dimanche 14 décembre 2014

Hà Nội và hình tượng thần rùa trong tâm thức người dân Bách Việt, thơ Trần Văn Lương, Đỗ Quý Bái và bạn hữu

Nhắc đến Hà Nội thì phải nhắc đến tích xưa., thời còn dân Bách Việt...

Kính gửi quý anh chị đọc thơ và coi show.

Caroline Thanh Hương


Manh Quy, thơ Trần Văn Lương, show Caroline... par crth2837


Rùa biểu tượng sự trường tồn trong văn hóa Việt

20/01/2016

TTO - GS Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian VN) cho rằng rùa là một trong tứ linh (bốn con vật linh thiêng) trong văn hoá của người Việt cũng như trong văn hoá phương Đông.
Hình ảnh Kim Quy trong văn hóa, truyền thuyết Việt Nam. Ảnh tư liệu.
 

Tứ linh gồm Long, Ly, Quy, Phượng. Trong đó Rùa là biểu tượng cho sự trường tồn, sống lâu, mãi mãi. Vì thế dân gian thường nói rằng "sống lâu như “cụ rùa”. 

“Trong các đền, chùa của người Việt, ta thường bắt gặp hình ảnh rùa đội hạc. Đây là cặp biểu tượng cho sự điều hoà âm dương, vững bền. Hay biểu tượng rùa đội bia đá như bia Tiến sĩ trong Văn miếu - Quốc tử giám, cũng với ý nghĩa để nói rằng, những vị trạng nguyên, những tiến sĩ sẽ được ghi danh từ đời nay sang đời khác, bền vững mãi mãi” - GS Ngô Đức Thịnh phân tích.

GS Thịnh nói thêm: “Vì nó là con vật thiêng, nên người ta tỏ lòng kính trọng. Tuy nhiên, trước đây PGS Hà Đình Đức  - một nhà rùa học - từng đề xuất nên xếp rùa Hồ Gươm vào danh sách những bảo vật quốc gia, thì tôi cho rằng chưa hợp lý. Bởi suy cho cùng, đó cũng chỉ là một sinh vật thôi, chứ đã là bảo vật quốc gia thì phải thực sự là vật quý, hiếm".

"Còn người dân Hà Nội thường gọi là “cụ rùa”, tôi nghĩ cũng bởi nó gắn với truyền thuyết vua Lê đánh thắng giặc Minh rồi trả gươm ở đây”.

“Hồ Hoàn Kiếm không còn “cụ rùa” nữa thì nhiều người sẽ có cảm giác thiếu vắng, vì nó gắn với truyền thuyết lâu đời. Nhưng cũng không nên thiêng hoá rùa Hồ Gươm một cách quá mức” - GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Còn PGS. TS Trần Lâm Biền (Tạp chí di sản văn hoá) phân tích: “Rùa là một biểu tượng trong đời sống văn hoá của người Việt. Trường hợp rùa Hồ Gươm thì gắn với tính chất hoà bình, mang tính chất là sống chung với lũ lụt, và được huyền thoại hoá thành truyền thuyết trả gươm cho rùa. 

Còn đối với người thiểu số thì rùa là biểu tượng cho nhà sàn, mai rùa khum khum tượng trưng cho trời (mái nhà), bụng nó bằng phẳng tượng trưng cho đất (sàn nhà), chân nó là biểu tượng cột nhà. Sống trong nhà sàn là sống trong dòng sinh khí của trời đất, âm dương, nên nó luôn gắn với hạnh phúc”.

“Nếu thiêng hoá rùa hồ Gươm, để gắn với những yếu tố tích cực là truyền thuyết đánh giặc Minh cứu nước của vua Lê Lợi thì đó là cách nghĩ có phần đẹp đẽ, dễ hiểu, dễ nhớ về lịch sử cho người dân” - PGS. TS Trần Lâm Biền bày tỏ.

V.V.TUÂN


"Manh Quy" ," Con Rùa Mù " thơ Trần Văn Lương .

Afficher l'image d'origine
 

 
Hà Thành Hoa Lệ Ðâu Rồi?

Ta ở Thăng Long gần nửa tháng
Không sao thấy được bóng chim trời
Qua cầu Thê Húc vào đền Ngọc
Chỉ gặp chim lồng cá chậu thôi
Cu cườm ủ rũ buồn không gáy
Khứu mốc gầy nhom biếng mở lời
Vài con cá nhỏ trong hồ nước
Lưỡng lự dường như cũng ngại bơi
Rùa thần chết cứng trong lồng kính
Ðã trúng gươm thiêng nát ruột rồi
Lòng ta đau nhói như dao cắt
Bải hoải tưởng như sắp hết hơi
Là công dân Việt, mà ta nghĩ
Ta chỉ hiện thân một gã Hời
Tháp linh càng ngắm càng chua xót
Nào khác tháp Chàm đứng lẻ loi
Hà Thành hoa lệ ngàn năm cũ
Ðã trở nên huyền thoại mất rồi!

Lạc Thủy Ðỗ Quý Bái



Bài Họa
Hà Thành Hoa Lệ Ðâu Rồi

Dấu xưa thôi chẳng còn chi nữa
Một cánh chim xa lạc cuối trời
Thê Húc cầu xưa màu đỏ cũ
Ngọc Sơn bút thép ngẩn ngơ thôi
Hồ Gươm vẫn đó dăm hàng liễu
Ta gặp nhau không nói nửa lời
Ta gặp nhau trong từng ánh mắt
Thuyền xưa còn mấy mái chèo bơi !
Rùa xưa câu chuyện còn ai nhắc ?
Trang sử nào đây khép lại rồi !
Lòng vẫn đau vì non nước cũ
Tìm người, đất nước chẳng tăm hơi
Mà nghe trong nắng vàng hiu hắt
Tiếng khóc ngàn xưa của giống Hời
Tổ quốc của ta còn vẫn đó
Núi sông chẳng lẻ cũng thành loi
Hà Thành hoa lệ không hề mất
Lòng đã phong ba mấy thuở rồi!

Huệ Thu
08 03 2000


&&&


 Bài họa  gửi ngay đến anh Bái đây :

                     H À   N Ộ I   Đ Â Y 


          Hà nội ấy, tưởng đã mờ trong năm tháng
          Quay lại nhìn, đâu còn thấy đất, trời
          Của ngày xưa, ngày một thời vàng ngọc
          Chỗ tao nhân, mặc khách đặt chân thôi
          Lặng lẽ, yên bình, con gà trống gáy
          Hân hoan, tha thiết, thi sĩ mở lời
          Sĩ phu, nữ kiệt, người người yêu nước
          Nay chỉ là bể cạn cho kẻ nghịch bơi
          Cái oai linh cái khí thế được luôn trọng kính
          Dưới ách xâm lăng, đã biệt tích đâu rồi
          Núi đồi bị chia xẻ, biển hẹp bị hôi, cắt
          Dân có kêu, ắt cũng chỉ hoài hơi
          Làm giống người, ai mà không suy nghĩ
          Chỉ có là Hung Rợ mới thấy hời
          Công ơn tiên tổ, một đời đau xót
          Triệu người đứng dậy, sẽ chẳng lẻ loi
          Khôi phục giang sơn, đổi dòng sống cũ
          Nạn ngoại xâm hẳn rũ sạch lâu rồi
                          trầntrọngthiện

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire