Bí ẩn 2 xác ướp nổi tiếng thời hậu Lê Việt Nam
Xác ướp nằm trong quan tài giống như một người phụ nữ đang ngủ.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Bí ẩn 10 xác ướp cổ nổi tiếng của Việt Nam sẽ mang đến cho độc giả thông tin thú vị về những câu chuyện đặc biệt này.
Việc
khai quật và nghiên cứu các xác ướp đã khẳng định cách đây nhiều thế
kỷ, người Việt Nam đã sở hữu một công nghệ ướp xác mang tầm vóc Thế
giới. Loạt bài 1. Xác ướp bà Phạm Thị Đằng Một ngày tháng 11 năm 1968, các nhà khảo cổ Việt Nam bắt đầu cuộc khai quật ngôi mộ cổ kỳ lạ. Nằm trên một gò đất thuộc thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, ngôi mộ cổ với cấu trúc đặc biệt trong quan ngoài quách, được bảo vệ rất chắc chắn và bí mật. Lớp quách bao ngoài quan tài dày gần 30cm, được đổ bằng 13 mẻ hợp chất cứng, bền. Quan tài bên trong dày gần 10cm, đúc bằng gỗ ngọc am và gỗ lim ghép lại với nhau rất công phu và tốn kém. Với những thiết kế như vậy, các nhà khảo cổ dự đoán đây là mộ của 1 vị quan chức trong triều đình hoặc 1 vị quý tộc thời xưa. Xác ướp nằm trong quan tài giống như một người phụ nữ đang ngủ. Chỉ có điều, người này đã ngủ hàng thế kỉ nay, ở sâu trong lòng đất cho đến khi ngôi mộ được phát hiện. Các chuyên gia khảo cổ đã xác định được, đây là xác của bà Phạm Thị Đằng, phu nhân thứ hai của quan thượng phụ Đặng Đình Tường – một vị quan dưới thời hậu Lê (Lê Sơ đến Lê Trung Hưng: 1427-1789). Xác ướp bà Phạm Thị Đằng được mặc 35 chiếc áo thụng bằng gấm, lụa, có cái còn được thêu kim tuyến rất cầu kỳ; 18 chiếc váy vải, lụa. Bên cạnh còn có hàng chục chiếc gối chèn lớn nhỏ, quạt giấy, túi trầu thêu gấm với 10 miếng trầu đã têm và 10 miếng cau tươi, túi gấm đựng thuốc lào, khăn lau miệng bằng lụa và mũ lụa. Điều đặc biệt hơn nữa là trên ngực xác ướp còn được đặt một chuỗi tràng hạt nhà Phật kết bằng 101 hạt gỗ đen và một túi gấm đựng hai quyển Đại tạng kinh và Tu tinh thổ tiệp kinh. Trong miệng xác ướp còn ngậm một đồng tiền Khang Hi Thông Bảo và hai đồng Hồng Hóa Thông Bảo.
Chuỗi tràng hạt nhà Phật đeo trên ngực bà Đằng
Một trang trong cuốn “Đại tạng kinh”
Theo quan niệm xưa, người chết xuống âm phủ phải đi qua một
con sông, nếu không có tiền trả cho “người lái đò” thì sẽ không
thể qua sông để đi đầu thai mà phải làm âm hồn lang thang, vất
vưởng, mãi mãi không thể siêu thoát. Vì thế cho nên mới có tục
lệ để người chết ngậm những đồng tiền vào miệng.Hàng thập kỷ nghiên cứu các xác ướp phát hiện được dọc khắp đất nước, từ xác ướp vua chúa, hoàng tộc cho đến các quan lại và dân thường, giới khảo cổ vẫn chưa hết ngạc nhiên với kĩ thuật ướp xác tuyệt vời của người Việt Nam cổ đại. Thậm chí, các nhà khảo cổ còn nhờ một người phụ nữ địa phương ở tầm tuổi 60 để đứng cạnh xác ướp, so sánh xem “ai là người đẹp hơn”. 2. Xác ướp bà Bùi Thị Khang Năm 1971, 3 năm sau khi ngôi mộ bà Phạm Thị Đằng được khai quật, khi nhiều điều vẫn còn nằm trong vòng nghi vấn chưa được giải đáp thì bom đạn khốc liệt lại vô tình vén lên một tấm màn bí mật. Một ngôi mộ cổ ở gò Lăng Dứa, xã Thượng Lân, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc địa phận Hà Nội) bị bom Mỹ đánh bật tung bia đá. Mặt trước tấm bia có khắc một dòng chữ Hán: “Đặng công quận phu nhân Bùi Thị chi mộ.” Sau khi khai quật lên, các nhà khảo cổ đã vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy tấm minh tinh (tấm vải dài viết bằng chữ Hán, trong đó có cho biết thân phận của người chết) ghi rất rõ ràng, đây là mộ bà Bùi Thị Khang, phu nhân quận công Đặng Đình Tường. Năm lập mộ là năm Vĩnh Thịnh thứ 10, 1714, chính là triều vua Lê Dụ Tông. Nhằm xác định rõ mọi vấn đề, các nhà khảo cổ đã tìm về nơi lưu lại gia phả dòng họ Đặng. Thật may mắn là trong đó có ghi chép vô cùng tỉ mỉ về 13 đời Đặng quận công, giúp làm sáng tỏ những điểm còn nghi vấn. Quan thượng phụ Đặng Đình Tường là đời thứ 9 trong 13 đời làm quận công dòng họ Đặng. Ông lập bà Bùi Thị Khang làm chính thất. Sau đó, ông lại lập bà Phạm Thị Đằng – con gái út Uyên Thái Hầu, cháu gọi bà Khang là cô, làm thứ thất. Mộ bà Bùi Thị Khang cũng có cấu trúc tương tự mộ bà Phạm Thị Đằng, nhưng xác ướp của bà không được bảo quản tốt bằng. Người ta xác định nguyên nhân là do mộ bà Khang bị bom đạn làm nứt vỏ quách nên đã ảnh hưởng đến cái xác bên trong đó. Những đồ vật an táng theo bà Bùi Thị Khang cũng ít hơn bà Đằng. Điều này chứng tỏ bà mất lúc Đặng Đình Tướng chưa làm quan lớn. Bà Đặng thì may mắn hơn. Khi bà mất thì phu quân đã công thành danh toại, đồ vật bồi táng phu nhân cũng sang trọng hơn, quý giá hơn.
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire