lundi 1 décembre 2014

Nghe nhạc kỷ niệm những năm 1960, chương trình dài 1h 20 phút/ bài viết về máy Akai với băng nhựa

Những năm 1960 hình như đã ghi lại nhiều kỷ niệm cho ít nhiều quý anh chị nào yêu thích nhạc ngoại quốc.
Vào những năm đó, có khi chúng ta may mắn thì mua được máy nghe bằng cassette, mà việc tuyển chọn để nhờ chuyển thu lại từng loại băng riêng này để có những bản mà mình yêu thích nhất cũng rất đắt tiền.
Có những bản nhạc ngoại quốc đến từ người nước ngoài thì phải xài loại máy hiệu Teac hay Akai, một bài sưu tầm trên net ...Nhà tôi thì có rất nhiều máy thế này, đủ loại băng, đủ loại nhạc ngoại quốc nên tôi nghe từ nhạc xưa có, nay có, nhưng không để ý nhiều vì chỉ có ba tôi khi đi làm về mở cho nghe. Thỉnh thoảng bắt lại được vài bản xưa, tôi thật xúc động.
Caroline Thanh Hương

1) 2:18 Never My Love - The Association
2) 5:26 My Cherie Amour - Stevie Wonder
3) 8:21 Goin' Out Of My Head - Little Anthony & The Imperials
4) 10:53 The Look Of Love - Dusty Springfield
5) 14:28 Hold Me, Thrill Me, Kiss Me - Mel Carter
6) 16:52 Stand By Me - Ben E King
7) 19:46 Dedicated To The One I Love - Mamas & Papas
8) 22:43 Stormy - The Classics 4
9) 25:29 Angel Of The Morning - Merrillee Rush
10) 28:40 To Love Somebody - The Bee Gees
11) 31:37 Play With Fire - The Rolling Stones
12) 33:45 Will You Still Love Me Tomorrow - Carole King
13) 37:58 Hey Girl - Billy Joel
14) 41:52 Your Precious Love - Marvin Gaye & Tammi Terrell
15) 44:56 You Made Me So Happy - Blood, Sweat And Tears
16) 48:21 Long As I Can See The Light - John Fogerty & Credence
17) 52:12 Light My Fire - Jose Felicano
18) 55:46 I Go To Pieces - Peter & Gordon
19) 58:07 Don't The Sun Catch You Crying - Gerry & The Pacemakers
20) 1:00:38 You've Lost That Lovin' Feelin' - The Righteous Brothers
21) 1:04:20 (What A) Wonderful World - Sam Cooke
22) 1:06:26 I Can't Stop Loving You - Ray Charles
23) 1:10:37 I'll Never Fall In Love Again - Tom Jones
24) 1:14:36 Get Together - The Youngbloods
Máy nghe nhạc Magnetophone dùng băng magnetic (quen gọi là băng cối) có rất nhiều thương hiệu nhưng được dân chơi định danh chung là máy Akai. Akai là một dòng máy hát cổ lỗ sĩ tưởng chỉ để bán ve chai trước trào lưu các dòng máy nghe nhạc hi-end công nghệ hiện đại, nhưng vẫn được giới sưu tầm Việt Nam săn lùng và đưa về thời hoàng kim của nó.

















Phải đến những năm 2000, phong trào chơi nhạc xưa, săn lùng máy Akai mới bắt đầu quay trở lại với một ít người tiên phong trong thú chơi hội đủ các độ khó và phức tạp của nghề sưu tầm.

“Nghĩa Akai”

“Ngày nào mà không loay hoay với băng đĩa, máy hát Akai, tự nhiên thấy trong người thiếu thiếu một cái gì đó” - Nghĩa Akai tâm sự ngắn gọn về niềm đam mê bất tận của mình với thú chơi mà anh theo đuổi từ hơn 10 năm nay.

Nghĩa Akai đang sở hữu bộ sưu tập Akai đồ sộ về chủng loại, số lượng và cũng đồng thời là chủ nhân của bốn quán cà phê nghe nhạc xưa. Chính vì thế mà dân sưu tầm gán luôn biệt danh “Akai” cho Nghĩa như khẳng định niềm đam mê bất tận của anh với thú chơi này.

Nghĩa kể: “Tôi mê nhạc xưa từ năm 1982. Khi ấy, muốn kiếm quán cà phê nghe nhạc khó khăn lắm, sau đó vướng bận chuyện học hành, đây đó khắp nơi, làm đủ nghề, về lại Sài Gòn, mãi đến năm 2003, tôi mới có đủ điều kiện tập trung sưu tầm máy Akai. Khi ấy nguồn máy còn nhiều, chợ Nhật Tảo là điểm đến quen thuộc vì nơi này hay bán máy cho các đoàn làm phim mua làm đạo cụ. Ở Lê Công Kiều cũng có bán nhưng người mua để trưng bày hơn là sử dụng. Nhìn chung, giới chơi Akai lúc đó ít lắm vì băng đĩa rất hiếm”.
Nghĩa Akai đang sở hữu bộ sưu tập Akai đồ sộ về chủng loại, số lượng và cũng đồng thời là chủ nhân của bốn quán cà phê nghe nhạc xưa. Chính vì thế mà dân sưu tầm gán luôn biệt danh “Akai” cho Nghĩa như khẳng định niềm đam mê bất tận của anh với thú chơi này.

Nghĩa kể: “Tôi mê nhạc xưa từ năm 1982. Khi ấy, muốn kiếm quán cà phê nghe nhạc khó khăn lắm, sau đó vướng bận chuyện học hành, đây đó khắp nơi, làm đủ nghề, về lại Sài Gòn, mãi đến năm 2003, tôi mới có đủ điều kiện tập trung sưu tầm máy Akai. Khi ấy nguồn máy còn nhiều, chợ Nhật Tảo là điểm đến quen thuộc vì nơi này hay bán máy cho các đoàn làm phim mua làm đạo cụ. Ở Lê Công Kiều cũng có bán nhưng người mua để trưng bày hơn là sử dụng. Nhìn chung, giới chơi Akai lúc đó ít lắm vì băng đĩa rất hiếm”.
Bộ dạng với băng từ loằng ngoằng, hai bánh cối to đùng, nút bấm, đèn đóm, đồng hồ loạn xạ…, quả thật nhìn máy hát Akai có vẻ khó sử dụng ngay cả lúc cho băng vào máy. Nhưng khi tiếng nhạc cất lên, âm thanh mộc mạc, phô diễn chất giọng thật của ca sĩ thì những giai điệu ấy làm xốn xang lòng người, nhất là người luôn sống với thời quá vãng. Những quán cà phê của Sài Gòn thập niên 1980 như Thái Sơn - Đồng Khởi, Châu Thạnh - Lý Chính Thắng, Hương - Lê Thị Riêng… từng là một thời để nhớ của những tín đồ mê nhạc xưa phát ra từ chiếc máy Akai cũ kỹ.

Những người chơi Akai kỳ cựu khuyên rằng, bắt đầu chơi Akai, nên chọn những dòng máy phổ thông, vừa túi tiền, sau mới phát huy dần kỹ năng và sở thích để nâng cấp các dòng máy phù hợp với nhu cầu. Băng là hàng đầu, sau đến cặp loa, amply, rồi tới máy. Chọn được bộ Akai đồng bộ là tốt nhất, nhưng với trên 100 đời máy của các nhãn hiệu và chủng loại thì công việc này không mấy đơn giản, đòi hỏi phải có lượng kiến thức đáng kể cùng việc tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Các diễn đàn về âm thanh trên mạng như VNAV, hoặc có thể tra cứu “AKAI” trên mạng cũng sẽ tìm được nhiều thông tin phong phú về các đời máy và các hội nhóm sưu tầm Akai.

Các điểm cà phê Akai cũng là nơi trao đổi băng nhạc, người chơi có thể tìm đến các địa chỉ này để tìm nghe, trao đổi, chép lại những bản nhạc xưa yêu thích.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire