mardi 11 novembre 2014

" LE LOUP ET LA CIGOGNE " ĂN CHÁO ĐÁ BÁT, Trần Trọng Thiện



Kính chị Thanh Hương,

     Hôm nay được đọc những bài thơ phỏng dịch của anh Đỗ Bái, bỗng sực nhớ mình cũng có bài làm từ lúc xưa khi còn đi học, nay xin đem ra góp công với CÁTBỤI, tăng phần phì nhiêu trên thi đàn của chị, Bài " LE LOUP ET LA CIGOGNE " thơ ngụ ngôn của La FONTAINE, mà tôi không còn giữ bản văn tiếng Pháp, xin nhờ chị bổ khuyết dùm cho .



Fable de Jean de La Fontaine : 
Le Loup et la Cigogne  Livre III, 9
Ecouter la fable

Pour cette fable, la Fontaine s'est inspiré d'Ésope "Le loup et le héron", repris par Phèdre dans "Le loup et la grue" (recueil Nevelet). La fable se termine par une menace, qui n'existait pas chez Ésope. La traduction de D. Loayza (Ed. bilingue GF-Flammarion p.163), se termine ainsi "La fable montre que la plus grande marque de reconnaissance qu'on puisse attendre d'un gredin, c'est qu'il vous épargne un nouvel outrage"

            LE LOUP ET LA CIGOGNE

            Les Loups mangent gloutonnement.
            Un Loup donc étant de frairie (1),
            Se pressa, dit-on, tellement
            Qu'il en pensa perdre la vie.
Un os lui demeura bien avant au gosier.
De bonheur pour ce Loup, qui ne pouvait crier,
            Près de là passe une Cigogne.
           .. Il lui fait signe, elle accourt.
Voilà l'Opératrice (2) aussitôt en besogne.
Elle retira l'os ; puis, pour un si bon tour,
            Elle demanda son salaire.
            Votre salaire? dit le Lloup,
            Vous riez, ma bonne commère.
            Quoi ! Ce n'est pas encor beaucoup
D'avoir de mon gosier retiré votre cou !
            Allez, vous êtes une ingrate ;
            Ne tombez jamais sous ma patte (3).






(1) divertissement, partie de plaisir (bas
selon Furetière)
(2) chirurgien ou médecin empirique qui
vendait des drogues sur les places publiques
(3) Après un reproche dénotant un certain
cynisme, le loup affiche sa méchanceté.


Le Loup et la Cigogne (héliogravure)


ĂN CHÁO ĐÁ BÁT
                             
Giống chó sói, xưa nay ăn bợm
Một con vì, lì lợm háu ăn
Xương kia nuốt vội, ngã lăn
Hóc ngang cổ họng, thở than ngắn dài

May cho cậu, có con cò lạc
Bước nhẹ nhàng qua đám ruộng hoang
Cậu bèn gật, nháy, vội vàng
Đưa chân ra hiệu, cô nàng lội sang

Cô này đâu phải tay ngang
Ra ơn tế độ, gắp xương đàng hoàng
Xong xuôi, cô mới hỏi chàng :
" Công tôi xin trả, ít nhiều càng hay "

" Ô hay ! Công xá lạ thay !
   Thế còn chưa đủ may cho cô à ?
   Họng tôi cô rút cổ ra 
   Nếu tôi quạp miệng, ra ma tức thì !
       
       Biết chưa ?
                 Chửa biết ? 
                             Cút đi  !  "


                     Trần Trọng Thiện
          ( Phỏng dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine :
                        Le Loup et La cigogne   )

2 commentaires:

  1. Hồi nhỏ học chương trình Pháp, ngày nào cũng phải học thuộc lòng một bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine. Bây giờ quên hết rồi!.
    Cám ơn anh Đỗ Quý Bài, anh Trần Trọng Thiện và Thanh hương đã nhắc lại.
    NPN

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cám ơn chị NPN đã nhớ lại 1 thuả học trò không sách cầm tay.
      TH

      Supprimer