samedi 30 janvier 2016

Nguyễn Nhơn viết XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN và tài liệu lịch sử với Những Ngày Xuân Khói Lửa Kỷ Mùi (1979)

Tiễn cựu nghênh tân đây, một bài viết thật như chưa có gì thật hơn, người thật, việc thật.

Nghe để biết quý tự do ở đâu mà có, ở đâu không có và ở đâu có mà không quý, hay quý mà không còn có tự do.

Bài viết rất cảm động và chỉ là một trong trăm nghìn sự thật của những người không bỏ chạy.

Cám ơn anh Nguyễn Nhơn.

Caroline Thanh Hương
Afficher l'image d'origine

XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN
Những mùa xuân tù đày trên đất Bắc



Đầu Đông năm 76, hai ngàn tù cải tạo Miền Nam lênh đênh trên chiếc tàu Hồng Hà trên đường ra Bắc. Đổ bộ lên Bãi Cháy, Hải Phòng.Đoàn tù chia thành hai nhóm. Một hướng về Cao Bằng - Lạng Sơn tiến phát. Một quẹo trái thẳng về Hoàng Liên Sơn. Sau một ngày và gần một đêm rong ruổi, đoàn tù nhóm tôi đặt chân xuống "Trại Cải Tạo Tru
ng Ương Số 1", Lào Cai lúc 3 giờ sáng. Đường vào các phòng giam chật hẹp, đèn đóm lập lòe, chốc chốc hiện ra khung cửa hẹp, trông giống hệt cảnh Địa ngục A Tỳ, vẽ trên vách các ngôi chùa cổ Miền Nam.

Mùa Đông năm đó thời tiết thật là khắc nghiệt, đó là lời của bọn cai tù nhận định như vậy. Ban ngày còn được 5-7 độ C, ban đêm dưới 0 độ. Đội 11 chúng tôi khi đó chưa được phân công chẻ tăm mành xuất khẩu nên được xua đi, xa cách trại 5-3 cây số, cuốc đất trồng mì (sắn). Theo "kỹ thuật thâm canh tăng vụ xã nghĩa hiện đại" thì ... hốc mì phải vuông vức 4 tấc, sâu 3 tấc, rồi bỏ phân xanh xuống, tức là quơ lá cây rừng bỏ xuống đầy hốc, lấp đất lại, ủ năm ba bửa mới bỏ hom mì xuống. Trong Nam, chỉ cần cuốc một cuốc, bỏ hom mì xuống, lấy chân gạt đất lắp lại là xong. Còn ở đây, đồi núi toàn sỏi đá, không làm như trên thì hom mì không làm sao bắt rễ nổi. Cho nên phải làm như vậy chớ chẳng phải kỹ thuật xã nghĩa cái mụ nội gì! Đội 11 triển khai đội hình, tức là dàn hàng một vòng quanh ngọn đồi trọc, vì trước đó tù hình sự đã phát xong lùm bụi rồi, bắt đầu cuốc dần lên đỉnh. Sức tôi lúc đó cầm cuốc còn không vững, lại thêm trời lạnh như cắt, tay chưn run lập cập, dẫu cho có dùng hết "tinh thần cách miệng tiến công", ra sức cố cù lừ cuốc xuống thì chỉ thấy sỏi đá văng tứ tung mà lưỡi cuốc không ăn xuống được bao nhiêu! Tên cai tù trẻ nhìn tôi, lắc đầu ngán ngẩm, bèn bảo tôi chạy đi gom chà, đốt một đống lửa to cho nó ngồi sưởi ấm. Nghỉ giữa buổi, chúng cho phép anh em xúm quanh đống lửa, sưởi ấm một lúc. Nhìn anh em mặt mày tái xanh, tái xám, ngồi ủ rủ giống như một lũ u hồn, oan khuất. Lại thêm gió giật từng cơn, đã lạnh càng thêm giá buốt, tôi cám cảnh sanh tình, đặt tên cho ngọn đồi đó là "Đỉnh Gió Hú" cho nó văn chương, thơ mộng. Chiều xuống, sương mù giăng mắc, gió rét căm căm, bọn tù lầm lủi bước. Về đến trại, trời đã tối mịt mùng. Nuốt vội một chén đá duy nhất củ mì băm mà nơi đây gọi là "sắn dui" là cai tù đã lùa vào phòng giam, khóa lại. Ai nấy lật đật giăng mùng. Bao nhiêu mền chiếu đều đem ra quấn vào người. Riêng tôi, lấy hết mền chiếu trải phía dưới, quấn quanh người tấm nệm mỏng của trại tù, ngồi dựa vách run rẩy, chống lạnh cho đến khi mệt mỏi, thiếp đi. Phòng giam chật hẹp, chứa 50 nhân mạng mà lúc nầy vắng lặng như nhà mồ vì không ai đủ sức cựa quậy, đi lại. Thuở nhỏ, ở Miền Nam ấm áp quanh năm nên nghe ông già, bà cả ví von "lạnh thấu xương, lạnh nứt da, nứt thịt hoặc lạnh trong xương lạnh ra" đều không hiểu nổi. Lúc này tuổi ngoài 40 mới hiểu được thế nào là cái lạnh trên núi rừng Việt Bắc.

Cho nên một buổi sáng tàn Đông, nhằm ngày Chúa Nhật, cai tù mở cửa trễ. Đang ngồi thiêm thiếp, bất đồ anh bạn nằm bên cạnh mở tung cửa sổ ra. Ngoài song cửa hoa rừng nở rộ một màu trắng xóa khắp núi đồi, báo hiệu mùa Xuân đến. Chỉ trong một thoáng, tôi cảm thấy trong lòng bừng nở một sức sống mới: Sự HỒI SINH của Mùa Xuân. Cho nên sau nầy, khi đọc Thiền Luận của Suziki, dẫn bài "Hài cú" của một thi sĩ Nhật Bản, nhìn một đóa hoa đơn côi bên vệ đường, cảm tác nên, để dẩn giải về nguyên lý "Chẳng phải một, chẳng phải hai" của Thiền Đạo, tôi cảm nhận được liền. Cũng tương tự, khi đọc bài Xuân Thiền cuả Trúc Lâm Trần Nhân Tôn:

Niên thiếu chưa từng hiểu sắc không
Xuân về hoa nở, rộn trong lòng
Đến nay hiểu được điều không sắc
Xuân đến, giường Thiền, ngắm rụng hồng

Hoặc giả hai câu trứ danh:

Đừng tưởng Xuân tàn, hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước, MỘT CÀNH MAI

Tết năm đó, trên núi rừng Hoàng Liên, chúng tôi có một điều vui nhỏ, mỗi người được một cặp bánh chưng nhân đậu, có một lát thịt mở đàng hoàng, tuy nhỏ và mỏng. Đáng ghi nhớ là một sự kiện chấn động: Đó là tin hai người tù cải tạo Miền Nam toan vượt ngục, bị bắt lại. Ngày mồng ba tết năm đó, toàn phân trại K1 tập hợp tại Hội trường để nghe viên Chúa ngục xỉ mắng và đe dọa về vụ nầy. Về sau, biết được hai người anh em dũng cảm nầy là: Thiếu Tá TQLC Tôn Thất Thiện Nhơn và một Trung Tá HQ dường như tên là Phát.

Đó là cái Tết đầu tiên trên đầu phía Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Về sau, khi từ phòng kỷ luật ra, anh Nhơn được bố trí về Đội 11 chẻ tăm mành của chúng tôi. Lúc nầy đã sang Hè, trời nóng như thiêu, như đốt. Cột kèo bằng tre nứa, giữa trưa nổ đom đóp.Trong một buổi họp đội do tên quản giáo chủ trì, anh T3 Nhơn liền cho nổ bom, long trời, lở đất, chấn động cả toàn trại. Chẳng là vừa khi khai họp, một tên "ăng ten" hèn nhát đứng lên tố cáo, "Nhờ ơn Bác đảng nuôi cho ăn học, nhà cao, cửa rộng, áo quần lành lặn, mà có người còn phát ngôn phản động... ". Tên nầy chưa kịp chỉ danh ai thì anh T3 Nhơn đã hùng hổ đứng vụt lên, bất kể cai tù dọa nạt, hô lớn như vầy: " Đồ bợ đít, ngồi xuống. Tao chẳng những không biết ơn mà tao thù, tao oán. Bởi vì bác đảng mà thân tao tù tội, gia đình tan nát, đói khát, rách rưới tả tơi. Còn nhà cao, cửa rộng hả? Coi kìa! cái phòng giam chật hẹp, nóng như thiêu đó giống như Hỏa ngục A tỳ. Đồ bợ đít hỗn xược! Câm miệng, không thôi tao dọng vỡ mồm". Trước tình cảnh lỡ khóc, lỡ cười, tên cai ngục bèn đứng dậy ... dong thẳng một lèo ... vì không có võ trang bảo vệ.

Mùa Xuân năm Kỷ Mùi 78 kế tiếp là một cái Tết buồn. Đêm 29 Tết, bác Hồ Đắc Trung cựu Dân Biểu và Tỉnh Trưởng Tây Ninh bị đau ruột trầm trọng. Trại chở đi Bệnh Viện Lào Cai cấp cứu, mãi không thấy về, không biết thân xác vùi dập nơi đâu! Đó là cái chết đầu tiên của người tù cải tạo Miền Nam trên núi rừng Hoàng Liên. Lại thêm năm đó, trại cạn láng rồi nên mỗi thằng tù chỉ được phát cho một cặp bánh chưng mỏng lét, ruột toàn khoai lang. Đến nổi bọn cai ngục mắc cở, chống chế, "Thôi mấy anh ăn đỡ cái Tết xoàng ở đây để năm tới về nhà ăn Tết vui hơn".

Mà quả có thế thật, vì cuối tháng sáu năm đó, toàn trại, trừ hình sự và các anh Biệt Kích Miền Nam bị giam cầm ở đây từ trước, được lịnh chuẩn bị di chuyển. Có điều ... KHÔNG phải về NAM mà là về Trại Tân Lập, Vĩnh Phú, về phía hữu ngạn sông Hồng. Trại nầy nổi danh là "MỒ CHÔN TÙ CẢI TẠO MIỀN NAM"! Vốn nó là trại cải tạo địa phương cải sang. Nhà cửa lụp xụp, lợp toàn bằng lá cói, lương thực dự trữ không có. Cho nên chỉ sau đó một tháng, xãy ra trận "dịch chết đói" mà họ gọi văn hoa là "suy dinh dưởng". Có trên một trăm anh em tù cải tạo Miền Nam, rải rác khắp 5 phân trại, nhất là phân trại K1, K2, ngã gục, vùi thây khắp các đồi trồng khoai mì.
Mùa Xuân năm Canh Thân 79, vì suốt năm dài không nhận được chút ít tiếp tế nào của gia đình từ trong Nam gởi ra, nên sức dự trữ trong cơ thể cạn rồi, ai nấy đều phờ phạc, lửng lơ như xác chết chưa chôn. Tuy nhiên, tôi có một kỷ niệm cuối cùng với Đại Tá Nguyễn Văn Của, Tỉnh Trưởng Bình Dương. Tết năm đó, họ để cho tù đi lại các khu, thăm hỏi nhau. Khu tôi ở cách khu ĐT Của chỉ một bức tường cao. Tôi qua đó tìm thăm Ông. Thấy tôi, ông bước lại bá cổ, mừng rở. Tôi dang ra nhìn Ông đùa, "Coi bộ còn khá lắm". Ông vừa chửi thề, vừa kéo lưng quần ra, "Coi nè, lưng quần tao hụt cả tấc vầy! Được, được cái nỗi gì!" Lúc nầy quả thật Ông Tỉnh Trưởng đã ốm yếu quá rồi. Tôi chỉ đùa cho Ông vui vậy thôi. Mùa Đông năm ấy, Ông bị phổi có nước. Mặc dầu anh em ở Bệnh xá, cũng là tù cải tạo, tận tình giúp đở, nhưng mà Ông yếu quá, quỵ xuống vĩnh viển.
Ngày chôn Ông, tôi đang cuốc đất bên vệ đường. Chống cuốc, đứng nhìn anh em đội Cải Lương quảy chiếc hòm dã chiến, đầu cao đầu thấp, lắt lẻo bước đi, trông thật thảm thương. Đàng sau chiếc hòm đong đưa đó, không có một ai thương khóc tiễn đưa. Tôi đứng đó, thầm khóc tiễn Ông mà cũng khóc cho thân phận khốn khổ của chính mình. Nói rằng khóc thầm là bởi vì, nếu chảy nước mắt mà bọn cai tù hay ăng ten nhìn thấy thì vừa bị chửi, vừa bị làm kiểm điểm về tội "không yên tâm cải tạo".

Hồi đó, mùa Đông năm nào hay nói cho đúng là bắt đầu từ đầu tháng 9 tức là mới đầu Thu là tôi bắt đầu ôm bụng, rên rỉ cho đến hết Đông qua Xuân. Cho nên kể từ khi ĐT Của thượng đồi chè, tức là chôn bên cạnh đồi trồng trà, anh em thường kháo nhau, "không biết mùa Đông năm nay Phó Nhơn có qua khỏi không hay là lên đồi chè làm Phó cho Ông Của?". Tôi nghe thấy được, liền dẫy ra, "Ổng có kêu thì kêu thằng Vinh đó! Nó là Phó của ổng chớ can hệ gì tới tao."

Tuy nói đùa như vậy mà suýt tí nữa thì tôi đã theo Ông Của thật. Giữa tháng 12 năm 80, tôi đau một trận, thập tử, nhất sinh. Không phải ví von mà thật sự là như vậy. Đêm đó, khoảng 10 giờ, tôi bắt đầu lên cơn đau. Đến nửa đêm, chịu không nổi, la hét dữ dội, kêu lính gác, đòi cho đi Bệnh xá. Tên nầy lém lỉnh, dở trò hoãn binh, bảo chờ đi kêu cai ngục mở khóa cửa. Tôi chỉ biết lăn lộn, rít lên từng cơn. Gần sáng, tôi chịu hết nổi, làm liều, bước lại cửa sổ, thò tay qua song sắt, kêu toáng lên, xin cho một mủi Atropine. Thằng lính gác có biết trô pin, trô péc cái gì, nạt lại bảo chờ một chốc là mở khóa. Tới sáng, lả người nên khi cửa phòng giam được mở, tôi chỉ lờ mờ nhận thấy anh Mai, Đội phó Đội Rau Xanh, quấn mền, bồng đi. Đến Bệnh Xá, anh vừa đặt xuống là tôi bất tỉnh nhân sự. Từ đó về sau, tôi không biết gì nữa.Tỉnh lại thì đã nửa đêm, lại bắt đầu rên rỉ. Anh Lang cũng là tù cải tạo, được cử làm y tá trực Bệnh Xá, nghe thấy, bước lại nhỏ nhẹ bảo, "Cả Bệnh Xá chắt chiu mãi mới có được 5 ống Atropine. Từ sáng đến giờ, thấy anh đau đớn quá, không cầm lòng được, đã chích cho anh hết rồi. Bây giờ, dẫu còn thuốc cũng không dám chích cho anh nũa. Thôi, ráng ẩn nhẫn cho qua cơn." Tôi dật dờ, khi tỉnh, khi mê như vậy trải qua 4 ngày, đêm. Sáng ngày thứ năm, thấy tôi có vẽ tỉnh táo, anh Lang cầm một ống thuốc đưa ra trước mặt tôi, không rõ là thứ thuốc gì, miệng nói, "Thuốc nầy khá mạnh, anh liệu sức kham nổi không, tôi chích cho." Tôi cùng đường rồi, đánh liều, đưa tay ra. Quả nhiên, mủi kim chích chưa kịp rút ra, tôi cảm thấy như có ai cầm búa tạ đập mạnh vào ngực. Vừa tức thở, vừa nghe khí huyết nhộn nhạo, dâng lên, dâng lên. Sức sống từ mười đầu ngón tay, ngón chân thoát ra khỏi thân thể. Tôi kêu lên, "Anh Lang ơi! Tôi mệt quá!" mà nghe văng vẳng như tiếng của ai đó chớ không phải tiếng của mình. Tôi mơ hồ nghe thấy anh bảo, "Nằm xuống, nằm xuống." Nếu tôi nghe lời anh, nằm xuống, có lẽ đã đi luôn rồi! May sao, tôi chỉ chống hai tay ra sau cho vững, nủa nằm, nửa ngồi, cố ngáp ngáp thở. Đợt thứ nhứt vừa hạ xuống, đợt nhộn nhạo thứ hai lại bùng lên. Có điều lạ lùng là lúc nầy tôi không cảm thấy đau đớn gì. Trí óc vẫn sáng suốt. Nhìn ra bên ngoài, buổi sáng mùa Đông mà lại có ánh nắng vàng le lói. Đồi núi dường như nhảy múa, khi gần khi xa. Tôi thầm than, "Cả đời không làm gì ác, sao đành phải vùi thây nơi rừng núi xứ lạ, quê người?" Rồi cố gắng hít thở. Bỗng nhiên, tất cả đều lắng xuống, thân tâm cảm thấy êm ả lạ thường. Đến nỗi khi về lại giường, nằm xuống đi vào giấc ngủ cô miên, êm đềm như chưa từng thấy.

Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "
Tùy Thuận Duyên Giác", yên lặng nằm xuống, có lẽ đã dứt nghiệp từ khi ấy. Nhưng vì không hiểu biết, tôi lại cưỡng cầu, lại còn dấy lên "một niệm" oan khuất nên lại tái sinh. Nói cho rõ thì như vầy: Đạo Phật giải thích về Nghiệp bằng hình ảnh một mủi tên, ví như thân mạng. Nghiệp lực là sức mạnh phóng mủi tên thân mạng lao đi. Nghiệp dứt, mủi tên hết đà rơi xuống, thân mạng cũng dứt theo. Lúc đó, tôi đâu hiểu lý nầy nên mới cưỡng cầu, dấy lên một niệm oan khuất, tạo ra một Nghiệp Lực mới, đẩy mủi tên thân mạng tiếp tục duyên nghiệp mới.

Trên đây là những MÙA XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN, bởi vì nói là Tân Lập, Vĩnh Phú, kỳ thật nơi đó vẫn là một thung lũng hẹp nằm giữa rặng Hoàng Liên trên Đất Bắc

Xuân năm nay là bắt đầu năm thứ năm, sống trên đất Mỹ. Bốn Mùa Xuân qua đều không cảm thấy gì là Tết. Hội Tết ở đây, dẫu cho tổ chức khéo léo cách mấy cũng không thể tạo nên "không khí" của Ngày Tết nơi Quê Nhà. Con lân múa trong Hội Chợ Mỹ không thể nào sinh động như con cù giỡn pháo trên đường phố quê tôi. Con cù râu bạc đó làm thế nào sánh được với con cù râu bạc của Hội Chùa Bà, xứ THỦ, Bình Dương.

Tìm đâu thấy cành mai vàng rực rở của Ngày Tết ở Quê Nhà!? Tìm đâu thấy cảnh trẻ em mặc quần áo Tết sặc sỡ, vui đùa trên hè phố, thỉnh thoảng đốt trái pháo chuột nổ tì tạch!? Cho nên ngày Tết, cứ nằm nhà, ngâm Kiều, giải khuây:
Ngày Xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Hoặc giả, xót thân 15 năm lưu lạc phong trần thì ngâm Kiều vịnh:
Tấm lòng nhi nữ thương mà trách
Chẳng trách chi Nàng, trách Hóa công

Nguyễn Nhơn
Afficher l'image d'origine

Ngày xưa thì  tôi không có hình ảnh nơi này, nhưng tôi có một tài liệu khác rất hay, tôi sẽ post sắp tới đây.
Trong khi chờ đợi, tôi xin gửi lên đây những phong cảnh đất nước này  ngày hôm nay, trông rất đẹp nhưng máu xương tù đã đổ lại đây và có thể người đời sau chưa được rõ.


Dãy núi hùng vĩ nhất phía Bắc Việt Nam hiện lên thơ mộng trong ảnh của nhiếp ảnh gia đến từ phương Nam. 

canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an
Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được coi là "nóc nhà Đông Dương" với độ cao hơn 3.000 m. Nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Fansipan được coi là ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. 
canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an-1
Cây Sake trên đỉnh Fansipan.
canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an-2
Thác nước nhỏ trên triền núi.
canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an-3
Mây bay vần vũ trên đỉnh núi.
canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an-4
Mây chiều trên đỉnh Ô Quy Hồ.
canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an-5
Đèo Ô Quy Hồ thuộc địa phận tỉnh Lai Châu
canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an-6
Hoa Tam giác mạch trên dãy núi.
canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an-7
Chiều về trên dãy Hoàng Liên Sơn.
canh-dep-hoang-lien-son-trong-anh-tran-an-8
Em bé chăn trâu tại Tam Đường - Lào Cai. 
Châu Mỹ 
Ảnh: Trần An


   

      

   
        

 
.




Trong lúc tìm thêm hình ảnh về Hoang Liên Sơn, tôi tìm được bài viết lic̣h sử  dưới đây.
Để bổ túc cho thời gian lịch sử những năm  sau 1975, chân thành cám ơn tác giả bài viết được lưu lại trong trang Blog này.

Những Ngày Xuân Khói Lửa Kỷ Mùi (1979): Cuộc xâm lăng Việt Nam của Đặng Tiểu Bình


16 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 13975)
[© 2012, 2014 Copyright by Chieu N. Vu. All Rights Reserved].


Hạ tuần tháng 1/1979, Phó Thủ tướng Nước Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa [THNDCHQ, Zhonghua Renmin Gongheguo] Deng Xiao-ping [Đặng Tiểu Bình] (1904-1997) qua Mỹ du Xuân hữu nghị Kỷ Mùi (28/1/1979), đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Thượng tuần tháng 2/1979, ghé Tokyo trên đường về nước, Tiểu Bình tuyên bố “Cần dạy cho Việt Nam một bài học.”
Thời gian này, sau ít năm lạnh nhạt, dư luận thế giới đang chú tâm đặc biệt đến Á Châu. Ngày 1/1/1979, Oat-shinh-tân chính thức bình thường hóa ngoại giao với “Peking” [Bắc Kinh]—chấm dứt ba thập niên phong tỏa và cấm vận từ ngày “mất Trung Hoa” (1/10/1949). Tiểu Bình—được giới thiệu như “strongman,” cầm đầu phe “đổi mới” từ sau Đại Hội thứ XI Zhonghua Gongshandang [Đảng Cộng Sản Trung Hoa] (8/1977, 22/12/1978)—trở thành khách quí tại trường cưỡi bò Houston, chụp lên đầu chiếc mũ ống của dân lái bò, khiến khuôn mặt rắn mai hoa thêm đanh ác. Trước đó, ngày 7/1 [mồng 9 tháng Chạp Mậu Ngọ], đại quân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam [CHXHCNVN] tiến vào Nam Vang [Phnom Penh], lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot (1975-1979), đưa Kampuchea trở lại với năm số không, hoặc Tân Dậu, 0001. Xuất hiện tại Hội trường Liên Hiệp Quốc ở Manhatan, New York, ngày 12/1, Cựu hoàng Norodom Sihanouk—sau nhiều năm bị cô lập—đại diện chế độ Pol Pot cực lực tố cáo hành động xâm lược của liên minh Mat-scơ-va/Hà Nội và yêu cầu Hội Đồng Bảo An [HĐBA] bắt Hà Nội lập tức triệt thoái, nhưng bị Nga phủ quyết, và đại diện Cuba sỗ sàng sỉ nhục. Rồi bí mật xin tị nạn ở Mỹ hay Pháp. Ngày 18/1, Bắc Kinh tuyên bố sự ra đời của Mặt Trận Dân Chủ Ái Quốc Thống Nhất Quốc Gia Kampuchea, một công cụ mới trong nỗ lực thiết lập trật tự ở Đông Nam Á. Pol Pot và khoảng 60,000 Khmer Đỏ [Khmer Rouge] sẽ tiếp tục kháng chiến dưới chiêu bài này với sự tiếp tay công khai của Bắc Kinh, và nửa bí mật của Thái Lan cùng Mỹ.
Bởi vậy, giới quan sát phong trào Cộng Sản thế giới khó thể gác ngoài tai những lời đe dọa của Tiểu Bình. Từ năm 1965-1975, Hà Nội ngày một lạc khỏi quĩ đạo “thế giới thứ ba” [Third World, hay Tiers Monde] của Bắc Kinh. Việc Hà Nội ký Hiệp ước Hữu Nghị và Hợp Tác [hỗ tương phòng thủ] Nga-Việt ngày 3/11/1978 và chuẩn bị lật đổ chế độ Pol Pot đã khiến Trung Nam Hải [Zhongnanhai] cảm thấy ân đức của mình chưa được chiếu giãi đầy đủ xuống Hà Nội. Nhân dịp viếng thăm Singapore, Malaya và Thái Lan trong tháng 11/1978, Tiểu Bình—mới được hồi phục sau lần thất sủng thứ hai trước ngày Mao Nhuận Chi [Trạch Đông, 1893-1976] chết—từng đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu Hà Nội tiến vào Kampuchea. Giới ngoại giao và quân sự cũng đưa tin 200,000 Quân Giải Phóng [QGP/TH, PLA] Trung Cộng cùng tăng pháo, phi cơ tập trung dài theo hơn 1,000 cây số biên giới Hoa-Việt. Cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh tố cáo Hà Nội xâm phạm biên giới, ngược đãi và trục xuất Hoa Kiều khỏi Việt Nam, nuôi tham tâm tiểu bá [regional hegemonists] ở Đông Nam Á, tiếp tay cho đế quốc XHCN [social-imperialism] Liên Sô (hiện nay đã ngừng hiện hữu) đe dọa an ninh Trung Hoa và hòa bình thế giới. Câu hỏi đặt ra không phải là liệu hai nước “vừa là đồng chí, vừa là anh em” suốt gần ba thập niên đầu của cuộc Chiến Tranh Lạnh (1947-1991) có sử dụng bạo lực cách mạng hay không, mà chỉ rút còn thời điểm cùng cường độ của cuộc xâm lăng, hay “chinh phạt” nếu muốn, và phản ứng của Nga Sô.
Ngày Thứ Bảy 17/2/1979, giữa thời gian Phạm Văn Đồng đang chuẩn bị ký Hiệp ước Hợp Tác và Hữu Nghị với tân chính phủ Heng Samrin ở Nam Vang, hàng nghìn khẩu đại pháo và dàn hỏa tiễn làm rúng động rừng núi Việt Bắc, mở đường cho Bộ binh và tăng Hồng quân Trung Hoa ồ ạt xâm lấn từ Lai Châu tới Móng Cái. Giới truyền thông quốc tế bị cấm lai vãng tới trận địa, nên mọi thông tin chỉ được gạn lọc qua hệ thống tuyên truyền Mao-ít của Bắc Kinh và Hà Nội. Sự thiên vị của dư luận thế giới khiến hầu hết các chuyên gia đều y cứ sự phân tích của họ trên lập luận Bắc Kinh, cùng tin tình báo và tin đồn ở Hong Kong, Bangkok, Đài Loan và Singapore.
Điều đáng ghi nhận là từ ngày đầu hai phe đều tuyên bố đã thắng lớn. Bắc Kinh tự hào đã chủ động cuộc tấn công, giết hàng chục ngàn người Việt và san thành bình địa các mục tiêu, rồi an toàn rút lui. (1) 
1. “Sự thật về quan hệ Trung Hoa-Việt Nam,” [“La vérité sur les relations sino-vietnmiennes;”] trong Trung Hoa và Thế Giới [La Chine et le Monde] (Beijing: Beijing Information, 1982), tr. 102-41 [tr. 105: Trong vòng 246 năm, từ năm 995 đời Tống Thái Tông [Song Taizong] tới 1241 đời Lý Tông [Lizong]—tức triều Lê Hoàn (980-1005) tới Trần Thái Tông (20/1/1226-30/3/1258 [24/2 Mậu Ngọ], TTH 1258-5/5/1277)—Việt Nam đã tấn công TH tới 10 lần]; Xiaoming Zhang [Trương Tiểu Minh], “China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment;” The China Quarterly, Volume 184, December 2005, pp 851-74. 

Hà Nội thắng lớn vì “đã bẻ gãy âm mưu xâm lược của Bắc Kinh, lột mặt nạ cách mạng giả hiệu của Tiểu Bình và bè lũ phản động, theo chủ nghĩa bá quyền nước lớn,” liên kết với “đế quốc Mỹ, phản bội chủ nghĩa Marxist-Leninist” mà Hà Nội cùng khối Kominform đang giương cao ngọn cờ vô địch [thực ra đang rạn nứt, sắp tan vỡ như bức tường Berlin]. (2) 
2. CHXHCNVN, Bộ Ngoại Giao, Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Sự Thật, 4/10/1979) [tức Sách Trắng, 110 tr]; Trường Chinh, “Nhân Dân Việt Nam kiên quyết đánh bại mọi mưu mô xâm lược của chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc;” “Xã luận” Tạp chí Cộng Sản [TCCS], 3/1982, trích đăng trong Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 33-55; UBKHXHVN [nhiều tác giả], Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh (Hà Nội: KHXH, 1979). S. Yurkov, Asia in Peking’s Plans (Moscow: Politizdat Publishers, 1981) [X. G. Iu-Rơ-Côp, Châu Á trong các kế hoạch của Bắc Kinh (Hà Nội: NXB Sự Thật, 1984)], trong Tủ sách “Chủ Nghĩa Mao–Một Nguy Cơ Với Loài Người] “Tọa sơn quan hổ đấu” [ngồi trên núi xem hổ đánh nhau] [1984:169; Sách Trắng 1979:24]

Cơ quan tuyên truyền Hà Nội cũng tổ chức mít-tinh, biểu tình và triển lãm tài liệu chiến thắng—kể cả vũ khí tịch thu, hình ảnh và tài liệu về những tên “gián điệp” Hoa Kiều, dù thực hay giả, oan khiên hay bị bắt buộc, dụ dỗ.
Mặc dù đã 38 năm qua, kể từ ngày Bắc Kinh công khai hoá chính sách “công lợi” kiểu thực dân xã hội chủ nghĩa, các văn khố THNDCHQ, CHXHCNVN và Nga vẫn chưa mở thêm cho các nhà nghiên cứu. Đa số biên khảo về biến cố này—dù không phải là những “trận chiến đầu tiên giữa những người vừa là đồng chí vừa là kẻ thù”—chưa vượt qua giới hạn “qui nạp” các nguồn tin tuyên truyền và tình báo đủ màu sắc. (3) 
3. Một trong số rất hiếm tác giả sử dụng cả tài liệu Hà Nội và Bắc Kinh là Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950-1975 (Chapel Hill: Univ of North Carolina Press, 2000). Tuy nhiên, thông tin về Việt Nam của Zhai phần nhiều đều “cổ điển,” thiếu sự tiếp cận tư liệu văn khố Quốc Tế Cộng Sản.

Hầu hết những tài liệu lược dẫn đều có những hạn chế về mức khả tín. Thứ nhất, với Bắc Kinh và Hà Nội, “lịch sử Đảng” chỉ được công bố những sự thực giai đoạn, hay nửa sự thực, phù hợp với mục tiêu chính trị nhất thời. Thứ hai, hồi ký và truyền khẩu sử tự chúng đầy chủ quan và khó tránh được lầm lỗi.
Dẫu vậy, với những tư liệu nhiều quốc gia đã giải mật, chúng ta tạm có cái nhìn toàn cảnh về vai trò tiền đồn của Việt Nam trong cuộc chiến tranh lạnh (1947-1991), mà cuộc xâm lăng của Đặng Tiểu Bình năm 1979 giúp soi sáng vùng nhá nhem nhiễu loạn đủ màu sắc tuyên truyền ý thức hệ.
Bài viết này cố gắng xuyên suốt qua những màn hỏa mù tuyên truyền, tái dựng lại “bài học Đặng Tiểu Bình” dưới ánh sáng lịch sử và luật học. Nguồn tư liệu cơ bản của chúng tôi là tư liệu văn khố Mỹ, Pháp, Nga, Trung Hoa và Việt Nam thu thập hơn 30 năm qua—kể cả tư liệu kho Châu Bản nhà Nguyễn, chuyến thăm viếng vài trận địa cũ trong năm 2004-2005 nhân dịp du khảo Việt Nam với một học bổng Fulbright của Bộ Ngoại Giao Mỹ và tài trợ khác, cùng những thông tin truyền khẩu của một số người đã tham dự cuộc chiến, gồm dù không giới hạn trong số các bộ đội QĐND từng tham chiến.

I. DIỄN BIẾN CUỘC TẤN CÔNG CỦA TRUNG HOA:

Cuộc chiến tranh Hoa-Việt năm 1979 là hoạt động quân sự lớn nhất của QGP/TH, kể từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Tuy nhiên, những số liệu dùng trong bài này chỉ cần ghi nhớ một cách tương đối. Với Trung Nam Hải [Zhongnanhai], mục tiêu chính trị của mỗi chiến dịch quân sự mới quan trọng, số người chết, bị thương, vũ khí bị mất, v.. v.. chỉ thứ yếu. Bởi vậy mới có những trận đánh cả hai bên đều tuyên bố thắng lớn, như cuộc xâm lược 1979 này. Hay, hành động xâm lược, muốn thống trị biển Đông, của những tội phạm chiến tranh ở Trung Nam Hải do Mao Nhuận Chi, Chu Ân Lai, Hồ Cẩm Đào [Hu Jintao] và Ôn Gia Bảo [Wen Jiabao], rồi Tập Cận Bình, v,, v.. lèo lái từ năm 1974.
A. QUÂN SỰ:
Theo tài liệu Trung Hoa, quân số QGP/TH thoạt tiên gồm trên 200,000 (5 quân đoàn, khoảng 15-16 sư đoàn chính qui), một đơn vị Dù, khoảng 700 phi cơ đủ loại. Sau tăng lên 320,000 (9 quân đoàn, khoảng 24-25 Sư đoàn chính qui). Không quân chiến đấu đã xuất kích 8.500 lần, trong khi các đơn vận tải và trực thăng thực hiện 228 phi vụ vận chuyển. Hải quân phái một lực lượng đặc nhiệm (gồm hai tàu khu trục hỏa tiễn [tên lửa] cùng ba đội tàu phóng lôi nhanh có hỏa tiễn) tới quần đảo Hoàng Sa (mà Bắc Kinh xâm chiếm từ tháng 1/1974, gọi là Tây Sa [Xisha]) để phòng trường hợp Nga Sô can thiệp bằng hải quân. Thêm vào đó, hai tỉnh Quảng Tây [Guangxi] và Vân Nam [Yunnan] đã huy động hàng chục ngàn quân và dân công để hỗ trợ hoạt động quân sự. Xu Shiyou [Hứa Thế Hữu], Tư lệnh Quảng Châu [Guangzhou], thân cận của Đặng Tiểu Bình, chỉ huy mặt trận phía Đông. Yang Dezhi [Dương Đắc Chí], Tư lệnh Quân khu Côn Minh [Kunming], chỉ huy mặt trận phía Tây. Thế Hữu và Đắc Chí là hai nhân vật đang lên từ năm 1967, trong dịp Thượng tướng Trần Thái Đạo [Chen Tsai-tao], Tư lệnh Vũ Hán [Wuhan], làm loạn. Vì lý do nào đó, Tư lệnh Côn Minh Vương Tất Thành không được giao nhiệm vụ gì. Zhang Dingfa, Tư lệnh Không quân, đích thân chỉ huy không lực. Một hạm đội với 4 tàu phóng hỏa tiễn tới Hoàng Sa [Paracels] đề phòng sự can thiệp của hải quân Nga. Trong khi đó, Mỹ cung cấp cho Bắc Kinh tin tình báo và không ảnh về sự chuyển động của lực lượng Nga tại Viễn Đông cũng như biên giới Nga-Hoa. Tài liệu CSVN ghi bắt được tù binh thuộc mười một [11] quân đoàn (11, 13, 14, 15, 18, 41, 42, 43, 53, 54, 55) thuộc các “đại quân khu” Quảng Châu (bao gồm Quảng Đông), Côn Minh (gồm Vân Nam), Thành Đô (Tứ Xuyên), Vũ Hán và Bắc Kinh. Theo cấp số mỗi quân đoàn có bốn [4] sư đoàn; vậy tổng cộng 44 sư đoàn, gồm 600,000 quân, đã tham chiến—đạo “quân ăn cướp vào loại đông nhất từ Tần, Hán đến Minh; [207] gây ra những tội ác tầy trời ở sáu [6] tỉnh biên giới. Khẩu hiệu của chúng là “diệt Tày trừ Kinh.” Phương châm: “Đánh nhanh toàn tuyến, chiến thuật biển người, bao gạo súng trường, người Hoa dẫn đường. [208]. (4) 
4. Nguyễn Ngọc Minh, 1979, tr 131-32 [124-46]; Phạm Xuân Nam, “Thất bại thảm bại của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Việt Nam năm 1979;” Văn Trọng (ed), Trung Quốc từ Mao đến Đặng (Hà Nội: KHXH, 1984), tr. 207 [197-212]. [600,000 quân: Tài liệu TH xác nhận sự tham chiến của những đơn vị này [Xem phóng đồ hành quân]
Cuộc xâm lăng của QGP/TH tiến hành theo ba [3] giai đoạn.
A. Giai đoạn thứ nhất, từ 17 đến 25/2, chín [9] quân đoàn Trung Hoa ào ạt xuyên thủng tuyến phòng ngự của Việt Nam từ A Pa Chải (Lai Châu) tới Móng Cái, tỉnh lị Quảng Ninh, đối diện Đông Hưng [Dongxing].
1. Cuộc xâm lược mở đầu với một cuộc pháo kích tập trung mãnh liệt nhiều thị trấn biên giới bằng đại bác 130 ly và 122 ly nòng dài cùng hỏa tiễn 144 ly. Trung bình mỗi giây một quả pháo hay hỏa tiễn rơi xuống các thị trấn và thành phố Việt Nam. Trận mưa bão pháo và hỏa tiễn này, theo một quan sát viên ngoại quốc ở gần biên giới Việt Nam, kéo lâu hơn cả những thảm bom B-52 trước đây. 
Đắc Chí và Thế Hữu khá chủ quan, dự trù sẽ chiếm cả sáu [6] tỉnh lị biên giới Việt trong vòng 24 giờ, theo lối biển người [đánh nhanh, thắng nhanh]—kiểu “sét đánh không kịp bưng tai” của Triệu Quang Nghĩa gần 1,000 năm trước. Bộ Chính Trị Đảng CSTH cùng Quân Ủy Trung Ương GPQ cũng thiết kế một kế hoạch tác chiến “giới hạn về thời gian” hầu bảo đảm sự thành công của cuộc “chinh phạt” [disciplinary expeditions]. Nhưng thực tế chiến trường gay go hơn dự trù. Phía Đông, sáu quân đoàn 41, 42, 43, 53, 54, 55 không chiếm được đúng kỳ hạn hai mục tiêu thị xã Cao Bằng [Mục Ma hay Mã] và Lạng Sơn, đối diện Mục Nam Quan (1953-1964) hay Hữu Nghị Quan (từ 1965). (5)
5. Bách Khoa Từ Điển Quân Sự Việt Nam, ghi “Nam Quan,” [hay Trấn Nam Quan] nằm về phía bắc Lạng Sơn 18 km. Còn có tên ải Pha Lũy. Bản đồ năm 1996 không ghi ải này; BKTĐQSVN, 1996: 538, 5-I & 5-II. Không biết dựa vào nguồn tài liệu nào, để xác quyết ải Trấn Nam xây năm 1368 đời Chu Nguyên Chương (1368-1398). Theo Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn, chỉ từ năm 1540 mới xuất hiện tên Trấn Nam Quan trong sử Lê, nhưng thường gọi là “ải Nam Quan” vì thiếu kiến thức sử địa phổ thông: Trên lãnh thổ Việt Nam, vua quan Nguyễn chỉ xây một “Ngưỡng Đức Đài,” đối diện và cách cửa ải trưng bảng tên “Trấn Nam Quan” năm Ung Chính thứ 6 nhà Thanh, và năm Tân Sửu, có khẩu hiệu “Trung-Ngoại Nhất Gia” [trong ngoài một nhà] của Hoằng Lịch tức Càn Long (Qian Long, 1736-1796, TTH 1796-1799). Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, q. XXIV: Lạng Sơn, do Phạm Trọng Điềm-Đào Duy Anh tuyển chọn, dịch và hiệu đính, 5 tập (NXB Thuận Hoá, 1997), tập 4:371 [châu Văn Uyển], 384-86 [Ải xây thời Gia Tĩnh (1525-1566), thuộc địa phận Bằng Tường, Quảng Tây; chép tên Trấn Nam Quan năm 1540], ĐVSK, BKTT, [khi ông cháu Mạc Đăng Dung đi chân đất, buộc thừng vào cổ, xin qui phục nhà Minh, cắt đất, bỏ tước vương, nhận chức An Nam đô thống sứ ti (nhị phẩm)] [Xem infra]

Địa hình núi cao, rừng sâu và tình trạng thiếu đường xá để di chuyển tăng và pháo khiến hai sư đoàn có nhiệm vụ thọc sâu và bao vây Cao Bằng không thể tới đích trong vòng 24 giờ. Trong khi đó, dân quân Việt phục kích, phòng ngự các điểm cao chiến lược, gây nhiều thiệt hại cho đạo quân viễn chinh. Một quân đoàn khác do Ngô Trung, phó tư lệnh chiến dịch, chỉ huy áp sát thành phố từ hướng Đông và Nam, nhưng khi chiến dịch đang diễn ra có lệnh cách chức Ngô Trung, vì những dính líu trong thời Cách mạng văn hoá (1965-1976). Ngày 20/2, Thế Hữu điện báo phải hoãn cuộc tấn công Cao Bằng và sẽ giao quyền chỉ huy cho một phó tư lệnh khác, dù viên tướng này và quân sĩ dưới quyền đang tiến xuống Cao Bằng.
Trong khi đó, lực lượng Việt Nam phân tán thành cấp đại đội và trung đội, ẩn nấp trong núi rừng và hang động, tổ chức phản công. Thế Hữu phải thay đổi chiến thuật “dùng dao mổ trâu giết gà,” xé nhỏ quân thành đơn vị cấp tiểu đoàn và đại đội để hoạt động tìm diệt ở Cao Bằng và các thị trấn phía Đông Bắc như Trà Lĩnh [có chợ to, cách biên giới 5 km], Trùng Khánh [Cố Sầu hay Thượng Lang cũ, ở phía Nam Bản Nhom, gần biên giới Jinxi (Tĩnh Tây)] và Quảng Hòa [tức Pắc Cà, huyện lị Quảng Uyên cũ].
Huyện lị Trà Lĩnh, 14 km bắc đèo Mã Phục (cao 620 mét). Đèo này cách Cao Bằng 22 cây số về hướng Đông, trên đường đi Quảng Uyên [tức Pắc Cà, huyện lị Quảng Hòa [Quảng Uyên và Quảng Hòa cũ].
Trùng Khánh [Cố Sầu] (Thượng Lang cũ) ở phía nam Bản Nhom, gần biên giới Jinxi (Tĩnh Tây), phía tây thác Bản Giốc 36 km Đây là kỳ quan của Cao Bằng. Sông Qui Thuận [Quây Xuân] chảy đến đây, lòng sông bỗng hạ thấp xuống 34 mét. Làm thành một cái thác rất rộng. (Đảng CSVN đã dâng cắt cho Bắc Kinh một nửa thác).50 km: Thượng Lang và Hạ Lang. 51 km: Ban Cra. Từ Trùng Khánh đi theo hướng nam, qua đèo Lao (sợ) và đèo Kênh Phác, tới đèo Mã Phục (41 cây số). Mã Phục ở phía đông Cao Bằng 22 cây số; Hoàng Đạo Thúy, Đi thăm đất nước, (Paris: Vietnam Diffusion, 1978), tr. 227.
Quảng Hòa [gồm huyện Quảng Uyên và Quảng Hòa cũ] tức Pắc Cà [huyện lị Quảng Uyên cũ], đi về phía nam, qua đèo Kênh, tới làng Tà Phây Nưa, rồi đèo Mã Phục (16 cây số). 
Phía Đông Cao Bằng, có cầu đi Quảng Uyên. Từ đèo Mã Phục đi Quảng Uyên có 2 đường. Hướng bắc, qua làng Tà Phây Nưa, gần đèo Kênh. Cây số 38, Quảng Uyên [Pắc Cà, huyện lị Quảng Hòa [Quảng Uyên và Quảng Hòa cũ].
Từ Mã Phục đi hướng bắc, 14 km là Trà Lĩnh, huyện lị Trà Lĩnh. Có chợ to, cách biên giới 5 km.
Từ Quảng Uyên đi theo hướng nam 19 km, đèo Khau Chỉ; 22 km, huyện lị Phục Hòa cũ; 30 km, đồn Tà Lùng cũ, cách biên giới 2km—nơi Nguyễn Hải Thần đã đột kích trong Thế chiến thứ I (1914-1918). Trước mặt là Thủy Khẩu, thuộc Quảng Tây, trên đường đi Long Châu.
Từ Phục Hòa có đường đi Đông Khê, 25 km. (Thúy, 1978:228) Đông Khê: Huyện lị Thạch An, Cao-Lạng. 88 km bắc Lạng Sơn, trên đường 4; phía nam Cao Bằng, 45 cây số đường 4. Có đường lớn thông với Phục Hoà, rồi Tà Lùng. (Thúy, 1978:219)Năm 1950, Chen Geng [Trần Canh] cùng 281 cố vấn Trung Cộng đã chỉ huy trận đánh Đông Khê của hai Trung đoàn 209 và 174, loại khỏi vòng chiến khoảng 8000 binh sĩ Liên Hiệp Pháp, trong chiến dịch Lê Hồng Phong II (8-10/1950)—tạo thế nghi binh cho cuộc chiến Triều Tiên. Đại tướng Võ Giáp (1911-2013) chỉ có công đứng ra nhận chiến thắng của Chen Geng, và được huy chương quân công hạng 3. Xem Vũ Ngự Chiêu. “Nhìn lại tờ tự khai lý lịch của Võ Nguyên Giáp (1911-2013).

Hoạt động chính của QGP/TH là chặn đường, lùng sục từng ngọn đồi, hang động, cho nổ các đường hầm và đốt rừng, dưới sự hướng dẫn của các nhóm tiền tiêu tuyển mộ trong giới 100,000 Hoa Kiều đã kéo nhau về nước từ năm 1977-1978. Giao tranh ác liệt diễn ra khiến hàng trăm bộ đội và thường dân Việt thiệt mạng. QGP/TH cũng thiệt hại nặng. Theo một nguồn tin Việt Nam, Dương Đắc Chí tuyên bố mỗi ngày có tới hơn 1,000 lính TH thương vong. Việt Nam cũng bắt được một số biệt kích tiền tiêu từng sinh sống ở nước Việt. (6) 
6. Nhân Dân (Hà Nội), 15/7/1981; dẫn trong Phạm Xuân Nam, “Thất Bại Thảm Bại của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Việt Nam năm 1979;” Văn Trọng (ed), Trung Quốc từ Mao đến Đặng (Hà Nội: 1984), tr. 209 [197-212].

Phía tây bắc, Dương Đắc Chí chỉ huy năm [5] quân đoàn 11, 13, 14, 15 và 18 tấn công Lào Cai [tỉnh lỵ Hoàng Liên Sơn], cách Hà Nội 296 cây số, và các thị trấn biên giới từ A Pa Chải [Lai Châu] tới Lũng Củ (Hà Tuyên, tức Hà Giang hiện nay]. Một nông trường [tương đương sư đoàn] bảo vệ Lào Cai được lệnh triệt thoái về Phố Lu, khoảng 34 cây số nam Lào Cai, rồi lập tuyến phòng thủ ở Yên Bái. Dân chúng cũng di tản về phía nam (Phố Lu), và những vùng lân cận.
Cực Đông (Bắc Việt): Móng Cái.
Cực Bắc: Lũng Củ (Hà Tuyên, tức Hà Giang hiện nay]
Cực Nam: ấp Rạch Tầu [Minh Hải]
 Tỉnh Hoàng Liên Sơn, thành lập cuối năm 1975 [Đất Quí Hóa cũ], gồm Lào Cai, Yên Bái và một phần Nghĩa Lộ cũ ở phía Tây Nam]. 4 thị xã: Lào Cai, Cam Đường, Yên Bái và Nghĩa Lộ.
Lào Cai, 296 km từ Hà Nội. Đối diện Trấn Phòng của TH. Phố cũ nằm về tả ngạn [phía Đông] sông Hồng. Hữu ngạn [phía Tây] là Cốc Lếu, khu hành chính. Cốc Lếu đang phát triển mạnh. Bên kia biên giới là Trấn Phòng [Hà Khẩu].
Cam Đường: Thị xã mới, gần mỏ apatite [phốt phát, dùng làm phân bón và thuốc trừ sâu], phía nam Lào Cai [11 km]. (Thúy, 1978:262, 273)  
Bảo Hà, 273 km từ Hà Nội.  
Phố Lu [Thủy Vĩ cũ], người Dao. 262 km từ Hà Nội. Từ Phố Lu, đi về hướng tây 30 [39] km là Sa Pa [Chapa], Bình Lư, rồi Phong Thổ [133 km] và Lai Châu. (Thúy, 1978:271-72)
Yên Bái: Cách Hà Nội 156 km đường xe lửa, nam Lào Cai 140 cây số. Hữu ngạn sông Hồng, đi hướng tây 67km là Nghĩa Lộ [cây số 82, huyện lị Văn Chấn, đông dân Thái trắng].
Nghĩa Lộ [từ Yên Bái, qua sông Hồng, đi hướng tây, cây số 82, huyện lị Văn Chấn, đông dân Thái trắng]. Mường Than [từ Yên Bái, qua sông Hồng, đi hướng tây, cây số 222 km huyện lị Than Uyên]
Tả ngạn, đi hướng Đông, có đường đi Lục Yên (70km) qua Yên Bình, Tuyên Quang (45 km). (Thúy, 1978:259-60)

Ngày 19/2/1979, quân TC mới chiếm được Lào Cai. Thành phố bị san thành bình địa, các kho tàng, hàng hóa, nông phẩm bị cướp đoạt. Cam Đường (thị xã mỏ apathite [phốt phát, dùng làm phân bón và thuốc trừ sâu], phía nam Lào Cai 11 cây số) bị san tusha. (7) 
7. Sau này, TC xây dựng một chùa sát cầu Hồ Khẩu để tưởng niệm các nạn nhân, có dựng bảng ghi lại sự việc.
Chiến thắng đầu tiên của Bắc Kinh thực tế đã xảy ra từ ngày 18/2/1979. Mặc dù hiệp ước hỗ tương phòng thủ Nga-Việt chưa ráo mực, đúng như dự đoán của thế giới, Liên Sô Nga chỉ đe dọa sẽ trả đũa, nhưng không có một hành động cụ thể nào.
Ngày 19/2, Đài phát thanh Việt Nam loan tin giết chết 3,500 quân TC, khiến TC phải rút về phía biên giới. Hôm sau, 20/2. Bắc Kinh phủ nhận việc rút quân, tuyên bố đã giết 10,000 quân VN. Chẳng mấy ai—kể cả dân Việt hay Trung Hoa—tin vào những con số thiệt hại trên. Cơ quan tuyên truyền Cộng Sản thường thích nâng cao số thiệt hại của đối phương gấp năm, mười lần để biện minh cho tư tưởng quân sự vĩ đại của Mao là “tiêu diệt sinh lực địch.” Và, dĩ nhiên, im lặng về số thương vong của “phe ta.”
Ban đầu Bắc Kinh thừa nhận có khoảng 20,000 quân bị tiêu diệt hoặc bị thương trong cuộc xung đột biên giới với Việt Nam. (NYT, 3/5/1979) Những tài liệu đương thời ước lượng khoảng 25,000 quân QGP/TH chết và 37,000 bị thương. Gần đây tài liệu Trung Cộng cho rằng chỉ có 6,900 lính QGP/TH bị chết và 15,000 bị thương, tổng số thương vong là 21,000 trong tổng số lực lượng tham gia chiến hơn 300,000 tức chưa tới 1% (.7%).
Bắc Kinh còn tuyên bố chiếm được ba [3] tỉnh lị và hơn 12 thị trấn và thị xã ven biên, tiêu diệt và làm bị thương 57,000 QĐND/VN, gây thương tổn nặng nề bốn [4] sư đoàn chính quy và 10 trung đoàn, thu bắt một khối lượng lớn vũ khí. Những nghiên cứu gần đây nói rằng Việt Nam “trên thực tế đã chiến đấu tốt hơn” quân Trung Hoa và số thương vong của QGP/TH được cho là cao. Hà Nội tuyên bố chỉ có dân quân và bộ đội địa phương tham gia, họ đã không hề phòng ngự mà liên tục tấn công những tên giặc xâm lược.
Đài Tiếng nói Việt Nam thời gian này loan tin Việt Nam đã tiêu diệt và làm bị thương 42.000 lính TH. Sau tăng số thương vong của TH lên 50,000, rồi 62,500, trong khi QĐND/VN tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng ba [3] trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 280 xe tăng và xe bọc thép, 279 xe vận tải, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, bắt nhiều tên TQ xâm lược.” (8) 
8. “Ý nghĩa thất bại của bọn phản động TQ xâm lược;” ”Xã luận,” TCCS, 4/1979; trích in trong CCNBTBQTQ, 1982:20 [13-24] (kiểm duyệt 2 trang 14-5]. NYT 5/5/1979;
 Thương vong của Trung Cộng phản ánh một trong những truyền thống của QGP/TH: sẵn sàng chịu thương vong nặng nề. Các nhà chiến lược Trung Cộng coi thương vong không quan trọng để đánh giá những thắng lợi quân sự, miễn là tổng thể chiến lược vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Ngoại trưởng Indonesia Mochtar Kusumaatmaja, nhân danh khối ASEAN kêu gọi VN rút quân khỏi Kampuchea, và TC rút quân khỏi VN.

 2. Ngày 22/2/1979, ba quân đoàn 41 từ Jingxi [Tĩnh Tây], 42 và 43 từ Longzhou [Long Châu] tiến chiếm Cao Bằng [Mục Mạ]. Thị xã biên giới này, 132 km bắc Lạng Sơn, thuộc lưu vực sông Bằng hay Mãng; nơi ba sông Mãng hay Bằng, Hiến và Trà Lĩnh gặp nhau. Nam thị trấn, đầu đường 4 là một đồn to. Rồi đến khu phố Muối (bờ sông Bằng), phố Cũ (bờ sông Hiến), Bắc là khu Vườn Cam, gần chỗ cư ngụ của dòng giõi Mạc Đăng Dung từ 1599 tới 1677 dưới sự bao bọc của phiên ti Quảng Đông. Phía Tây có cầu đi Sóc Giang (huyện lị Hà Quảng), 51 km Bắc Cao Bằng (nếu đi đường tắt, chỉ 41 km, qua Mỏ Sắt), trên đường tới di tích Pắc Bó [cây số 60], xã Trường Hà, nằm sát biên giới; và huyện Nguyên Bình phía tây Cao Bằng 43 km, cách Hà Nội 272 km đường 3. (9) 
9. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí [ĐNNTC] , q. XXV: Cao Bằng, bản dịch Phạm Trọng Điềm và Đào Duy Anh, Viện Sử Học, 5 tập, (NXB Thuận Hóa, 1997), 4:402-5 [401-30]. Cuộc tranh hùng giữa họ Mạc và Nguyễn Cam (Kim) cùng họ Trịnh từ 1530 tới 1677 phức tạp nhiều hơn những bài học sử lớp đồng ấu và tiểu học do Trần Trọng Kim soạn thảo năm 1927. Mạc Đăng Dung là dòng giõi Mạc Thúy, người từng giúp Trương Phụ và Hoàng Phúc diệt họ Hồ, và xin chữ ký gần 1000 người muốn nội thuộc Minh, vì con cháu nhà Trần đã tuyệt. Mạc Đăng Dung dâng cắt cho Chu Hậu Tổng năm châu Lạng Sơn và Quảng Yên, kể cả đèo Phân Mao—được vua quan Tống, Nguyên, Minh và Thanh coi như ranh giới tự nhiên Nam-Bắc, nơi theo truyền thuyết Ma Yuan [Mã Viện] trồng trụ đồng (Kim tiêu) năm 44 TL; Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu, “Trụ Đồng Mã Viện: Sự Đàn Hồi Của Biên Giới Đế Quốc Trung Hoa;” Hợp Lưu Magazine (Fountain Valley, CA), số 110 (Tháng 6-7/2010), tr. 5-36; tu chỉnh năm 2014].
Những tư liệu về trụ đồng: Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi đời Tống, dẫn trong An Nam Chí Lược [ANCL] của Lê Tắc: ở khu hang động Cổ Sâm, Khâm Châu. Đại Thanh Nhất Thống Chí chép “Đèo Phân Mao” [Phân Mao Lĩnh] ở động Cổ Sâm, phía Tây châu Khâm khoảng 3 lí [1.5 km]. Mã Viện dựng trụ đồng ở đây. Năm 1540-42, Mạc Đăng Dung nạp châu này cho nhà Minh. (ĐNNTC, q. XVIII, (1997), 4:8-9). [Vương Tương [Nhà Minh] lấy sông Đàm Lân làm ranh giới Kim Lặc; sông Mang Khê làm ranh giới Liễu Cát; ngã ba sông làm ranh giới Tư Lẫm [Tư Phù]; sông Cổ Sâm làm ranh giới Cổ Sâm]. Hậu Lê sử chép là 1 châu, 6 động (thêm hai động Yên Lãng và La Phù). Khâm Châu Chí, 1 châu 4 động. (ĐNNTC, q. XVIII, (1997), 4:9)]
Núi Đá Bia [Rocher Stèlé] (Đèo Cả), phía nam Đà Rằng hay Đà Lang (Tuy Hòa) [50 km], Phú Yên; L. Sogny, “Noutelletes;” BAVH, XXIV, (1937), tr 71-2 [báo cáo về núi Đá Bia ở đèo Varella (Đèo Cả)], 73-7 [dân Chàm tại các huyện Đồng Xuân và Sơn Hà (Phú Yên) năm 1935, tự nhận là dòng giõi bộ lạc Ôn, họ Ma, tức vua Ma[h]a Bik Kai bị vua Trần đánh đuổi năm 1377-1388] (tức Sông Cầu, 60 km nam Qui Nhơn, 40 km bắc Tuy Hòa, nằm trên cửa sông Đà Rằng, hạ lưu của Ba hay Côn, xuất phát từ Tây Sơn).
Từ phía nam Giao Chỉ theo đường thủy 3,000 lí tới Lâm Ấp. Từ quận Giao Chỉ tới cột đồng 5,000 lí. Thủy Kinh Chú Sớ, ch 36, bản dịch Nguyễn Bá Mão, 2004:395). Trần Đại Quân (1854-1908), địa lý gia đời Thanh, người Hồ Nam: Cột đồng Mã Viện phải ở phía nam Quảng Hòa [Trị?]. Thủy Kinh Chú Sớ, bản dịch Nguyễn Bá Mão, 2004:395-96).
Trưng Vương (40-43) ĐVSK, NKTT, III:2a-3b, Thọ (2009), 1:183-86; Giu (1967), 1:91-2; ĐVSKTB, NK, III:4a-8a, The (1997), tr. 72-6; CMTB, II:9-15, (Hà Nội: 1998), 1:112-19;
Dư Địa Chí: của Nguyễn Trãi, trong Ức Trai Di Tập (1868); bản dịch Viện Sử Học, trong Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], in lần thứ hai có tăng bổ và hiệu đính, (Hà Nội: KHXH, 1976), tr. 211-46, 543-662.
Tháng 8 Nguyên Chí Chính 5 [Ất Dậu, 28/8-25/9/1345], Thoát Hoan Thiếp Mộc Nhĩ (Nguyên Thuận Đế, 1333-1368) sai Vương Sĩ Hành sang hỏi về vị trí cột đồng. (ĐVSK, BKTT, VII:10b, Lâu (2009), 2:159; Giu (1967), 2: Trần Dụ Tông (1341-1369), sai Phạm Sư Mạnh đi biện bạch. Sử quan Lê tỏ ý hoài nghi việc này; vì tháng 9 năm Bính Tuất [16/9-14/10/1346], Mạnh được thăng chức Chưởng bạ thư, kiêm Khu Mật Tham chính; nhà Nguyên sắp loạn to]; tại sao có thể đi về nhanh như vậy; (ĐVSK, BKTT, VII:13a; Giu (1967), 2:136, Lâu (2009), 2:162; ĐVSKTB, The (1997), tr. 442 [Ngô Thì Sĩ giải thích rằng có thể Phạm Sư Mạnh chỉ tới Quảng Đông rồi trở về, và thăng chức]; LTHCLC, 1992, 3:261; CMCB, IX:46; (Hà Nội: 1998), 1:619) 
Jean Yves Claeys, “Introduction à l’étude de l’Annam et Champa.” BAVH, XXI, 1-2 (Jan-June 1934), p. 27 [1-144] [ở Nham Biều, bờ Nam sông Hương, Huế]; H. Le Breton, “Le Vieux An Tịnh;” (suite) BAVH, XXII, No. 2 (4-6/1935), pp. 195, 204 [191-235]. [Núi Thành = núi Đồng Trụ phía Bắc sông Cả, Tây Nam Vinh (Nghệ An) [tr. 195, 204]; Đào Duy Anh, “Le colonnnes de Bronze de Mã Viện;” BAVH, XXX, No. 4 (10-11/1943), p. 358 [349-360]. (Núi Thành = núi Đồng Trụ = Hùng Sơn, phía Bắc sông Cả, Tây Nam Vinh. [tr. 358]) [Núi Thành = núi Đồng Trụ phía Bắc sông Cả, Tây Nam Vinh (Nghệ An) [tr. 195, 204]. Năm 1967, khi chú giải ĐVSKTT, Đào Duy Anh cho rằng trụ đồng chỉ là truyền thuyết; ĐVSK, BKTT, Chương III, Giu (1967), chú 9, tr 319.

Phía Đông, có cầu đi Quảng Uyên [Pắc Cà, huyện lị Quảng Hòa [Quảng Uyên và Quảng Hòa cũ]. Từ Quảng Uyên đi theo hướng nam 19 km, tới đèo Khau Chỉ; rồi huyện lị Phục Hòa cũ (cây số 22). Đi thêm 8 cây số là đồn Tà Lùng cũ (cây số 30), cách biên giới 2 cây số. Trước mặt là Thủy Khẩu, thuộc Quảng Tây, trên đường đi Longzhou [Long Châu]. Đây là nơi lực lượng chống Pháp đã đột nhập tấn công trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Thập niên 1930, Lê Hồng Phong tái tổ chức cán bộ Cộng Sản với sự trợ giúp của Văn Phòng Đông Dương, Quốc tế Cộng Sản, ở đây. Tháng 1/1950, Hồ Chí Minh cũng từ đây vượt biên qua Nam Ninh xin cầu viện; rồi hơn nửa năm sau, cán bộ cố vấn quân sự Trung Cộng theo Wei Guoqing [Vi Quốc Thanh] qua giúp Việt Minh trong chiến dịch Biên Giới hay Lê Hồng Phong II, “mở cửa” Hữu Nghị Quan cho VNDCCH vào khối tân Quốc Tế Cộng Sản [Kominform], dưới sự kiểm soát của Liu Shaoqui [Lưu Thiếu Kỳ] và Mao Zedong [Mao Trạch Đông, tức Mao Nhuận Chi]. (10) 
10. Năm 1979, Vi Quốc Thanh đã vào Bộ Chính Trị, và góp phần vào chính sách xâm lược Việt Nam từ 1974.
 Cao Bằng: Còn có tên Mục Ma [Mục Mã?]. Trước kia, thuộc trấn Thái Nguyên. ĐNNTC, q. XXV: Cao Bằng (1997), 4:401-30; Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, “Dư Địa Chí,” (1819), bản dịch Viện Sử học (Hà Nội: 1992), 3 tập, quyển 4, 151-54.
1677 mới đặt tên Cao Bình. Tây Sơn đổi làm Cao Bằng. 1826, đổi làm phủ Trùng Khánh. 1831: Đổi thành tỉnh. Đặt 2 phủ Hòa An và Trùng Khánh. Chia Thạch Lâm làm 2 huyện Thạch An và Thạch Lâm. Đặt tuần phủ Lạng-Bằng.
1851, Tự Đức bỏ phủ Hòa An. [402-3], chỉ còn 1 phủ (Trùng Khánh) 5 huyện (Thạch Lâm, Thạch An [huyện lị là Đông Khê], Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang). ĐNNTC, q. XXV: Cao Bằng (1997), 4:402-5 [401-30].
Hà Nội - Cao Bằng: Đường 3, 315 km: Thái Nguyên [79km], Băc Kạn [165km], Nà Phạc [202 km], đèo Na tum [223 km, biên giới Cao Bằng], đèo Léa [250km, cao 1362m], đèo Pắc Bó [256 km], Nguyên Bình [272km] (từ đây, quẹo trái [hướng Bắc], 9 km, mỏ Tĩnh Túc) ,đi hướng Đông, Cao Bằng [315km]. (Thúy, 1978:207, 223)
Phía Tây Cao Bằng có cầu đi Nguyên Bình [một huyện của Cao Lạng] và Sóc Giang.
Nguyên Bình [một huyện của Cao Lạng]. Cách Hà Nội 272 km trên đường 3, phía tây Cao Bằng 43 km đường 3. (Thúy, 1978:207)
Sóc Giang [huyện lị Hà Quảng, tỉnh Cao-Lạng]. 51 cây số bắc Cao Bằng (nếu đi đường tắt, chỉ 41 km, qua Mỏ Sắt), phía nam Pắc Bó [km 60], sát biên giới. Pắc Bó [km 60, từ Cao Bằng], xã Trường Hà, sát biên giới.
Hà Nội - Cao Bằng: Đường QL 1 đi Lạng Sơn, 154 km [28.9, Bắc Ninh; 51km, Bắc Giang [Phủ Lạng Thương cũ, tỉnh lị Bắc Giang cũ, thành lập năm 1895; tỉnh lị Hà Bắc]; 61 km, Vôi (huyện lị Lạng Giang), 68km, Kép 73km, qua sông Đào, vào huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn; 154km, Lạng Sơn] (Thúy, 1978:142-143); đường 4, từ Lạng Sơn đi Cao Bằng, 132 km [tổng cộng 286 km]. (Thúy, 1978:207)
Bắc Giang [Phủ Lạng Thương cũ, tỉnh lị Bắc Giang cũ, thành lập năm 1895; tỉnh lị Hà Bắc]. Hướng Bắc, đi Nhã Nam, 23 km; hướng Đông, có đường đi Lục Nam [cách Bắc Giang 21km hướng Đông Nam], Đình Lập (Quảng Ninh), 144 [139?] km] (Thúy, 1978:143-44);
Theo đường 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng: 14 km, Đồng Đăng; [Ngưỡng Đức Đài, 3 cây số về hướng Đông]; 30km Na Sầm, 54km hợp lưu sông Bắc Giang và Kỳ Cùng; 62km7, cầu Bản Trại trên sông Kỳ Cùng; 65km, Thất Khê, (lị sở huyện Tràng Định, Lạng Sơn); [lị sở phủ Tràng Định đời Nguyễn] 80 km, Lũng Phầy [phầy= lửa] (Cốc Xá ở phía Tây [bên trái]); 83km, Đông Khê (lị sở huyện Thạch An, Cao Bằng);
101km, đèo Ngườm Kim; 112km, chợ Nậm Nàng; 132 km, Cao Bằng. (Hoàng Đạo Thúy, Đi Thăm Đất Nước (1978), t. 218-19).
Nam thị trấn Cao Bằng, đầu đường 4 là một đồn to. Rồi đến khu phố Muối (bờ sông Bằng), phố Cũ (bờ sông Hiến), Bắc là khu Vườn Cam. Thành cũ nhà Mạc nằm ở Cao Bình, phía Bắc thị xã 9 km; (Thúy, 1978:206.)
Thuộc lưu vực sông Bằng hay Mãng. Nơi ba [3] sông Mãng hay Bằng, Hiến và Trà Lĩnh gặp nhau.
Sông Mãng (hay Bằng, phía Bắc Thạch An) tới phía Tây phố Mục Mã họp với sông Hiến, chảy về phía Đông, họp với sông Cổn, đổi thành sông Mã, sau đó hợp với Huệ Giang, chảy qua phía Đông ải Na Thông, rồi vào địa phận Long Châu, Quảng Tây.
Đời Hậu Lê, con cháu nhà Mạc được nhà Minh can thiệp cho giữ 4 châu phía đông Cao Bằng: Thạch Lâm (22 xã), Quảng Uyên (38 xã), Thượng Lang (32 xã), Hạ Lang (22 xã) [tới 1677]. Năm 1677, Đinh Văn Tả dẹp được họ Mạc. Nhưng một phần đất trong các châu này bị thổ quan châu Tư Minh và Quảng Tây lấn chiếm. Sử quan Nguyễn, chẳng hạn, không thể khảo cứu được “Đương Châu” phủ Bắc Bình dưới đời Lê Thánh Tông. (ĐNNTC, (1997), 4:419[401-30]) 

Ngày 22/2 Thế Hữu và ban tham mưu mới biết Cao Bằng chỉ còn một số lượng nhỏ QĐND/VN phòng ngự để bảo đảm cho sở chỉ huy và chính quyền thành phố rút lui. Thế Hữu bèn ra lệnh tàn phá thành phố—theo đúng truyền thống Tusha Hán tộc và kinh nghiệm tội ác chiến tranh của Đặng Tiểu Bình, v.. v.. ở Tibet.
[Mãi đến ngày 6/3, những tài liệu của Việt Nam bị tịch thu [thu giữ được] mới cho biết có thể sư đoàn của PAVN được giao nhiệm vụ bảo vệ Cao Bằng đã thua trận].
 Bắc Kinh cũng không ngừng hối thúc chỉ huy Quảng Tây chiếm ngay Lạng Sơn—cánh cổng chắn cho Hà Nội ở phía Bắc—vì lo lắng về diễn biến quân sự cũng như dư luận thế giới.
 3. Tại vùng duyên hải, trong ngày 23/2, quân đoàn 43 TC chiếm Bình Liêu, rồi Móng Cái [tỉnh lị Hải Ninh cũ, nay thuộc Quảng Ninh].
Quảng Ninh: Kinh, 68.1%, Hoa, 21.4%, Tày, 3.3%, Nùng 0.1%, Sán Chỉ, Sán Dìu, Trà Cổ, Vạn Ninh: hoàn toàn người Kinh. Xuân Lan, nửa Hoa, nửa Kinh. Đông Triều, đông người Kinh. (Thúy, 1978:189)
Cửa Vân Đồn [đảo Quan Lan hay Lợn Lòi] Trấn Vân Đồn đời Trần: tỉnh Quảng Yên đời Nguyễn, gồm 2 phủ Sơn Định và Hải Ninh.
Tiên Yên: có đường ngược hướng Bắc, theo sông Tiên Yên, tới huyện lị Bình Liêu, rồi Hoành Mô [cây số 54], cách biên giới TH 1 km.
Từ Lạng Sơn, theo đường 4, tới Tiên Yên. Từ Tiên Yên tới Móng Cái [40 km]. Từ Bắc Ninh đi đường 18 tới Tiên Yên [ngã ba đường, 206km]; rồi đường 4 tới Móng Cái 246 km (Thúy, 1978:188, 195-196)

Phi cơ TC từ Nanning [Nam Ninh] oanh kích Hải Phòng [104 km Đông Hà Nội]. Quân số TC lên tới 320,000 (9 quân đoàn, khoảng 24-25 sư đoàn chính qui). Hai ngày sau, 25/2, Bắc Kinh tuyên bố sẽ dừng quân gần Hà Nội. Bắc Kinh: Thay đổi nội các. Bổ nhiệm 13 người mới.

 4. Ngày 23/2, quân Dương Đắc Chí cũng chiếm tỉnh lị Lai Châu, Tây Bắc Hà Nội 490 cây số đường bộ.
Lai Châu: [rộng nhất miền Bắc. Đường bộ từ Hà Nội tới Hòa Bình [75 km], Sơn La [308 (311) km], Tuần Giáo [Mường Khoai, 394 km], Lai Châu [490 km]. (Thúy, 1978:275, 279)
Thượng lưu sông Đà. Sông Đà dài hơn 800 cây số. Đường thủy có thể di chuyển được từ Lai Châu đến Chợ Bờ [340 km]. Năm 1978, đi ngược dòng, từ 16 tới 18 ngày; xuôi dòng, từ 4 tới 6 ngày. (Thúy, 1978:281-82)

B. Giai đoạn thứ hai (từ 26/2 đến 5/3) là chiến dịch tấn công Lạng Sơn và các vùng lân cận về phía Đông Bắc, cùng Sa Pa và Phong Thổ ở hướng Tây Bắc.
 1. Lạng Sơn:
Ngày 27/2/1979, Bắc Kinh tuyên bố đã đẩy lui hai cuộc phản kích của VN vào nội địa TC. Cùng ngày, Hứa Thế Hữu xua ba quân đoàn 55, 53 và 43 tấn công Lạng Sơn lần thứ hai. Thế Hữu cho pháo binh bắn phá ồ ạt trước khi sáu [6] sư đoàn tấn công. Sau những trận đánh ác liệt, quân Trung Cộng chiếm được hầu hết cao điểm quanh thành phố. Di tích lịch sử Động Nhị Thanh và tượng đá Tô Thị bị hư hại. (11)
11. Năm 2005, vẫn còn dấu tích chiến tranh tại khu vực “thành nhà Mạc.” Người Lạng Sơn cho chúng tôi biết tượng đá Tô Thị chỉ mới được dựng lại. Riêng động Nhị Thanh có tin đạn dược của QĐND/VN phát nổ.
 Lạng Sơn là một tỉnh biên giới đông bắc Việt Nam, tiếp giáp châu Tư Minh (nay là Ninh Minh), huyện Bằng Tường Quảng Tây, Trung Hoa. Gồm hai [2] phủ Tràng Khánh (châu Lộc Bình, châu Ôn, huyện Yên Bác) và Tràng Định (châu Vân Uyên, huyện Văn Quan, Thất Khê [lị sở phủ Tràng Định], châu Thoát Lãng). (12)
12. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn; Đại Nam Nhất Thống Chí, q. XXIV: Lạng Sơn, bản dịch Phạm Trọng Điềm và Đào Duy Anh, Viện Sử Học, 5 tập, (NXB Thuận Hóa, 1997), 4:368-73 [365-400]
 Lạng Sơn có nhiều lối thông thương với Trung Hoa, nhưng nổi danh nhất có Trấn Nam Quan, ải Du Thôn, và Thủy Khẩu, sang Long Châu. Trấn Nam Quan là cửa ải chính thức, cách Đồng Đăng khoảng bốn [4] cây số. Ải nằm trong nội địa Trung Hoa, cách biên giới 2.8 cây số, phía tây nam châu Bằng Tường, phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây nhà Thanh. (CMCB, XXVII:35; (Hà Nội: 1998), II:117). Sử quan Nguyễn còn gọi là ải Nam Giao, và từ thời Pháp thuộc, người ta thường gọi là Nam Quan. Có người còn gọi là “Ải Nam Quan,” và lầm tưởng rằng nó thuộc lãnh thổ Việt Nam. Thực ra, đối diện Trấn Nam Quan chỉ có Ngưỡng Đức Đài, cách biên giới khoảng một [1] cây số. Hiện nay, cả Trấn Nam Quan và Ngưỡng Đức Đài đều bị tàn phá, và ranh giới Hoa-Việt là một gờ thép cắt ngang mặt đường nhựa nối liền hai trạm kiểm soát biên giới. Mao Trạch Đông cũng đã đổi tên Trấn Nam Quan thành Mục Nam Quan và Hữu Nghị Quan.  
Theo sử quan Nguyễn, tên Trấn Nam quan chỉ xuất hiện sau năm 1540, khi ông cháu Mạc Đăng Dung tới hành dinh Mao Bá Ôn trong Trấn Nam Quan, làm lễ đầu hàng, và cắt đất xin tha tội. Trước đó, thời Minh thuộc, ải này có tên Pha Lũy. Đến đời Càn Long, được xây cất bằng gạch dài theo triền núi, trưng biển “ Nội Ngoại Nhấtt Gia”—nghĩa là, trong hay ngoài cửa ải đều là một nhà. Năm 1789, Quang Trung cũng ra chiếu “phát phối hàng tù binh “nội địa,” tức hàng tù binh Thanh.
Theo đường 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng: 14 km, Đồng Đăng; Ngưỡng Đức Đài, 3 cây số về hướng Đông; 30km Na Sầm, 54km hợp lưu sông Bắc Giang và Kỳ Cùng; 62km7, cầu Bản Trại trên sông Kỳ Cùng; 65km, Thất Khê, lị sở huyện Tràng Định; 80 km, Lũng Phầy [phầy= lửa] (Cốc Xá ở bên trái); 83km, Đông Khê, lị sở huyện Thạch An; 101km, đèo Ngườm Kim; 112km, chợ Nậm Nàng; 132 km, Cao Bằng. Thúy (1978), tr 218-19.
Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, “Dư Địa Chí,” (1819), bản dịch Viện Sử học (Hà Nội: 1992), 3 tập, quyển 4, 154-56.
Tóm lược: Hùng Vương: Lục Hải; Tần: Tượng Quận; Hán: Giao Chỉ; Đường: Giao Châu. Đinh: đạo; Lê-Lí: Lộ. Trần: Lạng Giang.
Từ thời nhà Nguyên, đã có tranh chấp biên giới tại Lạng Sơn. Năm 1396 [Bính Tí], thổ quan tri phủ Tư Minh là Hoàng QuảngThành tâu lên Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ, 1368-1398) rằng khi Mông Cổ đánh An Nam, đặt trại Vĩnh Bình, cách đồng trụ 100 lí, nơi người Giao Chỉ cung cấp quân lương. Cuối đời Nguyên, người Giao Chỉ đánh chiếm trại Vĩnh Bình, vượt qua Đồng Trụ hơn 200 lí, lấn cướp năm [5] huyện Khâu Ôn, Như Ngao, Khánh Viễn, Uyên và Thoát thuộc phủ Tư Minh. Đồng Đăng là đất phủ Tư Minh mà người Giao Chỉ gọi là đất Đồng trụ. Xin sức cho An Nam trả lại đất ấy. Chu Nguyên Chương sai Trần Thành và Lữ Nhượng qua bàn thảo, không xong. Đến đời Chu Lệ (Minh Thành Tổ, 1403-1424), cha con Hồ Quí Ly cắt 59 thôn ở Cổ Lâu “trả lại” cho nhà Minh. Năm 1407, theo Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư [của Cố Tổ Vũ], phủ Lạng Sơn gồm châu Thất Nguyên [Thất Khê từ đời Thiệu Trị], Thượng Văn, Hạ Văn, Vạn Nhai, Quảng Nguyên, Thượng Tư, Tư Lãng.
Thập niên 1530, Chu Hậu Tổng (Minh Thế Tông, 1522-1556) lại có dịp xâm lược một số đất đai Lạng Sơn. Theo sử cũ—đã được sử quan Nguyễn hiệu đính—Đăng Dung cử Phạm Chánh Nghị qua Vân Nam, đút lót vàng bạc, nói con cháu nhà Lê đã chết hết, xin thừa nhận nhà Mạc. (Thông sử, (Long: 1978), tr 270-71) Nhưng bọn Trịnh Như Liêu (Liễu) và Trịnh Văn Viên chia nhau qua Quảng Đông và Vân Nam xin nhà Minh trừng trị cha con Mạc Đăng Dung đã giết vua, cướp ngôi, và tái lập dòng giõi họ Lê là Lê Ninh, tức Trang Tông (1533-1548). Năm 1534 [Giáp Ngọ], Chu Hậu Tổng sai Cừu Loan và Mao Bá Ôn dẫn quân đến biên giới, loan tin sẽ đánh Mạc. (Thông sử, (Long: 1978), tr 277) Cánh quân Quảng Tây, kể cả chính binh và kỳ binh (quân lưu động), dự trù lên tới 220,000, chia làm ba cánh xâm phạm Đại Việt theo ngả Qui Thuận, Ô Lôi [Khâm Châu, phủ Liêm Châu], và Bằng Tường, Long Châu, Tư Minh. Lại truyền cho Vân Nam mang ba đội tiễu binh, mỗi đội 21,000, từ ghềnh Liên Hoa (Mông Tự, phủ Khai Hóa [nguyên là đất của Đại Việt]) theo 3 cánh tràn vào Đại Việt. Còn truyền hịch hạch tội Đăng Dung diệt nhà Lê, ai bắt được một tội nhân sẽ thưởng 2 nén vàng và ban quan tước. (CMCB, XXVII:31-33; (Hà Nội: 1998), II:113-15) Mặt khác, dụ bảo cha con Đăng Dung tự trói mình đợi tội, dâng nạp sổ sách đất đai, dân đinh, sẽ được tha tội chết.
Ngày 30/11/1540 [3/11 Canh Tí], Đăng Dung bàn giao chính quyền cho Mạc Phúc Hải (1540-1546), cùng cháu là Minh Văn và 42 thuộc hạ qua Trấn Nam Quan tạ tội với quan tướng Minh.
Ngày này, theo Cương Mục, Đăng Dung cùng cháu và tùy tùng hơn 40 người quấn giây thao vào cổ, đi chân đất vào phủ phục ở doanh trướng quân Minh. “[M]ỗi người đều cầm thước, buộc dây vào cổ, đi chân không đến bò rạp ở mạc phủ nước Minh, giập đầu quì dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai quân dân quan chức trong nước để xin xử phân, nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù, An Lương của châu Vĩnh Yên, trấn Yên Quảng xin cho nội thuộc lệ vào Khâm Châu.” Rồi sai cháu vào Yên Kinh dâng biểu đầu hàng. (CMCB, XXVII:32-33; (Hà Nội: 1998), II:115-16); ĐVSK, BKTB, XVI:3a, Giu (1967), 3:132-33, Lâu & Long (2009), 3:149; Minh sử (q.32) [Thông sử của Lê Quí Đôn thiếu đoạn này; Thông sử, (Long 1978), tr 272 [truyện Mạc Đăng Dung]
Theo sử quan Nguyễn, Khâm châu chí của nhà Thanh chỉ chép là “năm Gia Tĩnh nhà Minh” (Chu Hậu Tổng [hay Minh Thế Tông], 1522- 1566), Đăng Dung nạp trả 5 động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù, không có An Lương. Quảng Yên sách thì chép động An Lương nay là phố An Lương thuộc châu Vạn Ninh, phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. KĐVSTGCM cũng đồng ý không cắt động An Lương. (CMCB, XXVII::34; (Hà Nội: 1998), II:116)
Minh sử thông giám kỷ sự (q.32) chép là năm 1538 Đăng Dung mới cử sứ qua nhà Minh vì đường ra biên ải bị bọn Trần Cung [Thăng] ngăn chặn. Bọn Bá Ôn cho Đăng Dung về nước đợi lệnh. Văn Minh và Nguyễn Văn Thái lên Yên Kinh yết kiến Chu Hậu Tổng.
Ngày 7/11/1541 [20/10 Tân Sửu], Mao Bá Ôn dẫn bọn Minh Văn tới Yên Kinh. Bá Ôn đề nghị Chu Hậu Tổng nhìn nhận Đăng Dung, vì Đăng Dung thành khẩn qui phục, lại nộp đất. Phần bọn Trịnh Duy Liêu [Liễu], sứ giả của Nguyễn Kim [Cam] gửi tới—dưới danh nghĩa một con cháu nhà Lê giả là Lê Ninh—chẳng nên cứu xét thêm. (ĐVSK, BKTB, XVII:4a-5b, Giu (1967), 3:132-33; Lâu & Long (2009), 3:150-51) 
Chu Hậu Tổng đồng ý thu nhận đất do Dung cắt biếu. Giao Trịnh Duy Liêu [Liễu] cho phiên ti Quảng Đông xử lý. Đặt An Nam đô thống sứ ti, chia toàn quốc làm 13 tuyên phủ ti, cho lệ thuộc vào đất nhà Minh. Cho Đăng Dung chức quan tòng nhị phẩm (đô thống sứ), được quyền thế tập, ba năm cống hiến một lần. Tuy nhiên, ngày 11/9/1541 [22/8 Tân Sửu], Đăng Dung đã chết, nên cho Mạc Phúc Hải thừa kế. Riêng Lê Ninh được giữ động Tất Mã Giang, do phiên ti Vân Nam quản lý và điều tra thân thế;nếu là dòng giõi Hậu Lê, sẽ cho coi bốn phủ Thanh Hóa [Hà Trung, Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Thọ Xuân]. Có lẽ vì thế, năm 1543, Nguyễn Cam đưa Trang Tông ra Thanh Hóa, đối đầu họ Mạc. (Thông sử, (Long: 1978), tr 272-73, 280; CMCB XXVII:39[36-40]; (Hà Nội: 1998), II:120 [118-22]; ĐVSK, BKTB, XVII:5b-6b, Giu (1967), 3:132-33; Lâu & Long (2009), 3:151-53 [không ghi chi tiết Chu Hậu Tổng giao Lê Ninh cho Vân Nam điều tra])
“Cửa quan Nam Giao” hay Trấn Nam Quan chỉ được ghi vào sử từ đời Mạc Đăng Dung [1540]. [ĐNNTC, q XXIV: Lạng Sơn (1997), 4:384-86 [365-400]; CMCB XXVII:32 [32-33]; (Hà Nội: 1998), II:115 [118-22];
“Ải Du Thôn”: cách tỉnh Lạng Sơn 30 dặm về phía Bắc. Đi đường núi tới Trấn Nam Quan khoảng 2 canh giờ rưỡi [5 tiếng đồng hồ].
Quỉ Môn: xã Chi Lăng, châu Ôn. [Có lẽ không phải Quỉ Môn Quan ghi trong sách Tàu, như Nhạc Sử, Thái Bình Hoàn Vũ Ký. Xem Vân Đài Luận Ngữ, q. 3, Khu Vũ Loại, số 62, 1973:145-46, too]. [IV:387]
Đồng Đăng: 14 km Bắc Lạng Sơn, thị trấn biên giới, chợ trâu bò. Đông 3 km, biên giới Hoa-Việt. (Thúy, 1978:218)

Theo tài liệu THNDCHQ, phương thức tấn công của Trung Cộng đã khiến bộ TTM của Việt Nam khó có thể xác định rõ trục chính của các lực lượng Trung Cộng và mục tiêu thực sự của các cuộc tấn công. Trong khi khẩn cấp Hà Nội đề nghị Liên Xô thực thi những cam kết trong hiệp định hữu nghị và hợp tác vừa được ký kết giữa hai nước, và phản ứng ban đầu của Việt Nam là “huy động toàn lực nhằm ngăn chặn bước tiến của Trung Cộng;” nhưng trên thực tế vẫn tránh không đưa chủ lực tới gần biên giới Bắc.
Bất chấp những đột phá ban đầu của Trung Cộng, địa hình và đặc biệt là thiếu đường sá cùng sự kháng cự dữ dội của các lực lượng chính quy, dân quân tự vệ Việt Nam đã khiến Trung Cộng phải đối mặt với tình hình chiến sự không thể ngờ tới. Có lẽ không hài lòng với những gì đã diễn ra ở Cao Bằng, Hứa đã tái tổ chức lại kế hoạch hoạt động và ra lệnh cho quân lính mạnh mẽ hơn khi tấn công Lạng Sơn. Trung Cộng đã cho bắn phá ồ ạt trước khi 6 sư đoàn của họ bắt đầu trận đánh quyết định này vào ngày 27/2.
Ngày 2/3/1979, sau những trận đánh ác liệt, quân Trung Cộng đã chiếm được hầu hết vùng đất cao bao quanh thành phố và sau đó chiếm được phần phía bắc đúng thời hạn chấm dứt các hoạt động quân sự.
Ngày 4/3, Bắc Kinh tuyên bố đã chiếm Lạng Sơn, nhưng Hà Nội khẳng định trận chiến vẫn tiếp diễn. Thế Hữu cho quân vượt sông Kỳ Cùng, chiếm cả tỉnh lị, rồi tiếp tục tiến về phía nam. Mặc dù Bắc Kinh ủng hộ quyết định của Hứa, Quân Ủy Trung Ương Đảng CSTH quyết định rút quân vào ngày hôm sau, 5/3, khi chiếm xong phía nam Lạng Sơn. Rồi ngày 5/3, Bắc Kinh tuyên bố đã đạt mục tiêu, và đang triệt thoái.
Ngày này, lần đầu tiên báo Nhân Dân nhìn nhận “nhiều khó khăn và thiệt hại” do cuộc tấn công của TC gây nên. Hai ngày sau, thông tấn xã Việt Nam tố cáo quân TC giết hại đàn bà, con trẻ tại Cao Bằng trong thời gian xâm lược. (13) 
13. Nhân Dân (Hà Nội), 22/3/1979 [Nhan Dan admitted “many difficulties and losses” from the Chinese invasion. 24/3/1979: The Vietnam News Agency accused Chinese troops of massacring women and children in Cao Bang province during the invasion].
 2. Sa Pa-Phong Thổ:
Tại hướng Tây Bắc, ngày 19/2/1979, quân TC chiếm Lào Cai [tỉnh Hoàng Liên Sơn, thành lập cuối năm 1975, gồm Lào Cai, Yên Bái và một phần Nghĩa Lộ cũ ở phía Tây Nam].
Các đơn vị của Dương Đắc Chí mở rộng vùng kiểm soát tới trong tâm nghỉ mát Sa Pa và Phong Thổ.
Hà Tuyên [Hà Giang (1891) và Tuyên Quang (1832), họp lại năm 1975]. Bắc giáp Vân Nam; Tây giáp Hoàng Liên Sơn; Đông giáp Cao-Lạng; Nam giáp Vĩnh Phú (Thúy, 1978, tr. 243-257).
Nằm giữa hai nhánh sông Lô và sông Gấm. Đông là cao nguyên Đồng Văn, dẫy Pu Tha Ca, có dãy núi “đá kêu” [Pia Bloc]. Tây là hai dẫy Kiều Lưu Ti [2402 mét] và Tây Côn Lĩnh [2431 m]. Sông Gấm và sông Lô hợp lưu ở 8 cây số phía Bắc Tuyên Quang, tới Đoan Hùng, nhận thêm nước sông Chảy, tới Việt Trì đổ ra sông Hồng. Miền cao của tỉnh có Meo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Ba, Hoàng Su Phi, Sin Mãn. Vùng thấp có 7 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương.

Hà Giang: thành lập năm 1891. Dân Tày trắng. Hà Giang đi hướng Tây Bắc, men theo sông Lô; 20 km tới huyện lị Thanh Thủy. Cách biên giới 3 cây số. (Thúy, 1978, tr. 256 [243-257]).

Hà Giang-Đồng Văn: 146 km. Có đường đi Long Cơ (biên giới) Dân Mèo.
Hà Giang-Phố Lu: đường mòn, 218 km. Từ Thanh Thủy, men theo biên giới, đi về hướng Tây. 4.5 km: Lao Chay. 63 km: Tiên Sơn Ping. 79 km: Hoàng Sư Phi, huyện lị cao 520 mét, thượng lưu sông Chảy. 85 km: Bản Mei, cao 953 mét, gần biên giới. 90 km: Sin Mun [Thanh Môn]. 121 km: Coc Pai [thung lũng sông Chảy]. 134 km: Bản Gia (Hoàng Liên Sơn). Long Ping và Pa Nha (người Mèo). 158 km: Pa Kha. 178 km: Bản Nhài (tả ngạn sông Chảy). 198 km: Phố Lu. (Thúy, 1978, tr. 258 [243-257]).
Phố Lu-Hà Giang: 198 km đường mòn. 20 km: Bản Nhài (tả ngạn sông Chảy). 40 km: Pa Kha. 64 km: Bản Gia (Hoàng Liên Sơn). Long Ping và Pa Nha (người Mèo, Hà Tuyên). 77 km: Coc Pai [thung lũng sông Chảy]. 98 km: Sin Mun [Thanh Môn]. 113 km: Bản Mei, cao 953 mét, gần biên giới. 119 km: Hoàng Sư Phi, huyện lị cao 520 mét, thượng lưu sông Chảy. 135 km: Tiên Sơn Ping. 193.5 km: Lao Chay. 198 km. Thanh Thủy, 218 km: Hà Giang (Thúy, 1978, tr. 258 [243-257]).
Hà Giang đi Hà Nội, 317 km. Đường số 2: Hà Nội đi; 84 km: Việt Trì; 130 km: Đoan Hùng; 164 km: Tuyên Quang; 213 km: Bắc Mục; 239 km: Vĩnh Tuy; 272 km: Bắc Quang; 317 km: Hà Giang;
Từ Hà Giang đi Đồng Văn, 146 km; Mèo Vạc, 168 km; Bảo Lạc (Cao Lạng, 296 km)
Tuyên Quang: Hữu ngạn sông Lô.
Tuyên Quang đi Yên Bái: 55 km. Tuyên Quang đi Thái Nguyên: 27km: Sơn Dương; 85 km: Thái Nguyên. [Sơn Dương đi Vĩnh Yên, 60 km]
Tuyên Quang đi Na Hang: 51 km, Hà Giang; rẽ tay phải, km 66, Chiêm Hóa; km 81, Đài Thị; 106 km: Na Hang.
Kinh, 36.7%; Tày, 29.7%; Mèo, 18.8%; Dao, 15%; Nùng, 6.7%; Cao Lan, 4.6%; Giấy, 1%. (Thúy, 1978, tr. 248 [243-257]). Mèo ở Tây Bắc Hà Tuyên (Đồng Văn).
Mỏ sắt ở Vĩnh Tuy; kẽm ở Tràng Đa; than ở sát thị xã Tuyên Quang;
Tân Trào: Làng Kim Lung (Lộng), người Tày, 16 km Bắc huyện Sơn Dương. [Tuyên Quang đi Thái Nguyên: 27km: Sơn Dương; 85 km: Thái Nguyên. [Sơn Dương đi Vĩnh Yên, 60 km]


C. Giai đoạn cuối, Trung Cộng cố gắng tiêu diệt các lực lượng còn lại của Việt Nam đồng thời phá huỷ các căn cứ quân sự và công trình kỹ nghệ-kinh tế đã xây dựng bằng viện trợ Trung Cộng trên khu vực giáp biên giới trước khi rút quân. Ngày 16/3/1979, Bắc Kinh tuyên bố đã hoàn tất việc rút quân, và kêu gọi Việt Nam triệt thoái khỏi Kampuchea.
 Trong 30 ngày, từ 17/2 tới 18/3/1979, quân Trung Cộng đã trải qua những trận đánh đẫm máu nhất kể từ chiến tranh Triều Tiên. Những trận chiến lớn đã diễn ra ở các thị trấn dọc biên giới: Sóc Giang, Đông Khê, Đồng Đăng, Cao Bằng [thuộc tỉnh Cao Lạng], Lào Cai và Cam Đường [tỉnh Hoàng Liên Sơn]. Hai bên giành giật nhau từng ngọn đồi, từng đường hào. Cả hai bên đều thể hiện quyết tâm tấn công và phản công bất chấp thương vong nặng nề. Nhiều lần, bộ chỉ huy tiền phương Trung Cộng thúc dục không quân hỗ trợ khi vấp phải sự kháng cự của Việt Nam. Bộ tổng tham mưu đã từ chối, nhấn mạnh vào việc khai thác tối đa hoả lực pháo binh. Một trong những lý do là sự yếu kém và thiếu hụt cố hữu của QGPTH về chỉ huy, liên lạc và hậu cần. Các tướng lĩnh TC cũng có truyền thống tác chiến với ưu thế tuyệt đối về quân số với hoả lực pháo. Hơn nữa, Bộ TTM Trung Cộng muốn tránh thiệt hại về Không quân và nỗi bối rối hẳn có nếu Việt Nam bắn hạ và bắt giữ được tù binh phi công, như đã xảy ra cho các phi công Mỹ trong thập niên 1960. Kết quả là cuộc chiến tranh Hoa-Việt năm 1979 gây thương vong lớn và rất dã man. Những tấm hình hiếm hoi được phổ biến trên các báo hình Việt ngữ ít năm sau phản ánh dã tâm của Tiểu Bình cùng quân sĩ Trung Cộng. (14)
14. Xem, chẳng hạn, Chính Đạo, Việt Nam Năm Thứ 12, 1986-1987 (Houston: Văn Hóa, 1988), tr. 66. Hà Nội tuyên bố đã “loại khỏi vòng chiến đấu 62,500 tên Trung quốc xâm lược, tiêu diệt và đánh thiệt hại 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 200 xe tăng và xe bọc thép, 270 xe vận tải, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, bắt nhiều tên Trung quốc xâm lược.” Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 20 [trích đăng “Xã luận” của TCCS, 4/1979] Bắc Kinh chỉ nhìn nhận thiệt hại 45,000–sau sửa thành 25,000:
Sóc Giang [huyện lị Hà Quảng, tỉnh Cao-Lạng. 51 km bắc Cao Bằng (nếu đi đường tắt, chỉ 41 km, qua Mỏ Sắt), phía nam Pắc Bó [km 60], sát biên giới. Pắc Bó [km 60, từ Cao Bằng], xã Trường Hà, sát biên giới.
Đông Khê: Huyện lị Thạch An, Cao-Lạng. Cách Lạng Sơn 88 km về phía Bắc, trên đường 4; phía nam Cao Bằng, 49 cây số trên đường 4. Có đường lớn thông với Phục Hoà, rồi Tà Lùng. (Thúy, 1978:219)
Đồng Đăng: Theo đường 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng: 14 km, Đồng Đăng; [Ngưỡng Đức Đài, 3 cây số về hướng Đông]; 30km Na Sầm, 54km hợp lưu sông Bắc Giang và Kỳ Cùng; 62km7, cầu Bản Trại trên sông Kỳ Cùng;
Thất Khê: Theo đường 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng: 65km, Thất Khê, (lị sở huyện Tràng Định, Lạng Sơn); [lị sở phủ Tràng Định đời Nguyễn]
80 km, Lũng Phầy [phầy= lửa] (Cốc Xá ở phía Tây [bên trái]);
83km, Đông Khê (lị sở huyện Thạch An, Cao Bằng);
101km, đèo Ngườm Kim; 112km, chợ Nậm Nàng;
132 km, Cao Bằng. (Hoàng Đạo Thúy, Đi Thăm Đất Nước (1978), t. 218-19).
Nguyên Bình [một huyện của Cao Lạng]. Cách Hà Nội 272 km trên đường 3, phía tây Cao Bằng 43 km đường 3. (Thúy, 1978:207)


Lê Duẩn và giới lãnh đạo quân sự quyết định không đưa quân từ Kampuchea hay miền Nam ra tăng viện cho miền Bắc. Đây là một quyết định có tính toán kỹ lưỡng, không do sự bất ngờ hay thất thần như tài liệu Trung Hoa hàm ý.

Đến ngày 10/2/1979, các cố vấn Liên Xô kết luận rằng lực lượng phòng ngự của Việt Nam, chủ yếu là du kích và không được phối hợp, không thể cản bước tiến của Trung Cộng. Đã có đề nghị vận chuyển đường không một quân đoàn (30.000 quân) từ Kampuchia để tăng cường lực lượng phòng ngự từ Lạng Sơn về Hà Nội. Các nguồn tài liệu của Liên Xô cho biết cố vấn Liên Xô đã hết sức cố gắng tìm gặp Lê Duẩn để thuyết phục Duẩn hành động. Do không hiểu được mục tiêu của Trung Cộng, Hà Nội tỏ ra chậm chạp trong việc đối phó với tình hình biến chuyển nhanh chóng ở chiến trường.[?]

Từ mùa Thu 1976, Hà Nội đã có những biện pháp đề phòng. Tháng 7/1976, Thiếu tướng Đàm Quang Trung (Đàm Ngọc Lựu, 1921-1995) được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Quân Khu I. Cuối năm đó, Quang Trung được vào BCH/TWĐ. (16)
16. Việt Nam, Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia III (Hà Nội), Kho Quốc Hội [QH], Hồ sơ [HS] 5865; Đàm Quang Trung [Đàm Ngọc Lựu, 1921-1985], “Từng có một đội quân hỗn hợp Việt-Mỹ tiến vào Hà Nội;” [Once there was a mixed Vietnamese-American military unit entering into Ha Noi]. Tuoi Tre [Young Age] (Saigon), vol. 11, no. 34-93 (514), August 29, 1993, p. 5;
Đàm Quang Trung (Đàm Ngọc Lựu, 1921-1995) Sắc tộc Tày. Sinh năm 1921 tại Sóc Giang, Hà Quảng, Cao Bằng. 1937, bắt đầu hoạt động. 2/1939: Vào đảng. 5/1940: Bị bắt ở Cao Bằng. 3/1941: Ra tù, qua TH huấn luyện du kích. 9/1944: Về nước, xây dựng chiến khu vùng biên giới. 12/1944: Trung đội trưởng đoàn võ trang tuyên truyền. 1945-1954: Thủ trưởng đặc khu Hà Nội, Trung đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng MT Quảng Nam-Đà Nẵng, Khu phó LK 5, Đại đoàn phó 312. 3/1955: TL Đại đoàn 312, rồi TL/QK Đông Bắc, kiêm TL Đại đoàn 332. 4/1958: Phó TL QK Tả Ngạn, TL QK Việt Bắc, TL QK 4, Bí thư QK ủy. 1974: Thiếu tướng.
7/1976: TL kiêm Bí thư QK 1. 12/1976 & 3/1982: UVTWĐ. 1980: Trung tướng; 1984: Thượng tướng. ĐBQH khoá V, VI & VIII. 1981: UV HĐNN. 12/1986: Bí thư TWĐ, phụ trách các vấn đề dân tộc. (QH, HS 5865) 1987-1992: Phó Chủ tịch NN.

Các trại cải tạo tù binh sĩ quan VNCH tại tỉnh Hoàng Liên Sơn—có khả năng trở thành nguồn cung cấp lực lượng đối kháng Hà Nội—cũng được di chuyển dần về phía Nam từ năm 1977, chuyển giao cho Công An quản lí, để các đơn vị quân sự được rảnh tay chuẩn bị chiến đấu. (17) 
17. Có khoảng 10 trại tù binh sĩ quan VNCH quanh khu vực Hồ Thác Bà và nhà máy thủy điện (3 tỉ mét khối nước) khoảng 30 cây số Đông Yên Bái [xã Cẩm Nhân, huyện Yên Bình, Yên Bái], Hoàng Liên Sơn. Ngồi trên canot còn thấy nóc nhà thờ và những ngôi nhà gạch dưới mặt nước nước.]; Triệu Vũ, “Dưới Chân Tam Đảo;” Hợp Lưu, số 101.

Một số lãnh đạo thiểu số gốc Việt Bắc như Thượng tướng Chu Văn Tấn (1908-1984) và Thiếu tướng Lê Quảng Ba (Đàm Văn Mông, 1915-1988), UV/TƯĐ, Trưởng Ban Dân tộc Trung Ương, và những nhân vật “thân Tàu” như Hoàng Văn Hoan, Lý Ban, Trần Đình Tri bị nghiêm ngặt giám thị. Sau khi Hoàng Văn Hoan, Phó chủ tịch Quốc Hội. trốn thoát qua Bắc Kinh ngày 3/7/1979, Tấn, Ba, Ban, Tri bị câu lưu tại gia. (18)
18. Ngày 5/8/1979, Hanoi xác nhận Hoàng Văn Hoan đã trốn qua Bắc Kinh. Bốn ngày sau, 9/8, Hoan tuyên bố hàng ngàn người Việt gốc Hoa không vượt biên bị tập trung bỏ chết ở những vùng hẻo lánh. Ngày 1/9, Hoan kêu gọi lật đổ bọn phát xít Lê Duẩn. Lê Duẩn ra tay với nhóm tình nghi thân TC như Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba, Lý Ban, Trần Đình Tri. Rồi lên án tử hình Hoan. Sau cái chết của Lê Duẩn, thân nhân Hoan xin hủy án, nhưng không có kết quả.
Chu Văn Tấn (1908-1984) Gốc Tày (Lạng Sơn/Cao Bằng). Thập niên 1930: Trong xứ ủy Bắc kỳ. 1940: Chỉ huy lực lượng nổi dạy ở Võ Nhai (Thái Nguyên). Nổi dạy ở Bắc Sơn (CMTT, I:65ff). 3/42: Rút qua Trung Hoa. 1-2/1943: Kéo quân trở lại Thái Nguyên. 1943: Trở về Cao Bằng. 29/8/1945: Bộ trưởng Quốc Phòng. 1947: Tư lệnh Việt Bắc. 1/1948: Thiếu tướng. 1953: Tư lệnh Liên khu Việt Bắc (10H xxx [281]). 1975: Thượng tướng. 6/6/1975: TTK/UB Thường vụ QH (ND, 6/6/1975). 1978: Bị về hưu [thanh trừng].
Đàm Văn Mông (1915-1988) Lê Quảng Ba): Dân Tày, sinh ngày 21/4/1915 tại Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. 1931-1932: Được Hoàng Đình Rong, cán bộ CS người Tày đầu tiên, tổ chức. Gia nhập tổ CSĐD ở Hà Quảng, khi mới 19 tuổi. 1936: Đăng lính dõng Pháp. 10/1937: Thoát ly, sống ở vùng Lục Khu, thuộc khu dân Nùng. 10/1940: Gặp HCM, được giao nhiệm vụ đưa cán bộ về nước. 1941-1945: Bảo vệ HCM ở Cao Bằng. 12/1944: Đội trưởng đội du kích đầu tiên ở Cao Bằng. 6/1944-3/1945: Thường vụ Cao Bắc Lạng; đặc trách quân sự. 8/1945-3/1946: Tư lệnh Liên Khu I. 4/1946-5/1948: Khu trưởng đặc khu Hà Nội; Khu trưởng Khu 12. 4/1948: Tư lệnh Liên Khu Việt Bắc. Trung Đoàn tưởng Trung Đoàn 174. 1950: Tham dự chiến dịch Biên Giới. Bị thương, điều trị tại Long Châu (Quảng Tây)
24/3/1951: Đàm Văn Mông (1915-1988) tức Lê Quảng Ba Tư lệnh Đại đoàn 316 (Chính ủy: Chu Huy Mân), tham dự trận đánh Mạo Khê (Hải Dương). Theo tài liệu CS, trận đánh này nằm trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám; nhằm tấn công một số cứ điểm Pháp trên đường 18, từ Phả Lại đến Uông Bí. Chiến dịch kéo dài từ 20/3 tới 7/4/1951. Ba đại đoàn 308 (của Vương Thừa Vũ, gồm các Trung đoàn 36, 88, 102), 312 (của Lê Trọng Tấn, có 3 Trung đoàn 209, 141 và 165) và 316 (của Lê Quảng Ba, có 3 Trung đoàn 98, 174 và 176) đều tham chiến (Tấn 1994:176-79; 10H xxx [179]). 1953-10/1955: Tư lệnh Đại đoàn 316. Tham dự chiến dịch Tây Bắc và Điện Biên Phủ (Chính ủy: Chu Huy Mân) (10H xxx [281]).
11/1955: Thiếu tướng, Tư lệnh Quân Khu Việt Bắc. 1960: Ủy viên TƯĐ. Trưởng Ban Dân tộc Trung Ương. 11/1981: “Về hưu” (ND, 20/3/1988). Thực ra, bị thanh trừng. 1988: Chết.
Lý Ban là người Việt gốc Hoa, được Bắc Kinh trọng dụng từ năm 1949-1950. Đóng vai trò quan trọng trong việc Mao hóa Đảng CSVN, nhất là phương diện chính trị và CCRĐ.

 Tuy nhiên, có những dấu hiệu bất ngờ của Hà Nội. Đại biện sứ quán Bắc Kinh chỉ cho lệnh phá hủy văn khố mật sau khi nhận tin quân TC đã xâm lăng. Vì một lý do nào đó, mãi tới tháng 2/1979, Hà Nội mới thiết lập Mặt Trận Cao Bằng thuộc QK I. Ngày 2/3, sau khi thất thủ Lạng Sơn, mới thành lập Quân Đoàn 5 thuộc QK I. Ba ngày sau, 5/3, Tổng động viên và thành lập Quân Khu Thủ đô. Ngày 9/3, lập thêm Mặt Trận Quảng Ninh. [19/4/1979: Thành lập Đặc Khu Quảng Ninh]. Ngày 16/4/1979, thành lập Quân Đoàn 7 thuộc Bộ Quốc Phòng. Ba tháng sau, ngày 16/7, thành lập Quân Đoàn 8 [hay Pác Bó]/ QK I. Ngày 10/10/1979, mới chuyển lực lượng công an vũ trang nhân dân thành Bộ đội biên phòng. Biên giới tiến lên “thiên đưòng chủ nghĩa xã hội” qua Bắc Kinh tạm thời đóng kín sau 29 năm mở rộng. (19) 
19. TĐBKQS, 1996:908-9.
Tháng 2/1979, thành lập Mặt Trận Cao Bằng thuộc QK I.
Ngày 2/3/1979, thành lập Quân Đoàn 5/ QK I. 5/3/1979: Tổng động viên. Thành lập Quân Khu Thủ đô. 9/3/1979: Thành lập Mặt Trận Quảng Ninh. 19/4/1979: Thành lập Đặc Khu Quảng Ninh. Ngày 16/4/1979, thành lập Quân Đoàn 7 thuộc Bộ Quốc Phòng. Ba tháng sau, ngày 16/7, thành lập Quân Đoàn 8 [hay Pác Bó]/ QK I.
Ngày 10/10/1979, mới chuyển lực lượng công an vũ trang nhân dân thành Bộ đội biên phòng.
16/4/1979: Thành lập Quân Đoàn 6/ QK 2. 16/4/1979: Thành lập Quân Đoàn 7 thuộc Bộ Quốc Phòng. 16/7/1979: Thành lập Quân Đoàn 8 [Pác Bó]/ QK I.
10/10/1979: Chuyển lực lượng công an vũ trang nhân dân thành Bộ đội biên phòng.
27/12/1979: Chỉ thị huấn luyện sĩ quan dự bị tại các đại học, và cơ quan liên hệ đến quốc phòng.
30/3/1979: Thành lập Mặt Trận 379 thuộc Bộ Tư lệnh Binh đoàn 678 (Lào). Sau đổi thành SĐ 379.
29/5/1979: Thiết lập chế độ thủ trưởng trong quân đội.
1979: Thành lập Mặt Trận 479, thuộc QK 7. Hoạt động ở Xiêm Rệp và Battambang (Tây và Tây Bắc K). Tư lệnh: Nguyễn Văn Thanh.
1981: Thành lập Mặt Trận 579, thuộc QK 5. Hoạt động phía Bắc và Tây Bắc K. Tư lệnh: Huỳnh Hữu Anh (1921-1993) [1983: Thiếu Tướng].
1981: Thành lập Mặt Trận 779, thuộc QK 7. Hoạt động phía Đông và Đông Nam K. Tư lệnh: Nguyễn Minh Châu (1921-1999). 1981: Thành lập Mặt Trận 979, thuộc QK 9. Hoạt động phía Nam và Tây Nam K. Tư lệnh: Nguyễn Đệ. TĐBKQS, 1996:908-9.
 Theo một nguồn tin VN, ngày 22/3/1979, TC huy động thêm quân, chiếm cứ 30 điểm trên lãnh thổ VN. Dời sáu [6] cột mốc biên giới ở Lạng Sơn; mười [10] ở Hoàng Liên Sơn; mười [10] ở Hà Tuyên. Nhưng Lỗ Minh, Đại biện TH ở Hà Nội, tuyên bố chỉ chiếm lại lãnh thổ TH. (20) 
20. Nguyễn Ngọc Minh, 1979:133. 

Như thế, Bắc Kinh đã tự động sửa lại qui ước “bất bình đẳng” về biên giới với Pháp năm 1887, bằng vũ lực, giống như việc sửa biên giới năm 1959-1960 với India, và rồi Ussuri năm 1969 với Nga. Đây là sự khinh miệt, bất chấp công pháp quốc tế cùng tinh thần Hiến chương LHQ của Bắc Kinh—một trong năm [5] thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, có quyền phủ quyết. Nó biến Bắc Kinh thành một thứ “bully” [côn đồ] và tội phạm chiến tranh [war criminals] đúng nghĩa nhất của thuật ngữ.
27/2/1979: Bộ trưởng Tài chính Michael Blumenthal tuyên bố Mỹ muốn TC rút khỏi VN càng sớm càng tốt. [Mang theo thư Carter?] 28/2/1979: Hoa Quốc Phong bắt Bộ trưởng Tài chính Blumenthal chờ 45 phút mới tiếp kiến. 28/2/1979: Liên Sô kêu gọi Bắc Kinh rút quân ngay khỏi VN.

D. Thương thuyết:
Ngày 1/3/1979, Phó Thủ tướng Li Xiannian [Lý Tiên Niệm] —một đồng minh thân tín của Đặng Tiểu Bình—kêu gọi thương thuyết để giải quyết việc tranh chấp biên giới và tuyên bố TC đã gần đạt các mục tiêu [China suggested early peace talks to settle the border war and officials said China was close to achieving its war aims]. Tuy nhiên, ngày 4/3/1979, BCH/TW Đảng CSVN nhận định: “Xâm lược VN chúng hoàn toàn lột mặt nạ cách mạng giả hiệu, nhục nhã cấu kết với bè lũ đế quốc . , . Chúng đã trở thành kẻ thù nguy hiểm của toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa, . . . kẻ thù của hòa bình ở châu Á và toàn thế giới . . . ” (21) 
21. Minh, 1979:23/3/1979:

Việt Nam còn ra lệnh Tổng động viên. [Vietnam announced general mobilisation].  12/3/1979: Pham Van Dong said every citizen must spend two hours a day on military duties to combat Chinese aggression. Mãi tới ngày 6/3/1979, Hà Nội mới chấp nhận thương thuyết nếu quân TC rút lui cấp tốc và vô điều kiện. Ngày 8/3/1979, Hà Nội thừa nhận TC đang triệt thoái, nhưng tiếp tục cướp bóc và phá hoại tài sản dân chúng. Một tuần sau nữa, Hà Nội mới đồng ý ngồi vào bàn hội nghị một tuần lễ sau ngày TC triệt thoái hoàn toàn.
 II. LÝ DO HAY MỤC ĐÍCH CỦA BÀI HỌC ĐẶNG TIỂU BÌNH:

Cho đến nay, vẫn chưa rõ từ thời điểm nào Bắc Kinh và Hà Nội đạt tới bờ sông không thể trở lại—hoặc, nói theo cổ văn phong kiến Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình quyết tái khám phá trục lộ xuyên qua “Quỉ Môn Quan,” hay đường tiến quân của Trương Phụ và Mộc Thạnh năm 1407-1428 để “chữa bệnh,” đặt Việt Nam nhỏ bé như “ngón tay” ở cõi hoang vực vào vòng lễ giáo Hán tộc. (22)
22. Lê Quí Đôn, Vân Đài Luận Ngữ, q. III, “Khu Vũ Loại,” số 62, bản dịch Phạm Vũ và Lê Hiền (Sài Gòn: 1973?), tr. 146-47: [Quỉ Môn Quan ở huyện Bắc Lưu, châu Tân An (nay là Tiên Yên, Quảng Yên), không phải làng Quang Lang, châu Ôn, Lang Sơn. Khi tiến đánh hai Bà Trưng, Mã Viện dùng đường biển và đi men theo biển]. So sánh cuộc xâm lược của Đặng Tiểu Bình với cuộc xâm lăng của Tôn Sĩ Nghị năm 1788-1789 không chỉnh. Hai cuộc chiến khác biệt nhau về mục tiêu chiến lược cũng như cường độ. Cuộc xâm lăng của Tiểu Bình giống những cuộc xâm lăng của nhà Tống hay nhà Nguyên, nhằm thiết lập một trật tự mới trong khu vực. Xem, Vũ Ngự Chiêu, “Đất đai Việt Nam mất vào tay Trung Hoa;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 105 (5-6/2009), tr. 5-32; Việt Nam Thời Báo (San Jose), số 5103, Thứ Bảy-Chủ Nhật, 11-12/7/2009, & 5104, Thứ Ba, 14/7/2009; Truong Buu Lam, “Intervention versus Tribute in Sino-Vietnam Relations, 1788-1790;” in John King Fairbank (ed), The Chinese World Order: Traditional Chinese Foreign Relations (Cambridge, Mass: Harvard Univ Press, 1968), tr.165-79.
Su Zhenhua [Tô Chấn Hoa] 1974: Chính ủy thứ nhất HQTC. Sau đó gia nhập nhóm 5 người mở rộng. (Zhai, 2000:209) 10/1976: Tư lệnh Hải Quân

A. ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CUỘC XÂM LĂNG CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH:
1. Bạo Lực Cách Mạng và Những Vấn Đề Tồn Đọng:
Để hiểu rõ lý do Đặng Tiểu Bình quyết định “dạy” Lê Duẩn một bài học sức mạnh vào tháng 2/1979, cần nhấn mạnh về bản chất liên hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
a. Quan hệ như “môi với răng” giữa hai chế độ không đơn thuần là quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ và hai quốc gia láng giềng. Quan hệ ngoại giao “cách mạng,” khác với quan hệ ngoại giao “phản động,” là giao tình giữa hai Đảng “Cộng Sản” [Gongshandang]—một từ Hán để dịch thuật ngữ communism của Karl Marx trong thập niên 1910 tự nó bộc lộ sự dị biệt và nỗ lực Hán hoá chủ trương “công hữu nguyên thủy”—hay, ngoại giao nhân dân. Từ năm 1949-1950, giao tình giữa hai đảng này là yếu tố quyết định ưu thắng, vượt trên quan hệ giữa hai chính phủ hay hai nước (thường dựa trên công pháp quốc tế). Quyền lợi và sự sinh tồn của hai Đảng Cộng Sản được đặt lên trên quyền lợi quốc gia và dân tộc. Nhưng từ năm 1968-1971, quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội—tức hai đảng cầm quyền—bắt đầu có nhiều vấn đề. 
Vấn đề thứ nhất là sự rạn nứt trong khối Cộng Sản Quốc Tế, tức sự tách biệt giữa hai Đảng CS Liên Sô Nga và CS Trung Hoa. Đảng CS Liên Sô Nga lên án Đảng CSTH là Trốt-kít [Trautskist hay Trotskyite]; ngược lại, Mao Nhuận Chi (Trạch Đông) cáo buộc Nikita Khrushchev rồi Leonid Brezhnev là “xét lại” [revisionist], thực dân xã hội chủ nghĩa [social imperialism], bành trướng thế giới [world hegemonist]. Mao đưa ra thuyết “ba thế giới”: thế giới thứ nhất gồm hai siêu cường Nga (Gấu Bắc Cực = Polar Bear) và Mỹ (Cọp Giấy = Paper Tiger); thế giới thứ hai gồm những nước đã phát triển, công nghệ hoá nhưng chỉ là vệ tinh của hai siêu cường như Bri-tên, Pháp, Tây Đức, Nhật, Đông Âu; và, thế giới thứ ba, tức những nước nghèo, kém phát triển (hay đang phát triển). Mao Nhuận Chi nuôi tham vọng cầm đầu thế giới thứ ba, liên minh với thế giới thứ hai, để chống lại hai siêu cường “đế quốc xã hội chủ nghĩa [social-imperialist hay socialist-imperialist] Nga,” và “đế quốc tư bản [capitalist-imperialist] Mỹ.” Hồ Chí Minh [Nguyễn Sinh Côn, 1892-1969] và Đảng Lao Động Việt Nam nỗ lực đi giây giữa Liên Sô Nga và Trung Cộng, khai thác mâu thuẫn Nga Sô/Trung Cộng, và mâu thuẫn Nga/Trung Cộng/Mỹ để xin được viện trợ tối đa hầu đánh chiếm (hoặc, giải phóng, nếu muốn), miền Nam. Sau khi chiếm được miền Nam, thống nhất toàn quốc, đổi tên đảng cầm quyền thành Đảng Cộng Sản Việt Nam, và tên nước thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam [CHXHCNVN], Lê Duẩn cùng Đảng CSVN bị bắt buộc phải lựa chọn giữa “thế giới thứ nhất” mà cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh đặt cho biệt hiệu “Gấu Bắc Cực” [Polar Bear], và “thế giới thứ ba” của Mao Nhuận Chi. Áp lực của Bắc Kinh càng nghẹt thở hơn sau cái chết của Chu Ân Lai và Mao Nhuận Chi năm 1976, đưa Hua Guofeng [Hoa Quốc Phong] và Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền ở Trung Nam Hải.
Vấn đề thứ hai là tham tâm biến khối Đông Nam Á thành các nước trong “mặt trận thống nhất Thế Giới Thứ Ba” của Bắc Kinh. Việt Nam, trong mắt những người cầm đầu Trung Nam Hải, phải trở lại vai trò tiền đồn mở đường cho Trung Cộng tái thiết lập hệ thống thông hiếu [tributory networks] thời phong kiến Trung Hoa, trong khi chờ đợi việc Hán hóa toàn vùng Đông Nam Á, dưới một bảng hiệu mới: bạo lực cách mạng Maoist. Để khởi đầu, từ tháng 1/1974, Mao và Trung Nam Hải đã cho lệnh đánh chiếm toàn quần đảo Hoàng Sa [Paracels]; và chuẩn bị những bước chiến lược tự nhận chủ quyền tại “Nam Hải” mà Nhật Bản từng gọi là “nampo,” đưa đến thế chiến thứ hai (1939-1945). Các chính trị gia và chiến lược gia Trung Cộng không bận tâm che dấu lòng kiêu ngạo bằng chủ trương “Thế chiến là điều khó tránh,” và “chiến tranh chỉ là khoảng giữa của hai thời gian hòa bình.” Mặc dù năm 1978, Thống chế Xu Xiangqian [Từ Hướng Tiên], Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ tướng kiêm BT Quốc Phòng, công khai dự đoán trên Hongqi [Cờ Đỏ] số 8 (1978) rằng hoặc Mỹ, hoặc Liên Sô Nga sẽ châm ngòi lửa chiến tranh nhằm thống trị thế giới—[Either the US or the Soviet Union will light the fuse, and the main danger comes from the Polar Bear” (23)—nhưng thực tế Trung Cộng dường đã suy bụng ta ra bụng người: Năm 1956 rồi 1974 đã thực thi chính sách bạo lực cách mạng: mới đây dùng Hải quân chiếm đóng quần đảo Trường Sa [Spratlys]—mà Bắc Kinh từng mệnh danh là “vùng trời chiến lược sinh tồn” [Sheng cun keng jian = the survivingspace]—gợi nhớ lại hành động bành trướng của quân phiệt Nhật năm 1937-1940; và khó thể không khiến suy tưởng đến việc chiếm đóng một số đảo của Philippines, và/hay Australia để di dân và chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, kể cả dầu thô dưới thềm lục địa].
23. Hsu Hsiang chien [Xu Xiangqian], “Heighten Our Vigilence and Get Prepared to fight a War,” Hongqi No.8, 1978; excerpts in Peking Review, No. 32, Aug 11, 1978, pp. pp. 5-11. [Either the US or the Soviet Union will light the fuse, and the main danger comes from the Polar Bear,” [p. 7]
30/7/1979: Thống chế Xu Xiangqian: BCT (1966, Ban TV), Phó Thủ tướng [State Council], BTQP; tuyên bố quân đội TC phải được hiện đại hóa.
18/8/1979: Pol Pot và Ieng Sary bị lên án tử hình khiếm diện về tội diệt chủng.
23/8/1979: Phó TT Walter Mondale chính thức thăm TC.
Cựu Tổng Bí thư Trương Văn Thiên [Zhang Wentian] được phục hồi danh dự.

 Vấn đề thứ ba là thực tế “tiểu đồng” Quốc Tế Cộng Sản, và “đại dị” quyền lợi và/hay an ninh quốc gia trong Luật Kẻ Mạnh—dù bạo lực tư bản hay bạo lực Leninist, được Mao hóa. Sau một thời gian cáu giận việc Lê Duẩn đơn phương chấp thuận ngồi vào bàn hội nghị với Mỹ ở Paris từ tháng 5/1968, Mao Nhuận Chi và Chu Ân Lai thay đổi thái độ, muốn dùng cuộc chiến Việt Nam làm lễ vật trong việc cải thiện bang giao với Liên Bang Mỹ. Chuyến qua Bắc Kinh “chữa bệnh đau bụng” của Henry A. Kissinger vào tháng 6/1971 là gáo nước lạnh lên đầu Lê Duẩn trong cơn sốt cách mạng quốc tế. Cuộc Tổng tấn công mùa Phục Sinh [Easter] 1972 của Cộng Sản Bắc Việt—với Quảng Trị làm điểm (mặt trận chính), miền Đông Nam Bộ và Kontum-Pleiku là diện (mặt trận phụ)—dù được mô tả là cái tát xiếc lên mặt Mao và Richard M. Nixon, cùng “Thông Cáo Thượng Hải,” nhưng cũng là thời điểm để Lê Duẩn-Lê Đức Thọ [Phan Đình Khải] nhận hiểu những canh bạc nhỏ để khai thác mâu thuẫn Mỹ-Nga-Trung Cộng đã đến lúc tàn cuộc. Phía sau những màn tuyên truyền “Đại thắng” 1973 hay 1975 là mặt trái sần sùi của Luật Kẻ Mạnh—“phản động” cũng không khác xa “cách mạng” bao lăm. Đã đến lúc phải chọn “Bạn” mà trên thực tế là “Ông Chủ” [patron] —điện Kremli hay Trung Nam Hải. Khi Duẩn và Thọ toan tính “nước cờ cao,” muốn lợi dụng kỹ thuật tân tiến của Liên Sô Nga, Mao rồi Đặng Tiểu Bình trở mặt như trở bàn tay. Ba lá bài được Trung Nam Hải lật ngửa: Pol Pot ở tây nam; vấn đề biên giới phía bắc và đông; đồng thời, vấn đề Hoa kiều hay người Việt gốc Hoa. Nhưng ngón đòn chí tử là cắt viện trợ, bỏ dở các công trình hợp tác và triệu hồi chuyên gia ngày 3/7/1978. Và, cuối cùng, “luật kẻ mạnh cách mạng”: đưa hơn ba trăm ngàn quân giải phóng cùng tăng, pháo, phi cơ, tàu chiến, cướp phá và giết chóc khắp sáu tỉnh biên giới từ 17/2 tới 16/3/1979. Ngang ngược, và đúng truyền thống “thiên tử” hơn, guồng máy tuyên truyền khổng lồ của Bắc Kinh—với sự tiếp sức của các cơ quan truyền thông phương Tây—ra công tô đậm cáo buộc Lê Duẩn là phản bội, vong ơn và kiêu ngạo, nuôi tham tâm tiểu bá ở Đông Dương và Đông Nam Á. Đồng thời phô trương viện trợ của Bắc Kinh từ 1950 tới 1977; nào là 20 tỉ quân và kinh viện; hay, cố vấn Trung Cộng đã hoạch định, chỉ huy những chiến thắng trong thời kháng Pháp (1945-1954), như chiến dịch Lê Hồng Phong II (9-10/1950), Điện Biên Phủ (1953-1954), hay Hiệp định Geneva 20-21/7/1954. Bắc Kinh còn tự nhận việc trợ giúp Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam [MTDT/GPMN], cùng hơn 300,000 chí nguyện quân công binh, quân xa, quân cụ, phòng không, v.. v.. Thật khó để đoán định mức độ khả tín của lối tuyên truyền kiểu Mao-ít mà Bắc Kinh phát động, nhưng chỉ trong vòng 5 năm, hào quang chiến thắng của Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN hầu như bị lột bỏ.
“La vérité sur les relations sino-vietnmiennes;” La Chine et le Monde [“Sự thật về quan hệ Trung Hoa-Việt Nam,” trong Trung Hoa và Thế Giới] (Beijing: Beijing Information, 1982), tr.

2. Những Thời Điểm Then Chốt:
Tài liệu Cộng Sản Việt Nam nhất trí chọn ngày 30/4/1977 như khởi điểm của sự thù hận giữa hai Đảng CSTH và CSVN. Ngày này, Bắc Kinh chấm dứt viện trợ cho Hà Nội và rút dần cố vấn, mở đầu giai đoạn chiến tranh gián tiếp chống Việt Nam—tức tạo nên những cuộc xâm phạm biên giới, dời trụ mốc, lấn chiếm lãnh thổ trên đất liền, sử dụng Hoa Kiều và Pol Pot ở Kampuchea để chống lại Việt Nam. (24)
24. Nguyễn Ngọc Minh, “Bọn bành trướng và bá quyền nước lớn TQ phạm tội ác xâm lược, tội ác chống hòa bình và an ninh quốc tế;” UBKHXHVN, Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh (Hà Nội: KHXH, 1979), tr. 130-31 (dẫn Mainichi Tokyo, ngày 27/2/1979: vào sâu 40 cây số khó thể là self-help; Ibid, 1979:132)[124-46]. Theo Nguyễn Ngọc Minh, từ 1974 tới tháng 1/1979, Bắc Kinh đã gây ra 4,563 vụ xâm lấn biên giới, gây hận thù dân tộc (1974: 179 vụ; 1975: 294 vụ; 1976: 812 vụ; 1977: 873 vụ; 1978: 2175 vụ; 1979: trước ngày 17/2/1979, 230 vụ); Ibid., 1979:126-27.
 Các tài liệu mới công bố của Bắc Kinh cho rằng ý đồ sử dụng vũ lực của Đặng Tiểu Bình và Quân Ủy Trung Ương chỉ hình thành một thời gian sau ngày 3/7/1978. Hơn thế nữa, kế hoạch này ban đầu chỉ hạn chế trong khuôn khổ một cuộc xung đột cục bộ, song phương, chưa nằm trong chiến lược chống bá quyền của liên minh Nga-Việt Nam. Zhou Deli [Chu Đức Lợi], tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu, nhớ lại rằng từ tháng 9/1978, Bộ Tổng tham mưu QĐGPTH tổ chức một cuộc họp để bàn về việc xung đột biên giới—nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng leo thang căng thẳng giữa hai đảng từ năm 1976. Có người đề nghị tấn công một trung đoàn Quân Đội Nhân Dân [QĐND] Việt Nam tại Trùng Khánh (hay Cổ Sầu), đông bắc Cao Bằng gần biên giới Jingxi [Tĩnh Tây], tỉnh Guangxi [Quảng Tây]. [Xem phóng đồ]
Nhưng sau khi nghiên cứu thêm tin tình báo về việc Việt Nam sắp tấn công Kampuchia, họ đề nghị đánh một đơn vị chính qui Việt trong địa bàn rộng hơn. Đây có lẽ là đầu mối đầu tiên về liên hệ giữa các hoạt động quân sự ở biên giới Việt-Hoa với hành động của Việt Nam ở Kampuchea [Căm Bốt]. (25)
25. Nayan Chanda, phóng viên lâu năm của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) chuyên về Đông Nam Á, [tác giả Brother Enemy: The War After the War (New York: McMillan, 1986)] suy đoán rằng tại một phiên họp hàng tuần Bộ Chính trị [Đảng Cộng sản Trung Hoa] vào đầu tháng 7/1978, sau chuyến viếng thăm của Cố Vấn ANQG Zbignew Brzezinski [chống lại BTNG Cyrus Vance, tháng 12/1978 thuyết phục Carter bình thường hóa với TC] lãnh đạo Đảng CSTH đã quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học” do hành vi “vô ơn và ngỗ ngược” của nước này. Tại hội nghị trên lãnh đạo Đảng CSTH cũng cho rằng tiến hành các biện pháp quân sự là nhằm “làm suy giảm vị trí của Nga Sô trong thế giới thứ ba.” (Chúng tôi dùng bản dịch Phạm Quốc Bảo, 1991:222)
 3. Người Việt gốc Hoa:
Từ mùa Hè 1978, bộ máy tuyên truyền khổng lồ Bắc Kinh đã khai thác việc Hà Nôi trục xuất Hoa Kiều miền Bắc, từ Hữu Nghị Quan [Yu Yi Kwan]/Lạng Sơn tới Đông Hưng/Móng Cái, để khích động tinh thần bài Việt. Theo nguồn tin báo chí Trung Hoa, từ đầu năm 1978 đến tháng 7/1978, Hà Nội trục xuất hơn 100,000 Hoa kiều trở lại Trung Hoa bằng đường bộ. Ngày 12/7, lực lượng biên phòng TH cho lệnh kiểm soát và thanh lọc dân tị nạn, chỉ cho phép những người có giấy nhập cảnh của Tòa Đại sứ Hà Nội mới được nhập cảnh. Từ ngày này, những đoàn người tị nạn hay hồi hương bị chặn lại ở các cửa khẩu [pass]. Đến ngày 28/7, đã có tới 4,000 người Hoa bị chặn lại ở biên giới. Một số muốn trở lại Hà Nội để xin chữ ký của Tòa Đại sứ TH, nhưng công an Việt đặt chướng ngại vật chặn lại. Khoảng 3,000 người bị tồn đọng ở Hữu Nghị Quan [Xu Yi Guan] —Trung Hoa không muốn đón “những khúc ruột ngoài ngàn dặm,” mà Việt Nam thì cương quyết trục xuất. Lúc 18G00 ngày 1/8/1978, Công An Việt Nam chở 2000 người tới biên giới gần Hữu Nghị Quan, nổ súng chỉ thiên xua họ chạy qua TH. (26) Sáng 2/8, Công An VN đốt các lều biên phòng TH dựng lên cho các nạn nhân ở giữa hai biên giới. (27)
26. “Vietnam Continue to Expel Chinese Residents;” Peking Review, số 32, 11/8/1978, p. 25.
27. Peking Review số 32, 11/8/1978, p. 4.
 Thương thuyết ở cấp Thứ trưởng Ngoại Giao bắt đầu từ ngày 8/8/1978 tại Hà Nội, giữa Chung Hsi-tung và Hoàng Bích Sơn. Ngay trong ngày 8/8, phái đoàn Beijing [Bắc Kinh] tố cáo Hà Nội đang vi phạm qui ước 1955 giữa hai chính phủ về tình trạng Hoa Kiều. (28)
28. “China Seeks Settlement Through Consultation of Question of Chinese Nationals in Viet Nam;” Peking Review số 33, 18/8/1978, p. 26 [25-31].

Sáng ngày 25/8/1978, lại có đổ máu ở Hữu Nghị Quan. 10G00 sáng ngày này, CAVN dùng vũ lực đuổi Hoa kiều qua cửa ải. Họ bắn súng chỉ thiên và nổi lửa đốt những lều bạt dựng dài theo biên giới. Thứ trưởng Ngoại giao Chang Hai-feng lập tức phản đối với Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh ở Bắc Kinh. (29)
29. “Bloodshed Near Yu Yi Kwan;” Peking Review số 35, 1/9/1978, pp. 24-5). Ngày 26/8, trong buổi nói chuyện lần thứ tư tại Hà Nội, Chung Hsi-tung lại phản đối. Ibid.

Ngày 4/9/1978, Hoa kiều vụ lại phản đối tai nạn xảy ra ngày 25/8/1978 ở Xu Yi Guan. Theo xã luận của Nhân Dân Nhật Báo cùng ngày, đây là một tội ác đã được tính toán kỹ của Hà Nội nhằm phá hoại thương thuyết. Hà Nội đang theo đuổi một chính sách bành trướng khu vực, thiết lập một Liên Bang Đông Dương, dưới sự che chở hay đồng lõa của đế quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sô Nga. [This outrageous massacre and expulsion of Chinese nationals was another planned and premediated crime committed by the Vietnamese authorities ... to sabotage the Sino-Vietnamese negotiations ... “Regional hegemonist policy,” “Indochina Federation,” they found a patron in Soviet social-imperialism;” tighter to the apron strings of social-imperialism. [p. 24]; (30)
30. Renmin Ribao (Beijing), 4/9/1978; Peking Review số 36, 8/9/1978, pp. 23-4.

Ngày 18/9/1978, BNG TH phản đối với Tòa Đại sứ VN ở BK về xâm lấn biên giới. (31) 31. Peking Review số 36, 29/9/1978, p. 23.
Ngày 17/11/1978, tin Hà Nội bắt người Việt gốc Hoa ở miền nam phải mua thông hành rời nước đổ thêm dầu vào lửa. Guồng máy tuyên truyền Bắc Kinh mô tả lãnh đạo Đảng CSVN như bọn “côn đồ” [bully],” “Cuba của Á Châu,” vô ơn, bạc nghĩa, phản bội đồng minh tốt bụng và trung hậu bấy lâu. Bắc Kinh còn kể lể đã cung cấp cho Hà Nội khoảng 20 tỉ Mỹ Kim viện trợ, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trong hai cuộc chiến tại Việt Nam. Tiểu Bình—người vào mùa Hè 1950 đã tham dự buổi họp đầu tiên các chính ủy đại quân khu tại Bắc Kinh để bàn định kế hoạch thành lập Đoàn Cố vấn quân sự dưới quyền Wei Guoqing [Vi Quốc Thanh] —cũng tin rằng Lê Duẩn “phản bội” và “vô ơn.” Thập niên 1960, Tiểu Bình từng cảnh giác Duẩn về vấn đề những tác phẩm “chống Bắc phương” của Hà Nội. Năm 1966, Tiểu Bình còn nói thẳng với lãnh đạo Đảng LĐVN là từ năm 1964, Mao Nhuận Chi thật nhìn xa thấy rộng khi chê trách nhóm Lưu Thiếu Kỳ, Tiểu Bình, La Thụy Khanh là quá nhiệt tình với Hà Nội. Năm 1975, sau khi Lê Duẩn thêm một lần từ chối tách biệt Liên Sô Nga, gia nhập Mặt Trận thống nhất “Thế giới thứ ba” dưới sự lãnh đạo của Trung Nam Hải, Tiểu Bình phũ phàng cho Duẩn biết viện trợ Trung Hoa chỉ kéo dài đến hết tài khoá 1976. Chuyến thăm Bắc Kinh từ 20 tới 25/11/1977 của Lê Duẩn là giọt nước làm tràn ly. Duẩn ca ngợi lãnh tụ điện Kremli, trong khi Quốc Phong đả kích bọn bá quyền—tức đế quốc Xã hội Chủ Nghĩa Nga [Soviet social-imperialists], và bá quyền khu vực Đông Nam Á Việt Nam [regional hegemonists]. Duẩn ra về, quên cả tổ chức dạ tiệc khoản đãi lãnh tụ Bắc Kinh theo nghi thức ngoại giao.(32) 
32. Zhai, 2000:214; Dương Trung Quốc, Việt Nam, những sự kiện, 1945-1986 (Hà Nội: KHXH, 1990), tr. 666.

4. Kampuchea & Pol Pot:
Năm 1978, tình hình bán đảo Đông Dương ngày thêm sôi động. Biên giới tây nam Việt Nam trở thành chiến trường nóng sau khi Pol Pot cho lệnh quân “Khmer Rouge” tấn công và chiếm đóng một số địa điểm từ Tây Ninh tới An Giang-Hà Tiên.
Ngày 31/12/1977 Pol Pot cắt đứt bang giao với Việt Nam. Tiếp đó là những cuộc cướp phá biên giới. Pol Pot còn mở một đợt cáp yuồn [giết mọi Việt], và thanh trừng cán bộ Khmer Đỏ do Hà Nội huấn luyện.
Ngày 17/4/1978, Hà Nội công bố một bạch thư về vấn đề Kampuchea, qui trách mọi tội lỗi cho Pol Pot cùng quan thày Trung Cộng. Dưới mắt Hà Nội, Bắc Kinh đang sử dụng Kampuchea như một dụng cụ gây hấn với Việt Nam, hầu hỗ trợ cho những cuộc tranh chấp bất ổn ở phía biên giới Bắc.
Tại Tây Ninh, những cuộc giao tranh đẫm máu xảy ra ở Bến Cầu từ 21/7 đến 28/7/1978. Tại Sông Bé, mặt trận Lộc Ninh cũng nổ lớn.
Ngày 1/8/1978, Ieng Samry, Phó Thủ tướng Kampuchea, ghé Bắc Kinh sau khi dự Hội nghị Ngoại trưởng các nước phi liên kết [the non-aligned countries]. Li Xian-nien [Lý Tiên Niệm], Phó Chủ tịch Đảng CSTH, tiếp Samry. (Peking Review số 32, 11/8/1978, p. 4). Có lẽ nhân dịp này, Tiên Niệm đã tái khẳng định sự yểm trợ của Bắc Kinh với chế độ Pol Pot.
Trong khi đó, từ tháng 10/1978, Lê Đức Thọ ráo riết chuẩn bị lật đổ chế độ Pol Pot. Các đơn vị thiện chiến nhất được tập trung ở biên giới, từ Đắc Lắc [Darlac] tới An Giang. Phi cơ oanh tạc MIG được đưa từ Bắc vào Nam (cũng có thể vì sợ tập kích đột ngột của TC). Việc tuyển mộ tân binh Khmer Krom [người Việt gốc Khmer] tại Bạc Liêu và Cà Mau (Minh Hải) được xúc tiến, trong khi VN giúp nhóm Heng Samrin xây dựng một mật khu tổng hành dinh tại Snoul (giữa Kratié [Crô Chê] và biên giới tỉnh Sông Bé).
Năm 1971, Trung đoàn 8/5 BB bị thiệt hại nặng ở đây. Chỉ có 500 người thoát về An Lộc. (Clarke, 1988:485-86) Đầu năm 1971, để hỗ trợ cho cuộc tấn công qua Lào từ Quảng Trị, Tướng Đỗ Cao Trígốc Nhảy Dù, có tài cầm quân, nhưng nổi danh tham nhũng và dính líu vào đường giây cung cấp bạch phiến cho quân Mỹnhận lệnh đưa quân vượt biên, đánh vào đồn điền Chup trên lộ 4. [chiến dịch Toàn Thắng (1/1971)]
Ngày 4/2/1971, chiến dịch Toàn Thắng (1/1971): Quân VNCH và Kampuchea (5 tiểu đoàn) từ Kiev (Kép) tiến đánh khu vực đồn điền Suông. Chiến đoàn 8/5 từ Snoul tiến ra phía Bắc. Chẳng may, ngày 23/2/1971, Trí bị tử nạn phi cơ. Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, lên thay. Vốn bất tài, chỉ được thăng quan tiến chức nhờ phe đảng (“cháu” Phó Tổng Thống Trần Văn Hương), Minh khiến các đơn vị VNCH bị sa lún dần trên đất Miên.
Chiến dịch Quang Trung 4 (27/2-26/4/1971) của QĐ II tại vùng Ngã Ba Biên Giới (Kontum). [TrĐ 42, LĐ 2 BĐQ, LĐ 2 Dù. CSBV: TrĐ 66, 88, 31/2, 40 Pháo]. (TĐBKQS, 1996:109;  CSBV mở chiến dịch phản công Chiến dịch Đông Bắc Căm-Pu-Chia [4/2/1971cho tới ngày 31/5/1971]. (TĐBKQS, 1996:131-132)
Thảm bại khởi đi từ đầu tháng 4/1971, sau khi Minh cho lệnh triệt thoái một số đơn vị về lãnh thổ Việt Nam. Tại Snoul, Trung đoàn 8 của SĐ 5 BB/VNCH bị CSBV vây hãm. Vì địa thế rậm rạp, CSBV sử dụng được phòng không, gây trở ngại cho các phi vụ yểm trợ. Mặc dù Snoul chỉ cách biên giới Việt 8 cây số, việc tiếp tế vô cùng khó khăn. Tháng 6/1971, trên đường rút chạy về Việt Nam, Trung đoàn 8/SĐ 5 BB/VNCH bị chặn đánh thảm bại trên lộ 7. Trong số hơn 2,000 binh sĩ, chỉ có 500 người, tức khoảng phần tư quân số, chạy thoát. (Clarke 1988:473, 476) Sức phản công của CSBV ngày một mạnh.
Ngày 5/6/1971, Abrams hỏi ý kiến các cộng sự viên về việc thay Tướng Hiếu, Tư lệnh SĐ 5 BB. Theo các cố vấn, binh sĩ SĐ 5 hầu như muốn nổi loạn. Thiệu cử Đại tá Lê Văn Hưng, Tỉnh trưởng Phong Dinh (Cần Thơ) lên thay, mặc dù tất cả các cố vấn đều chống lại. (CĐ ngày 5/6/1971, Abrams gửi Milloy, Vann, Wagstaff và Cusman; Abrams Papers, HRB, CMH; Clarke 1988:478)

26/3/1971: Hạ Lào: Triệt thoái căn cứ A Lưới hoàn tất. Trên 100 trực thăng hư hại hoặc bị bắn rơi, 141 thiết giáp, 96 khẩu pháo dã chiến không mang về được. (Nguyễn Duy Hinh 1979:126-40) Nam quân bị chặn đánh ác liệt. Hàng ngàn binh sĩ VNCH bị bắt sống hay bỏ xác lại đất Lào. Chỉ có khoảng 45% trong số 17,000 quân nhân lên đường Tây tiến trở lại được nội địa. BV bắt 1142 tù binh. (TĐBKQS, 1996:115)  
Do yêu cầu của Tướng Abrams, Thiệu thay đổi một số đơn vị trưởng. Đại Tá Phan Hòa [Francois] Hiệp lên nắm SĐ 2 BB ở Quảng Ngãi. Đại Tá Lê Văn Hưng rời tỉnh Phong Dinh lên thay Tướng Nguyễn Văn Hiếu ở Sư Đoàn 5 BB. Tuy vậy, Thiệu vẫn giữ nguyên các Tư lệnh Quân đoàn: Lãm ở Vùng I, Ngô Dzu ở Vùng II, Nguyễn Văn Minh Vùng III, và Ngô Quang Trưởng, Vùng IV. Ngoại trừ trường hợp Trưởng–một Tướng được coi như giỏi nhất của VNCH—ba Tư lệnh khác được nắm binh quyền chỉ vì lý do chính trị. Lãm từng yêu cầu Kỳ phải chấp nhận “hy sinh” làm Phó cho Thiệu năm 1967. Ngô Dzu thân thiết với Cố vấn John Paul Vann, dù không cùng phe Thiệu. Minh là “cháu” Trần Văn Hương, người đã nhận đứng làm Phó Tổng Thống cho Thiệu trong kỳ độc diễn tháng 10/1971 (với... 94% số phiếu). 26/3/1971: * Mat-scơ-va: Tuần báo New Times chỉ trích Mỹ đang theo đuổi chính sách “tươi cười” với Bắc Kinh để làm suy giảm liên hệ Nga-Trung.
30/3/1971: Mat-scơ-va: Brezhnev than phiền về tình trạng bế tắc trong bang giao Nga-Hoa.
19/7/1978: “Sincere Hope;” Hsinhua News Agency Commentery; 19/7/1978; Peking Review, No. 30, 28/7/1978, pp. 30-3.
“Vietnam Violates Border Control Accord.” Peking Review, No. 29, 21/7/1978, p. 24:
“Time will tell the True from the False;” Renmin Ribao Editorial, 22 July 1978; Peking Review, No. 30, 28/7/1978, pp. 24-9.
26/9/1978: BNGTH phản đối việc “encroachments upon Chinese territorial integrity and sovereignty and the deliberate anti-China provocations.” 
Sept 29, 30, 1200 security forces and militiamen carrying weapons intruded into Pingmeng [Bình Mãnh] areas of Napo County in Kwangsi.
From late Sept to mid Oct 1978, armed Vietnamese crossed the Sino-Vietnamese railway junction and intruded into the Xu Yi Guan area of Pingxiang [Bằng Tường] City, Guangxi. “Chinese Foreign Ministry Protest; Peking Review, No. 44, Nov 4, 1978, p. 26.
Oct 10, 1978: “How much further Will Hanoi Go?;” Xinhua commentary; Peking Review, No. 44, Nov 4, 1978, p. 25-7.

Cho tới thời điểm này, Tiểu Bình vẫn dành ưu tiên cho kế hoạch Trường Chinh [Long March] “Tứ hiện đại hóa;” và chỉ muốn “tấn công tự vệ,” không để bênh vực Pol Pot. Tiểu Bình nhấn mạnh với các lãnh tụ Thái Lan, Malaysia và Singapore rằng nếu Việt Nam tiến vào Kampuchia, Bắc Kinh sẽ can thiệp bằng vũ lực. Nhưng Phó Thủ tướng Wang Dongxing [Uông Đông Hưng]—cựu tư lệnh lực lượng bảo vệ của Mao Nhuận Chi, là đồng minh thân cận của Chủ tịch Đảng Hua Guofeng [Hoa Quốc Phong] —chủ trương sẽ gửi chí nguyện quân qua Kampuchea bảo vệ Pol Pot, nếu cần, theo đúng di chỉ của Mao. Đông Hưng vẫn tuyên bố như trên khi cầm đầu phái đoàn thăm Nam Vang, có Hu Yaobang [Hồ Diệu Bang], Yu Qiuli [Du Thu Lí] tháp tùng. (Bảo, 1991:242-43, 244)
 5. Hiệp ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt-Nga (3/11/1978):
Đầu tháng 11/1978—sau khi Lê Duẩn ký với Nga Hiệp ước Hữu Nghị và Hợp Tác 3/11/1978—Tiểu Bình mới nghiêng về chủ trương “chinh phạt.” Đây là giọt nước làm tràn ly, công khai thách thức Bắc Kinh.
Ngày 21/11/1978, nhật báo Nhân Dân [Renmin] của Đảng CSVN còn lên án Bắc Kinh liên minh với Oat-shinh-tân trong chiến tranh Việt Nam, giúp Mỹ đánh bom miền Bắc. (Sách Trắng, 4/10/1979, tr. 45-8) Quan hệ “môi hở răng lạnh” giữa hai Đảng CS vừa là đồng chí, vừa là anh em trước năm 1978 được viết lại. Hà Nội cho rằng từ Mao tới Đặng đều chỉ lợi dụng xương máu Việt Nam, chống Mỹ tới người Việt cuối cùng, (Sách Trắng (4/10/1979), tr. 24) hầu tiến lên vị thế cường quốc; và từ Mao tới Tiểu Bình đều phản bội chủ nghĩa Marxist-Leninism, liên kết với thế lực tư bản phản động, chống lại những nước xã hội chủ nghĩa chân chính dưới sự lãnh đạo của thành đồng QTCS là Nga Sô. (33)
33. Sách Trắng (4/10/1979), tr. 24, 45-8; Phạm Xuân Nam, “Thất bại thảm bại của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Việt Nam năm 1979;” Văn Trọng (ed), Trung Quốc từ Mao đến Đặng (Hà Nội: KHXH, 1984), tr. 197-212. Ngày 31/12/1991, Nga Sô chính thức ngừng hiện hữu. Từ ngày này, CHXHCNVN đi vào con đường “đổi mới” của Tiểu Bình, tự nhận “kinh tế thị trường, định hướng chủ nghĩa xã hội.” Xem Nguyễn Phú Trọng, “Những định hướng bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991;” Báo điện tử ĐCSVN, ngày 8/9/2010 [Bài viết khái quát quá trình chuẩn bị, nêu rõ những định hướng bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 với các nội dung chủ yếu như: Quá trình cách mạng Việt Nam và những bài học lớn; Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ và mục tiêu phấn đấu trong những thập kỷ tới; Những phương hướng cơ bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội... ]; Nguyễn Xuân Sơn & Nguyễn Hữu Cát, Về mối quan hệ giữa Việt Nam-Liên Bang Nga trong giai đoạn hiện nay (Hà Nội: NXB CTQG, 1997).

Bắc Kinh lập tức trả đũa, tiết lộ rằng lãnh đạo Đảng CSVN chỉ là những tên ăn mày, thấy ai có sữa dư cho bú đều gọi là mẹ, hay bốn ông sư giữ chùa không ngớt đòi oản chuối. Trong khi Tiểu Bình sử dụng những lời lẽ thô tục nói đến Việt Nam, Bắc Kinh tiết lộ Võ Nguyên Giáp chẳng có chiến công gì trong thời gian kháng Pháp, tất cả đều do tâm huyết của các bậc thày như Trần Canh [Chen Geng] hay Vi Quốc Thanh và các cố vấn quân sự Trung Cộng—từ chiến dịch biên giới Lê Hồng Phong II (9-10/1950) tới Điện Biên Phủ (1953-1954). (34)
34. Nhật ký Trần Canh [Chen Geng riji (xu), 1984], Luo Guio [La Quí Ba], v.. v.. Bản dịch Việt ngữ hồi ký La Quí Ba và một nhóm cựu cố vấn quân sự Trung Cộng được phổ biến truyền tay trong nước.

 ***5. Ngày 23/11, Hội nghị Bộ tổng tham mưu TC đưa ra kế hoạch tác chiến. Quyết định chọn tất cả các vị trí đóng quân của Việt Nam và các thành phố nằm dọc biên giới làm mục tiêu tấn công. Chiến dịch sẽ do hai đại quân khu Quảng Châu và Côn Minh tiến hành, được tăng cường một số lực lượng dự bị chiến lược, gồm bốn quân đoàn và một sư đoàn từ Thành Đô và Vũ Hán. Tuy nhiên, thời điểm tấn công chính xác vẫn chưa được xác định.
Một số nghiên cứu phỏng đoán rằng quyết định gây chiến đã được đưa ra tại Hội nghị Công tác Trung ương từ ngày 10/11 đến 15/12/1978. (Bảo, 1991:245) Nhưng Hội nghị này chỉ xem xét kế hoạch cải cách kinh tế trong 10 năm sắp tới và giải quyết những di sản thời Cách mạng văn hoá.
13/12/1978: Liên Sô hứa sẽ hoàn toàn ủng hộ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh [The Soviet pledged full support for Vietnam in its dispute with China]. 


***6. Ngày 7/12/1978, Quân ủy Trung ương Đảng CSTH triệu tập một cuộc họp kéo dài bốn, năm tiếng, quyết định mở một cuộc chiến tranh hạn chế ở phía nam biên giới để “phản đòn” Việt Nam. Hôm sau, 8/12, quân khu Quảng Châu và Côn Minh được lệnh phải hoàn tất việc chuẩn bị trước ngày 10/1/1979. Chỉ thị nhấn mạnh rằng chiến tranh phải hết sức hạn chế, chỉ được diễn ra cách biên giới không quá 50km và kéo dài trong hai tuần. Đồng thời nhắc nhở những nguyên tắc cơ bản quân sự truyền thống, yêu cầu “tập trung lực lượng chiếm ưu thế tuyệt đối để bao vây các lực lượng đối phương từ hai bên sườn, tiêu diệt từng đơn vị đối phương bằng từng trận tiêu diệt sinh lực một cách nhanh chóng rồi lập tức rút lui.” Thời điểm của lệnh này cho thấy Bắc Kinh đã dự trù, tính toán từ trước kế hoạch xâm lược Kampuchia có thể xảy ra của Hà Nội. Nó có thể chứng tỏ sự cáu giận tích lũy từ nhiều năm và/hoặc Hà Nội đang sập vào cái bẫy Bắc Kinh giương ra từ lâu. Đồng thời, nó xác tín sự hữu lý của Hà Nội khi bác bỏ lập luận Bắc Kinh chỉ “phản công tự vệ” theo công pháp quốc tế, “hạn chế trong không gian và thời gian,” “đánh trả để thu hồi lãnh thổ,” hay chỉ sử dụng “bộ đội biên phòng TQ đánh trả.”
27 [29]/6/1978: Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế.
7/1978: Hội nghị TWĐ kỳ 4, khóa IV. 18-22/12/1978: Bắc Kinh: Hội nghị TW lần thứ 3 khóa XI. “Bạt loạn phản chính.” Khẳng định uy quyền Đặng Tiểu Bình.
Dec 13, 1978: “Chinese Foreign Ministry’s Note;” (Peking Review, No. 51, Dec 22, 1978), pp. 13-4.
Dec 16, 1978: Phát ngôn nhân PRC yểm trợ Kampuchea’s “just stand” and condemning Vietnamese authorities’ “Aggression and Subversion.” (Peking Review, No. 51, Dec 22, 1978, p. 15.
Dec 16, 1978: “Soviet and Vietnamese Hegemonists’ True Colors;” Renmin Ribao Editorial; (Peking Review, No. 51, Dec 22, 1978), pp. 16-19.
National Chauvinists’ Dream [p. 16, col 2,-17, col 2]
“Indochina Federation”: Domination of Southeast Asia [p. 17, col 2,-18, col 1]
Hanoi’s Ambition and Moscow’s support. [p. 18, col 2,-19, col 1]
Kampuchean People’s Just Cause Has Abundant Support. [p. 19]

Để chuẩn bị cho hành động quân sự, ngày 24/12/1978, Bộ Ngoại Giao Trung Hoa lại trao cho Tòa Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh hai thông điệp cực lực phản kháng việc lính Việt Nam đã xâm nhập lãnh thổ Trung Hoa tại Quảng Tây vào các ngày 10/12, 14/12, 23/12/1978, và Vân Nam ngày 11/12, 12, 13, 16/12/1978, giết hại và làm bị thương công dân Hoa. Và lập lại lời đe dọa là Hà Nội sẽ chịu mọi trách nhiệm. (34) 
34. Peking Review, số 52, 29 Dec 1978, pp. 24-5.
 Hôm sau, 25/12/1978, Renmin Ribao [Nhân Dân Nhật Báo] đi một bài xã luận dài đề cập đến việc quân đội CSVN xâm nhập biên giới đất liền và lãnh hải của Trung Hoa, tiếp tục “its bullying of China.” (35) 35. “There Is A Limit to China’s Forebearance;” Renmin Ribao Editorial, Dec 25, 1978; Peking Review, No. 52, Dec 29, 1978, pp. 22-4.
 6. Tranh Chấp Biên Giới và Lãnh Hải:
Ngoài khơi, từ năm 1956, Bắc Kinh đã áp lực về vấn đề lãnh hải. Năm 1956, Trung Hoa chiếm giữ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc cụm 12 đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa (Paracels). (36)
36. Bách Khoa Từ Điển Quân Sự Hà Nội, ấn bản 1996, ghi Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Cách Đà Nẵng khoảng 350 cây số về hướng Đông. Đông qua Tây, 222 km (113-115 kinh tuyến Đông), Bắc Nam, 160 cây số (15.45-17.15) Diện tích 15,000 cây số vuông; gồm trên 30 đảo. Chia làm hai cụm: Đông, gồm 12 đảo, với hai đảo lớn Phú Lâm và Linh Côn, bị Trung Cộng cưỡng chiếm từ 1956, mỗi đảo rộng khoảng 1.5 cây số vuông. Nhóm miền Tây, gồm Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng, v.. v.. Ngày 20/1/1974, TC chiếm chiếm toàn quần đảo. (BKTĐQSVN, 1996:361)

Tháng 1/1974, Bắc Kinh đánh chiếm toàn quần đảo sau một cuộc hải chiến ngắn ngủi ngày 19/1/1974, rồi đổi tên Hoàng Sa làm Xisha [Tây Sa], bất chấp phản kháng của chính phủ VNCH. Tài liệu TH xác nhận đích thân Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình chủ động trong cuộc xâm lấn Hoàng Sa (Paracels) từ ngày 15 tới 20/1/1974 (tháng Chạp Quí Sửu). (37)
37. Qiang Zhai, 2000:209-10. Theo Henry A. Kissinger, từ ngày 3/4/1972, Kissinger đã cử Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đồng ý cho chiến hạm Mỹ hoạt động ngoài 12 hải lí ngoài quần đảo Paracels—tức nhìn nhận, hoặc không chống đối, chủ quyền Trung Hoa tại đây. Henry A. Kissinger, White House Years (Boston: Little, Brown and Co., 1979), tr. 1114. [Hoàng Hoa phản đối việc chiến hạm Mỹ vi phạm lãnh hải Trung Hoa gần Paracels. Công pháp quốc tế, 3 hải lí, nhưng K. chấp thuận 12 hải lí]. Trong tuyên cáo chung Thượng Hải, Nixon và K. cũng đã nhìn nhận Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa. Ibid., 1979:1073.
Ngày 26/12/1973. Hà Nội yêu cầu thương thuyết về lãnh hải vì dự định tìm dầu hỏa ở vịnh Bắc Bộ. (Zhai, 2000:208)
Tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11/1/1974 khi Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Cộng đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
11/1/1974: TC bắt đầu chiếm Hoàng Sa. Trong những ngày kế tiếp, phía Trung Cộng bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam.
Ngày 12/1/1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Cộng, đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ.
Ngày 15/1/1974, quân Trung Cộng đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond)...
15/1/1974: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt [HQ 16] đưa ĐPQ Quảng Namvà nhân viên khí tượng ra hoán đổi lực lượng đồn trú ở Hoàng Sa (Paracels). Tàu đánh cá TC đang lảng vảng bỏ chạy về hướng Đông Bắc.
HQVN thả một toán người nhái vào đảo Cam Tuyền (Robert) lân cận, thì tàu chiến TC xuất hiện.
16/1/1974: Thiệu ra kinh lý vùng I. Chỉ thị cho TL/HQ VICT: giải quyết ôn hòa không được thì dùng võ lực.
VNCH tăng cường thêm 3 tàu: Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ 10), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ 4) và Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ 5).
Ngày 16/1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 do hải quân trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt tại Hoàng Sa.
Xem thêm Sâm Thương, Mai Chửng, Trầm Trọng Tài, Trường Sa Anh Dũng, 19/1/1974: Thế Giới Lên Án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa (Sài Gòn: Cục TLC, 1974) [51 pages], trong văn khố Việt Nam Center (Lubbock, Texas); Tuổi Trẻ (Sài Gòn), 8-9/9/2009; 
 Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19/1/1974 và 14/2/1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.
* Ngày 20/1/1974, ngoại trưởng VNCH cũng gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
* Trong khi đó, ngày 26/1/1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.
* Sau ngày CSBV chiếm được miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.
20/1/1974: 10G20: 4 MIG của TC oanh tạc Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc. 10 chiến hạm TC tấn công đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa. Bắt giữ 43 [48] người, kể cả 1 đại úy cố vấn Mỹ.
Tối: Chu Ân Lai chủ tọa buổi họp nghe báo cáo kết quả cuộc tấn công Hoàng Sa. Sau đó báo cáo lên Mao. (Zhai, 2000:209)
Sau Tết Giáp Dần [23/1/1974], phóng thích tù binh. Ngày 18/3/1975: BK đề nghị nói chuyện. Ngày 12/4/1975, Hà Nội muốn chính quyền địa phương giải quyết. (Zhai, 2000:210)
Từ tháng 4/1975: Hà Nội mới bắt đầu tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Chiếm 6 đảo Trường Sa. Tuy nhiên, VN không có được “clear title” để thăm dò dầu hỏa ở những vùng này.
TCCS (Hà Nội), 11/1980: những chiếc thuyền cướp biển mới của bọn bành trướng Bắc Kinh ló dạng ở chân trời, với sự thỏa thuận của Nixon. Nhuận Vũ, CCNBTBQTQ, 1982:176.

Bắc Kinh còn nuôi tham vọng chiếm đoạt cả quần đảo Trường Sa (Spratlys), 480 cây số Đông Nam vịnh Cam Ranh, mà họ gọi là Nansha, cách đảo Hải Nam tới hơn 600 hải lý. Đòi hỏi của Bắc Kinh được yểm trợ bằng lá thư ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng, nhân danh Thủ tướng VNDCCH gửi cho Chu Ân Lai, thừa nhận biên giới do Bắc Kinh công bố ngày 4/9/1958. Sau khi Hà Nội thông báo sẽ thăm dò dầu hỏa ở vịnh Bắc Bộ cuối năm 1973, và Sài Gòn định tìm dầu hỏa ở vùng Hoàng Sa, Bắc Kinh ngang ngạnh đánh chiếm Hoàng Sa, ép buộc Hà Nội chấp nhận một việc đã rồi. Phần VNCH cũng chiếm giữ sáu [6] đảo ở Trường Sa, và năm 1975 chuyển giao cho Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam. Năm 1976, CPLT/CHMNVN công bố chủ quyền ở Trường Sa, nhưng Trung Cộng vẫn chiếm giữ một số đảo. (36)
36. Trường Sa là một khu vực ghềnh đá san hô, 460 cây số Đông Nam Cam Ranh. Trước kia thuộc lãnh thổ tỉnh Bà Rịa. Từ 1956, thuộc Phước Tuy. Năm 1982, thuộc tỉnh Đồng Nai. Từ ngày 28/12/1982, thuộc tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hòa). Năm 1988, TC đánh chiếm một số bãi đá ngầm, nổ súng giết hải quân Việt Cộng tại khu vực tranh chấp. (BKTĐQSVN, 1996:889) Từ năm 1979, Bắc Kinh đòi Hà Nội chấp nhận chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa như điều kiện tiên quyết để thương thuyết; Sách Trắng, 4/10/1979:93. Xem thêm Brice M. Clagett, “Competing Claims Of Vietnam and China In The Vanguard Bank and Blue Dragon Areas Of The South China Sea,” Part I; Journal Oil and Gas Law & Taxation Review, vol. 13, Nos 10 (10/1995), Part II; Ibid., No.11 (11/1995).
Ngày 7/5/2009, Bắc Kinh chính thức nộp cho LHQ một bản đồ lãnh hải, tự nhận chủ quyền 80% biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và lãnh hải chia làm 9 điểm đứt quãng, sát với VN, Malaysia, Brunei, và Philippines. Ngày 8/5/2009, Việt Nam gửi công hàm số 86/HC-2009 lên Tổng thư ký LHQ bác bỏ sự tự nhận của Bắc Kinh “không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.” Năm 1947, chính phủ Tưởng Giới Thạch từng đưa ra lãnh hải với ranh giới 11 đoạn đứt quãng; Tuổi Trẻ online, 3/9/2009.
Xâm lăng hay xâm lược [Aggression] tức một cuộc tấn công bằng vũ lực có thể đưa đến hành động tự vệ cấp cứu gồm có: xâm lấn lãnh thổ, dội bom, phong tỏa hải cảng, tấn công bằng không lực, hải lực hay bộ binh, và việc gửi những . . . nhóm vũ trang, không chính qui hay lính đánh thuê, để thực hiện những hành động trên chống lại một nước khác với cường độ dẫn đến những điều kể trên, hay những cuộc can thiệp trong nội bộ đáng kể.” G.A. Res. 3314, U.N. GAOR, 29th Sess., Supp. No. 31, at 142, 143, U.N. Doc. A/9631 (1974).
According to the Definition of Aggression, Art. 3(g), an armed attack that triggers the right to use force includes: invasion of territory, bombardment of territory, blockade of ports, attack on air, sea, or land forces, and the sending . . . of armed bands, groups, irregulars or mercenaries, which carries out acts of armed force against another State of such gravity as to amount to the acts listed above, or its substantial involvement therein.” G.A. Res. 3314, U.N. GAOR, 29th Sess., Supp. No. 31, at 142, 143, U.N. Doc. A/9631 (1974).
This alleged “betrayal,” “ingratitude” and “arrogance” promptly led the People's Republic of China (PRC) to the terminate all of its aids to the SRVN on July 3, 1978, and subsequent withdrawal of all Chinese technicians. [6bis] Tensions between the two “brotherly socialist states” which had been more than once praised [by Ho Chi Minh] as close as “teeth and lips” were rising. Worse, on the southwestern flank, Pol Pot's Khmer Rouge regime, with the backing of Beijing, launched a series of raids on the Cambodian-Vietnamese frontier, and concurrently liquidated the Vietnamese ethnic groups inside Cambodia.

 7. Việt Nam Lật Đổ Chế Độ Pol Pot:

Hội nghị BCH/TW lần thứ 5, khóa IV, của Đảng CSVN vào tháng 12/1978 đưa ra ba nhiệm vụ chính, và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc giữ ưu tiên hàng đầu. Xác định nhiệm vụ từng vùng, từng miền trong việc chống lại “tập đoàn phản động cầm quyền ở Bắc Kinh.” (37) 
37. Dương Trung Quốc, Những sự kiện, 1945-1985, 1990:684. 12/10/1978:
VN bắt đầu tập trung các sư đoàn dài theo biên giới, từ Đắc Lắc [Darlac] tới An Giang. Tháng 11/1978: Tiến vào Kratié theo đường 7 [?],thiết lập căn cứ 2 dặm trong lãnh thổ Snoul. Đồng Văn Cống, Phó TL QK 7, cùng Lê Đức Thọ tới thám sát.
Tháng 11/1978: Tuyển mộ Khmer Krom. 500 tân binh huấn luyện ở Cà Mau. (Bảo, 1991:250)
Ngày 2/11/1978: Carter gửi cho Bắc Kinh dự thảo kế hoạch bình thường hóa. (Bảo, 1991:246)

Ngày 3/12/1978, Đài Hà Nội loan tin Mặt Trận Thống Nhất Cứu Quốc Kampuchea [KNUFNS], một lực lượng chống Pol Pot, đã thành lập ngày hôm trước, 2/12, với Heng Samrin làm Chủ tịch. KNUFNS đưa ra chương trình mười một [11] điểm, gồm việc lật đổ chế độ Pol Pot. (Bảo, 1991:251-52). Có tin Lê Đức Thọ chủ tọa lễ thành lập. Ngày 6/12, Khieu Samphan, Chủ tịch Cộng Hòa Kampuchea, kêu gọi quốc tế can thiệp trước hiểm họa Việt Nam. Một tuần sau, 13/12, Pol Pot tuyên bố có thể phần lớn lãnh thổ Kampuchea lọt vào tay Việt Nam, nhưng sẽ tiếp tục du kích chiến cho đến ngày giải phóng quốc gia.

4/12/1978: Bắc Kinh loan tin bổ nhiệm một đại sứ mới ở Việt Nam, Yang Kungsu.
8/12/1978: Kuala Lumpur: Đại biện Trần Lê Đức tuyên bố Việt Nam đã có những bước làm giảm việc vượt biển.
13/12/1978: Liên Sô hứa sẽ hoàn toàn ủng hộ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh [The Soviet pledged full support for Vietnam in its dispute with China].
Ngày 13/12/1978: Leonard Woodcock gặp Đặng. Đặng đồng ý qua Mỹ, và muốn bình thường hóa vào tháng 1/1979. 14/12/1978: Carter đồng ý. 15/12/1978: Woodcock gặp Tiểu Bình lần thứ ba trong vòng 24 giờ: Carter muốn tiếp tục bán khí giới cho Taiwan. (Bảo, 1991:246)
Ngày 22/12, Hà Nội loan tin đã trừng trị đích đáng Khmer Đỏ ở biên giới. 23/12/1978, Xa Xí, Hà Tiên (Kiên Giang). 23-24/2/1978: Bến Sỏi, Bến Cầu (Tây Ninh).

Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter nỗ lực ngăn cản, ngày 22/12/1978, Lê Duẩn chính thức đưa quân sang Kampuchea lật đổ chế độ Pol Pot. Ngày này, Hà Nội loan tin Pol Pot tập trung 19 trong số 23 sư đoàn—với tăng pháo hợp đồng—tấn công vào khu vực Bến Sỏi (trên bờ tây Vàm Cỏ Đông, cách biên giới Soài Riêng [Svay Rieng] khoảng 20 cây số), với ý định tiến chiếm tỉnh lị Tây Ninh, mở mặt trận thứ hai cho Bắc Kinh tấn công từ phía Bắc. Trong hai ngày 23-24/12, vẫn theo cơ quan tuyên truyền CSVN, nhân dân và quân biên phòng Tây Ninh đả bại quân xâm lược Khmer Đỏ ở Bến Cầu và Bến Sỏi. (38) 
38. Sách Trắng (4/10/1979), tr. 90.
Ngày 23/12, vẫn theo Hà Nội, quân Khmer Đỏ tiến vào Hà Tiên (Kiên Giang) nhưng bị đánh bại ở Xa Xí. Ngày 24/12, Chu Huy Mân (1913-2006), UVBCT, Phó Bí thư Quân Ủy Trung Ương, Chủ nhiệm Tổng Cục CT, chính thức cho lệnh Quân đoàn 4 của Trung tướng Hoàng Cầm (Đỗ Văn Cẩm) từ Ban Mê [Buôn Ma] Thuột theo Quốc lộ 14 vượt biên vào lãnh thổ Mondolkiri [Mun Đun Ki Ri].
Ban Mê [Buôn Ma] Thuột cách Hà Nội 1410 km, Sài Gòn 628 km.
Từ đường 14 theo hướng Đông Nam 61 km tới biên giới (Đức Lập), 3 km hướng Tây là Dak Mil. Ngược biên giới lên hướng Bắc 79 km tới Bản Đôn. Từ Dak Mil xuống Nam là dân M’Nong.
Cây số 103, ngã ba biên giới Miên, An Nam và Nam Kỳ. Phía Đông là thị trấn Gia Nghĩa, Quảng Đức (nay là Dak Nông).
Tiếp tục đường 14, tới Phú Riềng, Chơn Thành, Bến Cát, Thủ Dầu Một, Sài Gòn. (Thúy, 1978:416, 417)
Ngày 24/12, Chu Huy Mân (1913-2006), UVBCT, Phó Bí thư Quân Ủy Trung Ương, Chủ nhiệm Tổng Cục CT, chính thức cho lệnh Quân đoàn 4 của Trung tướng Hoàng Cầm (Đỗ Văn Cẩm) từ Ban Mê [Buôn Ma] Thuột theo Quốc lộ 14 vượt biên vào lãnh thổ Mondolkiri [Mun Đun Ki Ri].


Ngày 29-30/12, cánh quân Hoàng Cầm chiếm được Kratié [Crô Chê, trên sông Cửu Long, giáp ranh tỉnh Sông Bé]. Một cánh quân khác cũng từ Lào tiến về Stung Treng (trên sông Mekong) ngày 1/1/1979. Ngày này, Thượng tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh mặt trận Tây Nam, cùng Trung tướng Lê Đức Anh—Tư lệnh kiêm Chính ủy QK 7, Chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương BQP ở Mặt Trận Tây Nam—đưa thêm hai quân đoàn 7 và 9 tràn sang Kampuchea. (39)


39. Năm 1980, Tấn thay Văn Tiến Dũng làm Tổng Tham Mưu trưởng. Anh được phong Thượng tướng, Thứ trưởng BQP, kiêm Tư Lệnh Bộ đội tình nguyện ở Kampuchea (7/1981-1987). ĐH ĐCSVN kỳ V, 3/1982, được đặc cách vào Bộ Chính Trị Đảng CSVN, vẫn giữ chức Thứ trưởng QP, Trưởng Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia giúp Kampuchea; TTLTQG 3 (Hà Nội), Fonds Quoc Hoi, HS 5865. 

Khoảng 120,000 quân Việt đã có mặt tại Kampuchea. Sức phản kháng của Khmer Đỏ hầu như không đáng kể. Quân CS Việt Nam chiếm Lomphat, tỉnh lị Ratanakiri, và Senmonorom, tỉnh lị Mondolkiri, ở phía Bắc. Ngày 5/1, quân CS Việt Nam chiếm Takeo ở phía tây nam (đối diện An Giang). Hôm sau, 6/1, từ Kompong Cham vượt sông Mekong tiến về Nam Vang. Toàn bộ chính phủ Pol Pot-Khieu Samphan lên chuyến tàu lửa chót chạy về phía biên giới Thái Lan. Vua Norodom Sihanouk cũng có mặt trong đoàn di tản.
Trong vòng hai tuần lễ, trưa ngày 7/1/1979, quân CS Việt Nam tiến vào một Nam Vang bỏ ngỏ, hoang tàn và tiêu điều như một nghĩa địa. Trước khi hoàn toàn sụp đổ, chế độ Pol Pot và tàn quân giết chóc, cướp bóc và thanh trừng đợt cuối những thành phần phản động. Ngày 8/1, đài Hà Nội loan tin Heng Samrin thành lập Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Kampuchea [KPRC]. Sau đó, Heng Samrin trở thành Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Kampuchea [People's Republic of Kampuchea (PRK)] —một thực thể chính trị lập tức bị cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh tố cáo là “bù nhìn” [puppet] của Lê Duẩn.
On December 22, 1978: [Le Duan] launched a military offensive against Cambodia, ignoring the Carter administration's urge for reconciliation.
1/1/1979: Việt Nam chiếm Lomphat, tỉnh lỵ Ratanakiri, và Senmonorom, tỉnh lỵ Mondolkiri. 5/1/1979: Việt Nam chiếm Takeo. 6/1/1979: Việt Nam vượt sông Mekong tiến về Nam Vang từ Kompong Cham.
[A fortnight later], on January 7, 1979, the People’s Army of Viet-Nam (PAVN) entered Phnom Penh, replacing the brutal Khmer Rouge regime with their new Cambodian clients, known as People's Republic of Kampuchea (PRK) led by Heng Samrin.

7/1/1979: Việt Nam chiếm Nam Vang. Đài Hà Nội loan tin lúc 12G 30.
Phom Penh: Chế độ Pol Pot sụp đổ.
8/1/1979: Đài Hà Nội loan tin Heng Samrin thành lập Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Kampuchea [KPRC].
Bắc Kinh: Sihanouk họp báo, phản đối việc Việt Nam chiếm Kampuchea.
Vài trăm người biểu tình phản đối đói kém và áp bức. Hàng chục ngàn người làm giỗ Chu Ân Lai.
9/1/1979: Quân Việt Nam và Kampuchea tiến về biên giới Thái Lan.
10/1/1979: Sihanouk gặp TTK/LHQ Kutrt Waldheim và Chủ tịch HĐBA Donald Mills, phản đối việc Việt Nam chiếm Kampuchea. 12/1/1979: Sihanouk phát biểu trước Hội Đồng BA LHQ, kêu gọi cho lệnh bắt Việt Nam rút khỏi Kampuchea.
11/1/1979: Trực thăng Thái đưa Ngoại trưởng Ieng Sary thoát khỏi Nam Vang, qua Thái Lan, rồi qua TH.
14/1/1979: Việt Nam chiếm Battambang, thành phố lớn thứ hai của Kampuchea. 18/1/1979: Việt Nam chiếm Samrong.
13/2/1979: Bắc Kinh: Long trọng tiếp đón Sihanouk từ Mỹ về.

III. Tiểu Bình Quyết Định Đánh Việt Nam:
Tiên đoán trước hay không việc Hà Nội lật đổ chế độ Pol Pot ở Phnom Penh, Bắc Kinh phản ứng nhanh và mạnh bạo.
Tại hội nghị Quân Ủy Trung Ương [CMC] đêm trước Giáng Sinh [24/12/1978], Tiểu Bình chính thức đề nghị “trừng phạt Việt Nam.” Hoa Quốc Phong, Chủ tịch kiêm Tổng bí thư ĐCS Trung Hoa, và những người tham dự, đều ủng hộ. Với cương vị Tổng tham mưu trưởng, Tiểu Bình đã trực tiếp khởi động guồng máy quân sự từ trước khi lãnh đạo trung ương ra quyết định chính thức. Trần Vân [Chen Yun] —một trong những phó Chủ tịch Đảng và là một cán bộ lão thành—giữ vai trò quan trọng trong quyết định “chinh phạt” Việt Nam.
Tiểu Bình chỉ định Xu Shiyou [Hứa Thế Hữu] phụ trách chỉ huy chiến dịch trên tuyến Đông (Quảng Tây), và Yang Dezhi [Dương Đắc Chí], Tư lệnh quân khu Wuhan [Vũ Hán], chỉ huy chiến dịch phía tây (Vân Nam). Mỗi quân khu sẽ tác chiến độc lập. Hội nghị cũng nhấn mạnh cuộc tiến công sẽ phải diễn ra nhanh chóng và tất cả lực lượng phải rút ngay về sau khi đã đạt được những mục tiêu của chiến dịch. Tiểu Bình còn cử hai phó Tổng tham mưu trưởng Yang Yong [Dương Dũng] và Zhang Zhen [Trương Chấn hay Vương Chấn Wang Zhen?] (chủ nhiệm tổng Cục Hậu Cần) tới Quảng Tây và Vân Nam để giám sát việc chuyển quân và chuẩn bị chiến đấu.
Thượng tướng Dương Đắc Chí [Yang Dezhi], Tư lệnh quân khu Wuhan [Vũ Hán], chỉ huy chiến dịch phía tây (Vân Nam). [1966:Tư lệnh Tế Nam, rồi thay Thượng tướng Trần Thái Đạo [Chen Tsai-tao], 1966: Tư lệnh Vũ Hán [Wuhan]];
Dương Dũng [Yang Yong], 2/1966: Tư lệnh QK Bắc Kinh; 12/1978: Phó Tổng tham mưu trưởng tới Quảng Tây để giám sát việc chuyển quân và chuẩn bị chiến đấu.
Trương Chấn [Zhang Zhen hay Vương Chấn Wang Zhen?] Phó Tổng tham mưu trưởng (chủ nhiệm tổng Cục Hậu Cần) tới Vân Nam để giám sát việc chuyển quân và chuẩn bị chiến đấu.

Để chuẩn bị cho hành động quân sự, ngày 24/12/1978, Bộ Ngoại Giao Trung Hoa lại trao cho Tòa Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh hai thông điệp cực lực phản kháng việc quân Việt Nam đã xâm nhập lãnh thổ Trung Hoa tại Quảng Tây vào các ngày 10/12, 14/12, 23/12/1978, và Vân Nam ngày 11/12, 12, 13, 16/12/1978, giết hại và làm bị thương công dân Hoa. Và lập lại lời đe dọa là Hà Nội sẽ chịu mọi trách nhiệm. (40)
40. Peking Review, số 52, 29 Dec 1978, pp. 24-5.
 Hôm sau, 25/12/1978, Renmin Ribao [Nhân Dân Nhật Báo] đi một bài xã luận dài đề cập đến việc quân đội CSVN xâm nhập biên giới đất liền và lãnh hải của Trung Hoa, tiếp tục “its bullying of China.” (42)
42. “There is a Limit to China’s Forebearance;” “Renmin Ribao” Editorial; English version in Peking Review, số 52, 29 Dec 1978, pp. 22-4.

Trung Hoa đã dấn thân vào một cuộc Trường Chinh Tứ Hiện Đại Hóa. Nga và Việt Nam là những kẻ chủ trương bành trướng cấp thế giới và khu vực. [tr. 24, cột 2] Trung Hoa chưa bao giờ bully và sẽ chẳng bao giờ bully bất cứ nước nào—[thực tế, chỉ xóa tên nước, tên dân lân bang, đặt vào lãnh thổ đế quốc Hán tộc, chia thành quận huyện mới trên bản đồ những xứ như Bách Việt, Tây Nam Man Di, Nam Man, San Miao, Manchuria, Mongols, hay Tibet [từ năm 1950] —nhưng TH cũng không để ai bully nó.
Chúng tôi muốn cảnh cáo những người cầm quyền ở Việt Nam rằng nếu họ trông cậy vào sự trợ giúp của Nga Sô để đòi một bộ [a foot] sau khi đã chiếm được một phân [an inch] và tiếp tục hành động một cách unbriddled, chắc chắn họ sẽ bị trừng phạt xứng đáng. Chúng tôi nói với các anh lúc này. Mai sau đừng than thở chúng tôi không răn đe trước.”
Intrigue Will Fall: [p. 24, col 1]
China has embarked upon a new Long March for the early realization of the Four Modernizations.
Soviet and Vietnam: world and regional hegemony. But their scheme is bound to fall. [p. 24, col 2] “China has never bullied, and will never bully, any country; neither will it allow any itself to be bullied by others.” “We wish to warn the Vietnamese authorities that if they count on Moscow’s support to seek a foot after gaining an inch and continue to act in an unbriddled fashion, they will decidedly meet with the punishment they deserve. We are telling you now. Don’t complain later that we’ve not given you a clear warning in advance.” [p. 24, col 2]
13/12/1978: Phó Ngoại trưởng Chung His-tung trao cho Đại biện Nguyễn Trung một văn thư cảnh cáo việc 5 tàu VN vây bắn hai trawlers của huyện Đông Hưng, thuộc khu tự trị Quảng Tây; Peking Review, số 51, 22 Dec 1978, tr. 13-4.
16/12/1978: BNG Bắc Kinh ra tuyên cáo về Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Quốc Gia Kampuchea, do Hà Nội “produced” ngày 3/12/1978. Peking Review, số 51, 22 Dec 1978, tr. 15.
16/12/1978: Xã luận Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh cho rằng cuộc xâm lăng Kampuchea của Hà Nội đã bắt đầu. “Soviet and Vietnamese Hegemonists’ True Colors;” Renmin Ribao, 16/12/1978; Peking Review, số 51, 22 Dec 1978, tr. 16-9.
Việt Nam theo đuổi một chiến thuật hai chiều phản động. Chương trình của Đảng LĐVN [Vietnamese Workers’ Party] (điều 12, chương 3): thiết lập một liên bang Đông Dương độc lập, tự do và giàu có Vietnam-Lao-Cambiodian Federation. [p. 17col 1]. Trong cuộc chiến chống Mỹ, lập đường mòn HCM: to nibble at Kampuchean territory.
Indochinese Federation: Dominion of Southeast Asia. After 1975, the Vietnamese leaders became swelled-head. [p. 17col 2].


Nguyễn Ngọc Minh, “Bọn bành trướng và bá quyền nước lớn TQ phạm tội ác xâm lược, tội ác chống hòa bình và an ninh quốc tế;” UBKHXHVN, Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh (Hà Nội: KHXH, 1979).” tr 131-32 [124-46];
4563 vụ xâm lấn biên giới, gây hận thù dân tộc (1974: 179 vụ; 1975: 294 vụ; 1976: 812 vụ; 1977: 873 vụ; 1978: 2175 vụ; 1979: trước ngày 17/2/1979, 230 vụ); Nguyễn Ngọc Minh, 1979:126-27.
“aggression”
Lập luận của BK:
“hạn chế trong không gian và thời gian.”
“đánh trả để thu hồi lãnh thổ.” 1979:130 (Mainichi Tokyo, ngày 27/2/1979: vào sâu 40 cây số khó thể là self-help. 1979:132 “bộ đội biên phòng TQ đánh trả.” 1979:130-31

 9. Nhưng một tuần sau, phiên họp Bộ Tổng Tham Mưu đêm 31/12/1978 quyết định tạm hoãn ngày tấn công. Nhiều phân tích gia Tây phương cho rằng Tiểu Bình đã đi đến quyết định này vì các viên chức Mỹ yêu cầu Tiểu Bình đừng gây hấn với Việt Nam trước khi qua thăm Mỹ. Nói cách khác, chuyến đi Mỹ và Nhật của Tiểu Bình đã được sắp xếp để thăm dò dư luận.
Những người thân tín Tiểu Bình cho rằng điều khiến Tiểu Bình lo lắng hơn dư luận thế giới là khả năng chiến đấu của Hồng quân TC. Binh sĩ Trung Hoa từ lâu không trải qua chiến tranh, trong khi đa số chưa thấm nhuần nhu cầu gây chiến với một đồng minh lân bang nhỏ yếu hơn. Hai đặc sứ của Tiểu Bình đều báo cáo rằng các đơn vị Vân Nam và Quảng Tây chưa sẵn sàng để tác chiến, về hậu cần cũng như kỹ thuật tác chiến. Trương Chấn đề nghị lùi thời gian tấn công một tháng, và Quân Ủy Trung ương chấp thuận dời tới giữa tháng Hai, sau khi Tiểu Bình đi Mỹ về.
Các tướng lãnh Trung Cộng có thể cũng dự đoán rằng Khmer Đỏ có khả năng cầm cự được ít nhất nửa năm; và cuộc tấn công từ phía Bắc sau khi đại quân Việt tiến vào Kampuchea sẽ giúp Khmer Đỏ một mũi thuốc bổ, đồng thời bắt Việt Nam xuất huyết nội khi đương đầu hai mặt trận, giữa lúc tình hình kinh tế đang trở thành tuyệt vọng. Cách nào đi nữa, chỉ khi nào văn khố hai nước được hoàn toàn giải mật mới có câu trả lời cho sự đình hoãn đột ngột này.
Khả năng của QĐNDVN trong cuộc lật đổ chớp nhoáng chế độ Pol Pot nội trong tuần lễ đầu năm 1979 cũng có thể khiến Trung Nam Hải cảm thấy cần duyệt xét lại chiến lược, chiến thuật. Cuộc tấn công chỉ có thể thắng—hoặc có thể giải thích là đã thắng—để dẹp tan mọi dư luận chống đối. Phe “Tứ Nhân Bang” đã bị loại khỏi quyền lực, nhưng nhóm Hoa Quốc Phong-Uông Đông Hưng còn đó; đang chờ cơ hội phản công, và Tiểu Bình đã quá lớn tuổi để chịu đựng một lần ngã ngựa thứ ba. Yếu tố sử dụng cuộc xâm phạm Việt Nam như một biện pháp tranh đoạt uy quyền này của Tiểu Bình dường chưa được thảo luận một cách đầy đủ trong khối văn sử hiện hữu
1/5/1979: Phó Thủ tướng Wang Dongxing [Uông Đông Hưng] xuất hiện trong Lễ Quốc tế Lao Động. Trước đó có tin Uông bị thanh trừng cùng nhiều người khác.


10. Trên mặt trận ngoại giao, việc Việt Nam chiếm Nam Vang giúp Tiểu Bình đưa Sihanouk qua New York khiếu nại với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 8/1/1979 để cô lập liên minh Nga-Việt hơn nữa.

8/1/1979: Bắc Kinh: Sihanouk họp báo, phản đối việc Việt Nam chiếm Kampuchea.
9/1/1979: Quân Việt Nam và Kampuchea tiến về biên giới Thái Lan.
11/1/1979: Trực thăng Thái đưa Ngoại trưởng Iang Sary thoát khỏi Nam Vang, qua Thái Lan, rồi qua TH. 10/1/1979:
Sihanouk bay qua Mỹ, gặp TTK/LHQ Kurt Waldheim và Chủ tịch HĐBA Donald Mills, phản đối việc Việt Nam chiếm Kampuchea.
12/1/1979: Sihanouk phát biểu trước Hội Đồng BA LHQ, kêu gọi cho lệnh bắt Việt Nam rút khỏi Kampuchea.
13-16/1/1979: Viên chức TC dàn xếp một liên Minh Pol Pot-Sihanouk, Thái Lan (Thủ tướng Kriangsak). 14/1/1979: Việt Nam chiếm Battambang, thành phố lớn thứ hai của Kampuchea.
16/1/1979: Đài phát thanh Khmer Đỏ tái hoạt động, phát tuyến từ đất Trung Cộng.
18/1/1979: Việt Nam chiếm Samrong. Bắc Kinh tuyên bố sự ra đời của Mặt Trận Dân Chủ Ái Quốc Thống Nhất Quốc Gia Kampuchea. Pol Pot và khoảng 60,000 Khmer Rouge tiếp tục kháng chiến.
Tháng 1/1979, Cảnh Tiêu (Geng Biao, năm 1981 là BTQP) sang thăm Bangkok. Thông báo quân TC đã tập trung ở Quảng Tây và Vân Nam, chuẩn bị dạy Việt Nam một bài học. 700 phi cơ; 17 sư đoàn, 225,000 người. (Bảo, 1991:258)
Tuyên bố chế độ Pol Pot-Iang Sary đã thua trận sớm 7 tháng so với trù liệu của Bắc Kinh.[ Trường Chinh, 1982:35]

Đồng thời, trong thời gian từ 13 tới 16/1/1979, hình thành một liên minh giữa Bắc Kinh, Kampuchea và Thái Lan để chống Việt Nam. Viện trợ và cố vấn Trung Cộng được gửi tới Đông Bắc Kampuchea giúp Khmer Đỏ tái tổ chức yotheas, và ép buộc 300,000 thường dân vượt biên qua Thái Lan chui rúc trong những trại tạm cư sát biên giới. Ngày 18/1, Bắc Kinh khai sinh ra Mặt Trận Dân Chủ Ái Quốc Thống Nhất Quốc Gia Kampuchea, tạm thời dưới quyền Ngoại trưởng Ieng Sary. Phó Thủ tướng Geng Biao bay sang Bangkok để trấn an Thủ tướng Kriangsak của Thái Lan là quân TC đã tập trung ở Quảng Tây và Vân Nam, chuẩn bị dạy Việt Nam một bài học. (Bảo, 1991:258) Trong khi đó con của Sihanouk và các nhóm tị nạn Khmer từ năm 1975 tìm cách tuyển mộ Khmer kiều hải ngoại tham dự cuộc kháng chiến chống yuon [mọi Việt].
The occupation of Cambodia–which was to last until September 1989–became a strategic debacle. Criticism against Hanoi's colonial ambitions arose from all corners. The image of the brave, little national liberators against the invading giants from France and the United States was replaced by that of ugliest “bullies,” who were chewing on tiny Cambodia and threatening the security of the neighboring “peace-loving” Southeast Asian nations.

Cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh và Hà Nội gia tăng tố cáo nhau xâm phạm biên giới. Ngày 18/1, Bắc Kinh lại phản đối Việt Nam đã xâm phạm biên giới 13 lần, giết chết 4 biên phòng, khiến 4 người khác bị thương. Cuối tháng 1/1979, Hà Nội loan tin quân TC vượt biên giới giết chết 2 người Việt, gây thương tích cho nhiều người khác [The Voice of Vietnam radio claimed that Chinese troops crossed the border, killing two men on patrol and wounding many others].
 11. Ngày 22/1/1979, tại nhà Tiểu Bình, với sự hiện diện của các lãnh đạo Quân Ủy Trung Ương, Dương Dũng báo cáo tình hình kèm theo kế hoạch tác chiến. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã xác định khung thời gian cho ngày nổ súng vào trung tuần tháng 2/1979. Hôm sau [23/1], Bộ tổng tham mưu phê duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến, và các đơn vị được lệnh sẵn sàng hành động ngày 15/2. Để ngăn chặn tình hình vuột khỏi tầm kiểm soát, BCT đã đặc biệt yêu cầu Hứa Thế Hữu chấm dứt các hoạt động và rút lực lượng về sau khi đã chiếm được Lạng Sơn và Cao Bằng.
Đó cũng là thời điểm các nhà quan sát nước ngoài dự đoán đã lâu. Phỏng đoán của họ dựa trên yếu tố thời tiết: Cuộc tiến công chỉ thuận lợi trước mùa mưa, thường bắt đầu từ tháng Tư, nhưng cũng không nên tiến hành trong mùa Đông, khi quân đội Nga có thể vượt qua các con sông đóng băng dọc biên giới Nga-Hoa.
 12. Đặng Tiểu Bình khai thác chuyến Mỹ du từ ngày 27/1/1979 để quảng cáo cho bài học sắp tới của mình và có thể tìm kiếm sự yểm trợ tinh thần của khối tư sản.
Tối 28/1/1979 [mồng một Tết Kỷ Mùi], vừa tới Mỹ, Tiểu Bình đã yêu cầu được gặp ngay Tổng thống Carter để hội ý việc tấn công Việt Nam. Trong hai ngày 29 và 30/1, Tiểu Bình thuyết phục được Carter quay mặt làm ngơ cho Bắc Kinh tấn công tự vệ, giới hạn về thời gian và cường độ, để ngăn chặn hành động ngang ngược của Hà Nội.
Các viên chức Mỹ quan tâm về phản ứng của Kremli, nhưng Tiểu Bình không đánh giá cao khả năng trả đũa của Nga để buộc Bắc Kinh phải chiến đấu cùng lúc hai mặt trận. Theo phân tích tình báo của Bộ tổng tham mưu Trung Cộng, Moskva sẽ có ba lựa chọn: (1) mở một cuộc xâm nhập ồ ạt, kể cả việc trực tiếp tấn công Bắc Kinh; (2) kích động các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang đang lưu vong ở Liên Sô tấn công Tân Cương và Nội Mông; hoặc (3) gây ra các vụ va chạm biên giới để kềm chế sự hung hăng của Bắc Kinh. Nhưng Tiểu Bình tin rằng Nga sẽ không kịp can thiệp trong một cuộc xâm lăng giới hạn và nhanh chóng. Hai cuộc xung đột biên giới trước đó với Ấn Độ năm 1959-1960 và với Nga năm 1969 đã chứng thực rằng Kremli chỉ là thứ “gấu Bắc cực giấy,” vì Nga Sô có tới bốn trận tuyến để phòng vệ: Âu Châu, Trung Đông, Á Châu, và Mỹ Châu. Dẫu vậy, để đề phòng bất trắc, Tiểu Bình vẫn cho lệnh các quân khu Bắc và Tây Bắc sẵn sàng đề phòng Nga Sô tấn công.
Vấn đề đặt ra chỉ còn liệu chiến tranh với Việt Nam có ảnh hưởng gì đến kế hoạch hiện đại hoá của Trung Hoa mà Mao và Đảng CSTH ví von như một cuộc trường chinh [Long March]–một thuật ngữ tuyên truyền kiểu Maoist, giống như thuật ngữ “Điện Biên Phủ” của Đảng CSVN? Liệu Mỹ có lợi dụng cơ hội để trục lợi? Và, dư luận thế giới thứ ba sẽ ra sao—có so sánh với việc Liên Sô Nga “bình định” Hungary năm 1956, hay Poland trong thập niên 1960?
 13. Ngày 8/2/1979, từ Nhật trở về, Tiểu Bình họp ngay với Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong và BCT. Hôm sau, 9/2, Tiểu Bình chủ tọa phiên họp UBQSTW. Hai ngày sau nữa, 11/2, một hội nghị Bộ Chính trị mở rộng được triệu tập. Tiểu Bình đưa ra lý do đánh Việt Nam, và cho biết lệnh tấn công ngày 17/2 đã được chuyển tới tư lệnh Quảng Tây và Vân Nam.
Nhằm giảm thiểu những phản ứng tiêu cực ở trong và ngoài nước, Tiểu Bình đặt tên cuộc xâm lăng của mình là “một cuộc phản công tự vệ,” dựa trên công pháp quốc tế, và hạn chế quy mô, thời gian và không gian của cuộc chiến.
 14. Phía Việt Nam, từ ngày 11/2/1979, Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đã phản đối với LHQ về việc Bắc Kinh đang chuẩn bị chiến tranh [Foreign Minister Nguyen Duy Trinh protested to the UN that China was feverishly preparing for war on the border]. Tuy nhiên, Hà Nội quyết định tiến hành việc thiết lập “trung quốc” ở Đông Nam Á. Ngày 16/2/1979, giữa lúc Bắc Kinh cực lực phản đối Việt Nam về việc xung đột ở biên giới, khiến 14 công dân TH chết, 20 bị thương, Phạm Văn Đồng và Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng bay sang Nam Vang, chuẩn bị ký Hiệp ước Hợp tác và Hữu Nghị với Kampuchea ngày 17/2/1979 [18/2/1979].
 15. Mờ sáng Thứ Bảy, 17/2/1979, Quân Giải Phóng TC vượt biên giới xâm lăng Việt Nam. Chiến dịch mở đầu bằng một cuộc pháo kích không lồ nhiều thị trấn biên giới bằng đại bác 130 ly và 122 ly nòng dài cùng hỏa tiễn 144 ly. Yang Dezhi [Dương Đắc Chí], Tư lệnh Quân khu Côn Minh; dưới sự chỉ huy của Xu Shiyou [Hứa Thế Hữu], Tư lệnh Quảng Châu. Zhang Dingfa, Tư lệnh Không quân, đích thân chỉ huy không lực. Sơ khởi, quân số TC lên tới 225,000 (5 quân đoàn, khoảng 17 Sư đoàn chính qui), 1 đơn vị Dù, khoảng 700 phi cơ đủ loại.
 16. Ngày 18/2/1979, Liên Sô đe dọa sẽ trả đũa Trung Cộng. Ngày 28/2/1979, Liên Sô kêu gọi Bắc Kinh rút quân ngay khỏi VN. Tuy nhiên, đúng như Đặng Tiểu Bình và UBQSTW QGP dự đoán, Liên Sô Nga—ngoài viện trợ về súng đạn—chỉ ban hành từ kháng thư này, đến lời dọa nạt khác. Việt Nam phải tự mình chịu trận; cúi đầu nín chịu bài học sức mạnh của Đặng Tiểu Bình. Bài học kéo dài tới năm 1989, khi Hà Nội triệt thoái khỏi Kampuchea. Và rồi, vào cuối năm 1991, Lý Bằng đồng ý ký kết một hiệp ước hữu nghị mới để bình thường hóa bang giao—với những mật ước cắt đất, cắt biển sau này được biết như các hòa ước 1999, 2000 và rồi Qui ước đánh cá năm 2004.
19/2/1979: Đài phát thanh Việt Nam loan tin giết chết 3,500 quân TC, khiến TC phải rút về phía biên giới. Quân TC chiếm Lào Cai.
20/2/1979: Bắc Kinh phủ nhận việc rút quân, tuyên bố đã giết chết 10,000 quân VN.
22/2/1979: Quân TC chiếm Cao Bằng. 23/2/1979: Quân TC chiếm Lai Châu và Móng Cái. Phi cơ TC oanh kích Hải Phòng; trong khi bộ binh chiếm 4 tỉnh lÿ miền Bắc. Quân số TC lên tới 320,000 (8 quân đoàn, khoảng 24-25 Sư đoàn chính qui). 25/2/1979: Bắc Kinh tuyên bố sẽ dừng quân gần Hà Nội. 27/2/1979: Bắc Kinh tuyên bố đã đẩy lui hai cuộc phản kích của VN vào nội địa TC. Tấn công Lạng Sơn lần thứ hai.
28/2/1979: Liên Sô kêu gọi Bắc Kinh rút quân ngay khỏi VN.
Hoa Quốc Phong bắt Bộ trưởng Tài chính Blumenthal chờ 45 phút mới tiếp kiến.
Ngoại trưởng Indonesia Mochtar Kusumaatmaja, nhân danh khối ASEAN kêu gọi VN rút quân khỏi Kampuchea, và TC rút quân khỏi VN.
1/3/1979: Bắc Kinh: Phó Thủ tướng Li Xiannian kêu gọi thương thuyết để giải quyết việc tranh chấp biên giới và tuyên bố TC đã gần đạt các mục tiêu [China suggested early peace talks to settle the border war and officials said China was close to achieveing its war aims].
1/3/1979: Quốc kỳ Mỹ thượng lên tại Tòa Đại sứ ở Bắc Kinh.
4/3/1979: Trung Cộng tuyên bố đã chiếm Lạng Sơn. 5/3/1979: Việt Nam ra lệnh Tổng động viên.
Bắc Kinh tuyên bố đã đạt mục tiêu, đang triệt thoái. 6/3/1979: Hà Nội đồng ý thương thuyết nếu quân TC rút lui. 7/3/1979: Viên chức quốc phòng Mỹ loan tin có 10 chiến hạm Nga hoạt động ở vùng Nam Hải. Hai tàu cặp bến Đà Nẵng. 
8/3/1979: Nhật, Indonesia và Malay muốn đứng ra hòa giải. Japan, Indonesia and Malaysia offered to mediate in the conflict. 13/3/1979: Nhân Dân Nhật Báo hàm ý Lưu Thiếu Kỳ có thể được hồi phục danh dự. 16/3/1979: Bắc Kinh tuyên bố đã hoàn tất việc rút quân. Kêu gọi Việt Nam rút quân khỏi Kampuchea. 24/3/1979: The Vietnam News Agency accused Chinese troops of massacring women and children in Cao Bang province during the invasion.
 Ngày 1/4/1979, Nhân Dân Nhật Báo loan tin Quốc Hội TH họp thảo luận về kế sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình. 3/4/1979, Tân Hoa Xã loan tin Hiệp ước thân hữu Nga-Hoa sẽ không được ký lại khi mãn hạn vào năm sau.
5/4/1979: Dương Thượng Côn được cử làm Bí thư thứ nhất Quảng Châu.
10/4/1979: Tân Hoa Xã loan tin Việt Nam lại vi phạm biên giới.
Henry Kissinger tới Bắc Kinh thăm Sihanouk.
14/4/1979: Một phái đoàn TC tới Hà Nội thương thuyết. A Beijing delegation arriving for peace talks was criticized for “arrogant demands.”
15/4/1979: A Chinese MIG-19 fighetr plane was shot down near Hanoi. Pol Pot đã chạy qua Thái Lan.
18/4/1979: Bắt đầu thương thuyết ở Hà Nội. CSVN đưa ra 3 đòi hỏi: Đòi hỏi thứ 3, thảo luận về biên giới theo các công ước 1897 và 1895 giữa Pháp và TH. Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 27-29 [trích đăng “Xã luận” của TCCS, 5/1979]
18/4/1979: Phó Thủ tướng Pen Sovan tuyên bố Pol Pot đã tiêu diệt 3 triệu người.
24/4/1979: Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh trở lại Bắc Kinh. Đã bỏ nhiệm sở từ cuối năm 1978.
25/4/1979: Đặng Tiểu Bình tuyên bố với phái đoàn Dân biểu Mỹ là có cố vấn Nga và Cuba tại Kampuchea.
26/4/1979: UN Secretary General Kurt Waldheim, on a visit to Hanoi, offered to mediate in peace talks with China. 27/4/1979: Waldheim was assured that Cam Ranh Bay was not used as a Soviet base.
1/5/1979: Phó Thủ tướng Uông Đông Hưng [Wang Dongxing] xuất hiện trong Lễ Quốc tế Lao Động. Trước đó có tin Uông bị thanh trừng cùng nhiều người khác. 17/5/1979: Hà Nội tuyên bố sẽ rút khỏi Cam Bốt và Lào khi sự đe dọa xâm lược của TH [threat of Chinese aggression] không còn.
21/5/1979: Sihanouk đề nghị triệu tập một phiên họp quốc tế để giải quyết.
25/5/1979: Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch làm Quốc vụ Khanh, đặc trách Ngoại Giao. Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh, 69 tuổi, bệnh nặng. Một tài liệu CS ghi là hơn 600,000 quân TC xâm lược. [Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 25, “Xã luận” của TCCS, 5/1979] Trường Chinh, “Nhân Dân Việt Nam kiên quyết đánh bại mọi mưu mô xâm lược của chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc;” Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 35 [trích đăng “Xã luận” của TCCS, 3/1982]
Cả Mỹ lẫn Liên Sô đều phản đối.
Trong 30 ngày chiến tranh, từ 17/2 tới 19/3/1979, CSVN đã “loại khỏi vòng chiến đấu 62,500 tên Trung quốc xâm lược, tiêu diệt và đánh thiệt hại 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 200 xe tăng và xe bọc thép, 270 xe vận tải, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, bắt nhiều tên Trung quốc xâm lược.” Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 20 [trích đăng “Xã luận” của TCCS, 4/1979]

Ngày 15/3/1979 này, Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN ra một “Bị vong lục”, tố cáo Trung Cộng:
(1) xâm canh, xâm cư, xâm lược lấn đất;
(2) lợi dụng các công trình hữu nghị để di chuyển những trụ mốc;
(3) đơn phương xây dựng các công trình biên giới lấn vào lãnh thổ VN;
(4) “mượn đất VN để lấn vào lãnh thổ;”
(5) xê dịch mốc biên giới và xuyên tạc luật pháp để lấn đất;”
(6) Làm đường biên giới lấn sang VN;
(7) Lợi dụng việc vẽ bản đồ cho VN để sửa biên giới;
(8) Dùng lực lượng vũ trang để đóng đồn, lấn đất;
(9) chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng nhai đi nhai lại luận điểm “TQ không thèm một tấc đất của VN.” (43) 
43. Minh, 1979:134-35.
 20/3/1979: Tại Hà Nội, hơn 30,000 người họp mit-tinh chào mừng thắng lợi. (44)
44. Dương Trung Quốc, 1945-1986, tr. 690.
 Ngày 14/4/1979, một phái đoàn TC tới Hà Nội thương thuyết. [A Beijing delegation arriving for peace talks was criticized for “arrogant demands.”] Bốn ngày sau, 18/4, hai bên bắt đầu nói chuyện. CSVN đưa ra 3 đòi hỏi: Đòi hỏi thứ 3, thảo luận về biên giới theo các công ước [26/6/1887, hiệu lực từ tháng 6/1897] và [9/6/1885] giữa Pháp và TH. (45)
45. “Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc;” “Xã luận” của TCCS, 5/1979 trích đăng trong Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 27-29.
Ngày 9 [10?]/ 6/1885 [28/4 Ất Dậu], Lý Hồng Chương và Jean Patenôtre ký Hoà ước Thiên Tân, công nhận quyền Bảo hộ của Pháp tại Đại Nam. Gồm 10 điều. TH sẽ rút quân. Pháp rút khỏi Đài Loan và Bành Hồ [Pescadores]. Quan trọng nhất là Yên Kinh từ nay nhìn nhận sự bảo hộ Đại Nam của Pháp (điều 2), triệt thoái quân Thanh (điều 1), và đồng ý sẽ tiếp tục hòa đàm về vấn đề biên giới (điều 3), cùng một hiệp ước thương mại (điều 5, 6, 8).
Đổi lại, Pháp rút khỏi Đài-Loan và Pescadores [Bành Hồ] (điều 9). (DD IV, tr. 282-286. Quốc Hội Pháp phê chuẩn ngày 6/7/1885. Quân Thanh, kể cả Lưu Vĩnh Phúc, lần lượt rút khỏi Bắc Kỳ, bỏ rơi vua quan Nguyễn và các lực lượng kháng Pháp.
Công ước 26/6/1887 [hiệu lực từ tháng 6/1897]: 310 trụ mốc chính thức. (Minh, 1979:134)
15/4/1979: A Chinese MIG-19 fighetr plane was shot down near Hanoi.

Ngày 24/4/1979, Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh—bỏ nhiệm sở từ cuối năm 1978—trở lại Bắc Kinh. Ngày 21/5/1979, bắt đầu trao đổi bệnh binh. Ngày 27/5Việt Nam và TC đạt thỏa thuận trao đổi tù binh. Ngày 22/6, hoàn tất việc trao đổi tù binh. Từ ngày 25/5/1979, Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch làm Quốc vụ Khanh, đặc trách Ngoại Giao, thay thế Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh, 69 tuổi, bệnh nặng. [Deputy Foreign Minister Nguyen Co Thach was appointed as Pham Van Dong’s special assistant].
3/7/1979: Hoàng Văn Hoan trốn qua Trung Hoa. Lê Duẩn ra tay với nhóm tình nghi thân TC: Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba, Lý Ban, Trần Đình Tri. 9/8/1979: Hoàng Văn Hoan tuyên bố hàng ngàn người Việt gốc Hoa không vượt biên bị tập trung bỏ chết ở những vùng hẻo lánh. 1/9/1979: Hoàng Văn Hoan kêu gọi lật đổ bọn phát xít Lê Duẩn.

Tuy nhiên, thương thuyết sớm đổ vỡ vì Bắc Kinh nhấn mạnh một điều kiện tiên quyết: Hà Nội phải nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Từ năm 1949, sau khi chiếm được Hoa lục bằng họng súng, Mao Nhuận Chi và cộng sự viên không ngừng tìm cách mở rộng biên cương, xâm chiếm đất có chỗ di dân và biển có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Đông Nam Á là vùng đất lý tưởng mà Mao và thuộc hạ muốn đặt vào bản đồ Đại Hán—một thứ vùng trời sinh tồn [sheng cun keng jian [survival space]. Chỉ nguyên tại vùng biển Đông được biết như Nam Hải, kho tài nguyên thiên nhiên được ước lượng tới 1 trillion [một triệu tỉ] Mỹ Kim. Lào và Kampuchea là vùng đất rộng, người thưa. Hán tộc liên lũy thúc ép các sắc tộc thiểu số ở Vân Nam và Tứ Xuyên “Nam tiến” sang Lào, cùng vùng Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Giang của Việt Nam. Khu tự trị Choang ở Quảng Tây cũng tằm thực dần thôn bản của các sắc tộc thiểu số Nùng, Tày, H’Mong ở các tỉnh Cao Bằng...
Trường Chinh—người một thời được coi như thân Bắc Kinh, lấy cuộc di tản từ Nam Trung Hoa lên Diên An [Vạn Lý Trường Chinh của Mao và Đệ Nhất Lộ Quân làm bí danh]—sau này cho rằng Bắc Kinh tính toán kỹ lưỡng kế hoạch xâm lăng Việt Nam trước ngày Lê Duẩn lật đổ Pol Pot. Nó nằm trong chiến lược hai gọng kìm để bao vây và thôn tính Việt Nam, nhưng bị dân quân Việt đả bại. Trường Chinh cũng bác bỏ nhận xét của phương Tây là “cuộc đánh nhau giữa những nước Cộng Sản” chứng tỏ “những mâu thuẫn về lợi ích dân tộc đã vượt lên trên sự thống nhất về hệ tư tưởng trong các nước xã hội chủ nghĩa.” [Ibid., 1982:37] Mao Trạch Đông vẫn ấp ủ giấc mộng bành trướng. Tư tưởng MTĐ “phi vô sản.” Sau 1949, trở thành “phản động.” [Ibid., 1982:39]. Bộ mặt thật là “chống chủ nghĩa Marx-Lenin.” Chiến thuật toàn cầu của Mao: (1) Lấy chủ nghĩa Mao thay Marxist-Leninism; (2) Làm cho Đảng CSTH thành đảng lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới; (3) TH trở thành trung tâm thế giới; bá chủ hoàn cầu; nên nhờ Mỹ tiếp tay hiện đại hóa về quân sự. [Ibid., 1982:39-40]. Bản chất chủ nghĩa Mao là chủ nghĩa bành trướng và bá quyền đại Hán tộc, chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, một thứ chủ nghĩa dân tộc tư sản mang đậm màu sắc phong kiến. [Ibid., 1982:40]. Chủ nghĩa đại Hán tộc biến thành tư tưởng Mao Trạch Đông, mang danh chủ nghĩa Marx-Lenin đã được Trung quốc hóa; đối lập với chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Marxist-Leninist.] [Ibid., 1982:40]. (45) 45. Trường Chinh, “Nhân Dân Việt Nam kiên quyết đánh bại mọi mưu mô xâm lược của chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc;” “Xã luận” của Tạp chí Cộng Sản [TCCS], 3/1982, trích đăng trong Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 34-36 [33-55]; Trường Chinh cũng bác bỏ nhận xét của phương Tây là “cuộc đánh nhau giữa những nước Cộng Sản” chứng tỏ “những mâu thuẫn về lợi ích dân tộc đã vượt lên trên sự thống nhất về hệ tư tưởng trong các nước xã hội chủ nghĩa.” Ibid., 1982:37. Mao Trạch Đông vẫn ấp ủ giấc mộng bành trướng. Tư tưởng MTĐ “phi vô sản.” Sau 1949, trở thành “phản động.” Ibid., 1982:39. Bộ mặt thật là “chống chủ nghĩa Marx-Lenin.” Chiến thuật toàn cầu của Mao: (1) Lấy chủ nghĩa Mao thay Marxist-Leninism; (2) Làm cho Đảng CSTH thành đảng lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới; (3) TH trở thành trung tâm thế giới; bá chủ hoàn cầu; nên nhờ Mỹ tiếp tay hiện đại hóa về quân sự. Ibid., 1982:39-40. Bản chất chủ nghĩa Mao là chủ nghĩa bành trướng và bá quyền đại Hán tộc, chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, một thứ chủ nghĩa dân tộc tư sản mang đậm màu sắc phong kiến.. Ibid., 1982:40 [chủ nghĩa đại Hán tộc biến thành tư tưởng Mao Trạch Đông, mang danh chủ nghĩa Marx-Lenin đã được Trung quốc hóa. [đối lập với chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Marxist-Leninist.”] Ibid., 1982:40.
 Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch chủ trương hòa giải—rút chân khỏi vũng lầy Kampuchea, và ngăn chặn cuộc suy bại kinh tế-tài chính do lệnh cấm vận của Liên Bang Mỹ, cùng “quái vật cách mạng” chia nhau nuốt chửng 19 tỉ Mỹ Kim tài sản miền Nam, cùng số lượng khổng lồ vàng bạc và nhà cửa của gần nửa triệu người Hoa ở Chợ Lớn cùng các tỉnh—mãi tới năm 1991, sau khi quân viễn chinh Việt Nam rút khỏi Kampuchea, Thủ tướng Lý Bằng mới chấp nhận bình thường hóa ngoại giao. Nhưng cựu chính ủy Lữ đoàn tăng tiến chiếm Dinh Độc Lập năm 1975 phải chấp nhận cắt đất, cắt biển cho Trung Cộng trong hai năm 1999-2000 để đổi hòa bình. Trong khi đó, lòng tham của Trung Nam Hải ngày một gia tăng sau khi Liên Bang Mỹ tiếp tay cho Trung Cộng một số kỹ thuật vi tính và kỹ thuật trên đường hiện đại hóa kỹ thuật chiến tranh, và trở thành mối đe dọa cho các lân bang cùng nền hòa bình thế giới trong những tháng năm sắp tới. 

Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu
14/2/2014
[© 2012, 2014 Copyright by Chieu N. Vu. All Rights Reserved].

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire