mardi 24 juin 2014

Bài tham gia cuộc “thi” dịch văn xuôi ra thơ Đường luật (phần 4) .


Hôm nay nhà cháu lại tiếp tục đọc thơ của các bác gửi tới.
21. Sau khi đọc các lời bình và ngâm cứu lại, bác Nguyễn Tâm Thiện viết thêm bài:
Yên Trung lặng lẽ chốn cao san
Chỉ tiếng chim gù vọng chứa chan
Óng ánh lòng hồ trăng vãi
Ì ầm ĐỈNH núi suối tuôn tràn
Ngàn thông sừng sững xua mây toả
Lũ cá lao xao hất sóng lan
Một bước lạc vào tiên cảnh thực
Biết đâu phú quý với cơ hàn ???
Lần này thì bác Thiện không sai luật nữa (bài trước có sai 1 chữ).
Không hiểu sao bác í lại viết hoa chữ ĐỈNH, chắc có ý gì nên nhà cháu cứ để nguyên vậy. Nhưng nhà cháu thắc mắc sao suối lại ở đỉnh núi? Lưng núi thì đúng chứ. :)
Câu 1 phong yêu (trung/san)
câu 3 phong yêu (ánh/ứ) và chánh nữu (óng/ánh/ứ)
câu 4 phong yêu (ầm/tràn) và chánh nữu (ì/ầm/tràn)
câu 6 hạc tất (xao/lan)
Câu 7 chánh nữu (một/lạc/thực)
Hai cặp đối chỉnh, tuy nhiên nhà cháu có cảm giác như là bác ép chữ, đọc lên không tự nhiên. Chữ “ứ “không được hay, chữ “xua” không chuẩn.

22. Bác Xuân Độ có 2 bài, bài này do bác Tô Oanh đưa vào:
Phóng mắt nhìn quanh khắp mặt hồ
Một vùng non nước cảnh nên thơ
Đôi gò bồng đảo thiên nhiên tạo
Mấy lão Ngư ông đuổi sóng
Tiếng suối lưng đèo nghe rắc
Trông đàn vịt lội đẹp như mơ
Khen ai khéo chọn nơi này nhỉ
Đệ nhất sơn nam để dựng chùa.
Câu 1 chánh nữu.
Câu 2 có ba chữ có chữ cùng chữ cái đầu (chánh nữu).
Câu 4 hạc tất.
Câu 5 phong yêu (suối/rắc) và chánh nữu (suối/rí/rắc)
Câu 3, 6, 7 có 3 thanh không nhưng nhà cháu thấy không cần bàn (với các thanh trắc thì khác), đó là ý riêng của nhà cháu thôi.
Cặp đối 1 chưa chỉnh, cặp 2 không có đối.
23. Bài thứ 2 của Bác Xuân Độ
Mặt nước lưng đèo dậy sóng xô
Non xanh núi biếc trải quanh hồ
Đôi gò bồng đảo ngàn thông mọc
Cá lượn ngang đồi thoáng nhấp nhô
Trăng sáng in hình cây lấp ló
Sao trời tỏa bóng cảnh nên thơ
Lắng nghe chim hót, le bơi lội
Lữ khách say tình dáng ngẩn ngơ.
Bác Độ làm thơ chắc luật. Hai bài của bác đọc lên nghe qua thì thấy bình thường, không khó đọc (khổ độc). Nhưng đã gọi là cởi mở lòng với các bác thì nhà cháu cứ mạnh dạn nêu ý kiến ạ.
Câu 2 và 7 đều có 3 chữ thanh không (không dấu). Như nhà cháu đã nói, lỗi này có thể bỏ qua trong trường hợp cụ thể nào đó không có ảnh hưởng mấy. Nhưng đến câu 6 có 3 chữ không dấu thì nghe lại không hay, chữ “nên thơ” nếu có 1 thanh huyền và 1 thanh không nghe hay hơn.
Câu 7 nếu bỏ qua lỗi ba chữ không dấu thì vẫn lỗi chánh nữu vì 3 chữ có chữ cái “l” đầu.
Hai cặp đối của bác chưa chỉnh
24. Thơ bác Hoàng Sử Kỷ Cương:
Trầm mình phẳng lặng giữa miên man,
Nước biếc, non xanh quyện mây ngàn.
Róc rách khe lùa dòng suối mát,
Vi vu gió thoảng ánh trăng vàng.
Kình ngư mấy chú, hồ in bóng,
Bồng đảo đôi gò, thông hát vang.
Lãng khách quên sầu say túy lúy,
Thiên đường tuyệt cảnh chốn nhân gian.
Bác Cương không cần dùng đến luật bất luận nhưng lại có chữ “mây” và “thông” thất luật.
Hai cặp đối khá chỉnh nếu không bị chữ “thông”
“Bóng” với “vang” không đối.
“Kình ngư mấy chú” không ăn nhập với “hồ in bóng”.
Câu 3,5,7 chánh nữu.
Câu 5 hạc tất (chú/bóng)
Câu 8: Thường là câu có 3 thanh không (không dấu) có thể bỏ qua nhưng cũng có những trường hợp ảnh hưởng, câu này là một ví dụ.
Giá bác đổi thế này có phải hơn không:
Thiên đường tuyệt cảnh chốn trần gian.
25. Bài này của bác CU_EM
Hồ ngang đỉnh núi tự Yên Trung,
Gió níu mây trôi xuống ngập ngừng.
Tình tự chim ca lời rộn rã,
Êm đềm suối chảy tiếng tơ rung.
Tao nhân cao hứng dốc bầu rượu,
Mặc khách tương đồng cạn đáy chung.
Nghiên bút say mèm trên đảo vắng,
Bỏ rừng thông lạnh khuất sau lưng.
Chẳng hiểu tại sao, bác Cu lại tương ngay chữ “dốc” vào bài, đọc lên ai cũng thấy nó là lạ. Hẳn là bác viết thế cho nó đối với chữ “cạn” bên dưới, nhưng lại sa vào thất luật, còn nặng hơn.
Rộn rã/tơ rung đối chưa chỉnh.
Câu 1, 6 phong yêu
Câu 2 chánh nữu
Câu 8 xét về thi bệnh thì không có bệnh gì nhưng nhà cháu xin mang ra bàn:
Trong 8 thi bệnh, có qui định:
“Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của câu vần không được cùng vần (đại vận)
“Chữ thứ 4 và thứ 7 của câu vần không được cùng vần” (tiểu vận)
Nhưng trường hợp này, chữ thứ 2 và thứ 7 cùng vần, đọc lên nghe không ổn nhưng không có ai qui định lỗi này. Vậy nhà cháu bỏ ngỏ mời các bác bàn.
*** Bác Lão Nghị có một bài nhưng không bám sát đề, vì vậy nhà cháu coi như bác viết chơi, không có ý kiến gì:
Ngang núi sinh ra một cái hồ,
Một thằng thi sỹ đến làm thơ.
Thắp nhang cầu Phật thần linh đáo,
Đốt nến xin Trời thánh hiển cho.
Thịt cá, chim cò bày khám nhỏ,
Xôi gà, chó lợn soạn mâm to.
Trăm ngàn vái lạy sơn thần ứng,
Phù hộ cho con vịnh cái HỒ.
26. Trước khi gửi bài chính, Bác Lão Nông còn có thêm một bài dạo đầu theo thể thơ Yết hậu. Nhà cháu chỉ có ý kiến về bài chính:
Yên Trung Công Chúa trút ưu phiền
Tỉnh mộng ba bề núi kết liên
Tôm cá quăng mình thêu thủy mặc
Vạc cò thâu cánh họa đào nguyên
Dặt dìu bồng đảo đa (thông) tâm sự
Chiếc bóng trăng khuê Cuội tịnh thiền
Không có con cu gù vọng gọi
Xem chừng Từ Thức ngất tình Tiên!
Câu 5 bác Nông có một chữ để lấp lửng, nhà cháu xin chọn giúp bác, nên lấy chữ “thông”
Dặt dìu bồng đảo thông tâm sự
Nhà cháu thích cặp đối 1 của bác Nông, hình ảnh rất gợi ở các chữ “tôm cá … thêu thủy mặc”, “vạc cò … họa đào nguyên”. Cách dùng chữ của bác ở câu này làm nhà cháu phát ghen.
Cặp 2, “dặt dìu” không đối với “chiếc bóng”
Bồng đảo/trăng khuê chấp nhận được. Tuy vậy:
Nếu xét kỹ thì “bồng”: tính từ,  “đảo”: danh từ
Trong khi        “trăng”: danh từ, “khuê”: tính từ
Tức là ngược trật tự
Câu 7: chánh nữu (ba chữ c đầu trong 1 câu)
Xét câu 3, câu 5 và câu 8 xem có lỗi chánh nữu không:
Lỗi chánh nữu qui định “Trong một câu, không được dùng nhiều chữ cùng âm hoặc chữ cái đầu”.
Câu 3 có 3 chữ “tôm”, “thêu”, “thủy” có chữ cái “t” đầu. Nhưng “thêu” và “thủy” là nguyên âm đôi còn “t” là chữ cái. Chỉ nên xét cùng chữ cái hoặc cùng nguyên âm đôi (hoặc nguyên âm ba) Vì vậy câu này không mắc lỗi chánh nữu. Các câu 5 và 8 cũng xét trên cơ sở đó. Đây là ý kiến riêng của nhà cháu.
27. Bác Bun Thoong gửi bài thứ hai:
Bốn bề núi dựng đá lô nhô
Ở giữa phô ra cái mặt hồ
Hai đám thông rì khum bồng đảo
Bờ nghiêng cá nhảy đẩy sóng
Văng vẳng cuốc kêu bờ xa vắng
Le le vìn vịt lội thung thăng
Công chúa ngủ rừng mơ cân cấn
Hoàng tử ngồi nhìn lũ đòng đong
Bài này của bác Thoong đã có dáng dấp của một bài thơ Đường luật. Chữ “bồng”, “sóng”, “cân” sai bằng <=> trắc. Câu 5,6,8 thất niêm.
Trong phạm vi thất niêm, lạc sang bảng luật trắc thì chữ “xa”, “đòng” sai bằng <=> trắc
Câu 4 phong yêu
Câu 5 hạc tất
Câu 6 chánh nữu (le/le/lội), phong yêu (le/thăng)
Câu 7 phong yêu
Câu 6 và 8 lạc vần (thơ Đường luật dùng một vần thôi bác nhá, có thể 1 bài có 5 hoặc 4 câu vần tùy loại)
Có bác nào hiểu mấy chữ “mơ cân cấn” của bác Thoong không chứ nhà cháu thì chịu. Hi hi
*** Thơ bác KEM-U
Thơ thẩn, thơ thần, thơ chúng xin
Chúng thề có bạn chúng: phân minh
Ngày rằm tháng nọ lên đền khấn
Mồng một năm này xuống phố in
Đứa vịnh núi sông, Thần ngoảnh mặt
Thằng ngâm chim cá, Thánh làm thinh
Con khen mẹ hát cùng nhau sướng
Chúng nó thi nhau vộn cái lình.
Bài của bác U lạc đề, chắc bác mần cho vui cho nên nhà cháu không có ý kiến gì. Nhưng phải nói đây là bài thơ châm hay.
27. Bác Lý gửi bài thứ hai, theo bác nói là thi lại:
Mênh mông sóng biếc chập chùng khơi
Ngước mặt trông ra nước giáp trời
Cá lũ liên hồi đua sức vẫy
Le đàn lác đác nối nhau bơi
Lênh đênh bóng nguyệt dầm sương phủ
Réo rắt cành thông quyện gió hời
Nhuốm cảnh thêm chùn chân lữ khách
Nghe lòng nặng trĩu giọt châu rơi
Sự cố gắng của bác Lý đã không uổng. Bài này hay hơn hẳn bài trước của bác.
Câu 1 phong yêu
Câu 6, 7 chánh nữu
Cặp đối 1 chưa được chỉnh ở chữ đua sức/nối nhau.
Cặp 2 chỉnh đối. Có điều nhà cháu không hiểu gió hời là gió gì. Phải chăng là gió gọi? Nhà cháu có biết đến chữ “hời” dùng trong trường hợp gọi người đã khuất hay đi xa, trường hợp này gần với chữ gọi, kêu (tên). “Hời” còn dùng trong chữ “ru hời”.
Ngoài ra bác sai lỗi chính tả ở chữ chập chùng (trập trùng mới đúng)
28. Bài thứ hai của bác QUEM
Nắng nhuốm trùng mây ngã ráng chiều
Làn sương mờ ảo cảnh tiêu diêu
Mặt hồ soi bóng hàng thông đứng
Đáy nước
in hình vách đá xiêu
đớp chân bèo nghe quạnh vắng
Chim gù đỉnh núi thoáng cô liêu
Thi nhân mỏi bước sầu lữ thứ
Cảnh cũ, tình xưa bặt bóng kiều.
Bài này bác Cu viết đúng luật. Cặp đối thứ nhất chỉnh, cặp thứ hai ba chữ cuối chưa đối.
Câu 1 chánh nữu
Câu 2 phong yêu
Câu 3 hạc tất
Câu 4 chánh nữu
Câu 5 phong yêu (đớp/vắng), chánh nữu (cá/đớp/vắng)
Câu 7 hạc tất
Tuy vậy, nhà cháu cho đây à bài thơ thành công ở chỗ cảnh tình hòa quyện, cặp kết hay.
.
Như vậy, tuần vừa qua, nhà cháu toàn phải độc diễn. Giá các bác mạnh dạn góp ý cho nhau thì vui hơn.
Nhà cháu đã đọc gần ba chục bài của các bác. Với mỗi bài, coi như một bài bình nho nhỏ.
Mục đích của nhà cháu là vừa bình, vừa bàn, vừa đặt ra vấn đề để bác nào quên thì củng cố lại những gì biết về thơ Đường luật chứ nhà cháu không có ý khác.
Nhà cháu định viết một lèo bài tổng kết nhưng thấy đầu óc mình đã mệt nên khất các bác sang đầu tuần viết nốt.
Sau bài viết này, nhà cháu xin phép không bình, không nhận xét bài của bác nào nữa vì nghĩ qua gần 30 bài đưa ra ra làm ví dụ cũng đã nêu đủ những điều cơ bản về thi pháp Đường luật.
Có thể có bài nhà cháu đọc không kỹ, hoặc đầu óc có những lúc không tỉnh táo, hoặc kiến thức thiếu hụt nên có thể bỏ sót, có thể nhận xét sai. Bác nào phát hiện được điều gì mong chỉ ra cho nhà cháu rút kinh nghiệm và củng cố lại kiến thức ạ.
24/9/2012
NTT
Bài liên quan:
Thi dịch văn xuôi thành thơ Đường luật
 Cuộc “thi” Dịch văn xuôi ra thơ Đường luật ngày đầu tiên.
 Bài tham gia cuộc “thi” dịch văn xuôi ra thơ Đường luật (2)
Bài tham gia cuộc “thi” dịch văn xuôi ra thơ Đường luật (phần 3)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire