dimanche 25 octobre 2015

Singapour, un pays où il fait bon à vivre? Đất nước này không có tham nhũng và dân trí cao nhờ vào Lý Quang Diệu.

Kính gửi quý anh chị phóng sự về một đất nước không có tham nhũng.

Làm sao được như thế ngày hôm nay, nếu không có 1 người có đủ tài trí bài trừ tệ nạn xã hội?

Tuy vậy họ cũng có những bất đồng ý kiến nhưng đến khi bầu cử, họ vẫn tiếp tục bầu cho chính phủ đang cầm quyền.

Xứ này còn chuyện bị phạt đánh đòn đó, lạ chưa ?

Caroline Thanh Hương



Afficher l'image d'origine
Lý Quang Diệu: Nhà độc tài thành công nhất của thế kỷ 21
 
Lê Duy Nam chuyển ngữ
William J. Dobson
Năm năm trước, Lý Quang Diệu đã suy nghĩ về cách ông có thể để lại điều gì cho đời sau. “Tôi không nói rằng tất cả mọi điều tôi làm là đúng, nhưng tôi xin khẳng định rằng tất cả những điều tôi làm là vì một mục đích cao cả. Tôi phải làm một số điều xấu xa như bỏ tù một số người mà không xét xử.” Ông nói thêm: “Đóng nắp quan tài đã rồi hãy quyết định.”


Lý Quang Diệu. Ảnh: Michael Stroud / Stringer
Và ngày đó đã tới. Vào thứ Hai, 23 tháng Ba, giờ địa phương, người đặt nền tảng cho đảo quốc Singapore hiện đại đã được thông báo qua đời ở tuổi 91. Singapore sẽ khóc thương người Thủ tướng đầu tiên của quốc đảo này, người đã lãnh đạo họ từ năm 1959 cho tới tận ngày ông nghỉ hưu năm 1990, và thậm chí vẫn còn giữ tầm ảnh hưởng mạnh đối với các chính sách của quốc đảo này cho thêm 2 thập kỷ nữa.
Ông ấy sẽ được nhớ đến như người cha của đất nước, một người hùng chính trị học hỏi từ con số không thông qua cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa. Một vài người sẽ nhớ tới ông ấy như một con người thực tế, một nhà lãnh đạo dược kính trọng nhiều hơn là yêu thương, người đã xây dựng khu vực nghèo đói ở nước Đông Nam Á trở thành trung tâm kinh tế của thế giới. Nhiều người khác sẽ nhớ tới ông như một nhà chính trị kiệt xuất, nhà vô địch của “giá trị châu Á” và nhà phê bình sắc sảo của nền dân chủ phong cách Mỹ. Những tính cách này đều đúng nhưng chỉ là một phần của Lý Quang Diệu mà thôi. Chúng ta cần nhớ thêm một điều nữa về ông: ông Lý là nhà độc tài thành công nhất của thế kỷ 21.
Đây là lời cáo trạng mà có lẽ sẽ chẳng làm vừa lòng ai. Đối với những người thần tượng, ông Lý có thể không phải là một người theo trường phái dân chủ Jefferson, nhưng ông không thể là một nhà độc tài. Còn những người chống đối, bất đồng quan điểm với ông thì sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi một kẻ độc tài lại được yêu nhớ tới như vậy. Tuy nhiên, ông Lý vẫn là một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất trong nửa thế kỷ qua. Các tổng thống Hoa Kỳ, các thủ tướng Anh, các ủy viên Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc, vàc các quan chức châu Âu đều phải xếp hàng để tung hô vị lãnh đạo tài ba này.
Châu Á có thể có nhiều “con hổ kinh tế” và những câu chuyện thần kỳ, nhưng câu chuyện thần kỳ về Singapore có lẽ là câu chuyện thần kỳ nhất. Tóm tắt, quốc gia nhỏ bé này tách ra khỏi Malaysia trong năm 1965, không có một chút nguồn tài nguyên nào hay một nền văn hoá chung, ông Lý đã đạt được thành tích mà không ai có thể ngờ được. Trong năm 1965, GDP của Singapore chỉ là 500 đô la Mỹ, giờ đây nó đã lên tới 55.000 đô la Mỹ. Khi ông nghỉ hưu vào năm 1990, Singapore có một nền đóng tàu sôi động nhất thế giới, đường phố sạch nhất, những ngôi trường tốt hất, thuế thấp nhất, hệ thống chăm sóc y tế tốt nhất và những hệ thống công cộng hiệu quả nhất. Đảo quốc sư tử này đã trở thành một trong những thành phố sống động nhất thế giới, một cục nam châm thu hút những công nhân lành nghề nhất trên thế giới và các tập đoàn xuyên quốc gia tới đây đầu tư.
Ông Lý thường dùng luật pháp để đàn áp những thế lực đối lập. Trong năm 2001, ông Lý và người kế nhiệm, Thủ tướng Goh Chok Tong, đã kiện tội vu khống đối với nhà lãnh đạo đảng đối lập và nhà hoạt động dân chủ Chee Soon Juan, khi ông Chee đã đưa ra những nghi vấn đối với bối cảnh xung quanh khoản vay 10 tỉ USD được gửi tới chính phủ Indonesia. Ông Chee đã bị bắt và giam nhiều lần vì tội thuyết trình và tổ chức các cuộc biểu tình công cộng.
Từ khi mới bắt đầu, Đảng Nhân dân Hành động Singapore đã lựa chọn cách trung thực. Singapore liên tục xếp trong hàng ngũ một trong những quốc gia minh bạch, cạnh tranh và dễ dàng làm kinh doanh nhất trên thế giới. Các vị Bộ trưởng hàng đầu của Singapore có thể có mức lương từ 100.000 tới 1.000.000 USD mỗi năm bởi vì ông Lý Quang Diệu biết ông phải trả tiền nhiều thì mới kiếm được người tài.
Đất nước Singapore của Lý Quang Diệu cũng không bị mò mẫm bởi lý tưởng. Không có những ngôi làng Potemkin hay những hành động mà chúng ta thường thấy ở những quốc gia có nền độc tài lâu đời như Nga của Vladimir Putin hay Venezuela của Maduro. Nếu như có một học thuyết dẫn lối Lý Quang Diệu thì đó là tính thực tiễn.
Tuy nhiên, ông Lý Quang Diệu sống đủ lâu để chứng kiến một vết rạn nhỏ trong hệ thống chính trị mà ông đã xây dựng. Trong năm 2011, đảng đối lập giành được 6 ghế trong một quốc hội 87 ghế. Đây là sự khởi đầu nhỏ nhất, nhưng đã gấp ba lần so với số ghế họ giữ trước đây. Và trong khi đảng lãnh đạo đang chiếm 60 phần trăm, tỉ lệ ủng hộ họ đang trên đà suy giảm, từ 75% trong năm 2001, xuống 67% trong năm 2006 và giờ đây chỉ còn 60%.
Một phần của vấn đề đó là những người trẻ Singapore không còn cảm thấy nợ nần đảng thống trị. Những người sinh ra sau năm 1965 không cảm kích phép màu nhiệm mà Lý Quang Diệu đang mang lại. Họ được sinh ra khi Singapore đã đạt được giới hạn của thành công của nó và họ không thể tượng tượng nước này sẽ còn có thể thành công hơn tới mức nào nữa. Đối với họ, những thứ họ quan tâm đó là giá cả gia tăng, giá nhà đất cao, và nạn nhập cư – tóm lại là những nỗi lo như ở bao nước khác. Cách khác nhau duy nhất là giờ đây họ quen với việc họ có quyền bỏ phiếu cho một ai đó khác.
Vào năm 1988, hai năm trước khi ông nghỉ hưu khỏi chức vụ Thủ tướng, Lý Quang Diệu nói: “Thậm chí phải nằm bẹp trên giường, thậm chí nếu bạn kéo tối xuống hầm mộ và tôi cảm thấy điều gì đó không ổn, tôi sẽ đứng dậy.” Tất nhiên đây không phải là cách thế giới hoạt động. Người Singapore phải tự đưa ra quyết định của mình và bước tiếp.
 Afficher l'image d'origine

Afficher l'image d'origine

Lee Hsien Loong của Singapore kiếm được 12 1/2 lần so với Putin là 1,7 triệu USD. Lương của ông Loong đủ lớn để trả cho tiền lương kết hợp của các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Brazil, Ý, Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Anh, Nam Phi, và Đức.

Singapore cũng là thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm thứ hai liên tiếpAfficher l'image d'origine

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire