mardi 24 mars 2015

Chuyện quân đội Mỹ.



Lực lượng đặc nhiệm bí ẩn nhất nước Mỹ


Sự tồn tại của MARSOC, đơn vị chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ được hé lộ từ năm 2008.
r
MARSOC là nơi hội tụ tinh hoa của Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Theo Armedforces, Navy Seals, Delta, Ranger hay Green Berets là những lực lượng khá nổi tiếng của quân đội Mỹ, trong khi MARSOC (Bộ chỉ huy Lực lượng đặc biệt Thủy quân lục chiến Mỹ) lại không được nhiều người biết.
So với các đơn vị đặc nhiệm khác của quân đội Mỹ, tuổi đời của MARSOC còn khá non trẻ. Ngày 23/11/2003, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Donald Rumsfeld, ký quyết định thành lập đơn vị. Quyết định của người đứng đầu Lầu Năm Góc được đưa ra sau cuộc họp với Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt của Mỹ (U.S SOCOM).
Ngày 24/02/2006, đơn vị có buổi lễ ra mắt chính thức tại căn cứ thủy quân lục chiến ở Camp Lejeune, bang North Carolina. Đơn vị chính thức tuyển chọn nhân viên và tiến hành các khóa đào tạo đầu tiên từ ngày 06/10/2008. Các đơn vị cơ sở của MARSOC gồm 14 người được tổ chức trong 3 nhóm, một nhóm chỉ huy và 2 nhóm chiến thuật.
Tuyển chọn và đào tạo
Quy trình tuyển chọn và đào tạo rất khắt khe là
Quy trình tuyển chọn và đào tạo khắt khe là những yếu tố giúp MARSOC trở thành một trong những đơn vị đặc nhiệm thiện chiến hàng đầu thế giới. Ảnh: Mycapture
Để trở thành thành viên của MARSOC, các ứng viên phải trải qua quá trình tuyển chọn rất khắt khe và chỉ dành cho nam giới. Quá trình tuyển chọn gồm 3 bước: sàng lọc hồ sơ, kiểm tra thể chất, đánh giá tâm lý và y tế.
Các ứng viên vượt qua quá trình sàng lọc cơ bản sẽ trải qua chương trình lựa chọn và đánh giá A&S. Chương trình được thực hiện 3 lần mỗi năm tại một địa điểm không tiết lộ và kéo dài trong 3 tuần.
Khóa đào tạo chính thức sẽ kéo dài trong 7 tháng, tập trung vào các kỹ năng thể chất và tinh thần. Mô hình đào tạo được thực hiện theo kiểu tăng dần mức độ khó và ác liệt như trong điều kiện chiến trường. Quá trình này chia thành 4 giai đoạn.
Đào tạo sử dụng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc với các học viên, để giúp họ thực hiện các nhiệm vụ xuyên biên giới. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo cơ bản, họ tiếp tục trải qua khóa đào tạo nâng cao kéo dài 18 tháng.
Các thành viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về một số lĩnh vực mà họ có khả năng như: trinh sát đặc biệt, cận chiến, bắn tỉa, phá cửa. Kỹ năng nhảy dù là yêu cầu không thể thiếu với lính đặc nhiệm.
Vinh danh theo đơn vị huyền thoại
a
MARSOC kế thừa và phát huy sức mạnh của đơn vị Raider huyền thoại trong Chiến tranh thế giới thứ 2 (trái). Ảnh: Washingtonpost
Ngay sau khi thành lập, MARSOC được điều đến Iraq để đánh giá. Họ phối hợp cùng với một số đơn vị khác của SOCOM nhằm tiến hành các hoạt động chiến đấu đặc biệt. Đơn vị đã chứng minh hiệu suất chiến đấu vượt trội và không thua kém các đơn vị đàn anh.
Theo Shadowspear, tính đến năm 2011, đơn vị đảm nhận 19% các nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt của Mỹ trên toàn thế giới. Ngày 6/8/2014, Tướng James F. Amos, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ phong tặng đơn vị danh hiệu "Raider".
Raider là một đơn vị đặc nhiệm đổ bộ huyền thoại của Thủy quân lục chiến Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Việc MARSOC được vinh danh theo đơn vị huyền thoại trong lịch sử đã chứng minh giá trị của họ.
Trang bị vũ khí của MARSOC gồm: Súng lục M1911, súng trường tiến công FN-SCAR, M4A1, tiểu liên HK416, súng phóng lựu M203, M79, súng bắn tỉa chuyên dụng M40A5, M107, tên lửa chống tăng Javelin. Họ còn được trang bị các phương tiện hỗ trợ cho các hoạt động di chuyển trên biển, trên đất liền và trên không.

Đặc nhiệm Mũ nồi xanh huấn luyện cho đồng minh

Lực lượng đặc nhiệm Mũ nồi xanh của Mỹ hướng dẫn đội SWAT Honduras các tư thế tác chiến chiến thuật và phối hợp đột kích trong nhiệm vụ chống khủng bố.

Đặc nhiệm SEAL phô diễn kỹ năng trên tuyết

Súng máy với hộp tiếp đạn kiểu ba lô, đồ ngụy trang màu trắng là hai trong số những thứ mà lính đặc nhiệm SEAL mang theo khi tập luyện trên tuyết.
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire