jeudi 20 novembre 2014

Lão Móc viết về NỖI BUỒN CỦA CÔ TƯ

Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm về chữ nghĩa của Lão Móc.

Caroline Thanh Hương


“Cô Tư Hồng, tay cừ khôi trong những bà xung phong làm kỹ nghệ lấy Tây, vốn là người có tài tháo vát. Một năm kia nghe tỉnh Quảng Bình mất mùa, cô chở ba thuyền gạo vào định tâm sẽ bán lấy giá cao, bất đồ bị chính quyền biết ý ra lệnh tịch thu. Cô liền tuyên bố là đem gạo vào với hảo ý phát chẩn cho dân đói. Nhân đó được vua ban hàm tứ phẩm, ông cụ thân sinh cũng được tặng phong. Ông Trần Bình đã mừng đôi câu đối:
MỪNG CÔ TƯ HỒNG
Bốn chữ sắc phong hàm cụ lớn
Ba thuyền tế độ của bà to!       

“Hàm cụ” đối với “của bà”, thật xứng với hai người được ân thưởng.
Về hai câu này, nhiều sách đã chép câu dưới là: “Nghìn năm danh tiếng của bà to.” Chúng tôi được bạn Dương Tấn Tươi cho biết câu của ông Trần là đúng: “Ba thuyền tế độ…” vì có sự kiện phát chẩn nói ở trên. Còn câu “Nghìn năm danh tiếng của bà to” chúng tôi đọc thấy ở cuối bài Đường luật của Yên Đỗ như sau, cũng tặng cô Tư Hồng:
Giàu sang bà lớn thực trời cho
Trời lại cho bà chữ tự do!
Áo mạng, con đà ngôi mệnh phụ,
Sắc rồng, cụ cũng mặt làng nho.
Tóc sương, bực lão đành không kém,
Má phấn đàn em dễ dám so!
Khắp cõi trời Nam đều biết tiếng,
Nghìn năm danh tiếng của bà to!
Và Yên Đỗ còn mừng thêm câu đối nữa:
“Có tàn, có tán, có hương án thờ vua, danh tiếng lãy lừng băm sáu tỉnh,
Cũng biển, cũng cờ, cũng sắc phong cho cụ, chị em hồ dễ mấy lăm người!”
Từ ngữ “Làm đĩ có tàn, có tán” có lẽ do ở câu đối này ra.”
(Lãng Nhân, Chơi chữ, trang 40).
*
Của bà to! Hai ông nhà Nho thâm thật! Nói gì thì nói, trong con mắt của mọi người, cái danh tiếng của cô Tư Hồng nhất định không phải là một danh tiếng hão!
*
Trên số báo Thông Luận số 100, xuất bản tại Paris, có bài tham luận của nhà trí thức Vương Sử mang một cái tựa nghe cũng rất ư trí thức: “Sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản, sự trổi dậy của Chủ nghĩa Quốc gia và Vấn đề Hoà hợp Hoà giải Dân tộc hôm nay”.
Trong bài viết này, nhà trí thức Vương Sử đã nhận định về chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Quân lực Việt Nam Cọng Hoà như sau:
“… Chính nghĩa gì mà không được lòng dân? Dân chủ gì mà cũng chơi trò độc diễn và cũng hay ho gì khi mà đánh đâu thua đó và kết cục là bại trận thảm hại. Và khi thất bại thì đổ tội tại Cộng sản cưỡng chiếm…”
(Bài đã dẫn, Thông Luận số 100, 1-97-Paris).
Nhà trí thức Vương Sử này cũng to mồm, mạnh miệng đấy chứ!
*
Cũng trên tờ Thông Luận số 100 này, còn có một bài viết khác của đại chính trị gia Phạm Ngọc Lân. Ông Phạm Ngọc Lân đã trích lời của tôn sư Nguyễn Gia Kiểng:
“Cô Tư Hồng, một gái giang hồ lấy viên Thiếu Tá Quân trấn người Pháp tại Hà Nội và trở thàh một mệnh phụ phu nhân kiểu mới… Trong guồng máy của Quốc gia Việt Nam thời Quốc trưởng Bảo Đại, đại bộ phận guồng máy nhà nước gồm những người mà ta có thể xem như những đứa cháu nội, cháu ngoại của cô Tư Hồng…”
Sau khi cẩn thận trích dẫn lời của tôn sư Nguyễn Gia Kiểng đã phát biểu mấy năm trước, ông Phạm Ngọc Lân long trọng nhận định: “Đến chính quyền Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, họ quá tầm thuờng và đã chọn con đường tiếp tục sự nghiệp của những đứa cháu nội, cháu ngoại của cô Tư Hồng thay vì tiếp tục dựng nước và giữ nước từ ngàn năm trước của ông cha…”  (Phạm Ngọc Lân, Thông Luận số 100 – tháng 1-97).
*
Cửa hàng công tư hợp doanh Thông Luận của trí thức Nguyễn Gia Kiểng trước đây có rao bán món hang Hòa hợp Hòa giải nhập cảng từ Hà Nội. Kế đó lại rao bán nhà phản đảng cò mồi Bùi Tín. Năm sau lại chưng món hàng Nguyễn Hộ.
-Kính thưa trí thức Nguyễn Gia Kiểng, các món hàng ấy có bán chạy không ạ?
-Ế ẩm lắm ông Móc ơi! Nói ông nghe, hồi thời ông Tổng Linh, nhà nước có gửi ra ngoài món hàng Hòa hợp Hoà giải mà trong nước mới bào chế. Tôi và nhóm Thông Luận của tôi phụ trách bán món hàng ấy ở Paris. Khách hàng tới xem lật qua lật lại thấy chữ Made in Hanoi, họ bỏ đi ráo…
-Kính thưa trí thức, thế còn nhà phản đảng cò mồi Bùi Tín?
-Nói thật với ông Móc, món này được cái mã ngoài sơn phết coi cũng tạm được. Kẹt một nỗi nhân viên cửa hàng Thông Luận chúng tôi đánh bóng có hơi mạnh tay, món hàng tróc mất lớp sơn đi nên có mấy khách hàng mua rồi họ đem trả lại, đành để mốc trong kho…
-Kính thưa trí thức, thế còn món hàng Nguyễn Hộ?
-Mẹ! Cái lão già này chơi xỏ bọn tôi! Bọn tôi bên Paris này họp tác với trí thức Nguyễn Bá Long bên Canada, xúm vào côn kênh lão ấy, đội hẳn lên đầu, suy tôn làm minh chủ. Ai ngờ đâu bọn tôi mới vừa quảng cáo xong là lão cứ ngồi ngay phía trên ị xuống rồi tếch đi mất, bỏ chúng tôi giữa chợ đời!
*
-Kính thưa nhà cách mạng Phạm Ngọc Lân, trước năm 1975 Ngài sinh sống ở đâu ạ?
-Tôi ở Sàigòn ông Móc ạ. Sau 75 tôi hồi hương về bên… Tây, quê cha đất tổ của tôi.
-Thưa nhà cách mạng, chắc Ngài có quen cô Tư Hồng nên biết rõ cháu nội, cháu ngoại của cô Tư?
-Biết đếch đâu! Thấy thầy Kiểng nói tới cô Tư Hồng, thấy hay hay tôi cóp lại đăng báo cho nó có vẻ… cách mạng ấy mà!
-Trước năm1975, nhà cách mạng có phải đi lính tráng gì không?
-Không, tôi là Tây lai , quốc tịch Pháp. Chuyện lính tráng chết choc đã có người khác. Nước Việt Nam Cộng Hoà là nước mẹ, không phải quê cha của tôi, ông Móc ạ!
-Kính thưa nhà trí thức Vương Sử, ông lúc trưóc ở đâu mà biết Việt Nam Cộng Hoà không có chính nghĩa?
-Ở miền Nam chứ ở đâu! Tôi mở radio nghe đài Giải Phóng bảo miền Nam không có chính nghĩa. Nghe thế thì biết thế!
-Kính thưa trí thức Vương Sử, ông nói Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đánh đâu thua đó, chắc ông trận mạc cũng nhiều?
-Cần gì phải ra trận mạc ông Móc. Ngồi nhà tưởng tượng cũng được rồi. Còn mỗi tối nghe  đài Hà Nội loan tin chiến thắng. Mà hễ bên này thắng thì bên kia thua. Dễ biết quá mà.
  Của bà to, mà to như thế nào thì cả cụ Nguyễn Khuyến lẫn ông Trần Bình đều không chịu nói thẳng ra. Nhưng chắc chắn là phải to nên mới có người làm thơ, làm câu đối. Cái chuyện mập mờ của hai ông nhà nho làm cho không ít người thắc mắc, trong số đó có anh Móc mang tật tò mò trời cho. To cỡ nào?
To cỡ nào thì không biết nhưng chắn chắn một điều là cái ấy không thể to bằng những cái mồm của các thầy Thông Luận.
-Ông Móc nói phải đấy!
-Thưa cô Tư Hồng, tại sao cô lại nói là tôi nói phải?
-Còn tại sao gì nữa. To như thế nào thì tôi phải biết rõ hơn ai hết. Thế nhưng khi tôi thấy những cái mồm của các thầy Thông Luận kia thì tôi biết ngay là những cái mồm ấy nó to hơn của tôi!
-Thưa cô Tư Hồng, tại sao cô biết?
-Sao lại không! Những cái mồm mà phát ra được các đại ngôn như mấy thầy Thông Luận thì những cái mồm ấy phải to hơn, hoặc phải bằng với cái… cái… cái mà ông Nguyễn Khuyến nói ấy.
-Thưa cô Tư, thế chắc cô Tư biết ông trí thức Nguyễn Gia Kiểng chứ?
-Biết chứ! Ông ấy làm Thứ trưởng dưới thời của những người mà ông ấy gọi là cháu nội, cháu ngoại  của tôi đấy ông Móc.
-Thưa cô Tư, sao trông cô có vẻ không được vui?
-Chà! Cái ông Móc này còn trẻ mà tinh mắt gớm! Phải, tôi buồn lắm ông Móc ạ!
-Sao thế, cô Tư?
-Nói ông Móc nghe, trước đây tôi được ông Trần Bình làm câu đối ca tụng, lại có ông Tam nguyên Yên Đỗ làm thơ, làm câu đối tặng cho tôi, tôi cứ tưởng là của tôi to nhất!
-Thưa cô Tư Hồng, cho đến bây giờ thì cô vẫn… to nhất!
-Ông Móc nói sai rồi. So sao được với mấy cái mồm của các thầy Thông Luận. Tôi buồn vì chỗ ấy đấy, ông Móc ạ!
*
Tội nghiệp cho cô Tư Hồng quá! Cô Tư có mỗi cái to thì lại bị những cái mồm của các thầy Thông Luận ghé vào mà tranh mất cái giải nhất.
Thế thì ông Nguyễn Khuyến ơi, ông học cho lắm, đỗ cho cao rồi ông cũng sai bét!
Nghìn nămdanh tiếng… của bà to!
Làm gì đến nghìn năm! Chưa được trăm năm thì miệng mồm Thông Luận đã ngang ngửa với… của cô Tư rồi!
LÃO MÓC

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire