samedi 1 novembre 2014

Chuyện ăn gạo lức hay gạo trắng, chuyện ăn cá hay ăn thịt heo qua lời giaỉ thích của Huỳnh Chiếu Đẳng

[quanvenduong] Chuyen gao
 Anh HCD,
 Bên Canada mấy con cá sống dọc theo những sông chảy qua thành phố đa số trong đầu có tích luỹ thuỷ ngân do mấy hảng xưởng thải ra. Những con cá nầy có thể ăn được nhưng phải bỏ cái đầu.
 Bây giờ trở lại chuyện gạo lức. Không thể chối cải vào đâu được vỏ của gạo lức tức là cám có chứa những Kim loại nặng Arsenic, chì, cadmium, khi nhìn những bảng phân tích các loại gạo. Thưa anh, nhớ lại lúc còn ở bên nhà, các nhà máy Chà Gạo có hai công đoạn :
 1- Tách vỏ lúa ( còn gọi là trấu ) ra khỏi hột lúa, ta được gạo lức.
 2- Tách vỏ gạo lức ( còn gọi là cám ) ra khỏi hột gạo lức, ta được gạo trắng.
 Cám chỉ bán cho những nhà nuôi heo, thường là ở thôn quê. Thức ăn chính của heo là cám trộn với những thứ phụ như thân cây chuối xắc nhỏ, rau muống v.v...Mỗi ngày heo đều ăn cám cho tới khi đưa vào lò sát sinh ít nhứt là một năm. Như vậy những Kim loại nặng trong cám mà con heo ăn vô nó ở đâu? Trong đầu con heo như thuỷ Ngân trong đầu con cá hay tản lạc khắp các cơ quan của con heo?
 Không ăn gạo lức sợ bị nhiễm độc, chạy đi ăn thịt heo; đúng là tránh vỏ dưa lại đạp nhầm vỏ dừa.
 Cũng may công nghiệp nuôi heo bây giờ không dùng cám, chỉ trừ những nước có những nhà máy Chà gạo.

HCD: Đọc nhớ lại thời tôi còn nhỏ ở quê, quả thật lúc đó môi trường sống rất trong sạch. Trăng thanh gió mát không có hai chữ ô nhiễm cũng như không có hai chữ vi trùng siêu vi. Nhờ vậy nên chẳng bị ô nhiễm. Tôi tắm ruộng tắm ao, tấm sông bắt cá bắt ốc, bùn dính đầy người thế mà chẳng bị một con ký sinh nào lọt vô người, chỉ bị đỉa đeo thôi. Ngày nau mà lội xuống bùn có khi ấu trùng ký sinh chui qua da vô cơ thể. Rau trái trồng ngắt vô rửa sơ là ăn được ...
Trở lại thì tính chung những người ở thành thị đi xe không ăn đủ nhiều gạo để kim loại vô cơ thể đủ nhiều. Những người làm ruộng làm đất hay nặng ăn mỗi bửa tới 8 chén cơm, tôi không đùa đâu, hồi tôi nhỏ một anh thợ cày thợ cấy ăn tới năm sáu chén cơm một lần. Ngày xưa lúa gọc không nhiễm kim loại nặng nhiều như bây giờ, trừ ruộng ở vài vùng đất có quặng mỏ tự nhiên. Cám là chất rất bổ được dùng nuôi heo, nhiều người thấy con lớn đầu mà làm chuyện quá "bư" (tiếng xưa) thì rầy "Mầy là thằng ăn cám xú" (tôi không biết viết sú hay xú) tứ nói mày ngu như heo. Mà thực ra heo thông minh hơn nhiều con thú khác.
Thủy ngân, arsenic, cadmium, chì... tích tụ ở nhiều cơ quan trong cơ thể nhiều ít khác nhau nên tôi chẳng biết nó có ở trong óc nhiều không. Kim loại nặng do nhà máy sản xuất mọi loại, trong đó điện tử chiếm phần lớn, thải ra mội trường. Ngày rất xưa không có chuyện nầy. Do vậy cá tôm đều bị nhiễm. Con nào sống nhiều năm thì thịt chứa nhiều hơn (FDA nói) những con có đời sống năm bảy tháng hay một năm. 


Van dde gao, ddoc bai cua Chu' c(a't nghia ro rang, chau' an gao luc cung co hon 10 nam nay roi, bay gio ddoc bai nay thay ghe^ qua' van dde Arsenic, Lead va Cadmium. Chac la` chau' se ddoi sang gao trang tro lai dd?e^ an.
Chau cam on Chu', va chau xin chu'c Chu' mot weekend vui ve
Kinh thu*,
Chau' ML.
HCD: Cám ơn cô đã cho bà con biết kinh nghiệm. Về gạo lức thì cô ăn hàng ngày chắc cũng không sao, vì chúng ta thường ăn ít cơm. Nhưng ăn gạo lức muối mè thì có tới 5 sao. Gia đình tôi cũng ăn gạo lức lâu rồi, xen lẫn khi gạo lức có khi gạo trắng. Gạo lức của Mỹ sản xuất để quên 1 tháng là mọt ăn. Gọi lức mua Thái lan để lâu không sao hết. Tôi không biết tại sao.
Kể chuyện xưa, những gia đình đông con thường mang lúa mới qua hàng xóm đổi lấy lúa cũ chứa trong bồ 1 năm (lúa gặt mùa trước): Lý do là gạo lúa mới nấu cơm không nở, ăn hao lắm. Lúa cũ một năm nấu cơm nở to, ăn ít hao. Cả hai gia đình đổi nhau đều có lợi: Gạo mới dẽo thơm lừng, nấu nồi cơm ở đầu xóm, cuối xóm còn nghe mùi thơm. Gạo bây giờ thơm thiệt cũng có mà thơm giả thì nhiều. Trung Cộng là vua sản xuất gạo thơm Thái Lan giả, hãng thật lớn tầm vóc quốc tế bị bắt một lần rồi.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire