jeudi 7 mai 2015

Chương trình audio book Khi Đồng Minh Tháo Chạy - Nguyễn Tiến Hưng.

Kính gửi quý anh chị audio book

 

Khi Đồng Minh Tháo Chạy - Nguyễn Tiến Hưng

 

 

Nguyễn Tiến Hưng: BẮT MỸ LÀM CON TIN?

 photo 12C.jpg

Hôm nay, 21/4/2016. Ngày này cách đây 41 năm, 21/4/1975, người Mỹ bắt đầu hốt hoảng tháo chạy khỏi Sài Gòn. Ôn lại sự kiện lịch sử này, theo đề nghị của bạn đọc, Google.tienlang xin giới thiệu bài viết của một người ở phía bên kia chiến tuyến. Đó là ông TS Nguyễn Tiến Hưng- Cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Ngụy quyền Sài Gòn.
****************************
  photo 1.NguyE1BB85nTiE1BABFnHC6B0ng.jpg
Hai ông Tiến sĩ Mỹ Việt Kissinger - Nguyễn Tiến Hưng
Hết hồn, anh phi công cuống cuồng gọi radio về trung ương. Đêm đã về khuya, bầu không khí nóng nực lúc giao mùa đang đè lên thành phố. Ngoài phi trường, chỉ còn ánh đèn leo lét dọc theo phi đạo. Động cơ phản lực của chiếc máy bay vận tải khổng lồ rú lên ầm ầm. Máy bay chuẩn bị cất cánh.
Bất chợt phi đạo hình như có vấn đề. Nhân viên phi hành đoàn mở cửa ngó ra ngoài, hoảng sợ! Tại sao cả một toán lính võ trang nặng lại bao vây lấy chiếc máy bay"
Đó là quang cảnh Tân Sơn Nhất vào lúc 10 giờ đêm ngày Chủ Nhật, 20 tháng Tư, 1975. Trung tâm điều hành di tản của cơ quan quân sự Mỹ DAO (sát bên phi trường dân sự) nhận được điện thoại cầu cứu. Đại tá R.D. Delligatti vội phóng xe tới nơi xem sao.
Ông vừa bước xuống chiếc xe jeep, Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên thong thả tiến tới. "Có nhiều người Việt Nam ra đi trái phép đang ở trên máy bay này," Tướng Tiên nhếch mép. Một cách đe dọa, bàn tay ông mân mê khẩu súng .45 ly đeo ngang hông.
 "Thưa ông, trên máy bay cũng có những nhân viên an ninh Mỹ, và họ sẽ nổ súng nếu có ai tiến vào," Delligati đáp lại. Nói xong, ông radio về cho Tướng Homer Smith, Chỉ Huy Trưởng DAO để cầu cứu. "Anh cứ đứng chờ, tôi sẽ làm những gì cần thiết," Smith trả lời. Vài phút sau, ông ta gọi lại cho Delligatti: "Anh hãy thông báo cho Tướng Tiên biết rằng Thiếu Tướng Bình đã cho phép máy bay cất cánh."
Quắc mắt nhìn Delligatti, tướng Tiên ra dấu hiệu cho những người lính giải tán. 
Khi ấy, Chuẩn Tướng Phan Phụng Tiên là Tư lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân. Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình là Tư Lệnh Cảnh Sát kiêm Tổng Giám Đốc Trung Ương Tình Báo.
Kể từ ngày trước hôm đó, 19 tháng Tư, khi Tòa Đại sứ Mỹ nhận được quyền cho tạm dung nới rộng, gồm thêm một số người Việt được di tản (như đã đề cập tới trong cuốn  Khi Đồng Minh Tháo Chạy,  trang 353), những chuyến máy bay C-141s di tản người Mỹ và một số người Việt làm việc cho Mỹ lên xuống tấp nập ở phi trường Tân Sơn Nhất.
* Phải chớp nhoáng bốc người Mỹ
Sau cái cảnh quân dân ào ạt túa ra phi trường Đà Nẵng, máy bay di tản phải phóng bừa đi để cất cánh, bây giờ lại bắt đầu có khó khăn ở Tân Sơn Nhất.
Ngũ Giác Đài càng hoảng sợ và xúc tiến cho thật mau để chớp nhoáng di tản người Mỹ. Tuần báo Time (ngày 21 tháng 4) tiết lộ: "Sự nguy hiểm là Cộng sản sẽ pháo kích các phi trường. Cũng có một khả năng ác liệt khác là quân đội Miền Nam sẽ quay súng bắn phi trường Tân Sơn Nhất... nếu những người Mỹ rục rịch di tản."
Như đã thuật lại trong cuốn  Khi Đồng Minh Tháo Chạy : vào thời điểm đó, một kế hoạch di tản có mật hiệu là "Talon Vise" đang được bàn định. Lựa chọn thứ nhất của kế hoạch này là di tản bằng máy bay từ Tân Sơn Nhất.

 photo tx_20070303_4.jpg

Kế hoạch này gồm bốn bước (xem hình):
• Thủy quân Lục chiến Mỹ bay vào, chiếm và bao vây phi trường Tân Sơn Nhất;
• Trực thăng bốc người di tản từ Toà Đại sứ và các điểm khác trong nội thành bay ra phi trường;
• Các máy bay vận tải lớn chở đoàn di tản sang phi cảng Clark ở Phi Luật Tân; và
• Khu trục cơ Mỹ bao phủ vòm trời từ Tân sơn Nhất ra Vũng Tầu để yểm trợ.
Tờ Newsweek (28 tháng Tư, 1975) còn viết thẳng: "Thực vậy, kế hoạch phòng hờ để bảo vệ người Mỹ được soạn thảo ra dường như là để đối phó với những người lính Miền Nam đang liều mạng tìm lối thoát hoặc uất hận vì bị bỏ lại, còn nhiều hơn là đối phó với đoàn quân Cộng sản đang tiến tới."
Mà vì sao lại chỉ lo đối phó với những người lính Miền Nam" Hay là họ sợ bị quân đội Bắc Việt níu chân kéo lại"
Cựu Đại sứ Nga Xô tại Washington, ông Anatoly Dobrynin đã cho ta câu trả lời.
Hồi ký In Confidence của ông thuật lại là khi Miền Nam sụp đổ Hoa Kỳ nhờ Nga can thiệp với Hànội: "Ngày 19 tháng Tư, 1975, ông Kissinger đưa cho tôi một  thông điệp khẩn thiết  để chuyển cho Tổng bí thư Brezhnev. Thông điệp yêu cầu Nga Xô giúp sắp xếp để có một cuộc ngưng chiến tạm thời nhằm tránh thiệt hại nhân mạng, và có được một thời gian di tản mà không bị gián đoạn để đưa người Mỹ và một số người Việt do họ bảo trợ ra đi."
Ngày 24, Brezhnev trả lời rằng phía Hànội đã cho hay là "họ sẽ không can thiệp vào việc di tản người Mỹ ra cho nhanh, và họ không có ý định làm tổn thương tới uy tín của Hoa Kỳ." Ông thêm: "Tổng Thống Ford nghe vậy đã thở phào." 
Hết lo về phía Hà Nội. Như vậy, kế hoạch đem Thủy quân Lục chiến vào để bảo vệ di tản chỉ là để phòng hờ sự phẫn nộ của quân, dân Miền Nam.
Đại sứ Graham Martin cực lực phản đối việc này và gọi đó là một "kế hoạch điên rồ". Sau khi miền Nam sụp đổ, ông tường trình lại cho Quốc Hội Hoa Kỳ:
“Tình báo của chúng tôi đã có rất nhiều báo cáo chính xác là nếu chúng ta mang số đông Thủy quân Lục chiến vào để di tản người Mỹ thì chúng ta sẽ phải chiến đấu để mở đường tháo chạy. Không Quân Việt Nam sẽ bắn rơi các máy bay vận tải của mình khi chúng ta bỏ rơi chiến hữu, phó mặc họ cho Bắc Việt".
 Sự kiện ấy mới giải thích việc tướng Phan Phụng Tiên dẫn quân tới dằn mặt chuyến bay di tản tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Đại sứ Martin  e ngại phi công là thành phần có nhiều công lao nhưng lại uất hận nhất nên có thể sẽ phản ứng. Và vì vậy ông đã giúp họ và gia đình di tản:
Tôi có một mối lo nghĩ trong lòng nhưng nó đã  được giải quyết trước ngày cuối cùng của cuộc di tản, đó là một phần đông Không Quân của miền Nam đã được bay sang căn cứ Utapao ở Thái Lan. Nhờ vậy là đã di chuyển được khả năng (chiến đấu) của một số phi công có thể chống đối trên bầu trời. Họ có lẽ là phần tử uất hận nhất trong các quân chủng. Và để trả thù, họ sẽ ngăn cuộc di tản cuối cùng của chúng ta".
Tại sao Đại sứ Martin quá lo nghĩ về Không Quân VNCH"?
Để có câu trả lời, xin mời bạn đọc theo dõi thêm hai mật điện sau đây của Đại sứ Martin đánh về Washington, đề ngày 15 và 16 tháng Tư, 1975:

 * 1. Về Tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Trong Mật điện số # WH 50679 để trả lời về việc Washington cứ hối thúc ông phải di tản cho thật lẹ, trước hết ông Martin nói về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan:
    Ngày 15 tháng 4, 1975
  Gửi Ngoại trưởng Henry Kissinger:
  Người gửi: Đại sứ Graham Martin
"Ý định của tôi là sẽ thu gọn lại số người Mỹ tại Việt Nam cho thật nhanh theo như sức người có thể để mang được họ ra mà vẫn còn sống nguyên vẹn.
"Trước đây, trong công điện "Sàigòn 683", tôi đã thông báo cho ông Ngoại Trưởng biết những lời bình luận cuả Tướng (Nguyễn Ngọc) Loan về việc gì sẽ có thể xẩy ra trong trường hợp Mỹ di tản toàn bộ.
"Khi nghe những lời tuyên bố của các nghị sĩ Mansfield, Church, Jackson trên radio cũng như đọc báo chí, và những bài xã luận trên tờ New York Times, với tất cả những tiết lộ phát xuất từ Washington về cuộc di tản, kể cả cái mật hiệu của nó là "Talon Vise," và khi thấy những áp lực đang gia tăng tại Mỹ, thì tôi đã biết thế nào ông cũng sẽ gửi thông điệp cho tôi.
  photo tx_20070303_3_1.jpg
"Sự hoảng hốt ở Sàigòn vì những hành động của chúng ta tại

Washington, và bản chất những hành động của chúng ta tại đây, cũng như những lời tuyên bố inh ỏi ngày càng tăng, những bình luận của báo chí, đều là mối lo lắng cho tôi còn lớn hơn cả khả năng tấn công của quân đội Bắc Việt, cho dù khả năng này là rất đáng ngại."

Tuy cho tới nay, chúng tôi cũng chưa được xem mật điện "Sàigòn 683" viết về những "bình luận" cuả Thiếu tướng Loan, nhưng theo mạch văn cuả công điện trên và trong khung cảnh lúc đó, chắc chắn là ông Loan, một con người trực tính, đã có những lời lẽ cảnh cáo rõ ràng và thẳng thắn đối với phía Mỹ.
Dù năm 1975 Tướng Loan đã về hưu, ông vẫn còn uy tín rất cao và liên lạc nhiều với anh em Không Quân. Giờ đây, ông đã đi về thế giới bên kia, nhưng chắc chắn vẫn còn những cộng tác viên hoặc gia đình hay bạn bè của ông biết rõ về chuyện này.
Về phía Không quân, ngoài ông Loan, ông Martin còn nói tới ông Kỳ. Trong công điện số WH 50694 gửi về cho Chánh Văn Phòng Tổng Thống Ford ở Tòa Bạch Ốc, ông yêu cầu là cứ để cho ông bình tĩnh sắp xếp việc di tản ở Sàigòn vì ông đã có cách, chứ đừng có mang Thủy quân Lục chiến Mỹ vào, vì:
Ngày 16 tháng 4, 1975
Gửi Ông Brent Scowcroft
Người gửi: Đại sứ Graham Martin
"...Đây là cách tốt nhất để có thể rút ra khỏi nơi này mà không phải dùng quân lực Mỹ đánh nhau với đồng minh trước đây cuả chúng ta, hoặc sát hại những người thường dân Việt Nam.
"Sự quan trọng của việc này được phản ảnh trong lời nhắn dưới đây mà tôi vừa nhận được từ Tướng Kỳ, như sau:
"Trích dẫn 1 (của lời nhắn)
Ngày 15 tháng 4, 1975 Trung tướng Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng Thống và Cựu Thủ Tướng có nói rằng nếu Quốc Hội không chịu cấp bất cứ mức quân viện nào thì tình hình sẽ "trở nên tan rã" hầu như tức khắc. Ông ta muốn lưu ý ông Đại sứ rằng nếu Mỹ không cấp quân viện nữa thì cũng nên tuyên bố cho hết sức cẩn thận.
Ông ta e ngại cho mạng sống của những người Mỹ. Ông nói rằng việc Tổng Thống Ford tuyên bố là sẽ cho những gia đình người Việt làm việc cho Mỹ được di tản đã làm các sĩ quan tác chiến của quân lực VNCH phẫn nộ; những người này là những người đã trung thành phục vụ, và đặc biệt là vì họ mà ông Kỳ lo lắng cho sự an toàn của người Mỹ.
"Trích dẫn 2 (của lời nhắn).
Tướng Kỳ hy vọng rằng một ít quân viện, tỷ như vài ba trăm triệu sẽ được cung cấp. Việc này sẽ nâng cao tinh thần và hy vọng của quân đội và nhân dân. Lý tưởng nhất là nếu Hoa Kỳ có thể sắp xếp để có được một nhóm lãnh đạo mới cho Chính Phủ VNCH và có được áp lực từ phía các cường quốc với Hànội, thì ông ta tin rằng một cuộc điều đình có ý nghiã sẽ có thể thành tựu. HẾT
Trích dẫn ông Kỳ xong, ông Martin kết luận:
"Tôi sẽ làm dịu lòng Tướng Kỳ và hy vọng ông ta cũng sẽ làm dịu lòng các sĩ quan tác chiến của ông ta...  Thế nhưng tôi không chịu đựng được quá nhiều những can thiệp từ Bộ Ngoại giao khi ông Henry (Kissinger) còn đi vắng. Cho nên, nếu Bộ có gửi những công điện nào vô nghĩa thì tôi sẽ cứ lờ đi (không trả lời) cho tới khi trao đổi được với chính ông, và ông khẳng định cho tôi rằng đó là ý muốn cuả Tổng Thống."
Nhưng ngoài không quân, lại còn bao nhiêu lực lượng võ trang khác.
Khi nhận được tin tức càng ngày càng rõ về kế hoạch di tản do Ngũ Giác Đài đang chuẩn bị, Đại sứ Martin lại phản đối mạnh hơn. Ngày tám tháng Tư, Tổng thống Ford đã yêu cầu rõ ràng với Quốc Hội cho phép dùng quân lực Mỹ để thực hiện "một mục tiêu giới hạn là bảo vệ mạng sống người Mỹ bằng cách đảm bảo cuộc di tản của họ, nếu trở nên cần thiết."
Khi nghe chính Tổng thống nói tới "dùng quân lực", Đại sứ Martin hết hồn.
Bây giờ ông lại được báo cáo về việc rắc rối ở Tân Sơn Nhất. "Lúc đó đã có bao nhiêu kế hoạch điên rồ (crazy plans) được mang ra. Tôi phải cố ngăn chận lại. Suýt nữa thì hoàn toàn đổ vỡ, chẳng ai đi được mà còn có thể gây ra thảm họa lớn," Đại sứ Martin kể lại với chúng tôi năm 1985.
Trình bày cho Quốc Hội về việc này sau khi Miền Nam sụp đổ, ông Martin nói tiếp:
"Tôi cho rằng mang quân đội Mỹ vào là một sai lầm lớn vì, thưa quý vị, nếu quý vị đứng vào hoàn cảnh của người Việt Nam thì quý vị sẽ phản ứng thế nào""
Đêm 17 tháng Tư, trong một thông điệp rất dài gửi Ngoại trưởng Henry Kissinger, ông Martin đã nhấn mạnh:
"Tất cả những tin tức lặt vặt nhận được về phản ứng (của phía VNCH) đều xác định đây là điều chúng ta không nên làm..."
* Những ai khác đã bắn chỉ thiên  (Warning Shot)"
Chắc chắn là ngoài Tướng Loan và Tướng Kỳ, Đại sứ Martin đã nhận được nhiều tin tức tình báo về khả năng này.
Ta thử tưởng tượng xem những gì có thể xẩy ra nếu Mỹ mang TQLC vào chiếm đóng Tân Sơn Nhất rồi tới Toà Đại sứ; sau đó, trực thăng và từng đoàn xe chở người Mỹ và một số rất nhỏ người Việt tới phi trường. Khi thấy sự phản bội quá lộ liễu như thế, liệu các đơn vị quân đội, cảnh sát, nghiã quân, điạ phương quân, và dân chúng có để yên hay không"
Chỉ một quả lựu đạn ném vào đoàn xe di tản làm chết vài người là đã có chuyện lớn rồi. Dầu sôi lửa bỏng là như vậy. 
 Mời xem thêm một vài hình ảnh

 photo 2.jpg

  photo 2a.jpg photo 3.jpg photo 48-gio-cuoi-thang-41975-cua-Sai-Gon-qua-anh-2.jpg

  photo 130-flee-from-Thuan-An-a9404.jpg


Vào đầu tháng Tư, sau những buổi họp tại Dinh Độc Lập và Phủ Thủ Tướng, chúng tôi cũng đã bắt đầu nghe thấy hai chữ "đ.m."
Ngày 13 tháng Tư, sau khi tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn yêu cầu chúng tôi tiếp tục giữ chức Tổng trưởng Kế Hoạch trong chính phủ mới do ông thành lập, ông tổ chức một buổi họp để tham khảo Nội Các. Tôi còn nhớ chính ông cũng như nhiều thành viên rất băn khoăn lo ngại, đi đến chỗ có thể nói là phẫn nộ về việc người Mỹ ồn ào di tản, xây nhiều bãi đậu trực thăng trên nóc một số cao ốc. Thật là khó khăn cho chính phủ trong việc giữ an ninh, trật tự. Sau này nhiều người cũng kể lại cho chúng tôi nghe sự phẫn nộ lúc đó tại các đơn vị quân đội VNCH cũng như Cảnh Sát khắp nơi (như đã thuật lại trong cuốn KĐMTC).
Khả năng bắt Mỹ làm con tin có được người ta rỉ tai nhau. Sau đây là vài thí dụ về việc VNCH đã cảnh cáo đồng minh. Trong điện số WH 50679, ông Martin nói tới hai nhân vật khác:
* 1. Về Trung Tướng Đặng Văn Quang
"Vừa mới đây, tôi có nhận được một bản ghi nhớ (về một cuộc họp giữa Mỹ và VNCH) nhấn mạnh tới ảnh hưởng trầm trọng của những việc chúng ta đang làm đối với những người bạn Việt Nam. Sau đây là Bản Ghi Nhớ:
 Kính gửi: Ông Đại sứ
Vấn Đề: Sự lo ngại cuả giới chức cao cấp VNCH về những hành động của Toà Đại sứ chuẩn bị di tản người Mỹ và số nhân viên người Việt, hiện đang làm cho nhân dân hốt hoảng.
"Trong buổi thảo luận ngày 15 tháng Tư (của chúng tôi) với Phụ tá Đặc biệt về Quân sự và An Ninh Tổng Thống, Trung tướng Đặng Văn Quang và một phụ tá cuả ông ta, rất nhiều thời giờ đã dành cho việc duyệt xét lại những hoạt động gần đây cuả Tòa Đại sứ Mỹ trong việc chuẩn bị di tản. Người phụ tá Tướng Quang lưu ý chúng tôi rằng họ biết hiện đang có một cuộc kiểm kê tại Toà Đại sứ để quyết định xem những ai trong số nhân viên người Việt và người Mỹ được ra đi ngay. Ông ta, người nói nhiều nhất trong buổi họp, cho hay rằng một số bạn bè và họ hàng đã liên lạc với ông vì bị hoảng hốt khi nhìn thấy các hoạt động cuả Toà Đại sứ Mỹ.
"Ông này còn lưu ý chúng tôi rằng tất cả những người Mỹ nói được tiếng Việt đều đã cho nhân viên người Việt của họ biết rằng họ đang sửa soạn ra đi rồi. Ông ta nói tiếp rằng sự lo lắng trong lòng người dân đang gia tăng vì họ tự hỏi tại sao "người Mỹ lại bỏ rơi chúng tôi," bỏ rơi cả chánh phủ lẫn toàn thể nhân dân.
"Người phụ tá nhấn mạnh: đang khi tinh thần người dân "hết sức bết bát" và ở vào một "thời điểm rất nguy hiểm," mà người Mỹ lại làm những chuyện "điên rồ" như thế này" Ông ta thêm rằng người dân sẽ không còn nghe lời chính phủ nữa mà chỉ nhìn vào việc người Mỹ sửa soạn ra đi, rồi chính họ cũng muốn ra đi như vậy.
2. Về Chuẩn Tướng Phan Hoà Hiệp
 Chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, lúc đó cũng là Tổng trưởng Thông tin:
"Tiếp theo cuộc thảo luận này, Tướng Quang đã lập tức đặt vấn đề với Tổng trưởng Thông tin là Chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp. Ông Quang lặp lại với ông Hiệp rằng hiện Mỹ đang có cuộc chuẩn bị khổng lồ cho việc di tản, và việc này đang gây ra sự hốt hoảng.
"Tướng Quang yêu cầu Tướng Hiệp nói thẳng với phiá Mỹ về vấn đề này - tuy nói một cách nhẹ nhàng nhưng phải cương quyết. Ông Hiệp phải nói rằng: cùng với bài diễn văn của Tổng Thống Ford, hành động của Toà Đại sứ Mỹ đang gây hoảng hốt và làm tinh thần người dân hoang mang. Ngoài ra, ông Hiệp còn phải cho phía Mỹ hay rằng khi họ tiến hành cuộc thẩm định xem người nào được ra đi thì nên làm cho kín đáo, và phải "giảm bớt những hoạt động (lộ liễu) xuống," đừng để người Việt Nam biết những gì đang diễn ra (bên trong Toà Đại sứ), vì "người Việt sẽ loan truyền tin tức đi khắp nơi" và sự hoảng hốt sẽ thực sự xảy ra. HẾT.
 Martin
* "Chớ Có Bắt Mỹ Làm con Tin"
Nhận được những thông tin ấy, Tòa đại sứ Mỹ hết sức lo ngại về khả năng bị bắt làm con tin. Vào những giờ phút căng thẳng nhất, ông Thomas Polgar, Trưởng trạm CIA ở Việt Nam đến gặp Thiếu tướng Bình.
"Chúng tôi nghe thông tin là có những đoàn thể võ trang định bắt người Mỹ làm con tin"" Polgar gạ hỏi.
"Tôi nghĩ rằng có, nhưng chưa có gì là cụ thể, hay tổ chức thành kế hoạch," ông Bình trả lời.
"Chúng tôi biết đã có một tiền lệ ở đây về việc bắt cóc."
"Tiền lệ nào"
"Chắc Thiếu tướng còn nhớ vụ  Cité René Hérault"
"Tôi nhớ, nhưng ông đừng lo. Dù sao, tôi cũng cho ông hay là cả thủ đô đang đặt vấn nạn tại sao Mỹ chỉ cho một số nhỏ người Việt được di tản""
"Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức về việc này."
Biến cố  Cité René Hérault  xảy ra vào năm 1945. Cư xá này nằm ở Tân định, phía tay phải trên đường từ Tân Sơn Nhất vào thành. Phần đông là nơi người Pháp và lai Pháp cư ngụ. Chúng tôi nghe nói là có lúc Đại tá Nguyễn Văn Y cũng ở cư xá này. Tình hình tại Sàigòn vào mùa hè năm ấy hết sức sôi động. Bao nhiêu tranh chấp giữa các phe phái: Nhật, Pháp, Việt Minh, lực lượng Đồng Minh do D.D. Gracy (người Anh) chỉ huy. Ngoài Việt Minh, lại còn các phe phái Việt Nam khác.  Mờ sáng ngày 25 tháng Chín, lực lượng Bình Xuyên tấn công cư xá. 
Theo sử gia Stanley Karnow, 150 người Pháp và lai Pháp bị hạ sát, trên 100 bị bắt làm con tin. Nhưng theo Vũ Ngự Chiêu viết về diễn tiến tại Sàigòn (Đặc San "Mũ Đỏ  Xuân Bính Tuất 2006) thì thực ra chỉ vài ba người Pháp bị giết, khoảng 50 người bị bắt làm con tin, rồi bị giết. Nhưng, "để hâm nóng dư luận quốc tế, các cơ quan tuyên truyền Pháp phóng đại số nạn nhân lên  hàng trăm  Pháp kiều vô tội."
"Sẽ không một người Việt Nam nào bước lên máy bay hay tàu Mỹ nếu..."
"Này Thiếu Tướng, chúng ta là đồng minh đã mấy chục năm, chết sống với nhau trên chiến trường," Đại sứ Martin nói với Tướng Bình, "Bây giờ đến lúc kết thúc, ta phải làm sao cho êm đẹp,  terminer en beauté ."
Với một giọng nói nghẹn ngào và chân thành, ông nói tiếp:
"Tôi sẽ cố gắng tranh đấu hết sức của tôi để di tản một số người Việt đông nhất có thể, nhưng tôi cần ông giúp một việc quan trọng nhất lúc này."
"Việc gì, thưa Đại sứ ""
"Ông phải làm sao giữ được an ninh tại Sàigòn cho tới giờ phút chót. Và quan trọng nhất là chớ có để xảy ra vụ bắt cóc người Mỹ, dù quân sự hay dân sự."
"Thưa Đại sứ, an ninh thủ đô là mối quan tâm nhất của tôi. Và giờ phút này, theo lệnh của Tổng thống Thiệu, lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến đóng ở Vườn Tao Đàn và dưới quyền điều khiển trực tiếp của tôi đang làm việc ngày đêm cho công tác này."
Đại sứ Martin nhìn thẳng mắt Tướng Bình, rồi dằn từng tiếng (chúng tôi nhấn mạnh):
"Cám ơn Thiếu Tướng, vì nếu có xảy ra dù chỉ một vụ bắt cóc hay lộn xộn, tôi bảo đảm với ông là sẽ không một người Việt Nam nào bước lên máy bay hay tàu Mỹ."
  Sau một vài trao đổi, ông Martin tạm biệt ông Bình:
 "Tôi cam kết với ông rằng nếu mọi chuyện tốt đẹp, tôi sẽ là người cuối cùng bước lên máy bay."
*
"Được rồi, Jim," Ngoại trưởng Kissinger gọi cho Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ (James) Schlesinger, "ông phải nói thẳng với ông ta đi, vì nếu ông không nói  đây là lệnh của Tổng thống  thì ông ta không chịu ra đi đâu."
"Xong rồi, tôi sẽ làm chuyện đó," Schlesinger trả lời.
"Như ông biết, ông ta đã mất một người con ở Việt Nam."  Kissinger nói tiếp.
"Thật thế, ta phải thán phục ông ta."
*
Đúng bốn giờ 45 phút sáng ngày 30 tháng Tư, có anh phi công vạm vỡ bay chiếc trực thăng mang hiệu số Lady Ace 09 lượn qua lượn lại rồi đáp xuống bãi đậu trên nóc tòa Đại sứ Mỹ.
Anh ta gỡ một miếng giấy buộc sẵn vào đùi rồi đưa cho Đại sứ Martin: "Đây là lệnh của Tổng thống. Đại sứ sẽ phải ra đi trên chuyến bay cuối cùng này."
Nếu không, theo như tiết lộ về sau của Đô đốc Gayler, Tư lệnh Thái bình dương của Quân lực Hoa Kỳ: "Tôi đã có thẩm quyền để áp giải trong trường hợp ông Đại sứ không tuân lệnh của Tổng thống."
Thế là hết đường tháo lui. Đại sứ Graham Martin bơ phờ ôm lá cờ Mỹ bước lên chiếc Lady Ace 09 vào lúc bốn giờ 48 phút. Anh phi công phát sóng "Tiger, Tiger, Tiger" (Con hổ, Con hổ, Con hổ), mật hiệu là đã đưa được ông Đại sứ lên trực thăng rồi.
Sự có mặt của Hoa Kỳ tại miền Nam tới đây là hoàn toàn chấm dứt (KĐMTC, trang 403-407).
Mấy tiếng sau, vào 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư, 1975, quân đội Bắc Việt tiến vào Sàigon. Ngay trước lúc ấy (chín giờ 59 phút), Sàigòn vẫn còn êm ả: điện, nước, cầu tiêu vẫn đều hòa; radio, TV, điện thoại, xe taxi, xe buýt, vẫn họat động như thường lệ.
Giây phút đó đã kết thúc một thời gian trên hai năm kể từ khi quân đội Mỹ triệt thoái khỏi Việt Nam. Ít người trong chúng ta để ý tới một sự kiện lịch sử quan trọng.
Đối với chúng tôi, nó hầu như là  một phép lạ.  Đó là qua hơn hai năm vô cùng khó khăn về mọi mặt: quân sự, chính trị, và kinh tế, tài chánh mà Sàigòn và các đô thị lớn được hầu như hoàn toàn an ninh. Không có đốt nhà, phá phách, cướp bóc, ám sát, đảo chính, biểu tình quy mô hay đình công. Và tới giờ phút chót, Sàigòn lại đến sát bên bờ vực thẳm, nhưng rồi nhờ ơn trên nên đã thoát được. Âu cũng là một niềm yên ủi cho tất cả những con người Việt Nam.
 Liệu Baghdad có được may mắn như vậy không khi đồng minh tháo chạy"
Và liệu đồng minh có thoát được cảnh bị bắt con tin (như đã xảy ra ở Teheran, Iran vào năm 1979-1980) không"
Trong dịp cuối năm vừa qua, phúc trình Baker-Hamilton về Iraq được giới truyền thông đề cập rộng rãi. Trong những ngày tháng tới, ta sẽ thấy Quốc Hội khoá 110 nhóm họp và bàn cãi không ngơi.
Nhưng nói gì thì nói, bàn gì thì bàn, có điều chắc chắn là cuộc rút quân khỏi Iraq sẽ bắt đầu nội trong năm 2007 (năm trước tuyển cử), và thực sự rút (ít nhất cũng một phần lớn) trước tháng 11, 2008,  tức là tháng tổng tuyển cử, như chúng tôi đã tiên đoán lúc ra mắt cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy.”
Trước thềm năm mới, ta hãy cám ơn Trời, và cầu xin sự an lành cho các binh lính Hoa Kỳ tại Trung Đông và người dân vô tội xứ Babylon.
Nguyễn Tiến Hưng

Khi Đồng Minh Tháo Chạy - Nguyễn Tiến Hưng

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire