vendredi 8 août 2014

Tìm hiểu về lực lượng đặc nhiệm khét tiếng Delphin - Liên Xô, hé lộ...


TPO - Những câu chuyện về các lực lượng trinh sát đặc nhiệm công kích và chống phá hoại của Liên bang Xô viết được tuyên truyền rất nhiều ở phương Tây.
Hé lộ lực lượng đặc nhiệm khét tiếng Delphin - Liên Xô
TPO - Những câu chuyện về các lực lượng trinh sát đặc nhiệm công kích và chống phá hoại của Liên bang Xô viết được tuyên truyền rất nhiều ở phương Tây.

Nhưng về các lực lượng đặc nhiệm hải quân Xô viết hầu như không có một chút thông tin nào. Rõ ràng, sự không có một chút thông tin nào của các lực lượng đặc nhiệm hải quân phản ánh trạng thái giữ bí mật tuyệt đối về các lực lượng đặc nhiệm này. Thứ nhất: Trong lĩnh vực huấn luyện chiến đấu, chiến thuật triển khai các hoạt động tác chiến, trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí trang bị của Liên Xô đã vượt cả các nước trong khối quân sự NATO. Thứ hai: trong những năm 70 – 80 các lực lượng đặc nhiệm Hải quân Xô viết đã tham chiến trong nhiều nước trên thế giới( ví dụ như Angola, A rập, Mô-dăm-bich, Nicaragoa, Etyopia và nhiều khu vực có xung đột khác).
Nhưng nhận trách nhiệm cho những hoạt động của họ thông thường là lực lượng đặc nhiệm hoặc lực lượng quân đội của các nước bạn bè hữu nghị với Liên bang xô viết. Nói chung, những hoạt động của đặc nhiệm hải quân Xô viết thời điểm đó là tối mật.
Delphin tập kích từ biển chống hải tặc
Delphin tập kích từ biển chống hải tặc.
 
Lịch sử hình thành lực lượng đặc nhiệm hải quân Xô viết bắt đầu bằng một câu chuyện. Tháng 10.1955 chiến hạm tuần dương Xô viết mang tên nhà cách mạng Gruzia Ordzhonikidzecập cảng Portsmouth của nước Anh.
Trên boong tầu có 2 nhà lãnh đạo Xô viết, Khrushchev và Bulganin. Các lãnh đạo Xô viết có cuộc gặp gỡ và hội đàm với thủ tướng nước Anh ở London. Trong thời gian tuần dương hạmOrdzhonikidze đỗ trên bến cảng, một thợ lặn, đại úy hải quân bậc II Hoàng gia Anh LionelCrabb đã lặn xuống bên dưới của chiến hạm. Các chuyên gia quân sự Hải quân Hoàng gia Anh rất quan tâm đến cấu trúc thiết kế của chân vịt chiến hạm, các chuyên gia cho rằng nhờ có cánh quạt chân vịt hợp lý mà chiến hạm Xô viết có khả năng đạt tốc độ 35 hải lý/giờ trong trạng thái hoạt động hải trình tiết kiệm của động cơ tuốc bin. Nhưng nhiệm vụ tình báo công nghiệp của ngài đại úy hải quân Crabb đã bị tình báo Xô viết phát hiện. Cánh quạt chân vịt chiến hạm vô tình quay vài vòng. Và đại úy hải quân Hoàng gia tử thương. Phía Hải quân Xô viết lấy làm rất tiếc và vô cùng xin lỗi.
Các cán bộ chuyên viên của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết sau sự kiện đó đã nghiên cứu vấn đề cần phải thành lập lực lượng đặc nhiệm trinh sát công kích của lực lượng hải quân Xô viết. tổ nghiên cứu phương án thành lập đội đặc nhiệm bắt đầu làm việc (Các văn bản báo cáo, văn bản lý luận, quan điểm, các cuộc hội thảo của các chuyên gia và chuyên viên, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước) Cuối cùng vào năm 1957, Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái G.K Giucov ra mệnh lệnh thành lập lực lượng đặc nhiệm Hải quân. Nhưng sau khi bị thuyên chuyển, những hoạt động liên quan đến việc thành lập đặc nhiệm Hải quân bị dừng lại.
Chỉ đến năm 1967, có nghĩa là 10 năm sau, mệnh lệnh của Bộ tư lệnh lực lượng Hải quân Xô viết về việc thành lập đội huấn luyện thợ lặn hải quân của hạm đội Cờ đỏ Biển Đen được thực hiện. Nhiệm vụ theo chương trình đặt ra của đội huấn luyện thợ lặn hải quân là thử nghiệm các thiết bị lặn ngầm, triển khai các hoạt động huấn luyện lặn ngầm, thực hiện các công việc dưới nước trong vùng nước của các căn cứ hải quân, nghiên cứu địa hình bờ biển…Nói chung, những nhiệm vụ thường xuyên dưới nước của các phân đội bảo đảm. Nhưng trong phân đội bao gồm toàn những trái tim nhiệt huyết của chuyên ngành đặc công nước. Giữ bí mật với cấp trên, họ luyện tập theo một chương trình riêng biệt. Trong những cuộc tập trận lớn về đổ bộ đường biển, lực lượng lặn ngầm hải quân đã thể hiện hoàn toàn bất ngờ.
Các chiến sỹ đặc công nước không chỉ trinh sát địa điểm đổ bộ thích hợp nhất, họ còn chiếm luôn bàn đạp đầu cầu. Xuất hiện từ dưới nước, ở chỗ chẳng có ai ngờ, lực lượng lặn ngầm đã đè bẹp mọi ổ hỏa lực của đối phương, tiêu diệt các xe tăng và pháo tự hành, pháo bờ biển, cắt toàn bộ đường liên lạc hữu tuyến và vô tuyến. Không những thế, lực lượng lặn ngầm đã sử dụng rất thông minh và hiệu quả chất nổ và súng tiểu liên, khả năng tác chiến tuyệt vời của lực lượng người nhái đã làm cho tất cả các tướng lĩnh và nguyên soái, những người mang trên vai kinh nghiệm dầy dạn của Đại chiến thế giới lần thứ II kinh ngạc đến không giới hạn.
Căn cứ vào những kết quả đạt được trong các cuộc diễn tập, Chỉ lệnh Bộ quốc phòng cho phép chuyển đổi đội huấn luyện thợ lặn hải quân thành lực lượng đặc nhiệm hải quân người nhái (viết tắt là PDSS) Vào năm 1969, các đội PDSS được thành lập trong biên chế của Hạm đội Ban tích, hạm đội Вiển Bắc, hạm đội Thái Bình Dương. Các lực lượng chống đặc nhiệm ngầm được thành lập tại tất cả các căn cứ hải quân lớn, đặc biệt là các căn cứ tầu ngầm trang bị tên lửa và ngư lôi với các đầu đạn hạt nhân. Sau khi các lực lượng quân đội Liên bang Xô viết rút quân khỏi Đông Đức, Ba Lan, các nước vùng Ban tích, sau khi hạm đội Biển Đen bị phân rã, một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân PDSS bị giải thể, ngoài ra, các lực lượng còn lại đều được biên chế lại với lực lượng hạn chế.
Hải kích từ biển
Hải kích từ hướng biển.
 
Năm 1970, Trung tâm tình báo quân sự của Bộ tổng tham mưu GRU thành lập đơn vị trinh sát đặc nhiệm công kích hải quân với mật danh Delphin (Cá heo), là một đơn vị không có chiến sỹ, chỉ có sỹ quan và sỹ quan chuyên nghiệp, lực lượng Denphin có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ tối mật chống lại các căn cứ quân sự hải quân nước ngoài. Chiến thuật tác chiến, kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, phương tiện, vũ khí, trang thiết bị- tất cả mọi vấn đề, các chuyên gia Xô viết phải bắt đầu từ con số 0, thực tế những vấn đề cơ bản này trước đây chưa hề có, ngoại trừ một số những phương án tác chiến sáng tạo hoặc các cuộc thử nghiệm. Mặc dù như vậy, sau những năm phát triển, theo những thông số và báo cáo đạt được trong những nhiệm vụ trinh sát và phá hoại căn cứ đối phương, lực lượng Delphin không những đã đuổi kịp các lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Đức, Ý mà còn vượt hẳn họ về khả năng tác chiến và hoàn thành nhiệm vụ.
Tuyển chọn vào lực lượng PDSS chủ yếu là lực lượng lính thủy đánh bộ - tình nguyện, được sự giới thiệu của các sỹ quan chỉ huy. Người dự tuyển cần phải có tinh thần rất vững vàng, có khả năng giữ bình tĩnh trong các tình huống khắc nghiệp, không sợ bóng đêm, không gian đóng kín, cô độc. Họ có khả năng chịu đựng những tải trọng lớn, chịu được áp lực nước ở độ sâu đáng kể hơn 40m, sự thay đổi áp suất qua các tầng nước sâu. Khi người dự tuyển trải qua được những cuộc kiểm tra gắt gao về y tế và tâm lý. Họ được tuyển chọn và trở thành học viên. Bắt đầu khóa huấn luyện cơ bản, cực kỳ khó khăn, mức độ huấn luyện của khóa chỉ có thể so sánh với huấn luyện phi công vũ trụ. Khóa dài 26 tuần ( ½ năm) và được chia thành 3 giai đoạn.
Huấn luyện thể lực
Huấn luyện thể lực hết sức khắc nghiệt.
 
Giai đoạn 1 có 7 tuần, một ngày học tập dài 15 giờ. Học viên phải chạy vượt chướng ngại vật trên đoạn đường dài, bơi, chèo thuyền, vượt qua những tuyến vật cản. Từng ngày tải trọng huấn luyện càng tăng lên, yêu cầu huấn luyện cũng càng ngày càng khắc nghiệp hơn. Đồng thời, huấn luyện viên luôn luôn đặt ra những bài tập gây nhiễu, ví dụ; đổ dầu lên mặt nước và đốt, hoặc buộc học viên phải bơi cạnh chiếc bè, phía trên có đặt thuốc nổ và kích nổ. Tuần huấn luyện cuối cùng là tuần huấn luyện chịu đựng tải trọng vượt quá sức chịu đựng của con người và trạng thái tâm lý vô cùng căng thẳng.
Trong thời gian này, học viên chỉ được ngủ không quá 3-4 giờ mỗi ngày. Học viên phải hành quân liên tục 100 km với đầy đủ vũ khí trang bị, sau đó bơi với bộ quần áo lặn wetsuit khoảng 10 hải lý ( 18,5 km), kéo theo một vật nặng khoảng 40 kg. Giai đoạn huấn luyện thứ nhất này, từ hàng vài trăm người, lượng học viên chịu đựng được còn độ khoảng 15 đến 20 học viên.
Xạ kích dưới đáy biển
Xạ kích dưới đáy biển.
 
Giai đoạn hai kéo dài khoảng 11 tuần, ở giai đoạn này, học viên nghiên cứu sử dụng các phương tiện, thiết bị lặn ngầm, các kỹ thuật công binh phá nổ, chiến thuật tổ nhóm ít người trong nước và trên đất liền, sử dụng vũ khí lạnh và vũ khí nóng ( bao gồm cả vũ khí thông thường và vũ khí đặc chủng). Học viên học nhẩy dù, leo núi hoặc những bức tường dựng đứng, điều khiển các phương tiện cơ động ngầm dưới mặt nước và trên mặt nước, đồng thời sử dụng các phương tiện giao thông trên bộ thông dụng khác, kể cả xe nâng hạ bằng điện trên bến cảng. Tất nhiên, nội dung trọng tâm huấn luyện vẫn là các hoạt động tác chiến dưới nước, khả năng tiềm nhập từ dưới nước vào vị trí đã chọn và rút lui xuống dưới nước từ trên bờ.
Huấn luyện chiến đấu tay không
Huấn luyện chiến đấu tay không.
 
Một lượng thời gian rất lớn học viên phải học kỹ thuật chiến đấu tay không trên bộ, tay không và có dao găm (loại thông thường và loại lưỡi lê nhọn) Các chàng học viên trẻ tuổi phải nghiên cứu kỹ lưỡng các thủ pháp gây shock, gây tổn thương và hạ sát đối phương. Trong quá trình thực hiện các bài huấn luyện thường lựa chọn ra những nhóm nhỏ, phù hợp hoạt động ăn ý với nhau. Bởi vì các phân đội ( tổ hai người, ba người, bốn người) cần phải hoạt động chính xác, đồng bộ, như bộ máy của một chiếc đồng hồ cơ khí hoàn hảo. Đó là yêu cầu mãi rũa sự ăn ý, hiểu nhau đến từng cử động trong quá trình các bài huấn luyện tác chiến.
Kết thúc giai đoạn hai khóa huấn luyện, học viên được trả thi bằng bài kiểm tra bảo vệ và phòng thủ các điểm chốt trên bờ biển hoặc chiến hạm chống lại các lực lượng đặc nhiệm hải quân ngầm của đối phương trong các cuộc diễn tập như một trận đánh. Bài thi sẽ kiểm tra đánh giá khả năng hoạt động tác chiến dưới nước ở các độ sâu khác nhau: Định hướng, quan sát trong điều kiện tầm nhìn rất hạn chế, tiến hành hoạt động tác chiến, theo dõi đối phương, cắt đuôi khỏi sự theo dõi của đối phương, ngụy trang ẩn nấp trên bộ…. Những học viên trả thi có kết quả tốt được đưa về các đơn vị lính thủy đánh bộ để nâng cao kỹ năng chiến đấu.
Giai đoạn ba kéo dài 8 tuần. Các huấn luyện viên có kinh nghiệm theo dõi học viên hàng ngày hàng giờ. Sau đó các chiến sỹ đặc nhiệm lặn ngầm một số được giữ lại ở đơn vị lính thủy đánh bộ, một số quay về lực lượng PDSS, ở đó họ tiếp tục được huấn luyện. Những người có tiềm năng hơn cả được mời tham gia 2 năm huấn luyện trong một trung tâm huấn luyện đặc biệt của trinh sát đặc nhiệm công kích hải quân.
Đây là trung tâm huấn luyện lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Denphin. Cách đây không lâu, căn cứ của nó nằm trên bờ hồ Balkhash nước cộng hòa Kazakhstan (Khazastan), một hồ muối mặn có diện tích 17 nghìn km2, độ sâu lên đến 226 m. Ở đây, học viên phải nhẩy dù với mọi độ cao, bắt đầu từ độ cao 200m đến độ cao nhất trên tầng bình lưu xuống mọi địa hình khác nhau – mặt nước, rừng, đồi núi, thảo nguyên, hoang mạc trong mọi điều kiện thời tiết, thời gian và khí hậu. Tuột xuống từ máy bay trực thăng bằng dây trong 28 giây ở độ cao 40m, và không dùng dây, nhẩy từ độ cao 5m xuống nước, học viên được học phương pháp từ trong tầu ngầm lao vào nước biển thông qua ống phóng ngư lôi. Học viên học các kỹ năng đánh tầu, cửa chắn tầu, đê biển, cầu cống, đánh chiếm sân bay, vị trí chỉ huy, các điểm kết nối thông tin liên lạc. Đồng thời, học viên học cách tồn tại và sống trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết, trên mọi địa bàn phức tạp nhất như ở đầm lầy, trên sa mạc…học viên có khả năng tự cởi trói, trốn tù, chịu đựng tra tấn, có khả năng làm việc với mọi đài thông tin liên lạc, sử dụng độc dược và sử dụng tât cả các loại phương tiện, thiết bị dân dụng và quân sự.
Kỹ năng xạ kích từ các loại vũ khí trong nước và nước ngoài chiếm một thời lượng rất lớn trong huấn luyện. Trong các loại vũ khí mà Denphin sử dụng, có những loại không hề có ở nước ngoài, ví dụ như súng tiểu liên APS -55. Súng dài có 62 cm, nặng khoảng 2,7 kg cả đạn và băng đạn chưa 26 viên. Ở độ sâu 40m ( sâu hơn 40 m với bình khí nén người thợ lặn không lặn được) súng có thể diệt các mục tiêu ở khoảng cách 10 m, đạn của súng tiểu liên có thể xuyên thủng lớp vỏ của tầu ngầm siêu nhỏ, hoặc bắn thủng đáy của xuồng… trên mặt nước đạn có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 100m.
Súng tiểu liên bắn dưới nước APM
Súng tiểu liên bắn dưới nước APM.
 
Nhưng quan trọng nhất, tại sao đặc công ngầm Delphin có thể vượt hơn cả các đội đặc nhiệm tương đương trên thế giới, đó là khả năng vượt qua mọi tuyến vật cản dưới nước và vận động qua mọi tuyến phòng thủ tưởng chừng như tuyệt đối không thể vượt qua. Ví dụ về một cuộc diễn tập: Trong đêm biển động, sóng lớn, đổ bộ từ trực thăng ở khoảng cách mục tiêu là 15 hải lý (28km) nhiệm vụ đặt ra là bí mật luồn sâu vào căn cứ hải quân của đối phương và phá nổ một mục tiêu được bảo vệ cẩn mật. Tuyến vật cản thứ nhất là bãi mìn ngầm dưới nước, có thể kích nổ từ trên bờ bằng sóng âm từ những trạm điều khiển theo tín hiệu của sonar. Tuyến vật cản thứ 2, các dây phát tín hiệu giăng dày dưới mặt nước từ nhiều hướng khác nhau. Tuyến phòng thủ thứ 3. Lưới nổ với những khối nổ nhậy được gắn chặt. Lưới không thể cắt được và bơi luồn dưới lưới cũng không được, phía trên là đèn pha công suất lớn với những khẩu súng máy phòng thủ bờ biển hạng nặng, nếu bơi lên phía trên lưới sẽ bị bắn nát. Nhưng những delphin đã bí mật luồn qua mọi tuyến phòng thủ, vượt qua một vách núi dựng đứng, bí mật, không một tiếng động họ vô hiệu hóa lực lượng lính canh. Sau đó gài thuốc nổ và rút lui an toàn.
Trong biệt đội Delphin các tổ được huấn luyện chuyên sâu theo từng vùng tác chiến, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Nam Á, Nam và Tây Nam Phi, Trung cận đông, các nước ở khu vực Địa Trung hải. Sau giai đoạn huấn luyện ở Trung tâm Delphin, họ được chuyển về đóng quân tại Sevastopol, ở đó, những Delphin nghiên cứu các bài tập với cá heo, chiến đấu chống lại các động vật dưới biển được huấn luyện để chống người nhái. Tập luyện chiến đấu chống lại người nhái của đối phương.
Khi các huấn luyện viên xác định, học viên Delphin đã hoàn toàn sẵn sàng, delphin được tham gia vào các hoạt động tác chiến. Nhưng bắt buộc mỗi năm, đặc công nước phải trải qua một khóa huấn luyện với các trang thiết bị mới, vũ khí mới, các thiết bị y tế mới, đồng thời học hỏi các kinh nghiệm của các chiến sỹ đặc công nước khác và các lực lượng đặc công nước ngoài qua các trận đánh của 1 năm qua.
Mọi chiến dịch do lực lượng đặc nhiệm Hải quân delphin tiến hành đều không thể thiếu được sự hỗ trợ tuyệt đối của các nhóm khoa học hải dương. Các nhóm đã cung cấp đầy đủ thông tin về địa hình hải dương, nơi Delphin tiến hành tác chiến ( thông tin về hải lưu, địa hình bờ biển, vị trí thuận lợi để đổ bộ, những vị trí ẩn nấp tự nhiên, nhiệt độ, những sinh vật có thể gây nguy hiểm cho con người ở vùng nước tác chiến, độ trong của nước biển, thời gian và cao độ cũng như mực nước thấp nhất của thủy triều và rất nhiều các thông tin quan trọng khác… ). các chuyên gia hải dương thực hiện kết nối thông tin tín hiệu âm thanh dưới nước, sử dụng thiết bị sonar định hướng, định vị vị trí trên bản đồ hải dương và bờ biển, tạo màn ngụy trang che dấu vị trí đổ bộ từ tầu xuống biển và từ biển lên tầu. Thông thường các phân đội bảo đảm khoa học kỹ thuật làm việc trên các con tầu nghiên cứu hải dương học hoặc trên các con tầu – nhà máy sản xuất thủy sản lưu động trên đại dương.
Niềm kiêu hãnh và lòng tin của lực lượng Delphin được trao cho các nhà thiết kế, chế tạo vũ khí trang bị cho người nhái. Đó là các loại súng tiểu liên giảm thanh có tốc độ bắn cao, các kính ngắm quang học, hồng ngoại với thiết bị chỉ thị mục tiêu laser. Thuốc nổ có sức công phá mạnh, vũ khí nhiệt áp chân không và thậm chí cả đầu đạn hạt nhân mobile nữa (đầu đạn hạt nhân loại nhỏ mang theo loại 27 kg và loại lớn hơn, khoảng 70 kg, có khả năng hủy diệt cả một hạm đội), súng phóng lựu phản lực, súng phóng lựu đạn cháy, thiết bị chế áp sonar và điện tử- tất cả đều được trang bị đầy đủ và được sản xuất trong nước, chất lượng không hề thua kém Mỹ mà thậm chí còn hơn. Ví dụ đơn giản nhất là súng phóng lựu cải tiến của RPG- 18 mang đầy đủ tính năng của đạn chống tăng, không những thế còn có thể tạo ra một vụ nổ nhiệt áp công suất lớn.
Thiết bị thở chu trình khép kín cho phép người thợ lặn có thể hoạt động dưới nước trong nhiều giờ và không lộ bí mật do không xuất hiện các bong bóng khí. Bộ quần áo Wetsuit với khả năng cách nhiệt cho phép giữ ấm người nhái, đồng thời thiết bị định vị định hướng dưới nước cho phép các Delphins có thể tác chiến trong điều kiện không gian vùng nước có độ nhìn xa gần bằng 0. Để vô hiệu hóa một Delphin, cách duy nhất là có một nhóm thành viên của PDSS khác đã trải qua huấn luyện và tác chiến thực tế.
Bình khí nén chu trình kín
Bình khí nén chu trình kín.
Bộ khí nén và bình hơi, mặt nạ khí và phòng độc
Bộ khí nén và bình hơi, mặt nạ khí và phòng độc.
Sơ đồ thiết bị khí thở chu trình kín
Sơ đồ thiết bị khí thở chu trình kín.
 
Trong giai đoạn ngày nay, với những nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ hải quân này, thường sử dụng các loại tầu ngầm mini. Những năm 1980, Liên bang Xô viết đã thiết kế loại tầu ngầm rất nhỏ kiểu Piranhia. Nó có thể im lặng tiếp cận mục tiêu, mang trên mình nó 6 chiến sĩ PDSS, các thùng chứa cơ sở vật chất, vũ khí trang bị và phương tiện cơ động. Nhưng đỉnh cao nhất của trí tuệ Xô viết là thiết bị tự hành Sirena , có cấu hình thiết kế tương tự như một quả ngư lôi tiêu chuẩn, phía trong có thể bố trí chỗ ngồi cho 2 chiến sỹ PDSS với đầy đủ trang bị. Sirena được phóng khỏi tầu ngầm bằng ống phóng ngư lôi 533mm.
Tầu ngầm mini Piranhia
Tầu ngầm mini Piranhia.
Ngư lôi Sirena và các chiến sỹ đặc nhiệm Hải quân
Ngư lôi Sirena và các chiến sỹ đặc nhiệm Hải quân.
 
Bí mật đổ bộ lên địa bàn căn cứ quân sự của nước thù địch, dễ nhất và an toàn nhất là sử dụng đường biển. Dựa trên cơ sở khoa học tình báo đó, vào năm 1983, trong đội hình của lực lượng tối mật Pennant có nghĩa là "Cờ đuôi nheo" của Ủy ban an ninh quốc gia Xô viết đã hình thành lực lượng đặc biệt người nhái. Huấn luyện cho lực lượng đặc biệt này là các huấn luyện viên của biệt đội Delphin, nhưng cán bộ sỹ quan được huấn luyện là cán bộ của ủy ban an ninh quốc gia CCCP. Điểm khác nhau giữa Delphin và Pannant là trong huấn luyện, đội Pannant có nhiệm vụ phối kết hợp với chiến sỹ tình báo ở địa bàn ven biển, nơi có các căn cứ quân sự hoặc các trọng điểm kinh tế, chính trị ven biển của nước thù địch. Mục tiêu, kết hợp với tình báo viên tấn công hủy diệt các mục tiêu chiến lược vào ngày X hoặc chiếm giữ mục tiêu cho đến khi có lực lượng đổ bộ chính từ đường biển hay đường không.
Như chúng ta đã biết, quy mô thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của Delphins và Pannant rất lớn. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa nước Nga với những nước có khả năng thù địch. Lực lương PDSS có nhiệm vụ phá hủy và vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống chống ngầm tại các khu vực như Đại tây dương, Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, tấn công các trung tâm điều khiển các lực lượng liên quân của các nước thù đich, phong tỏa các căn cứ hải quân, điểm xuất phát của các lực lượng đổ bộ đường biển (xuồng đổ bộ, tầu đổ bộ, các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ kỹ thuật như tầu chở dầu, tầu vận tải, các lực lượng chống ngầm và kể cả các tầu sân bay). Để thực hiện nhiệm vụ đó, lực lượng có thể tiếp cận vùng nước hoạt động, lực lượng có thể đổ bộ từ tàu ngầm lớp Kilo, tàu thuyền dân sự như tầu đánh cá, tầu vận tải mang cờ của nước khác hoặc tàu nghiên cứu khoa học. Có thể đổ bộ từ máy bay trực thăng, máy bay vận tải từ rất sớm, khi dự kiến xảy ra hiện tượng nóng lên của chiến trường khu vực.
Nói chính xác hơn, lực lượng đặc nhiệm hải quân Delphin có ý nghĩa như lực lượng chiến lược, sẽ tấn công trên tất cả chiến trường, ở đâu không sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trịnh Thái Bằng

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire