mercredi 30 novembre 2016

Còn ai nhớ ga Đà Lạt không?




Một trong những thành phố ở Việt Nam mà ai cũng thấy rất thân thiện và thường thích đi đến nơi này để tìm chút không khí mát mẻ, đó là thành phố Đà Lạt.

 photo 56882328.jpg
Di tích này được nhà báo torng nước, tức thế hệ con cháu người xưa mà còn biết quý và thấy thích để bảo quản nó thêm, dù với phương tiện giao thông đáng lẽ được đổi mới thì những đường rầy xe lửa này đáng lẽ đã trở thành đồ phế thải.

Không gian bên trong tràn ngập ánh sáng tự nhiên với những ô cửa kính màu rực rỡ.

 Qua bao năm tháng,nhà ga ở đâ cũng còn giữ nét đẹp thời pháp thuộc và có thể vì cậy nó còn tồn tại với thời gian.
Dàn nội thất cổ điển và sang trọng.

 Có thể ở thời gian lịch sử đó, thì người dân ta không thấy cuộc sống thoải mái vì bị nước phạ́p đô hộ, nhưng cũng nhờ những nơi mà tây đến mà chúng ta còn có những di tích quý báu này.
Phóng bán vé của ga.

Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn hoạt động để phục vụ du lịch. Đây là nơi xuất phát của tuyến đường sắt khứ hồi đưa du khách đến ga Trại Mát cách Đà Lạt 7km.


Di tích này được nhà báo torng nước, tức thế hệ con cháu người xưa mà còn biết quý và thấy thích để bảo quản nó thêm, dù với phương tiện giao thông đáng lẽ được đổi mới thì những đường rầy xe lửa này đáng lẽ đã trở thành đồ phế thải.

Toàn cảnh sân ga.

Những cột nhà chống cái mái thật cao, mà cả trăm năm qua, nó vẫn đội giữ được cái mái cho khách sân ga đã vắng.
Các toa tàu chở khách trên sân ga.
À, cái nền nhà ga, hình như cũng không hư hao bao nhiêu, phải công nhận công trường tây chắc thật đó nhé.
Nội thất phong cách cổ điển bên trong một toa tàu.
Thời pháp thuộc mà được đi trên chuyến tàu này chắc cũng phải chỉ có dân tây...
Một đầu tàu hơi nước cổ kiểu Pháp được trưng bày ở sân ga.

Cái đầu máy này nó bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?
Chắc tuổi đời của nó còn nhiều hơn các anh chị đang ngắm lại bộ ảnh này đây.
Trong sân ga có cả một quán cà phê được làm từ toa tàu cũ.
Là người xa xứ, nhìn những nơi này tôi cứ tưởng mình đang ở trong mơ... vì nó giống những toa xe lửa nước người ta.
Khung cảnh bên trong quán.
Trông nó được giữ sạch sẽ như thế này thì chắc chắn đây là một tiến bộ khó tin.
Khu nhà dành cho nhân viên đường sắt, xây cùng thời với nhà ga.
Ôi, cái mái nhà hình như trăm năm không phai cùng tuế nguyệt.
Nhà bây giờ, cái mái được bảo đảm 30 năm là hiếm lắm rồi.
Nhiều công trình phụ trợ ga Đà Lạt có tuổi đời gần một thế kỷ
à, ở đây còn có cả luống khoai hay luống rau để nâng cao đời sống?
Cận cảnh một trụ nước xây dựng từ năm 1930.
Cột xưa thì còn đây mà người xưa đâu rồi?
Ngày nay, ga Đà Lạt là một địa điểm tham quan, chụp ảnh cưới nổi tiếng của thành phố trên cao nguyên Langbiang.
Nhà ga đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Quang cảnh trên tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát, gần ga Đà Lạt.
Theo KIẾN THỨC 


Ga Đà Lạt – Di tích kiến trúc cấp quốc gia, đây được xem là nhà ga cổ nhất còn xót lại tai Việt Nam! Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên

Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.
ga-da-lat-2
Năm 1903, người Pháp bắt đầu kiến tạo đường xe lửa nối liền thành phố Đà Lạt mát mẻ trên cao nguyên và thành phố Phan Rang nóng nực nằm ven duyên hải với mục đích tạo điều kiện giao thông thuận tiện cho các kiều dân Pháp lên sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi trên thành phố Đà Lạt có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm.
ga-da-lat-5
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron  thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung. Đoạn đường xe lửa Đà Lạt-Tháp Chàm chỉ có 84 cây số. 41 cây số từ Tháp Chàm đến Sông Pha (Krong Pha) được hoàn tất và xử dụng từ năm 1919 còn 43 cây số từ Sông Pha lên Đà Lạt phải mãi đến năm 1932, 13 năm sau mới hoàn tất và xử dụng được, 43 cây số cuối cùng này là núi đồi dốc, 3 nơi phải làm hệ thống đường rây có móc răng cưa và 5 chỗ phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình kiến tạo là 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.

Du lịch khám phá các địa điểm nổi bật tại Đà Lạt

thong-tin-du-lich-da-lat_17
Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang; Tháp Chàm – Đà Lạt; Sài Gòn – Tháp Chàm – ĐàLạt  đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.
da-lat-06
Ga xe lửa Đà Lạt được xây dựng giống hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Langbiang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
56882328
Ngày nay, người ta khôi phục lại tuyến đường sắt với chiều dài khoảng hơn 7km từ Đà Lạt đi Trại Mát để nhằm phục vụ du lịch. Và nơi đây trở thành địa điểm du lịch đặc sắc và không thể thiu của du khách mỗi khi đến ĐàLạt.

 





Ga xe lửa cổ nhất Đông Dương ở Đà Lạt






Không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 1
Đà Lạt là một thành phố cao nguyên được ví như một ốc đảo trên núi. Là một thành phố Việt Nam nhưng Đà Lạt mang hơi thở của Pháp, khí hậu của Pháp và ảnh hưởng nhiều theo kiến trúc Pháp. Tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà thì không thể không nhắc đến ga Đà Lạt.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 2
Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga cổ nhất còn lại ở VN. Năm 2001, ga được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia. Nhà ga có kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 3
Nhà ga Đà Lạt có hình dáng như núi Lang Biang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông, ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 4
Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 5
Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 6
Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây chính là điểm hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 7
Đa số mọi người biết Đà Lạt có một nhà ga xe lửa đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất theo kiểu art-deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở châu Âu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 từ 1925 đến 1939.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 8
Nhưng không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 9
Phần lớn khách du lịch là người nước ngoài, muốn tham quan và trải nghiệm ga tàu cổ kính và đẹp nhất Việt Nam này.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 10

Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 11
Không chỉ khách du lịch mà các cặp đôi cũng đến chụp ảnh cưới tại đây.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 12
Đầu tàu cổ được trưng bày để khách du lịch thăm quan và chụp ảnh.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 13
Có thể nói rằng, việc sở hữu nhiều kỉ lục như “nhà ga cao nhất”, “nhà ga cổ nhất”, “đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất”, “nhà ga độc đáo nhất và “nhà ga đẹp nhất” Việt Nam đã khiến ga Đà Lạt trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thành phố.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 14
Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.
Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 15

Ga xe lua co nhat Dong Duong o Da Lat hinh anh 16

Độc giả Tuan Dao

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire