dimanche 7 septembre 2014

Bài suy ngẫm của Làng Báo viết về cuốn phim The Lady năm 2011


Aung San Suu Kyi, Cà nh Hoa Lan Sắt Thép – Tuấn Thảo



Bà Aung San Suu Kyi một lần kia đã nói:” Cha mẹ tôi đã phục vụ đất nước này và tôi cũng thế, dù có phải chết”.
Bài đọc suy gẫm: Blog 16 hân hạnh giới thiệu bài viết của Tuấn Thảo. Dựa trên kịch bản của tác giả người Anh Rebecca Frayn, đạo diễn nổi tiếng người Pháp Luc Besson đã chuyển thể cuộc đời của bà ). Ghi chú: Hình ảnh sưu tầm trên Net chỉ có tính cách minh họa.


Director Luc Besson và tài tử nổi tiếng Michelle Yeoh (Dương Tử Quỳnh) tại đại hội điện ảnh liên hoan quốc tế Toronto, Canada.

Lời bàn: Chính quyền mới của Miến Điện, tổng thống Thein Sein (sau khi tướng độc tài quân phiệtThan Shwe về hưu 2010) với những quyết định can đảm đứng đắn, thay đổi đột ngột (360) trong thời gian gần đây như thả bà San Suu Kyi và nhiều nhà dân chủ đối lập, nhanh chóng dân chủ hóa đất nước, để thoát khỏi nanh vuốt Trung Quốc (con hổ giấy). Phải chăng cũng là một bài học lớn cho Việt Nam. Mất đảng nhưng không mất nước.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton (trái) thăm bà Aung San Suu Ky tại Burma tuần qua. (Associated Press, Saul Loeb / December 2, 2011).
The Lady, người đàn bà gan lì, cành hoa lan sắt thép.
Tuấn Thảo

Aung San Suu Kyi, người đàn bà gan lì, biểu tượng của dân tộc Miến Điện kháng cự lại sự đàn áp của một chế độ độc tài quân phiệt. Từ khi được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, bà Aung San Suu Kyi trở thành hiện thân của phong trào đòi tự do và dân chủ, noi theo tấm gương đấu tranh bất bạo động của bậc tiền bối là Nelson Mandela và nhất là Thánh Gandhi.
Dựa trên kịch bản của tác giả người Anh Rebecca Frayn, đạo diễn nổi tiếng người Pháp Luc Besson đã chuyển thể cuộc đời của Aung San Suu Kyi lên màn ảnh lớn. Bộ phim The Lady với nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh) trong vai chính, vừa được cho ra mắt khán giả Pháp trong tuần này. Bộ phim cũng từng được công chiếu lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2011 trong khuôn khổ liên hoan quốc tế điện ảnh Toronto ở Canada.
Bà Aung San Suu Kyi và Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh).

Trái với những thông tin loan tải trước đây trên mạng, theo đó đạo diễn Pháp Luc Besson đã ấp ủ dự án quay phim này từ nhiều năm qua, thật ra diễn viên Dương Tử Quỳnh mới là người đầu tiên được đọc kịch bản The Lady. Chính cô đã thuyết phục đạo diễn Luc Besson bấm máy thu hình. Bộ phim chủ yếu được quay tại Thái Lan, phần hậu kỳ được thực hiện tại Pháp, chỉ có một số màn ngoại cảnh là được thu lén tại Miến Điện. Để luồn lách sự kiểm duyệt, để thoát khỏi sự kiểm soát của công an, các nhân viên trong đoàn làm phim đã phải giả dạng làm du khách nước ngoài.
Ra đi không ngày mai, hành trình không trở lại.

Về nội dung bộ phim The Lady không kể lại toàn bộ cuộc đời của bà Aung San Suu Kyi, mà chỉ tập trung nói về giai đoạn từ những năm 1988 đến năm 1999, hai thời điểm định mệnh trong cuộc đời của người đàn bà gan lì. Vào tháng ba năm 1988, người thân trong gia đình báo tin cho Aung San Suu Kyi là thân mẫu của bà vừa đột qụy. Từ Anh Quốc, bà quyết định rời mái ấm gia đình, trở về Miến Điện để chăm sóc người mẹ đau yếu. Để trấn an chồng con, bà Aung San Suu Kyi nói rằng chuyến đi này chỉ kéo dài có vài tuần lễ, nhưng không ai ngờ rằng đó thật ra là một cuộc hành trình không có ngày trở lại.
Tại bệnh viện thành phố Rangoon, Aung San Suu Kyi chứng kiến tận mắt cảnh quân đội Miến Điện đàn áp đám đông biểu tình. Phong trào xuống đường đòi dân chủ đã bắt đầu từ tháng 5 năm 1988. Áp lực từ đường phố buộc tướng Ne Win, nhân vật số 1 của tập đoàn quân phiệt Miến Điện, phải từ chức. Thế nhưng, người lên thay thế ông (tướng Than Shwe) lại thuộc phe bảo thủ cứng rắn trong hàng ngũ quân đội. Chính quyền ra lệnh thẳng tay đàn áp người biểu tình. Quân đội không ngần ngại nã súng bắn vào đám đông, khiến hàng ngàn người bị thiệt mạng vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, nên sự kiện này được gọi là “Biến cố 8888″.
Sau cuộc đàn áp đẫm máu, bà Aung San Suu Kyi quyết định dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi dân chủ. Bà nối nghiệp thân phụ là tướng Aung San, được xem như là một vị anh hùng dân tộc vì ông đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc giành độc lập cho Miến Điện. Noi gương người cha, Aung San Suu Kyi đứng lên lãnh đạo phong trào đối lập, bà sát cánh đấu tranh Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), được thành lập vào ngày 24 tháng 9 năm 1988. Hơn một năm sau, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ thắng đậm nhân kỳ tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 5 năm 1990, nhưng kết quả bầu cử bị chính quyền hoàn toàn phủ nhận.

Biểu tình lớn trên đất nước Burma với nhiều ngàn nhà sư xuống đường hổ trợ dân chúng trong năm 2007 nhưng cũng bị đàn áp thô bạo dẫn đến việc chính quyền Burma bị hầu hết các nước trên thế giới Tây phương cấm vận triệt để.


Đối với giới lãnh đạo tập đoàn quân phiệt, Aung San Suu Kyi cánh chim đầu đàn của phong trào đối lập trở thành một đối thủ hết sức đáng gờm. Các tướng lãnh ra lệnh bằng mọi cách đè bẹp phong trào đấu tranh. Từ hình thức hù dọa, gây áp lực tinh thần cho đến việc bắt giữ, cầm tù hay giam lỏng, chính quyền chĩa mũi dùi vào Aung San Suu Kyi và các bạn hữu đồng hành. Càng bị trấn áp, bà lại càng gan lì. Một trong những màn biểu tượng của bộ phim là khi bà đứng trước một hàng lính giăng ngang chặn đường, các binh lính đã nộp đạn nhắm bắn, ngón tay sẵn sàng bấm cò. Thay vì hãi sợ thụt lùi, Aung San Suu Kyi lại bước tới phiá trước, bất kể các mũi súng đang dí vào mặt.
1988 – 1999 : Hai thời điểm định mệnh.
Trong phim, nếu như ngày 8 tháng 8 năm 1988 là cột mốc lịch sử đầu tiên, thì năm 1999 đánh dấu thời điểm quan trọng thứ nhì. Đó là năm mà giáo sư người Anh Michael Aris (do Daniel Thewlis thủ vai), chồng của bà Aung San Suu Kyi qua đời vì bệnh ung thư. Nổi danh là một chuyên gia về văn hoá Tây Tạng thuộc trường đại học Oxford, ông Michael Aris thành hôn với bà Aung San Suu Kyi vào năm 1972. Nhân vật người chồng chiếm một vị trí quan trọng ở trong bộ phim The Lady. Vì chính ông khuyên vợ đừng mềm lòng nản chí, đừng vì chuyện nhà mà quên chuyện nước, đừng hy sinh cuộc đấu tranh cho dân tộc, chỉ vì ích kỷ cá nhân hay hạnh phúc bản thân.
Vào năm 1997, giới bác sĩ chẩn đoán phát hiện ông Michael Aris bị bệnh ung thư. Dù đã nhiều năm xa cách, nhưng ông không nỡ đòi vợ trở về Anh Quốc để chăm sóc bệnh tình cho ông. Vào lúc đó, chính quyền Miến Điện sẵn sàng để cho bà Aung San Suu Kyi lên máy bay sang Luân Đôn, vì lý do gia đình. Hù dọa không xong mà giam cầm cũng vô hiệu quả, nên chính quyền mới chuyển sang hình thức mua chuộc, mặc cả tình cảm. Theo lời khuyên của chồng, bà Aung San Suu Kyi quyết định ở lại, vì bà thừa hiểu rằng chính quyền muốn tống bà ra khỏi Miến Điện : một khi về thăm chồng, bà sẽ không còn được trở lại quê cha.
Ông Michael Aris qua đời hai năm sau đó, để lại hai đứa con mồ côi. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị giam lỏng, không được nhìn mặt chồng bà một lần cuối. Bà nói : ở một đất nước thật sự tự do, thì không có ai bị buộc phải có một sự chọn lựa đớn đau đến như vậy. Lựa chọn theo kiểu này thì chẳng thà không chọn lựa còn hơn. Bộ phim do khép lại vào thời điểm này, kết thúc một cách lưng chừng, bỏ lửng. Aung San Suu Kyi kiên trì đấu tranh mà vẫn chưa thấy tia ánh sáng hy vọng ở cuối đường hầm u tối. Nhưng từ người đàn bà sắt thép này lại lóe lên một vầng hào quang sáng ngời tuyệt đối. Cái chết của ông Michael Aris nói riêng và của những người đấu tranh với bà nói chung không trở nên vô nghĩa, mà lại thắp sáng thêm niềm tin của một tâm hồn bất khuất.
Bi kịch gia đình, thảm kịch quốc gia.
Bộ phim The Lady của đạo diễn Pháp Luc Besson có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Ưu điểm đầu tiên là Luc Besson đã phần nào thay đổi phong cách làm phim của mình. Nổi tiếng là một người chuyên quay phim hành động, chuộng kỹ xảo và nhịp điệu dồn dập, đạo diễn Pháp lần này buộc phải tập trung vào các diễn biến nội tâm của hai nhân vật chính. Nhà làm phim xen kẻ khá tài tình các màn qua cận ảnh với thủ pháp các màn quay toàn cảnh, hàm ý Aung San Suu Kyi và vận mệnh dân tộc Miến Điện, tuy hai mà chỉ là một.
Một cách tương tự, các nhân vật Michael Aris và Aung San Suu Kyi là hai tâm hồn đồng nhất, khi thực sự là một nửa của nhau. Đó là những vai diễn bằng vàng, nếu không nói là để đời. Về điểm này, phải công nhận là Dương Tử Quỳnh nhập vai một cách xuất thần. Cô học tiếng Miến Điện, học từng động tác điệu bộ của Aung San Suu Kyi qua phóng sự truyền hình hay phim tài liệu cho thấy bà xuất hiện trước công chúng.
Tuy có nét mặt hao hao như Aung San Suu Kyi, nhưng Dương Tử Quỳnh lại còn nhịn ăn để gầy hẳn đi, làm cho nét tiều tụy hiện lên trên nhan sắc để có thể gần giống hơn nữa với vai diễn. Cô đã được dịp đến Miến Điện gặp bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên vào cuối năm 2010, trước khi đoàn làm phim chuẩn bị bấm máy thu hình tại Thái Lan. Sau chuyến đi này, Dương Tử Quỳnh bị đưa vào sổ đen, vì khi trở lại thăm bà Aung San Suu Kyi lần thứ nhì vào tháng 6 năm 2011 cô đã bị chặn lại tại sân bay, không được phép nhập cảnh, rồi bị trục xuất khỏi Miến Điện.
Diễn viên Dương Tử Quỳnh và đạo diễn Pháp Luc Besson đều cho biết là công chúng thường nhìn bà Aung San Suu Kyi như là một biểu tượng đấu tranh cho tự do và dân chủ, ngược lại ít ai biết đến chồng bà là giáo sư Michael Aris. Kịch bản của tác giả người Anh Rebecca Frayn, ngay từ đầu đã chọn quan hệ giữa hai vợ chồng làm điểm nhấn, trong những năm tháng đau khổ, những giây phút cam go. Theo cách đọc này, tình thương là động lực thôi thúc, duy trì ngọn lửa thiêng đối với nhà tranh đấu.

Theo Wikipedia, bà Aung San Suu Kyi nhận được nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó quan trọng nhất là giải thưởng Nobel về hòa bình trong năm 1991 trong khi bị quản thúc tại gia về những thành tích tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ trên đất nước Burma. (Bà ngồi tù 15 năm trong khoảng 20 năm qua, được thả ra ngày 13 tháng 11 năm 2010). Hình trên: Các ký giả dành 1 phút tưởng niệm để hổ trợ bà Aung San Suu Kyi. Hình dưới: Một số hình ảnh biểu tình quốc tế yểm trợ cho Tự Do Dân Chủ tại Miến Điện, với hình ảnh biểu tượng về bà, được mệnh danh là cành hoa lan sắt thép.



Hình dưới: Đất nước hồi sinh, cả nước reo mừng khi bà Aung San Suu Kyi được phóng thích.

Phụ nữ gan lì, hoa lan sắt thép.
Vào những năm 1990, Aung San Suu Kyi từng viết về sự đấu tranh của bà trong quyển sách mang tựa đề “Freedom from Fear” (tạm dịch là Vượt lên sự sợ hãi). Nhưng lãnh đạo đối lập Miến Điện hầu như không bao giờ nói về đời tư hay tiết lộ chuyện gia đình. Kịch bản bộ phim The Lady khi tập trung nói về mối tình của cặp vợ chồng này buộc phải điền vào chỗ trống. Nhân vật Aung San Suu Kyi vì thế mà càng trở nên lãng mạn giống như tiểu thuyết. Tác phẩm The Ladytuy gọi là phim tiểu sử (biopic), nhưng thật ra là một bộ phim tình cảm, có nhiều đoạn cảm động nhưng cũng có màn hơi cường điệu.Thông thường, một bộ phim theo thể loại này thường lồng tiểu sử vào lịch sử, kể một câu chuyện nhỏ để làm nổi bật câu chuyện lớn. Khuyết điểm của bộ phim The Lady là tác phẩm bị mất cân đối do đạo diễn Luc Besson tập trung quá nhiều vào mối tình của cặp vợ chồng Aung San Suu Kyi, mà chỉ nhìn lướt qua bức tranh toàn cảnh của đất nước Miến Điện. Điển hình là màn mở đầu bộ phim cho thấy cảnh ám sát thân phụ của Aung San Suu Kyi vào năm 1947, nhưng khán giả không biết vì lý do nào. Các sự kiện có thật thường chỉ được phác họa, cho nên khó có thể giúp cho người xem nắm bắt để hiểu rõ thêm về bề dày lịch sử.
Suy cho cùng, bộ phim The Lady nói về hai tấn bi kịch diễn ra cùng lúc : một bên là bi kịch gia đình bà Aung San Suu Kyi và một bên là bi kịch của dân tộc Miến Điện. Nếu cả hai vế bổ túc cho nhau, thì hẳn chắc là bộ phim The Lady sẽ càng có nhiều chiều sâu hơn nữa. Nhưng điều mà người xem có thể cảm nhận rõ nhất là nghị lực và ý chí của bà Aung San Suu Kyi : một vóc dáng mong manh mà bản lĩnh gan lì, một nhánh lan mềm mại nhưng cành hoa sắt thép.
Tuấn Thảo
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Blog Mười Sáu

The Lady (2011) Trailer – HD Movie – Luc Besson…

 concotho@gmail.com viết


Chuyện tình cảm động ít người biết của bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện
 
 - Khi tôi bắt đầu nghiên cứu một kịch bản phim về bà Aung San Suu Kyi bốn năm trước, tôi không bao giờ nghĩ mình lại sẽ khám phá ra 1 câu chuyện tình yêu vĩ đại của thời đại chúng ta. Tuy nhiên, những gì đáng chú ý là một câu chuyện tình rất lãng mạn - nhưng cũng rất đau lòng - giống như một tình sử Hollywood: một cô gái sắc sảo xinh đẹp từ phương Đông gặp một thanh niên đẹp trai và đam mê từ phương Tây.
 
Đối với Michael Aris đó là 1 mối tình sét đánh, và cuối cùng ông cầu hôn bà Suu Kyi giữa những ngọn núi phủ tuyết trắng của Bhutan, nơi ông đã được mướn làm gia sư cho gia đình hoàng gia của Bhutan. Trong 16 năm sau đó, cô Suu Kyi trở thành người vợ tận tụy của ông và mẹ của hai đứa con trai, cho đến khá tình cờ cô bị bị cuốn vào chính trị trên một chuyến đi ngắn tới Miến Điện, và không bao giờ trở về nhà nữa. Buồn thay, sau 10 năm vận động để cố gắng giữ cho vợ an toàn, ông Michael chết vì ung thư mà không bao giờ được phép nói lời vĩnh biệt.
 
Tôi cũng phát hiện ra rằng lý do không ai biết về câu chuyện này là do Tiến sĩ Michael Aris đã làm tất cả để giữ cho gia đình của ông không bị đưa ra công chúng. Ngày nay con trai của họ đã lớn - và Michael đã chết - bạn bè và gia đình của họ cảm thấy đã đến lúc để nói chuyện một cách cởi mở, và rất hãnh diện, về vai trò quan trọng của ông, mà bấy lâu nay ít ai biết đến.
 
Là con gái của một anh hùng vĩ đại, tướng Aung San, người đã giải phóng Miến Điện ra khỏi ách thống trị của thực dân Anh và Phát xít Nhật, người đã bị ám sát khi cô chỉ có hai tuổi, Suu đã được mẹ nuôi dạy với một ý thức mạnh mẽ về di sản chưa hoàn thành của cha cô, vì ông đã bị ám sát và thay thế bởi chính quyền độc tài. Năm 1964, cô đã được mẹ gửi đi học ở nước ngoài để nghiên cứu về Chính trị, Triết học và Kinh tế học tại Oxford, nơi người giám hộ của gia đình, ông Gore-Booth, giới thiệu cô với Michael. Ông Michael là nhà nghiên cứu lịch sử tại Durham nhưng đã luôn luôn có một niềm đam mê cho Bhutan - và ở Suu ông đã tìm thấy sự thể hiện lãng mạn của tình yêu lớn của mình cho Đông Phương. Nhưng khi cô chấp nhận lời cầu hôn của ông, cô đã giao trước: nếu đất nước của cô cần đến cô, cô sẽ phải ra đi. Và Michael sẵn sàng đồng ý.
 
Trong 16 năm kế tiếp, Suu Kyi đã giấu đi sức mạnh phi thường của bà và trở thành bà nội trợ hoàn hảo. Khi hai cậu con trai, Alexander và Kim, được sinh ra bà đã trở thành một người mẹ rât tỉ mỉ, lưu ý từng bữa tiệc sinh nhật tổ chức thật chu đáo cho con và những bữa ăn hàng ngày nấu rất tinh xảo. Nhiều khi bà làm cho các bạn bè nữ của mình phải phát bực, khi bà khăng khăng đòi ủi vớ cho chồng và tự tay lau dọn mọi thứ trong nhà mình.
 
Rồi một buổi tối yên tĩnh vào năm 1988, khi con trai của bà luc đó 12 và 14 t, khi bà và Michael ngồi đọc sách trong nhà tại Oxford, họ đã bị gián đoạn bởi một cuộc gọi điện thoại cho biết mẹ của Suu Kyi đã bị đột quỵ.
 
Bà ngay lập tức bay đến Rangoon trong 1 chuyến viếng thăm dự định độ 2 tuần, chỉ để thấy một thành phố trong tình trạng hỗn loạn. Một loạt các cuộc đối đầu bạo lực với quân đội đã đưa đất nước Miến Điện đến chỗ bế tắc, và khi bà vào Bệnh viện Rangoon để chăm sóc cho mẹ , bà thấy cả bênh viện đầy nghẹt các sinh viên bị thương và chết , vì bị bắn khi đi biểu tình. Kể từ khi các cuộc họp công cộng bị cấm, bệnh viện đã trở thành trung tâm điểm của một cuộc cách mạng không có thủ lĩnh, và tin con gái của vị anh hùng dân tộc đã trở về Miến Điện lan tỏa nhanh như 1 trận cháy rừng.
 
Khi một đoàn đại biểu của các trí thức đến mời bà Suu Kyi đứng ra lãnh đạo phong trào dân chủ, bà đã đồng ý, nghĩ rằng một khi một cuộc bầu cử được tổ chức, bà sẽ được tự do để quay trở lại Oxford. Chỉ hai tháng trước đó bà là một bà nội trợ tận tụy, bây giờ lại dẫn đầu một cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại một chế độ man rợ.
 
Ở Anh, Michael lo lắng vô cùng vì chỉ có thể theo dõi các tin tức của bà khi bà đi khắp nơi vận động cho dân chủ tại Miến Điện, tiếng tăm của bà tăng vọt, trong khi quân đội quấy rối bà từng bước đi và nhiều thành viên trong nhóm của bà bị bắt và bị tra tấn. Ông bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng bà có thể bị ám sát giống như cha của mình. Và khi năm 1989 bà bị quản thúc tại nhà, an ủi duy nhất của ông là nó ít nhất có thể giúp giữ cho vợ mình an toàn tánh mạng.
 
Michael bây giờ đáp lại tất cả những năm Suu đã dành cho ông với một lòng vị tha đáng quý của người chồng, bắt tay vào một chiến dịch cao cấp để thiết lập bà như là một biểu tượng quốc tế để quân đội Miến không dám hãm hại. Tuy nhiên, ông đã cẩn thận để giữ cho công việc của mình kín đáo, bởi vì một khi bà nổi lên như là lãnh đạo của một phong trào dân chủ mới, quân đội sẽ lợi dụng việc bà đã kết hôn với người nước ngoài làm cơ sở cho một loạt các bài viết, thông tin đánh phá - và thường mang tính tình dục thô tục - để xuyên tạc bà trên báo chí Miến Điện.
 
Trong năm năm tới, khi 2 con trai của bà đã lớn thành những người thanh niên trẻ, bà Suu Kyi vẫn còn bị quản thúc tại nhà và lưu giữ trong sự cô lập. Bà duy trì tinh thần bản thân bằng cách học ngồi thiền, đọc rộng rãi về Phật giáo và nghiên cứu các tác phẩm của Mandela và Gandhi. Michael đã được cho phép chỉ có hai lần trong thời gian đó được thăm vợ. Tuy nhiên, đây là một loại tù đặc biệt, vì bất cứ lúc nào Suu có thể yêu cầu được đưa tới sân bay và bay về với gia đình, miễn là bà chịu từ bỏ đấu tranh .
 
Nhưng cả hai đều không bao giờ dự tính làm một điều như vậy. Trong thực tế, là một nhà sử học, dù ông Michael đau đớn vì nhớ vợ và tiếp tục gây sức ép chính trị đằng sau hậu trường, ông đã biết bà là một phần của lịch sử đang hình thành của Miến Điên. Ông giữ trên màn hình điện thoại di động của mình cuốn sách vợ đã đọc khi bà nhận được cuộc điện thoại của gia đình gọi về Miến Điện. Ông trang trí các bức tường trong nhà với các giải thưởng bà đã được trao về nhân quyền, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1991. Và trên đầu giường của mình, ông treo một bức ảnh lớn của vợ.
 
Trong nhiều khoảng thời gian dài khi không có thông tin liên lạc gì, ông lo sợ Suu có thể đã chết, và chỉ khi nghe được báo cáo từ người dân đi ngang qua nhà bà còn nghe thấy tiếng đàn piano do bà chơi vẳng ra mới khiến ông yên tâm . Tuy nhiên, khi độ ẩm của Đông Nam Á cuối cùng cũng phá hủy cây đàn piano, thì thậm chí bảo đảm mong manh này cũng đã bị mất đi.
 
Sau đó, vào năm 1995, Michael khá bất ngờ nhận được một cú điện thoại từ Suu. Bà đã được tin nhắn từ Đại sứ quán Anh. Bà đã được cho phép gặp người thân! Michael và các con đã được cấp thị thực và đã bay tới Miến Điện. Khi Suu thấy Kim, con trai của bà, bà đã rất ngạc nhiên khi thấy cậu đã trở thành một người đàn ông trẻ tuổi. Bà thừa nhận bà có thể không nhận ra con trên đường phố. Nhưng Suu đã trở thành một người phụ nữ hoàn toàn thay đổi , bà đã là chính trị gia có tầm cỡ, những năm tháng bị giam trong cô lập đã hun đúc cho bà một quyết tâm sắt đá, và bà đã quyết định ở lại đất nước của mình để đấu tranh, ngay cả khi cái giá phải trả là phải vĩnh viễn xa chồng con.
 
Nhà báo Fergal Keane, người đã gặp Suu nhiều lần, mô tả bà là người có một tâm hồn thép. Ông cho biết chính sự can trường thầm lặng này của bà đã khiến ông phải nể phục khi ông tìm hiểu về bà để viết kịch bản cho bộ phim The Lady. Câu hỏi đầu tiên nhiều phụ nữ hỏi khi họ nghe câu chuyện của Suu là làm thế nào bà có thể chấp nhận rời xa những đứa con của mình. Ông đã nói đơn giản: " Bà ấy đã làm những gì bà phải làm." Bà Suu Kyi thường tránh nói về vấn đề này, mặc dù bà thừa nhận rằng những giờ phút đen tối nhất của bà là khi bà nghĩ " Các con tôi có thể đang cần tôi ".
 
Đó là năm1995, là lần cuối cùng Michael và Suu được phép gặp nhau. Ba năm sau, ông được biết ông bị ung thư giai đoạn cuối. Ông gọi cho vợ để báo tin xấu và ngay lập tức xin visa đi Miến Điện để ông có thể nói lời từ biệt với bà. Khi đơn xin của ông bị từ chối, ông đã liên tục xin thêm 30 lần nữa, trong khi sức khỏe ông xuống dốc nhanh chóng. Một số nhân vật nổi tiếng - trong đó có Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Clinton - đã viết thư khiếu nại với chính quyền độc tài Miến, nhưng tất cả đều vô ích. Cuối cùng, một quan chức quân sự đến để gặp Suu. Họ cho phép bà đi gặp chồng nhưng với điều kiện bà phải từ bỏ đấu tranh và trở về sống ở Anh Quốc . 
 
Sự lựa chọn âm thầm ám ảnh bà suốt 10 năm xa cách chồng con bây giờ đã trở thành một tối hậu thư rõ ràng: bà phải chọn giữa gia đình và tổ quốc. Bà đã rất đau lòng. Nếu bà rời khỏi Miến Điện, cả hai đều biết điều đó có nghĩa là lưu vong lâu dài - là tất cả những gì họ đã cùng nhau chiến đấu vì dân chủ tự do cho Miến Điện sẽ tiêu tan. Suu gọi cho Michael từ Đại sứ quán Anh hỏi ý kiến ông, và ông kiên quyết nói với bà đừng bao giờ nghĩ đến việc đó, ông nói bà cứ yên tâm đấu tranh cho quê hương. 
 
Khi tôi gặp người em sinh đôi của Michael, ông Anthony, ông nói với tôi một điều ông chưa bao giờ nói với bất cứ ai trước đây. Ông nói rằng khi bà Suu Kyi nhận ra rằng bà sẽ không bao giờ nhìn thấy Michael một lần nữa, bà đã mặc chiếc váy màu ông thích nhất, gắn một bông hồng trên mái tóc của mình, và đã đi đến Đại sứ quán Anh, ghi lại một đoạn video nói lời chia tay với chồng, trong đó bà nói với ông rằng tình yêu ông dành cho bà là điểm tựa duy nhất trong bao nhiêu năm qua của bà. Đoạn video đó được chuyển lậu ra khỏi Miến Điện, nhưng khi đến được Anh Quốc thì ông Michael đã qua đời 2 ngày trước đó . Ông không được nhìn thấy mặt bà cũng không nghe được những lời cuối cùng của bà, sau hơn 10 năm xa cách . 
 
Trong nhiều năm sau đó, khi hồ sơ nhân quyền của Miến Điện ngày càng xấu đi, dường như sự hy sinh của gia đình Aris có thể là vô ích. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây chính quyền quân đội độc tài cuối cùng đã công bố đồng ý thay đổi chính trị. Và 22 năm đấu tranh không ngừng nghỉ của bà Suu Kyi đã tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi này - khi nó thực sự xảy ra - cũng như Mandela đã thành công đấu tranh cho Nam Phi.
 
Giống như họ luôn vẫn tin , giấc mơ dân chủ của bà Suu Kyi và ông Micheal vẫn có thể trở thành hiện thực.
 
 
 

The untold love story of Burma's Aung San Suu Kyi

caption
Michael Aris, Aung San Suu Kyi and their first son Alexander, in 1973
Picture: ARIS FAMILY COLLECTION/GETTY IMAGES
 
By Rebecca Frayn
7:00AM GMT 11 Dec 2011

Aung San Suu Kyi, whose story is told in a new film, went from devoted Oxford housewife to champion of Burmese democracy - but not without great personal sacrifice.

When I began to research a screenplay about Aung San Suu Kyi four years ago, I wasn’t expecting to uncover one of the great love stories of our time. Yet what emerged was a tale so romantic – and yet so heartbreaking – it sounded more like a pitch for a Hollywood weepie: an exquisitely beautiful but reserved girl from the East meets a handsome and passionate young man from the West.
For Michael Aris the story is a coup de foudre, and he eventually proposes to Suu amid the snow-capped mountains of Bhutan, where he has been employed as tutor to its royal family. For the next 16 years, she becomes his devoted wife and a mother-of-two, until quite by chance she gets caught up in politics on a short trip to Burma, and never comes home. Tragically, after 10 years of campaigning to try to keep his wife safe, Michael dies of cancer without ever being allowed to say goodbye.
ADVERTISEMENT
alt
I also discovered that the reason no one was aware of this story was because Dr Michael Aris had gone to great lengths to keep Suu’s family out of the public eye. It is only because their sons are now adults – and Michael is dead – that their friends and family feel the time has come to speak openly, and with great pride, about the unsung role he played.
The daughter of a great Burmese hero, General Aung San, who was assassinated when she was only two, Suu was raised with a strong sense of her father’s unfinished legacy. In 1964 she was sent by her diplomat mother to study Politics, Philosophy and Economics at Oxford, where her guardian, Lord Gore-Booth, introduced her to Michael. He was studying history at Durham but had always had a passion for Bhutan – and in Suu he found the romantic embodiment of his great love for the East. But when she accepted his proposal, she struck a deal: if her country should ever need her, she would have to go. And Michael readily agreed.
For the next 16 years, Suu Kyi was to sublimate her extraordinary strength of character and become the perfect housewife. When their two sons, Alexander and Kim, were born she became a doting mother too, noted for her punctiliously well-organised children’s parties and exquisite cooking. Much to the despair of her more feminist friends, she even insisted on ironing her husband’s socks and cleaning the house herself.
Then one quiet evening in 1988, when her sons were 12 and 14, as she and Michael sat reading in Oxford, they were interrupted by a phone call to say Suu’s mother had had a stroke.
She at once flew to Rangoon for what she thought would be a matter of weeks, only to find a city in turmoil. A series of violent confrontations with the military had brought the country to a standstill, and when she moved into Rangoon Hospital to care for her mother, she found the wards crowded with injured and dying students. Since public meetings were forbidden, the hospital had become the centre-point of a leaderless revolution, and word that the great General’s daughter had arrived spread like wildfire.
When a delegation of academics asked Suu to head a movement for democracy, she tentatively agreed, thinking that once an election had been held she would be free to return to Oxford again. Only two months earlier she had been a devoted housewife; now she found herself spearheading a mass uprising against a barbaric regime.
In England, Michael could only anxiously monitor the news as Suu toured Burma, her popularity soaring, while the military harassed her every step and arrested and tortured many of her party members. He was haunted by the fear that she might be assassinated like her father. And when in 1989 she was placed under house arrest, his only comfort was that it at least might help keep her safe.
Michael now reciprocated all those years Suu had devoted to him with a remarkable selflessness of his own, embarking on a high-level campaign to establish her as an international icon that the military would never dare harm. But he was careful to keep his work inconspicuous, because once she emerged as the leader of a new democracy movement, the military seized upon the fact that she was married to a foreigner as a basis for a series of savage – and often sexually crude – slanders in the Burmese press.
For the next five years, as her boys were growing into young men, Suu was to remain under house arrest and kept in isolation. She sustained herself by learning how to meditate, reading widely on Buddhism and studying the writings of Mandela and Gandhi. Michael was allowed only two visits during that period. Yet this was a very particular kind of imprisonment, since at any time Suu could have asked to be driven to the airport and flown back to her family.
But neither of them ever contemplated her doing such a thing. In fact, as a historian, even as Michael agonised and continued to pressurise politicians behind the scenes, he was aware she was part of history in the making. He kept on display the book she had been reading when she received the phone call summoning her to Burma. He decorated the walls with the certificates of the many prizes she had by now won, including the 1991 Nobel Peace Prize. And above his bed he hung a huge photograph of her.
Inevitably, during the long periods when no communication was possible, he would fear Suu might be dead, and it was only the odd report from passers-by who heard the sound of her piano-playing drifting from the house that brought him peace of mind. But when the south-east Asian humidity eventually destroyed the piano, even this fragile reassurance was lost to him.
Then, in 1995, Michael quite unexpectedly received a phone call from Suu. She was ringing from the British embassy, she said. She was free again! Michael and the boys were granted visas and flew to Burma. When Suu saw Kim, her younger son, she was astonished to see he had grown into a young man. She admitted she might have passed him in the street. But Suu had become a fully politicised woman whose years of isolation had given her a hardened resolve, and she was determined to remain in her country, even if the cost was further separation from her family.
The journalist Fergal Keane, who has met Suu several times, describes her as having a core of steel. It was the sheer resilience of her moral courage that filled me with awe as I wrote my screenplay for The Lady. The first question many women ask when they hear Suu’s story is how she could have left her children. Kim has said simply: “She did what she had to do.” Suu Kyi herself refuses to be drawn on the subject, though she has conceded that her darkest hours were when “I feared the boys might be needing me”.
That 1995 visit was the last time Michael and Suu were ever allowed to see one another. Three years later, he learnt he had terminal cancer. He called Suu to break the bad news and immediately applied for a visa so that he could say goodbye in person. When his application was rejected, he made over 30 more as his strength rapidly dwindled. A number of eminent figures – among them the Pope and President Clinton – wrote letters of appeal, but all in vain. Finally, a military official came to see Suu. Of course she could say goodbye, he said, but to do so she would have to return to Oxford.
The implicit choice that had haunted her throughout those 10 years of marital separation had now become an explicit ultimatum: your country or your family. She was distraught. If she left Burma, they both knew it would mean permanent exile – that everything they had jointly fought for would have been for nothing. Suu would call Michael from the British embassy when she could, and he was adamant that she was not even to consider it.
When I met Michael’s twin brother, Anthony, he told me something he said he had never told anyone before. He said that once Suu realised she would never see Michael again, she put on a dress of his favourite colour, tied a rose in her hair, and went to the British embassy, where she recorded a farewell film for him in which she told him that his love for her had been her mainstay. The film was smuggled out, only to arrive two days after Michael died.
For many years, as Burma’s human rights record deteriorated, it seemed the Aris family’s great self-sacrifice might have been in vain. Yet in recent weeks the military have finally announced their desire for political change. And Suu’s 22-year vigil means she is uniquely positioned to facilitate such a transition – if and when it comes – exactly as Mandela did so successfully for South Africa.
As they always believed it would, Suu and Michael’s dream of democracy may yet become a reality.
Rebecca Frayn is a writer and film-maker. 'The Lady’ opens nationwide on December 30
 

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire