jeudi 26 juin 2014

Trần Trọng Thiện giới thiệu Những Chuyện LạTRÊN XỨ LÀO HUYỀN BÍ

TRÊN XỨ LÀO HUYỀN BÍ
------------------------------------------------------


   N H Ữ N G   C H U Y Ệ N   L Ạ

Lời sơ lược giới thiệu    

    Lào là một xứ từ nhiều năm nay biệt lập với thế giới bên ngoài. Ở đây có

những tập tục cổ xưa cho đến nay vẫncòn tồn tại, rất lạ lùng đối với ta, vì 

nó được người dân bản xứ vun quén, giữ nguyên nền nếp mang nhiều

huyền hoặc không giải đáp, không như các nước lân bang thấm

nhuần nếp sống văn minh, đã dần dần bỏ đi những gì gọi là hủ 

tục để được thay vào bằng những thực hiện mới lạ. Một phần do

bản tính sống theo thuyết trung dung được truyền bá từ đạo Phật,

qua các nhà sư coi như những vị dẫn dắt đạo đức trong đời sống 

dân dã, một phần do truyền thống, họ được nhìn nhận là một dân 

tộc hiếu hòa, ít năng động, căn cứ ở lối sống không có gì cần 

thiết để phải gấp rút bước đi. Phần đông ưa thích đàn đúm, hội 

hè, lễ chùa, các nghi thức lễ bái liên hệ tới sinh, sản, lễ phong

chức, thành hôn, tang lễ, cho nên từ ngàn xưa để lại, những công

cuộc quấy động nếp sinh hoạt của người dân Lào cho nhộn nhịp

lên đã qui tụ vào nhữbg ngày lễ lớn.
Từ ngày Pháp đặt đô hộ lên 

quốc gia lào vào đầu thế kỷ 20 ( 1907 ), chọn Vientiane làm 

thủ đô, thì các cuộc lễ đều có vẻ qui mô, trọng đại hơn ở các nơi 

khác trong nước. Ở đây dân chúng tổ chức hội hè quanh năm, hết

lễ lớn đến lễ nhỏ, mà điểm chính nằm trong bốn  kỳ đại lễ được 

gọi là Bun( dịch sát là Hội hay Lễ) gồm có :

Pimay ( năm mới) gọi nôm na là Bun Hốt Nạm ( Ngày hội tưới

nước ), Bun Bặng Phay ( Lễ phóng pháo ), Bun Lay Hưa Pay ( Lễ

rước nước ), Bun Thát Luổng ( Lễ Tháp Chùa Thát Luổng ), thêm 

vào đó còn có Tết Tây Nouvel An ( theo dương lịch ), Tết 

Nguyên Đán ( Kút Chiêng Keo ), theo âm lịch do sự hiện diện của 

người dân Việt Nam và Trung Hoa di trú, ngoài ra còn lẻ tẻ nhiều 

lễ nhỏ tổ chức riêng rẽ tại tư gia hay từng nơi chùa chiền thuộc

khu cư dân đông đúc .

            Người viết bài này có cơ hội đặt bước phiêu du trên khắp

nước Lào trong nhiều năm, từ vùng cao nguyên Sầm Nứa, Xiêng 

Khoảng, đến các thành phố vùng đồng bằng Vientiane, Paksane, 

Thakhek, Savanakhet, Paksé, Champasak, đã từng hội nhập 

vào đời sống thực của người Lào để có những điều mắt thấy tai 

nghe tường tận, lần lượt cống hiến bạn đọc những mẩu chuyện về 

Ai Lao huyền bí, một nước nằm sát cạnh nước ta, hầu như bị bỏ 

quên vì ít được nhắc đến, và hôm nay xin kể . 

          BUN BNG PHAY Ở VIENTIANE 

     Kể chuyện về các kỳ đại lễ với những diễn biến kỳ lạ, Bun Bặng 

Phay( Lễ đốt pháo thăng thiên ) phải được nói đến trước vì các 

tập tục phơi bầy ra thật đặc biệt, chỉ thấy tổ chức ở Vientiane 

là thành phố lớn nhất nước Lào, dân số đông, mà mới chỉ có một 

số rất ít được hấp thụ nền văn hoá Âu Tây.

      Lễ này được diễn tiến mỗi năm theo âm lịch, ngày trung tuần 

tháng sáu, khi trăng tròn. Ý nghĩa buổi lễ căn cứ vào kỷ niệm sinh

thời và sự thành đạo của Đức Phật, nhưng theo ý tưởng phần

đông vẫn còn mang tính chất duy thần, thì là dịp cúng bái cầu 

mưa cho mùa màng sắp tới.

        Từ sáng sớm, đoàn người diễn hành hiện diện tại sân chùa 

của mỗi làng quanh thành phố. Các chùa lớn có những tên Vặt

Xi Mương, Vặt Sỉ Sa Kệt, Vặt Prạ Keo, Vặt Ông Từ, Vặt Chăn, 

Vặt In Peng, mỗi chùa trang bị một cây pháo dự cuộc phóng. Họ 

đã mặc sẵn những đồ hoá trang, bôi đen thân thể, vẽ mặt bằng 

những mầu sắc để khó nhận diện, phần nhiều là những người trẻ 

tuổi hay sồn sồn, trai có, gái có, không chưng diện diêm dúa như 

lúc hội hè khác mà càng ăn mặc kỳ dị càng hay, từng nhóm người

có người mang bên hông cái trống nhỏ, thon dài, như loại trống 

Conga của người Phi Châu nhưng chỉ có một chiếc, khúc giữa 

tang trống óp lại như cái phễu rồi xoè ra trở lại giữ nguyên dạng

về phía dưới. Người thì ôm cây kèn bằng ống trúc gọi là Khèn,

đàn bà thì đeo kính đen, cặp bên mình một ống tre loại nhỏ, hình 

cây súng, có thể bật cò bằng giây cao su để phóng ra một vật dị 

dạng bằng gỗ, đẽo hình cái đường tiểu của đàn ông. Đám người 

khác đang kiểm soát lại một cái kiệu nhỏ, hai người khiêng, bằng 

tre, bên trên đặt sẵn hai hình nhân, cũng đẽo bằnggỗ, trần truồng,

có thể cử động bằng giây kéo bộc lộ tư thế biểu diễn những hình 

dáng đang làm tình chỉ được thấy trong phòng the của vợ chồng.

Họ đứng sẵn ở vị trí trước chiếc Bặng Phay ( Bặng : ống ; Phay :

lửa ), tức nói theo ta : Pháo thăng thiên ), pháo này làm bằng một

ống tre dài, thường thường khoảng 10 mét, đã rọc hết lá, ngọn tre 

là đuôi, gốc tre là đầu, tất cả được cuộn tròn bằng giấy nhôm pha 

trộn màu sắc loè loẹt óng ánh. Bao quanh phần đầu là một số ống 

tre khác, cái dài cái ngắn khoảng một thước, cột chung dính chặt

với đầu pháo, trong đựng thuốc pháo làm bằng than cây và lưu

hoàng tán nhỏ trộn chung, được cân lượng chi li cho toàn cây

pháo cân bằng, lúc phóng đi sẽ bay thẳng hướng và lướt tới xa,

 đó là bí quyết của các vị sư đảm trách việc hoàn thành cây 

pháo.


                  (  Còn tiếp, xin xem ở kỳ sau ) 



Nghe thêm

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire