn"và lật ngửa chén.Khi ù phải hô:"Bất thực 3 con(quân gì) ăn cả(nếu đã đánh đi thì hô:"Ăn 2 đánh 1"trả chén làng!".Nếu không sẽ bị phạt lỗi thiếu quân"Khê khàn"
3.2-Thiên khai:Phải úp sấp xuống chiếu nhưng khi thấy có người bắt đầu đánh quân bài đầu tiên sẽ hô"Thiên khai 4 quân(gì)đồng thời lật ngửa quân bài dưới chiếu lên
3.3-Khi ăn quân cso cùng loại thì phải hạ quân bài trên tay xuống chiếu kẻo phạm lỗi:"Treo tranh trái bỉ"
4.Xếp bàidưới chiếu
-Khi mới bắt đầu chơi,phần chiếu trước mặt gồm có các khàn,thiên khai(nếu có như đã nói ở trên).Có thể úp các quân yêu xuống nếu thấy nhớ được.
-Khi ăn quân phải hạ các quân trên tay xuống theo phu.Trường hợp có quân trùng với quân được ăn phải xếp lên trên hoặc xuống dưới cùng kẻo phạm lỗi"Kẹp cổ"
5.Đánh bài
-Trươc khi đánh bài ,việc dầu tiên phải làm đó:"-Tiền điểm binh,hậu điểm bối"có nghĩa alf đếm số quân bài xem có đủ 20 quân không(kẻo khi ù thừa hoặc thiếu quân sẽ bị phạt rất nặng)rôi mới đánh.
-Khi sắp ù phải xem có quân nào dư (bất thành phu)không ?Đã có đủ 3 lưng chưa?để tránh lỗi chèo đò
-Đánh quân bài nào thấy có lợi(quân bài dư hoặc tính người dưới cửa không ăn được hoặc người khác không ù được....)cho người liền kề bên tay phải.
-Khi quân bài của người bên trái đánh cho nếu không ăn được thì hô:"-Xin 1 quân" để người phụ trách nọc rút cho quân khác.Nếu ăn được quân mới có quyền đánh còn không thì sẽ mất lượt.
6.Trường hợp ưu tiên(cướp cái)
6.1-Phỗng:Khi thấy quân bài trùng với 2 quân bài trên tay phải hô:"Phỗng"và được ăn không theo cửa.Nếu trùng với khàn bất thực,phải hô:"-Phỗng tái kiến,trả chén làng"đồng thời hạ quân trên tay .ăn quân và lật ngửa chén.
6.2-Dậy khàn:Khi thấy quân bài thứ tư trùng với 3 quân bài đang úp khàn của mình phải hô:"Dậy khàn" đồng thời lật ngửa các quân bài úp khàn dưới chiếu lên kẻo mắc lỗi khê khàn
6..3-Ù:Khi thấy quân bài vừa ra bất cứ là do ngùi khác đánh hay là bốc dưới nọc lên ở cửa nào mà thỏa mãn điều kiện ở tiểu mục 8 thì phải hô:"Ù" và hạ bài
7.Quy tắc hô ù
7.1-Chỉ được hô "Ù"khi các quân bài đều hạ hết xuống chiếu và đồng thời các quân khàn úp dưới chiếu đã được ngửa lật lên hết.(tránh bị lỗi thiếu quân).Khi bài ở tình trạng 6.3.thì chỉ được hô"-Xin làng cho xem quân....hoặc"Nhờ"
7.2-Bài ù kèm theo cước sắc cũng hô kèm
+Thông:có ván trước
+Có tôm,có lèo
+Bạch thủ(quân gì);xuyên 5 gian;thập hồng;bạch định...
+Kính cụ và tính tứ cố thì vừa hô vừa đưa 2 tay quân ộng cụ ra giữa chiếu cho cả hội xem
+Chi nẩy vừa hô vừa vỗ đùi
V-NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ
Phong tục mỗi nơi có kiêng kỵ khác nhau,nhưng tôi thấy ở 2 địa phương Phú Thọ và Tuyên Quang có mấy điều kiêng kỵ giống nhau sau đây
1.Hội tổ tôm trong đám cưới
Gia chủ sẽ rất vui khi đầu hội có ù "Thập điều" vì cho là điềm may mắn chođôi trẻ.Nhưng rất kiêng ù "Bạch định",nếu bạn thấy bài như téế phải đánh xén phu đi để ăn quân đỏ hoặc bỏ ù
2.Hội tổ tôm trong đám tang
Kiêng ù"Kính tứ cố" và "Kính cụ".Nếu gặp phảỉ xử lý như kiêng ù "Bạch định"nói ở mục 1 trên đây
VI-KIỂM TRA VÁN BÀI
Tuân theo nguyên tắc"Tả hữu biên hành sự"Nghĩa là khi cso người ù thì trách nhiệm kiểm tả và chia bài ván sau là của 2 người ngồi 2 bên người vừa ù.Nội dung kiểm tra theo các tiêu chí sau:
1-Kiểm số quân :Đếm lại xem bài có thừa hoặc thiếu quân không(Đề phòng người chơi vô tình hay cố ý nhầm lẫn thừa hay thiếu bài.Nếu thiếu bị phạm lỗi"Cheò đò"
2.Điều kiện cần và đủ để ù
-Có quân bài nào bất thành phu không?
-Đủ số lưng theo quy định không?
3.Có bỏ ù không
-Soát lại các quân bài mới ra gần đây có đủ điều kiện để ù không(Nhất là trường hợp bài chạm thành)
4,Kiểm tả quy tắc hô:
+Hô đã đúng lúc chưa?(Khi hạ hết bài xuống chiếu,lật hết các quân khàn,lấy quân chạm thành về....)
+Hô đúng cách chưa?Đã trả chén bất thực ,ăn mấy con?đánh mấy con trong khàn hoặc bất thực thiên khai?
+Hô đúng cước sắc không?(tránh ù nhỏ hô to)
VII-PHẠM LỖI
1.Chèo đò>là lỗi nặng nhất (Như thẻ đỏ)phải hủy bỏ toàn bộđiểm đã giành được từ đầu hội và ván đang ù.Ngoài ra ván ù tiếp theo cũng không được tính điểm(gọi là trả đò);không được tính là ván ù thông.Hình phạt bổ sung còn vẽ thêm 1 hình con thuyền cạnh tên người phạm lỗi để cảnh cáo(chỉ đến khi trả được đò mới xóa).Các vi phạm sau đậy sẽ bị phạt lỗi "Chèo đò"
-Thừa thiếu quân như đã nói ở tiết 1,6
-Bất thành phu,thiếu lưng
-Ù nhỏ,hô to
2-Đeo kính:là lỗi kỹ thuật nhỏ,không được tính điểm ván thắng hiện tại và không được hô thông ở ván ù tiếp theo.Bị vẽ hình 1 cái kính bên cạnh tên người phạm lỗi để nhắc nhở lần sau nhìn cho rõ.Lỗi này áp dụng cho các vi pahmj sau:
-Treo tranh trái bỉ như đã nói ở tiết 3.3
-Kẹp cổ như đã nói ở mục 4
-Bỏ ù như đã nói ở tiết 6.3
VIII-TÍNH ĐIỂM VÁN THẮNG
Người có bài ù được coi là người thắng duy nhất trong ván bài và được tính điểm theo nhiều cách tùy mỗi nơi mỗi khác.Ví dụ như suông 2 dịch 1;suông 4 dịch 2....
Cách ghi điểm cũng có thể do thư ký cuộc chơi chép vào giấy hoặc có thể dùng đũa ,hạt ngô,hạt lạc.....để nhớ điểm đều được.Thông thường quy định điểm thắng như sau:
8.1-Ù suông(hay còn gọi là ù thường)không có cước sắc gì :2 điểm
8.2-Ù thông:có ván trước+1
8.3-Có tôm+1
8.4-Bạch thủ+1
8.5-Xuyên 5 gian+1
8.6-Có lèo+2
8.7-Thập điều(Thập hồng)+3
8.8-Kính cụ+6
8.9-Bạch định+8
9.10-Kính tứ cố:+10
Điểm 1 hội theo quy tắc suông 2 dịch 1 cso tổng điểm bằng 25
Nếu theo quy tắc suông 4 dịch 2 thì tổng điểm là 50
Khi thấy trong tổng đạt >24 hoặc 48 thì tuyên bố kết thúc hội.Kiểm số điểm trong hội,ai là người có số điểm cao nhất là người thắng

1 commentaire:

  1. Cách chơi tổ tôm này khá giồng với luật chơi chắn online tại https://chanvanvan.com/dien-dan-choi-chan/luat-choi-chan-van-van.18/ song miêu tả rất chi tiết và cụ thể, cảm ơn bạn !

    RépondreSupprimer