dimanche 25 janvier 2015

Nghe đọc và viết về Triết Lý Bà La Môn Giáo

Kính gửi quý anh chị nghe audio của chú Huỳnh Chiếu Đẳng sưu tầm về nền văn minh Bà La Môn Giáo và đọc bài viết được tôi sưu tầm trên net.

Caroline Thanh Hương

BBC_Nền văn minh Ấn Độ.MP3
BBC_Nền văn minh Thiên Chúa.MP3
BBC_Nền văn minh Hồi Giáo.MP3
BBC_Nền văn minh Trung Hoa.MP3


VI- Triết lý Bà-La-Môn-Giáo
               BÀ-LA-MÔN    (Tôn giáo)

Bà-La-Môn ( S, P: brāhmaa) [Phật học]



-Định nghĩa

I- Vệ-Đà-Giáo

2-Bà-La-Môn-Giáo

3-Ấn-Độ Giáo



Theo Phật học thì: Danh từ chỉ một cấp, một hạng người tại Ấn Ðộ. Thuộc về cấp Bà-La-Môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lĩnh đạo Tôn giáo. Dân chúng Ấn Ðộ rất tôn trọng cấp người này. Trong thời Đức Phật hoằng hóa, cấp này là cấp thứ hai của bốn cấp (sau thời Đức Phật đến bây giờ là cấp cao nhất) trong hệ-thống xã hội và vì vậy, họ rất kiêu mạn. Nhiều Bà-La-Môn cho rằng, chỉ họ mới mang dòng máu “trắng” là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pā-li (Bộ kinh), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-La-Môn nhưng lại bảo rằng, không phải sinh ra trong một gia đình, dòng dõi Bà La-Môn là tự nhiên trở thành một Bà-La Môn. Người ta “trở thành” một Bà-La-Môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-La-Môn nếu họ đạt những tư cách nói trên. Ðây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật khi Ngài chuyển ý nghĩa “giai cấp Bà-La-Môn” thành một danh từ đạo đức Bà-La-Môn, tức là một người có đầy đủ đức hạnh, vượt mọi giai cấp xã hội thời đó (Tập bộ kinh). Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh (Tự thuyết I. 5, udāna):

            Ai lìa bất thiện nghiệp

Ði trên đường thanh tịnh

Tinh tiến, thoát trói buộc

Ta gọi BÀ-LA-MÔN

Đức Hộ-Pháp nói: “Còn nữa, còn Đạo Brahma, tức là Đạo Bà La Môn cho rằng: thuyết giải thoát của Ngài là thuyết do nhiên chứ không có gì hết, sau chính mình Ngài tạo phẩm vị đi từ Nhơn vị, Tiên vị, lên đến Phật vị, ai cũng có thể đi đến được hết. Luật giải  thoát của  Ngài do nhiên  chứ không có chi lạ. Những lý lẽ ấy làm cho đầu óc con người tầm chơn càng suy nghĩ càng khó quyết định được. Ta tự hỏi, thế nào gọi là chơn ? Thế nào gọi là giả ? Theo lý trí của con người có lẽ này "Tầm chơn là đúng sự thật hơn hết”.

Bà-La-Môn giáo dưới mắt Cao-Đài:

“Ấn-Độ thuở trước tin thờ lý thuyết Đa Thần (Polythéisme) vì tư tưởng cổ nhân thường hay ngó cả quyền năng Tạo-hóa mà so-sánh cùng mình, bởi thế mà cho các quyền lực vô hình cũng có đủ khôn ngoan cùng sự quyết định. Sau lại tư tưởng ấy trở lại xu hướng về Đấng Chí-Tôn dựng căn bổn cho Đạo Bà-La-Môn (Brahmanis- me) từ thử. Tạo hóa Càn Khôn sanh ra do một chủ quyền của Trời. Trời lập nên đời vì Ái, mà Ái kia pha lẫn cùng Tình. Ngài tạo ra gọi là Brahma, Ngài diệt gọi là Civa, Ngài bảo tồn gọi là Vichnou, ấy mới gọi Chí-Tôn Tam Thế (La Trinité)”. (Khuê bài Thiêng liêng vị)

ĐỊNH NGHĨA:

Bà-La-Môn là tiếng phiên âm từ tiếng Phạn: Brahma. Đạo Bà-la-Môn là một Tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích-Ca, tức là thuộc Nhứt kỳ Phổ Độ. Đạo Bà-La-Môn bắt nguồn từ Vệ-Đà-giáo (cũng phiên âm là Phệ-Đà-giáo) Đạo Bà-La-Môn  phát triển đến thế kỷ thứ nhứt sau Tây lịch thì biến thành Ấn-Độ-Giáo.

Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.

Những công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn-Độ và các nước Đông-Nam-Á như: Konarac, Kharujaho, Angkor Watt, Mahabalipuram, Loro Jong Grang, Tháp Chàm ở Việt-Nam và nhiều tác phẩm triết học lớn ở Ấn Độ như Ramayana, Mahabharata, đều ra đời trên nền tảng của Đạo

Bà-La-Môn.

Sau đây lần lượt khảo sát qua: Vệ-đà-giáo, Đạo Bà La-Môn và Ấn-Độ-giáo

I- VỆ-ĐÀ-GIÁO: Đây là một tôn giáo tối cổ của Ấn Độ. Gọi là Vệ Đà giáo vì tôn giáo nầy xây dựng giáo thuyết trên Kinh Vệ Đà. (Véda: Phiên âm Vệ-Đà hay Phệ-Đà,  nghĩa là Thông hiểu). Vệ-Đà-giáo thờ cúng thiên nhiên, gồm nhiều tín ngưỡng, có nghi lễ, có bùa chú, do các truyền thuyết của thổ dân da đen Dravidian ở bán đảo Ấn Độ, phối hợp với các tín ngưỡng của dân tộc da trắng từ phương Tây Bắc đến xâm lăng, nhất là dân da trắng Aryan tràn vào phía Bắc Ấn Độ, khoảng 1550 năm trước Tây lịch.

Bộ Kinh Vệ-Đà viết bằng tiếng Phạn, của người

Aryan, gồm 4 tập, trong đó có các bài hát ca tụng Thần linh, những lời cầu nguyện, nghi thức tế tự và các câu phù chú bí mật, như sau:

1- Rig Véda: Phỏng theo ý mà dịch thì Rig Véda có nghĩa là Luận rõ về sự khen ngợi (tán tụng), hình thành vào thế kỷ thứ 20 TTL (trước Tây lịch), gồm 10 quyển, tập hợp các bài ca ngợi Thần linh, được 1028 bài.

2- Sama Véda: Phỏng theo ý mà dịch thì Sama Véda có nghĩa là Luận rõ về các sự ca vịnh, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, gồm các bài dùng để hát xướng khi cúng tế, tổng cộng 1549 bài.

3- Yayur Véda: Phỏng theo ý mà dịch thì Yayur Véda có nghĩa là Luận rõ về các việc tế tự cầu đảo, trong ấy bao gồm các bài cầu nguyện trong nghi thức tế lễ. Ba loại Kinh Véda trên được sử dụng trong thời gian tế lễ, đều do hàng Tăng lữ  tùy nghi chủ xướng, phúng tụng.            4- Atharva Véda: Sưu tập các chú thuật, không quan hệ đến việc cúng tế, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, tổng cộng có 20 quyển. Tuy chủ yếu chép các phép thuật và bùa chú, nhưng xen kẽ vào đó có các bài khoa học làm mầm móng cho Thiên văn học và Y học sau nầy.

Bốn bộ kinh Véda trên, sau nầy đều có những sách viết bằng tiếng Phạn giải thích riêng cho  mỗi bộ.

Giáo lý cơ bản của Vệ-Đà giáo cho rằng, con người thường xuyên có mối quan hệ với Thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ. Do đó, chỉ có cúng tế, cầu đảo thì con người  mới được Thần linh phò hộ trong mọi công việc. Song hành với các buổi cầu nguyện là những cuộc hiến tế lớn. Những đồ hiến tế như : Thịt, bơ, sữa, rượu, được dâng lên Thần linh bằng cách đốt trên giàn hỏa.

            Việc cúng tế Thần linh rất quan trọng, nên dần dần đội ngũ các thầy cúng tế trở nên quan trọng, có uy tín và quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ, hình thành đẳng cấp Tăng lữ Bà-La-Môn sau nầy.

II-  Bà-La-Môn giáo:

Đạo Bà-La-Môn hình thành trên cơ sở Vệ-đà-giáo khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích-Ca mở Phật giáo ở Ấn-Độ. Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận kinh Véda như: Kinh Brahmana, kinh Upanishad, giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-La-Môn thờ đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.

1- Sự phân chia giai cấp xã hội:

Đạo Bà-La Môn phân chia xã hội Ấn-Độ làm năm giai cấp. Ai sanh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.

a/-Giai cấp trên hết là cấp Tăng lữ Bà la môn: Họ tự cho rằng họ được sanh ra từ miệng của đấng Phạm thiên (Brahma) nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng-Đế và các thần linh.

b/-Giai cấp thứ nhì là Sát-Đế-Lỵ: Họ được sanh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu, khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.

c/-Giai cấp thứ ba là Phệ-xá: họ được sanh ra từ hông của Đấng Phạm thiên. Giai cấp này gồm các nhà thương mãi, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với  từng lớp dân chúng trong xã hội.  

d/-Giai cấp thứ tư là Thủ-đà-la: Họ được sanh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ

e/-Giai cấp thứ năm là Chiên-đà-La: Đây là giai cấp thấp kém nhứt trong xã hội Ấn độ, gồm các người làm nghề hèn hạ như: ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật...

Giai cấp trên hết là cấp Tăng lữ Bà la môn dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa hai giai cấp khác nhau.

2-Giáo luật: Giới Tăng lữ Bà la môn được chia

làm ba bực: Sơ khởi, Trung và Thượng

Sơ khởi  là những vị sư cúng lễ thường và những vị

phục sự nơi đền chùa. Họ tụng ba bộ Kinh Véda đầu, gồm:

Rig-Véda, Sama-Véda, Yayur-Véda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế nên thường trực tiếp với dân chúng.

Bực Trung: là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh quỉ thần, thỉnh thoảng họ làm vài phép linh cho dân chúng phục. Hạng này đọc và giảng giải bộ kinh Véda thứ tư và Atharva Véda. Bộ kinh thứ tư này có nội dung cao hơn ba bộ kinh trước và có những câu thần chú.

Bực  Thượng là những bực cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Hạng này chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.

Hạng Bà-La-Môn Sơ khởi phải tu học 20 năm mới lên hạng trung. Hạng trung tu học 20 năm mới lên hạng thượng.

Trên hết là một vị sư chưởng quản Tôn giáo làm Giáo chủ. Vị giáo chủ này có 70 vị sư phụ tá. Các Tăng lữ Bà-La-Môn phải giữ 10 điều giới luật, là:

1-Nhẫn nhục.  2-Làm phải (lấy điều lành mà trả điều ác)

3-Điều độ. 4-Ngay thật. 5-Giữ mình trong sạch. 6-Làm chủ giác quan. 7-Biết ràng Kinh luật Véda. 8-Biết rõ Đấng Phạm Thiên. 9-Nói lời chơn thật. 10-Giữ mình đừng giận.

3- Thuyết Ashrama: Thuyết Ashrama về 4 giai đoạn mà con người phải trải qua để cho đời sống trần thế nhập vào việc hành sự Tôn giáo, như sau:

a/-Phạn hành kỳ: Theo Thầy học tập Kinh Véda, tiếp thu huấn luyện Tôn giáo, thời gian là 12 năm.

b/-Gia trú kỳ: Sống cuộc sống thế tục ở gia đình, lấy vợ sanh con, làm các ngành nghề trong xã hội để mưu cầu cuộc sống, không vi phạm chống lại bổn phận của một Tín đồ Bà-La-Môn, tiến hành việc thờ cúng ở gia đình và

bố thí.

c/-Lâm thế kỳ: Việc nhà đã xong, bản thân hoặc dắt

theo vợ vào ẩn cư trong rừng, sống đời khổ hạnh để bản thân chứng ngộ được Đấng Brahma.

d/-Độn thế kỳ: bỏ nhà đi vân du bốn phương, sống bằng cách nhận bố thí của dân chúng, mục đích để đạt được sự giải thoát của linh hồn.

4- Brahman và Atman:

Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại ngã, Đại vũ trụ, Đại hồn, nay thường gọi là Thượng đế

Atman là bản ngã của con người, là bản ngã, là Tiểu hồn, Tiểu vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại ngã. Do đó Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng được với nhau. Tu luyện là để đạt được sự giải thoát của linh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần để đem Atman trở về hiệp nhứt với Brahman.

Nhận thức được chân lý này, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lại cõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.

5- Nghiệp báo -  Luân hồi:

Kinh  Upanishad đã nêu ra vấn đề Nghiệp báo và Luân hồi một cách có hệ thống.

Nghiệp (Karma) được tạo ra bởi những hành vi thiện ác của con người, sẽ quyết định việc Luân hồi chuyển kiếp của Linh hồn người ấy sau khi chết. Nếu người nào làm điều thiện, Linh hồn sẽ được chuyển kiếp thành người ở giai cấp cao hơn và có thể thành một vị Thần, nhập vào Thiên Đạo. Nếu người ấy làm nhiều điều ác thì Linh hồn sẽ chuyển kiếp đầu thai vào những giai cấp thấp kém khổ sở và có thể bị trừng phạt đọa đày.

Con đường giải thoát là Thiền định, nhưng con đường tu này quá khổ hạnh, ít người theo được, nên đa số Tín đồ theo việc thờ cúng thần linh, tự kềm chế dục vọng của mình mà làm việc từ thiện.

III- Ấn-Độ-giáo:

Đạo Bà-La-Môn là một quốc giáo của nước Ấn Độ. Nhưng khi Phật giáo của Đức Phật Thích-Ca truyền bá thì ảnh hưởng của Đạo Bà-La-Môn thu hẹp dần. Qua nhiều lần cải cách để phù hợp phần nào trào lưu tiến hóa của dân chúng, đến thế kỷ thứ nhứt sau Tây lịch, Đạo Bà-La-Môn  biến thành Ấn-Độ-giáo (nói tắt là Ấn-giáo)

Ấn-Độ-giáo vẫn giữ những nét chánh của Đạo Bà La-Môn, thờ đấng Brahma, về sau thờ thêm hai Đấng nữa là Civa (Shiva) và Vishnu (hay Chrisna).

-         Đấng Brahma  là Thần Sáng tạo.

-         Đấng Civa       là Thấn tranh đấu.

-         Đấng Vishnu   là Thần Bảo tồn.

Ba Đấng ấy hợp lại gọi là Tam Vị nhất thể (Đạo Cao-Đài tôn các Đấng ấy là Tam Thế Phật cai quản ba Nguơn:Thượng nguơn, Trung nguơn, Hạ nguơn, hiện tạc Tượng đặt trên nóc Bát-Quái-Đài- Tòa Thánh Tây Ninh.

Ấn-Độ-giáo còn thờ các vị thần thuở xưa khác như:

Thần Sấm Indra, thần Mặt trời Surya, Thần lửa Agni, Thần gió Vayu, thần không trung Varuna.

Ấn-Độ-giáo vẫn giữ sự phân chia giai cấp của xã hội giống như Đạo Bà-La-môn.

Ấn-Độ-giáo phân thành nhiều Chi phái, chủ yếu có hai giáo phái lớn là Vihnu và Civa (Siva) đồng thời nuôi dưỡng nhiều môn phái triết học mà nổi tiếng nhứt là hai môn phái: Védanta và Yoga.

Để dễ dàng hòa nhập vào đông đảo dân chúng ở giai đoạn này, nhiều nghi thức tế lễ được đơn giản hóa, những sự hiến tế súc vật tốn kém được bãi bỏ. Đến thế kỷ thứ 19 và 20, một số nhà hoạt động nổi tiếng của Ấn Độ như: Ram Mohan Roy, Rama Krishna, Viveka Nanda, đã làm cuộc canh tân lớn đối với Ấn Độ giáo, phục hồi những giá trị cơ bản và loại trừ các yếu tố lạc hậu và thái quá ra khỏi tư tưởng của Đạo này. Chính nhờ khả năng thay đổi thích ứng mà Ấn-độ-giáo vẫn luôn luôn là Tôn giáo chính của người Ấn và có ảnh hưởng sâu xa đến mọi từng lớp dân chúng từ xưa đến nay

Theo thống kê sơ lược năm 1980, Ấn-độ-giáo  hiện nay có tới 554 triệu tín đồ, đa số là người Ấn-Độ.

Trong những năm gần đây, những hoạt động mang tính Quốc tế của Ấn-độ-giáo rất phong phú:
Năm 1979 tại Allahabad (Ấn độ), năm 1980 tại Colombo (Tích lan), năm 1981 tại Népal, đã lần lượt triệu  tập Đại hội các Tín đồ theo Ấn-độ-giáo trên toàn Thế giới, để thảo luận các vấn đề khó-khăn của Ấn-độ-giáo, làm thế nào cho Ấn-độ-giáo thích ứng với đời sống văn minh của dân chúng hiện đại và thiết lập những mối liên hệ quốc tế giữa Ấn độ giáo với các Tôn giáo một cách hữu nghị tốt đẹp.

  Vệ-Đà giáo (Vedism)

  Bà-La-Môn giáo (Brahmanism)

  Ấn Độ giáo (Hinduism)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire