jeudi 5 mai 2016

Người Việt thất nghiệp ở Mỹ và Việt Nam khác nhau như thế nào?


JOHN LEGEND LYRICS


"All Of Me"


[Verse 1:]
What would I do without your smart mouth?
Drawing me in, and you kicking me out
You've got my head spinning, no kidding, I can't pin you down
What's going on in that beautiful mind
I'm on your magical mystery ride
And I'm so dizzy, don't know what hit me, but I'll be alright

[Pre-Chorus:]
My head's under water
But I'm breathing fine
You're crazy and I'm out of my mind

[Chorus:]
'Cause all of me
Loves all of you
Love your curves and all your edges
All your perfect imperfections
Give your all to me
I'll give my all to you
You're my end and my beginning
Even when I lose I'm winning
'Cause I give you all of me
And you give me all of you, oh oh

[Verse 2:]
How many times do I have to tell you
Even when you're crying you're beautiful too
The world is beating you down, I'm around through every mood
You're my downfall, you're my muse
My worst distraction, my rhythm and blues
I can't stop singing, it's ringing, in my head for you

[Pre-Chorus:]
My head's under water
But I'm breathing fine
You're crazy and I'm out of my mind

[Chorus:]
'Cause all of me
Loves all of you
Love your curves and all your edges
All your perfect imperfections
Give your all to me
I'll give my all to you
You're my end and my beginning
Even when I lose I'm winning
'Cause I give you all of me
And you give me all of you, oh oh

[Bridge:]
Give me all of you
Cards on the table, we're both showing hearts
Risking it all, though it's hard

[Chorus:]
'Cause all of me
Loves all of you
Love your curves and all your edges
All your perfect imperfections
Give your all to me
I'll give my all to you
You're my end and my beginning
Even when I lose I'm winning
'Cause I give you all of me
And you give me all of you

I give you all of me
And you give me all of you, oh oh



Kính gửi quý anh chị một bài viết tìm thấy trên net viết với lời giải thích rõ ràng về cuộc sống và xã hội của nước Mỹ.

Ở đất nước văn minh này, phải hiểu luật lệ và quyền lợi cũng như trách nhiệm công dân và nên ý thức để bảo vệ cho mình và cho quốc gia mình ở được giàu mạnh, có an ninh cho tất cả người dân sống ở đó.

Cám ơn tác giả bài viết được trích post nơi trang Blog này.

Caroline Thanh Hương


Câu chuyện thất nghiệp của người Việt trên đất Mỹ



634566005537289956 Câu chuyện thất nghiệp của người Việt trên đất Mỹ
























Ở Mỹ, trên tờ lịch ngày 20-3 năm nay có ghi là ngày đầu của mùa xuân (First Day of Spring), nhưng đến giờ này khu vực Bắc Mỹ vẫn còn tuyết phủ. Nhưng dù mùa xuân có đến trên đất Mỹ thì nền kinh tế Mỹ vẫn còn trong mùa đông ảm đạm.
Có đến gần 10% lao động Mỹ thất nghiệp và tất nhiên người Việt ở Mỹ cũng chịu chung số phận. Mà ai cũng biết là tại bất cứ nhà máy, công sở nào, nếu cần sa thải nhân công thì dân ngụ cư, da màu được… ưu tiên trước! Vậy chuyện thất nghiệp này ảnh hưởng ra sao với người Việt mình?Thất nghiệp ở Mỹ khác với Việt Nam!
Ở Việt Nam, mấy cậu thanh niên có thất nghiệp cũng không sao. Buổi sáng xin mẹ mấy ngàn đồng, ra quán cà phê đầu hẻm, kêu ly cà phê, ngồi tán dóc với mấy cậu đồng (thất) nghiệp, trưa về lục cơm nguội, cũng qua ngày. Ở Mỹ thì không đơn giản vậy.
Mới tháng 1 rồi ở New York, một thanh niên Mỹ 26 tuổi nhảy từ tầng lầu chín của một chung cư rẻ tiền xuống đất tự tử. Nguyên do: Anh ta thất nghiệp, không có tiền trả tiền thuê phòng nên “thà chết sướng hơn”. Ở các nước Âu – Mỹ, không có chuyện ở lì nếu chưa trả tiền nhà. Khi chủ nhà (thông qua luật sư) báo cảnh sát, đương sự lập tức bị tống khỏi nơi cư ngụ, đồ đạc bị vứt ra đường, muốn đi đâu thì đi. Trời mùa đông, tuyết phủ khắp nơi, lạnh cóng, đi đâu với cái bụng trống rỗng đây?

Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn cách “chán sống” này. Nếu không có chỗ ở, bạn có thể đến các nhà tạm trú, được các hội từ thiện nuôi ăn mặc. Còn kẹt quá thì cứ kêu Sở Xã hội, sẽ được tặng tem phiếu thực phẩm. Hiện có đến 43 triệu người lãnh tem phiếu, trung bình mỗi người nhận được khoảng 133 USD tem phiếu mỗi tháng.
Theo luật, người thất nghiệp muốn lãnh tiền trợ cấp phải đi xin việc. Cứ lên mạng Internet hoặc đọc báo thấy ở đâu cần người thì tìm đến, nếu người ta không thuê thì xin một cái giấy xác nhận “Anh (chị) A. có đến xin việc nhưng…” rồi đem về nộp cho Sở Xã hội để được xét trợ cấp. Trước đây, thời gian lãnh trợ cấp thất nghiệp tối đa là sáu tháng, bây giờ thì được trợ cấp dài dài.
Người Việt mình nói chung biết tằn tiện, có mười đồng chỉ dám tiêu tám đồng. Vì thế, khi bị mất việc, đa số ráng cầm cự được ít lâu, chứ không quẫn trí làm liều như anh chàng Mỹ nhảy lầu kia. Những người lúc còn làm việc nếu được trả lương bằng chi phiếu (paycheck) thì chủ đã trừ trước các loại thuế, tiền an sinh xã hội nên được lãnh trợ cấp thất nghiệp.
Trước đây, đa số người Việt đến Mỹ theo diện “tị nạn” đều được trợ cấp xã hội; khi đi làm (cắt cỏ, giúp việc ở tiệm buôn, tiệm ăn Việt Nam hay làm móng tay) thì được trả công bằng tiền mặt, nhưng chính quyền không biết, không cắt trợ cấp, thành ra họ không đủ tiêu chuẩn để xin trợ cấp thất nghiệp. Người nào không biết lo xa, có bao nhiêu tiền cứ tiêu xài, sắm xe, sắm nhà cho thiên hạ lé mắt thì đến khi thất nghiệp, cả nhà và xe đều có thể bị tịch thu vì chưa trả góp xong.
Có cô đi làm mỗi tháng được 1.200 USD thì khoản trả tiền thuê phòng hằng tháng đã tốn 400 USD, trả góp chiếc xe mới cũng mất 400 USD mỗi tháng, số tiền còn lại để chi tiêu chẳng được bao nhiêu. Thình lình cô ta bị mất việc. Liệu người ấy sẽ cầm cự được bao lâu đây, khi nào sẽ bị đuổi ra khỏi căn nhà thuê, khi nào sẽ bị tịch thu xe?
Một ông khác đi làm hưởng lương 90 ngàn USD một năm, nhưng mua căn nhà giá 400 ngàn USD nên mỗi tháng phải trả góp tiền nhà 2.500 USD. Đến khi bị mất việc, tiền trợ cấp thất nghiệp mà ông nhận được chỉ đủ trả tiền nhà. May sao, bà vợ ông kiếm được việc làm, lương chẳng bao nhiêu, nhưng họ mừng quýnh.
Hay chuyện một ông được người anh bảo lãnh, mới sang Mỹ có hai tháng. Người anh đang thất nghiệp, phải nhờ người quen cùng ký tên bảo lãnh tài chính (cosign) cho em. Cả gia đình năm người mới sang Mỹ chưa biết ăn ở ra sao. Số tiền gia đình ấy mang sang Mỹ chỉ có 4.500 USD, mà đi chữa bệnh tim đã hết ba ngàn rồi. Mà những người được bảo lãnh theo diện đoàn tụ thì không được nhận bất cứ khoản cứu trợ nào của Chính phủ vì người bảo lãnh đã cam kết lo hết!
Hiểu để quen với thực tế và chuyện “gió đổi chiều”
Nói vậy để những ai ở Việt Nam sắp đi Mỹ theo diện đoàn tụ phải liệu trước. Đừng lầm tưởng nước Mỹ là thiên đường mà sang đến nơi có thể hối không kịp. Ở bang California thiếu gì người chỉ biết đi lượm từng lon bia, từng bình nhựa trong các thùng rác, bán lấy tiền kiếm sống! Hay những người có thân nhân ở Mỹ, cũng đừng tưởng chỉ cần gọi điện thoại báo “Cha vô bệnh viện, mẹ ngã gãy chân, em bị xe đụng…” là sẽ có tiền gửi về ngay.
Tất nhiên cũng có những người Việt hải ngoại là triệu phú, nhưng đa số đều sống đắp đổi, chỉ có thế hệ sau nhờ học hành đến nơi đến chốn mới có việc làm ổn định, lương khá, nhưng đa phần họ đã bị Mỹ hóa, không xem việc giúp đỡ người thân là bổn phận, chẳng cần biết cô, dì, chú, bác là ai. Cũng có một số chịu học tiếng Việt, nghiên cứu về Việt Nam, quan tâm đến đồng bào, đất nước phương xa, nhưng không nhiều.
Mặt khác, không phải mấy cô cậu trẻ đều tốt nghiệp đại học cả, nhất là những người qua Mỹ ở tuổi trung học. Chẳng hạn mấy cô cậu qua Mỹ năm mười sáu tuổi, trình ra học bạ ở Việt Nam đã học xong lớp 10, sẽ được xếp học chung lớp 11 với học sinh bản xứ. Nhưng làm sao có thể hiểu bài thầy cô giảng và làm bài tập? Môn toán thì không sao, vì họ giỏi, làm bài được, nhưng các môn khác thì chịu thua.
634566005549145977 Câu chuyện thất nghiệp của người Việt trên đất Mỹ
Thế nên không ít đành bỏ học, ra làm “thợ vịn” cho các ông thợ đồng hương đã có thâm niên đi sửa nhà, cắt cỏ vườn, giống như thanh niên trong nước ở thôn quê lên thành phố làm thợ hồ, chạy xe ôm vậy. Nếu tiếng Anh khá hơn, mấy anh này có thể làm cho các công ty xây dựng của người Mỹ, ít lâu sau học được nghề (xây nhà, bắt ống nước, chạy dây điện, đặt máy lạnh, máy nước nóng, cắt cỏ, đốn cây…) thì có thể ra mở công ty riêng. Họ quảng cáo trên các báo tiếng Việt và trụ được nhờ lấy công rẻ hơn các công ty Mỹ.
Bây giờ đã không còn cảnh như cách đây vài ba chục năm, thời mà nhiều người về Việt Nam quên tiếng mẹ đẻ cứ nói ngọng nghịu, cầm đũa gắp thức ăn cũng khó khăn, hay mấy ông ưa “nổ” mình là kỹ sư, bác sĩ nữa. Nay đã có nhiều trường hợp ngược lại. Có ông về đến Việt Nam được bạn cho xe ra đón tận phi trường, đưa vào khách sạn sang để tạm trú, ngày nào cũng nhậu nhẹt say túy lúy mà toàn được bạn bao cả. Ông ấy thắc mắc, tỏ ra áy náy thì người bạn nhún vai cười: “Tề Thiên mới rụng cái lông!”.
Có ông than thở bị thất nghiệp thì được bạn đon đả mời: “Ông về Việt Nam làm cho tôi, mỗi tháng tôi trả hai mươi triệu”. Ông ta ưng ý, về Việt Nam, nhưng chỉ ít lâu đã bị “dội ngược”. Lý do là môi trường ô nhiễm quá, khói bụi mù trời và sợ nhất là bị xe đụng.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire