samedi 14 février 2015

Caroline Thanh Hương viết Saigon Ngày Tháng Cũ với bộ ảnh của Pete Komada năm 1963.


Kính gửi quý anh chị bộ ảnh Saigon năm 1963 qua ống kính của Pete Kamada và bài tuỳ bút Saigon Ngày Tháng Cũ.

Caroline Thanh Hương


 Saigon Ngày Tháng Cũ.

Saigon, ôi  hai tiếng thân yêu tự bao giờ.

Saigon, thập niên 1960 bắt đầu có thêm dân Bắc Kỳ di cư từ năm 1954 và bắt đầu đi trên con đường xây dựng xứ sở mới vững vàng hơn.

Có lẽ thành phố chưa đông như những năm 70 và có lẽ còn ít hơn bây giờ.

Người Saigon, thường dễ dãi, từ cách ăn uống nơi vỉa hè, quán cóc cho đến những nhà hàng sang trọng, thượng vàng hạ cám chung sống với nhau hài hoà.
Người ta không thấy sự xa cách giữa dân nhà giàu thích xài tiền vun vít hay cái tằn tiện của người lao động.
Có lẽ vì việc làm kiếm được rất nhiều và rất dễ, tay làm hàm nhai và cứ đến cuối tuần thì người công nhân đã được lãnh lương để tiêu xài.
Người Mỹ đến Việt Nam nhiều hơn xưa, nên tập tục và nhu cầu cũng theo sự đòi hỏi của người tiêu thụ. Thêm vào đó, chiến tranh cũng bắt đầu âm ỉ những chưa bùng phát như  khoảng giữa  thập niên 1970.

Bài viết  chỉ là thấp thoáng những gì ghi lại qua trí óc non nớt của tôi, những cảm nghỉ qua những hình ảnh bắt gặp nơi này.
Kỷ niệm dần nhạt  phai theo năm tháng, nên tôi chỉ có thể thấy cảnh mà theo đó viết lại để chia sẻ những chuyện cũ Saigon.



Quầy bar Sài Gòn, dinh Độc Lập đang được xây dựng lại, trực thăng 'quả chuối' ở sân bay Tân Sơn Nhất... là loạt ảnh Sài Gòn 1963 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Pete Komada thực hiện.


Ngày xưa, khi người ta đi dọc những quốc lộ Việt Nam vùng vòng đai Saigon, người ta sẽ bắt gặp những quán bán hàng nho nhỏ thế này cho khách lỡ đường.

Ở đây, phải là những người khách không quá khó tính, chỉ cần có một ổ bánh mì đỡ đói với dăm chiếc nem chua, một ít dưa leo hay chút cải chua cà rốt và cọng ngò rồi chút muối tiêu, xì dầu cho đỡ đói.

Quầy hàng ăn ven đường ở Sài Gòn.
Người ta đi về lục tỉnh mà quên hay không kịp ăn sáng hay ăn trưa, cũng có thể có tô bún thịt hay bún nem, chút ớt tươi, thế là xong với ly trà đá cho đừng buồn ngủ.


Cũng có những hôm, chúng ta có thể thấy những bác đạp xích lô ghé vào ăn vội vã vì ở đây giá rất bình  dân  ăn qua bữa lúc lỡ đường.



Trẻ em ngoại ô Sài Gòn.

Vùng ngoại ô, lúc trời nắng gay gắt, con nít thường hay ra đó tìm bắt mấy con dế để đấu dế hay đánh bi, hoặc có những khu có những con rạch khi người ta vét đường thì chúng có cớ tắm ao cho bớt nóng.



Đời sống giản dị nơi ngoại ô bao nhiêu , thì trong những quán bar, người ta thấy những cô chiêu đãi viên  ngồi đợi khách quân nhân ngoại quốc, hy vọng với tiền boa, có thể giúp các cô sống qua ngày khi họ chẳng biết làm nghề gì trong thời đại mà những người lính xa nhà cần gửi chút tâm sự cho người không quen biết.

Trong một quầy bar.


Nhiều quân nhân  ngồi trong quầy giải khát bên đường.

Những quán cóc thường mọc ra ở gần những sân bay cho những người trong đó có thể ra ngoài giải khát và có người hầu thức uống.


Bà mẹ trẻ và đứa con.
Ngày xưa, người phụ nữ Việt Nam, có chồng rất sớm, có lẽ vì khi đến tuổi mới lớn là họ đã được cho là đến tuổi trưởng thành thì cần có ngay tấm chồng, kẻo ế...
Người dân  Saigon, vùng ngoại ô, đa số là những cô gái từ miền quê lên kiếm sống tại đất Saigon mà không chút hành lý hay học vấn.
Họ hành nghề chiêu đãi vì nhu cầu quân sự  cấp bách trong lúc trên chiến trường, có những người ra đi không bao giờ trở lại.
Trong những cuộc chiến, người cha, có thể chưa hay mình sắp có con, người mẹ chưa đón tin vui con lập thành tích hay mùa Xuân về.
Họ chờ đợi sự hội ngộ thì lại là những cuộc chia tay không bao giờ đến  với người thân.


1 trong những quán bar trên đường Thái Lập Thành (nay là đường Đông Du).



Xích lô Sài Gòn.
Người Saigon sống vội vã với những xe xích lô đạp, những xe gắn máy...
Người ta dùng xe xích lô đạp để chở hàng hóa từ các hãng xưởng  hay bến xe ra đến chợ với những cần xé hàng hóa thật tươi từ vùng quê chở lên thành thị.
Buổi chiều, khi trời bớt nóng, người ta lại thích ngồi xićh lô để được dạo những con đường Saigon mà có thêm chút gió  mát đưa khách ra bến Bạch Đằng  để nhìn thấy những con tàu đến và đi.

Đọc thêm bài về xe xích lô máy


Bên trong khách sạn Conninental Sài Gòn

Nơi sang trọng hơn, người ta gặp ở đấy những người bạn làm cho hãng ngoại quốc thừa tiền và muốn nơi yên ổn, sang trọng để thưởng thức những thức uống được pha chế theo gu người ngọai quốc hay đồ uống được nhập vào và giá đắt hơn.
Ghế ngồi thoải mái hơn và có những chiệ́c quạt máy  quay không không ngừng để bớt đi chút oi ả của không khí Saigon.


Đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) về đêm.

Thời đó, chưa có xe cộ nhiều như những năm 75, đường phố còn có giờ giới nghiêm nên vào ban khuya, người ta ngủ sớm đi và đường phố vắng lạ thường.

Tuy vậy, những con đường hãy còn chút phồn vinh nên có những tấm bảng quảng cáo còn được thắp sáng, so với thời kỳ khan hiếm nhiên liệu sau những năm 1975.


Khách sạn Rex.
Người dân Saigon nhỏ bé như tôi thì chưa bao giờ thấy được những sân thượng đẹp như bên trên khách sạn Rex.
Bây giờ sau chiến tranh những 40 năm, tôi mới khám phá ra trên những toà building, người ta vẫn có thể ngồi hóng mát và nhìn trời đất thật thanh thản.


Sĩ quan Mỹ Jim Podall  trên sân thượng khách sạn.


Dinh Độc Lập mới đang được xây dựng sau khi Dinh cũ bị các phi công nổi loạn đánh sập năm 1962.


Cổng Dinh được canh gác cẩn mật.
Những nơi này, thường có những con đường bên cạnh dọc theo hàng rào không cho dân sự đi ngang qua, hoặc người ta vì sợ bị đặt bom nên it́ người lui tới.
Khu dinh Độc Lập vắng vẻ vô cùng.




Ga hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất.
Có một dịp được theo chân ông ngoại tôi lấy máy bay, đường bay quốc nội từ Saigon đi Cần Thơ thôi, tôi cũng thấy vô cùng hào hứng vì phải ngồi đợi hằng giờ trong đó mà không biết đến khi nào mới được lên máy bay.
Cũng rất là sang lắm rồi, vì thường người ta chỉ đi xe đò về quê mà thôi. Nhưng nhờ đó mà thôi được leo lên cái con chim sắt to lắm, hãy còn thô sơ hơn những con chim sắt ngày hôm nay...

Chỉ là một vài kỷ niệm thoáng qua nên tôi ghi vội kẻo mai tôi có muốn viết cũng sẽ quên mất mình còn nhớ những gì vê nơi mình đã  sinh ra, lớn lên và đã bỏ nó ra đi không một lời giã từ.


Trời tây bây giờ đã vào đêm, giữa mùa đông thì lạnh vô cùng. Cái rét đó mà không làm tôi lạnh , vì những hình ảnh quê nhà, nó như những giấc mơ chưa bao giờ tàn trong tôi, nó làm tôi ấm lòng khi nhớ đến thời xa xôi mà tôi còn bao nhiêu người thân.

Giờ đây, họ đã ra đi rất nhiều.

Tết sắp về lại trên quê hương tôi, nhưng tôi không còn ở nơi đó nữa.

Người Saigon xưa cũng đã bỏ đất nước này rất nhiều, giờ này họ vẫn cố đốt nén nhang để nhớ lại mảnh đất ông cha ngaỳ xưa vui thú làm sao khi họ còn có hoa mai, hoa cúc... họ có thời gian và kỷ niệm rất đẹp, nghèo trong ký ức những ngày hạnh phúc đơn giản.




Có thể, có nhiều người háo hức trở lại thăm vùng đất cũ, cố tìm lại hình ảnh cũ còn sót lại đó đây.
Riêng tôi, tôi chỉ biết chúc cho bao người còn xa xứ như tôi, một mùa Xuân về bớt cô đơn , bớt bâng khuâng khi thấy mình không còn quê hương , nhưng quê hương đó vẫn sống mãi trong con tim người tha phương, tỵ nạn ngày xưa.

Caroline Thanh Hương

12 tháng hai năm 2015.

Bài viết ngay trên máy nên có thể có nhiều sơ suất, nhưng tôi là thế, thấy cảnh sinh tình. Tôi không thể ngồi cắn bút mà viết được chuyện gì, nên lúc nào bắt đầu gõ thì không dừng lại được, và post ngay lên để chia sẻ với người bạn đọc của tôi.

Máy bay vận tải quân sự của Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất.


Hàng chục trực thăng "quả chuối" của Mỹ tập kết tại căn cứ không quân Tân Sơn Nhất sau khi được vận chuyển đến Việt Nam.


Một chiếc trực thăng đã được lắp ráp hoàn chỉnh và kéo vào nhà chứa.


Người lính gác ở căn cứ Tân Sơn Nhất.


Chân dung người lính Việt Nam Cộng Hoà.


Phía ngoài trại Davis - một căn cứ quân sự của Mỹ nằm ở phía Tây Nam căn cứ không quân Tân Sơn Nhất


Phong cảnh ngoại ô Sài Gòn nhìn từ trực thăng quân sự Mỹ.


Vùng nông thôn gần Sài Gòn nhìn từ máy bay.




Sông Sài Gòn đoạn chảy qua khu vực ngoại ô.



Đọc thêm bài viết khác của Thanh Hương

Kỷ Niệm Phố Cũ Saigon, tuỳ bút Thanh Hương.

Xem thêm vidéo Hẻm Sau Saigon

4 commentaires:

  1. Một bộ ảnh xưa rất đáng trân quý giữ gìn cho thế hệ mình và thế hệ con cháu. Những lời tức cảnh sinh tình rất cảm động, ray rứt những trái tim viễn xứ lạc loài.
    Cám ơn TH và trang blog Cát Bụi, một chốn cho người tìm về kỷ niệm xưa.
    NPN

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cám ơn chị Người Phương Nam đã đọc bài viết và đã tiếp chuyển đến người thân quen.
      Thỉnh thoảng nhớ lại thì còn chút dư âm ngày tháng cũ, nên cứ viết ra ngay kẻo lại quên nhay sau đó, vì thế hệ của mình đã qua đi.
      Ai có ngờ 40 năm qua đi như nháy mắt, đúng không chị ?
      TH

      Supprimer
  2. Merci Thanh Huong nhiêù lam dã post bô anh Saigon xua, nho' qua' Saigon.
    Cathy

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Những ai đã sinh hay đã lớn lên nơi thành phố này thì khó mà quên nó đi phải không chị Cathy ?
      CRTH

      Supprimer