dimanche 13 novembre 2016

So sánh những chuyện thống nhất đất nước trong lịch sử giữa nước Việt Nam và các nước khác.



Một bài trong Văn Thơ Lạc Việt có đề cập đến mà tôi được chuyển đọc nói về chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ vào năm 1865.

Họ so sánh khi đất nước thái bình, thì người dân mỹ cư xử với nhau như thế nào.

Vào net đọc thêm về chuyện lịch sử ở khối âu châu, thì có nước Đức, thống nhất mà không có tiếng súng.

Tôi sẽ lần lượt ghi lại nơi đây cho quý anh chị suy ngẫm và từ đó sẽ tự hỏi tại sao người Việt Nam lại không có cơ may lịch sử như những nước này.

Chúng ta thù oán gì với nhau giữa hai miền Năm Bắc mà lại có chuyện đổi đời thật đau thương.

Caroline Thanh Hương

   photo 24.jpg


Bức tường Berlin – 26 năm sau
Nụ hôn đồng chí giữa Gorbachov và Honecker
Nụ hôn đồng chí giữa Gorbachov và Honecker
Khắc Giang
Viết từ Berlin và Frankfurt am Main
Cách vài bước chân tới quảng trường Potsdamer Platz ở thủ đô nước Đức, có một con đường nhỏ rất đặc biệt. Ở giữa Zimmerstrasse từng là bức tường Berlin chia cắt hai nửa thành phố. Giờ đây, đó là con đường rợp bóng bạch dương hai bên, xe cộ đi lại trên những nền móng cũ như chưa từng có bức tường nào xuất hiện.
Cách đây 26 năm, đây là vùng đất nguy hiểm nhất châu Âu. Quang cảnh không có gì khác ngoài khoảng đất hoang không cây cỏ, hai bức tường sừng sững cao gần 4 mét, hàng rào thép gai, và những chòi canh sẵn sàng nổ súng vào bất kỳ ai xâm phạm khu vực phi quân sự.
Giờ đây, với sự sầm uất của một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất châu Âu,  Potsdamer Platz chính là khởi điểm cho câu chuyện hồi sinh của một dân tộc trải qua nhiều quá nhiều biến cố lịch sử.
Bức tường chia cắt
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nước Đức bại trận và bị xẻ thành bốn khu vực nằm dưới sự kiểm soát của các quốc gia thắng cuộc trong phe Đồng minh – Anh, Pháp, Mỹ, và Liên Xô. Nỗ lực thống nhất đất nước từ bốn khu kiểm soát này thất bại, khi vào năm 1949, Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập trong khu vực kiểm soát bởi Liên Xô. Ngay sau đó, Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức) cũng ra đời dưới sự bảo trợ của ba nước còn lại.
Berlin, tuy nằm trọn trong Đông Đức, được chia ra dưới sự quản lý của hai phe do vị trí đặc biệt của nó. Khi hai nước Đức độc lập ra đời, số phận của Berlin cũng bị chia làm đôi: một nửa về Đông Đức, một nửa Tây Đức.
Việc đi lại giữa hai phần của Berlin vẫn tương đối dễ dàng cho đến năm 1961, khi Đông Đức quyết định xây dựng bức tường dọc theo biên giới nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu lao động trẻ sang phía bên kia.  Đó là dấu mốc cho gần 30 năm bức tường chia rẽ một dân tộc, không chỉ hữu hình, mà còn cả những giá trị vô hình như ngôn ngữ, văn hoá, và lý tưởng.
“Nếu bạn là người Đức, thậm chí bây giờ đi trên U-bahn (tàu điện ngầm của Đức) bạn có thể phát hiện được ai là Ossie (người Đông Đức) bằng cách họ ăn mặc, nói chuyện, hay tờ báo họ đọc. Và đó là thời điểm 26 năm kể từ ngày bức tường sụp đổ,” TS. Jurgen Danyel của Bảo tàng Lịch sử Đức cho tôi biết.
“Nó không chỉ là một bức tường bằng bê tông và thép.”
Và cũng như những câu chuyện ở Việt Nam hay bán đảo Triều Tiên, bức tường cũng đã chia cắt biết bao nhiêu gia đình từ cả hai phía. Cùng với kinh tế và lý tưởng, đây chính là nguyên nhân chính thúc đẩy những người Đông Đức tìm cách vượt qua bức tường để sang phía bờ kia của sông Spree.
Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1988, có gần 5000 người cố gắng vượt biên qua Bức tường Berlin. Họ là những kẻ liều mạng, bởi ngăn cản họ không chỉ những rào thép gai, mà còn là những bãi mìn và chòi canh được lệnh nổ súng mỗi khi phát hiện ai cố tình bỏ trốn. Theo thống kê chưa đầy đủ, có gần 150 người bỏ mạng ở đây. Bên cạnh Reichstag, toà nhà Quốc hội Đức, hiện giờ còn có hàng bia mộ nhỏ tưởng niệm những nạn nhân xấu số.
Ngày tận cùng
“Tôi vẫn nhớ như in ngày đó. Đêm hôm trước xem ti-vi, tôi đã thấy những đám đông rầm rộ ở Alexander Platz (quảng trường lớn nhất Berlin, thuộc phía đông lúc bấy giờ).
Sáng thức dậy, vợ tôi bảo: – Bức tường sụp rồi.
Tôi, có lẽ còn mơ ngủ, hỏi lại: bức tường nào?”
Ông Eberhard Diepgen, nguyên thị trưởng (Tây) Berlin giai đoạn 1984 – 1989, nhớ lại.
“Lúc đó chúng tôi vẫn chưa hình dung được hệ quả của sự kiện này là như thế nào. Nó diễn ra quá nhanh. Tôi chỉ nghĩ rằng thống nhất là điều tốt, và dù có khó khăn thế nào đi nữa, việc tự do bước qua cánh cổng Brandenburg (biểu tượng của Berlin, nơi bức tường chạy qua) và ôm hôn những người anh em của mình là tuyệt vời nhất”.
Với những người Đông Đức, đặc biệt là công chức làm việc cho chính quyền, họ đón nhận tin tức đó với sự hoang mang nhất định cho số phận của mình.
“Tôi đang ăn tối với đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm của trường ĐH Hamburg thì biết tin bức tường được mở ra. Chúng tôi không biết tương lai của mình, của những người làm việc cho chính quyền Đông Đức, sẽ ra sao. Tất cả mọi thứ đều vô cùng bất định.” TS. Jurgen Danyel nhớ lại.
Sự kiện chấn động toàn cầu đó, trớ trêu thay, được châm ngòi từ một câu trả lời nhầm của Günter Schabowski, phát ngôn viên chính quyền Đông Đức.
Trong một cuộc họp báo công bố quy định mới về xuất nhập cảnh vào ngày 9/11/1989, một phóng viên hỏi ông Schabowski rằng liệu quy định mới có cho phép xuất cảnh sang Tây Đức không và bao giờ có hiệu lực. Ông Schabowski, người không được thông báo kĩ về quy định này trước họp báo, đáp lời sau vài giây ngần ngừ: “Như tôi được biết là có hiệu lực ngay lập tức, không có bất cứ sự đình trệ nào.”
Phát biểu của ông được những kênh truyền hình lớn nhất của Tây Đức bấy giờ phát sóng, vốn cũng rất phổ biến ở Đông Đức. Nó truyền đi một thông điệp, tất nhiên là sai, rằng Đông Đức đã mở cửa biên giới với Tây Đức. Hay nói cách khác là bức tường đã vô hiệu.
Với hàng trăm ngàn người đang biểu tình ở Alexander Platz lúc đó, thì việc tin tức đó đúng hay sai không còn quan trọng nữa. Những trái tim hừng hực thì chỉ cần một đốm tàn lửa để bùng cháy, và lời nói từ một phát ngôn viên là quá đủ. Một số người mạnh dạn tiến từng bước một đến khu vực phi quân sự, gần sát bức tường.
Đi qua hàng rào, họ ngoảnh lại phía sau nhìn vào những người lính gác, rồi lại rụt rè bước tiếp. Không bị bắn. Người lính gác hẳn cũng bối rối trước tin tức từ lãnh đạo của mình. Hàng trăm, rồi hàng ngàn người tiếp nối bước chân. Câu chuyện sau đó là lịch sử.
“Lúc đó tôi còn là sinh viên, những người bạn của mình lái xe qua cổng Brandenburg để xem Đông Berlin hình thù thế nào. Chúng tôi gặp và ôm hôn những người Tây Berlin, chúng tôi cười nói với nhau như thể là bằng hữu từ lâu lắm rồi. Ký ức của tôi là hoa và champagne. Là những đêm hát hò triền miên. Với người trẻ, 9/11 là một ngày hội thực sự.” bà Ursula Herrmann, một người Tây Berlin nhớ lại.
Cách ngày 9/11 vài tháng, nguyên lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker từng dự đoán rằng Bức tường Berlin sẽ tồn tại ít nhất là 50 năm nữa. Những người lạc quan hơn từ Tây Đức thì dự đoán 25 năm. Tất cả thay đổi chỉ bằng một phát biểu thừa. Lịch sử đúng là “thường đi những lối không ngờ”, như lời thơ của Tố Hữu.
Ossie và Wessie
Sau khi bức tường Berlin bị dỡ bỏ, lãnh đạo hai bên đã thoả thuận và đi đến việc kí hiệp ước thống nhất nước Đức vào ngày 31/8/1990. Theo Điều 1 của Hiệp ước, hai nước Đức đã hoà vào làm một vào ngày 3/10/1990.
Niềm vui thống nhất đi qua, nước Đức trở về với hiện thực khắc nghiệt là quá trình thống nhất không chỉ đơn giản là đập bỏ đi bức tường.
Về mặt đối ngoại, các quốc gia láng giềng, như Anh và Pháp, lo sợ rằng bóng ma phát xít Đức sẽ trở lại. Sự ủng hộ bằng lời nói, vì thế, không chuyển hoá bằng những hành động cụ thể: không có một kế hoạch Marshall nào như thời hậu chiến để giúp Tây Đức vực dậy người anh em Đông Đức ốm yếu của mình. Để đổi lấy một nước Đức thống nhất, người Đức đã phải nhượng bộ khi quyết định gắn bó vận mệnh với Liên minh Châu Âu, và từ bỏ thứ “vũ khí kinh tế”  lợi hại của mình là đồng D-mark.
“Nước Đức thống nhất quá lớn để các nước láng giềng không lo lắng. Hội nhập với EU là điều không thể tránh khỏi để có một châu Âu hoà bình. Từ bỏ đồng D-mark là cách nước Đức thể hiện thiện chí với các quốc gia khác, rằng người Đức sẽ không bao giờ quay trở lại con đường bá quyền, mà sẽ gắn chặt với EU,” GS. Eckart Stratenschulte từ Viện Nghiên cứu Châu Âu tại Berlin (European Academy Berlin – EAB cho biết.
Về đối nội, chênh lệch kinh tế, khác biệt về mọi mặt khác của xã hội, khiến cho quá trình thống nhất nước Đức hết sức khó khăn và phức tạp. Nguyên thủ tướng Đức Willy Brandt nói thống nhất là quá trình đưa những mảnh ghép “thuộc về nhau phát triển cùng nhau”. Nhưng sau 50 năm xa cách, hai nước Đức gần như phát triển thành hai dân tộc khác biệt với nhau.
Ở Berlin, ngay sau ngày 3/10/1990, toà thị chính có hai nhóm người làm việc cùng nhau: công chức của Tây Berlin và Đông Berlin. Sau những cái bắt tay đầu tiên, họ mới nhận ra rằng để dung hoà cung cách làm việc bao cấp của Đông Đức vào chính quyền mới là không dễ dàng. Gần như tất cả những nhân viên Đông Đức trong bộ máy hành chính được giữ lại đều phải đào tạo lại, và cần có thêm một nhân viên Tây Đức kèm cặp theo kiểu cầm tay chỉ việc.
“Điều này, dẫu là bình thường, nhưng cũng khiến người Đông Đức thấy không thoải mái lắm. Họ thấy tự ti, kém cỏi hơn so với đồng nghiệp của mình trong cùng một cơ quan, và xa hơn, thấy yếu thế trong xã hội,” TS. Jurgen Danyel nói. Ông trước đây học ngành xã hội học, nhưng sau khi thống nhất đã chuyển sang học ngành bảo tàng, vì phương pháp nghiên cứu theo kiểu Đông Đức không tồn tại nổi ở xã hội mới. Nhưng ít ra ông còn may mắn hơn nhiều người Đông Đức khác.
Theo những thống kê của chính phủ Đức, tỷ lệ thất nghiệp ở Đông Đức (cũ) luôn cao hơn gần gấp đôi so với Tây Đức. Vào năm 2014, con số này lần lượt là 9% và 5.6%. Về mức thu nhập bình quân, phía Tây cũng vượt trội hơn phía Đông sau 25 năm.
Khó khăn nhất có lẽ là vấn đề chi phí, bởi bất kì quá trình thống nhất nào cũng có cái giá rất đắt. Nếu như Việt Nam chúng ta phải đổi lấy hàng triệu sinh mạng và của cải cho cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, thì người Đức, dẫu thống nhất không có tiếng súng, cũng phải trả một cái giá không hề rẻ.
Theo nhiều nguồn ước tính khác nhau, con số này có thể lên đến hơn 1000 tỷ euro. Tuy nhiên, nói như GS. Eckart Stratenschulte, ý nghĩa chính trị nhiều khi quá lớn đến nỗi chi phí dù có lớn bao nhiêu cũng phải chấp nhận. Khi thời cơ đến thì phải nắm lấy chúng.
Và có lẽ may mắn cho nước Đức, cũng như Việt Nam, là người dân sẵn sàng chấp nhận chi phí đó để đổi lấy một đất nước liền dải. Đến bây giờ, ở Đức vẫn còn một loại thuế gọi là “thuế đoàn kết”, tối đa đến 5,5% thu nhập của người dân và doanh nghiệp, dùng làm quỹ phát triển hạ tầng cho Đông Đức.
Câu trả lời của người Đức
Tháng trước, khi dự buổi lễ mừng ngày thống nhất của Đức tại Frankfurt am Main, người bạn Hàn Quốc của tôi, GS. Suh Bo Hyug, thở dài và nói không biết đến khi nào người dân Triều Tiên mới có được những giây phút như thế này. Ông nghiên cứu ngành “Thống nhất học” (unification studies), bộ môn có lẽ chỉ còn mang tính thời sự ở Hàn Quốc.  Trong ba dân tộc bị chia cắt dưới thời Chiến tranh Lạnh, chỉ còn bán đảo Triều Tiên là vẫn chia lìa đôi ngả.
Nhìn vào những người Đức trẻ tuổi hăm hở với lễ hội ánh sáng và pháo hoa, không ai còn phân biệt được đâu là Ossie và Wessie.  Với nước Đức thống nhất trở thành siêu cường kinh tế và công nghệ, mức sống cao và ổn định bậc nhất châu Âu, và một đội bóng thống nhất vô địch thế giới, có lẽ người Đức bây giờ sẽ luôn biết ơn thế hệ đã xô đổ ngăn cách giữa Đông vào Tây vào đêm 9/11 lạnh giá đó.
Lần theo tiếp vết tích từ Potsdamer Platz, bạn sẽ đi đến Muhlenstrasse, nơi phần còn lại của bức tường dài khoảng 1.5km được dựng thành khu Nghệ thuật bờ Đông (East Side Gallery), được các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới thể hiện những khát vọng hoà bình và tự do trên khoảng tường cũ. Khoảng không chết chóc trở thành không gian yên bình dọc bờ sông Spree, với những người trẻ tuổi tụ tập đàn hát trên bãi cỏ mỗi ngày nắng đẹp, đôi tình nhân selfie cạnh bức “Nụ hôn đồng chí” nổi tiếng, và những cụ già trầm ngâm dắt chó đi dạo buổi chiều tà.
Đó có lẽ là câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi liệu nước Đức đã thành công với quá trình thống nhất của mình hay chưa. Khi người ta bắn một viên đạn vào bạn, hãy đáp trả lại bằng một bông hoa. Khi người ta xây bức tường chia cắt, hãy biến nó thành biểu tượng của thống nhất trong tự do và hoà bình.

 

Bức tường Berlin 26 năm sau - Bài 2

Thống nhất không tiếng súng, cái giá vẫn rất đắt

Khi người ta xây bức tường chia cắt, hãy biến nó thành biểu tượng của thống nhất trong tự do và hoà bình. 
Xem lại bài 1: Một phần tư thế kỷ, thăm lại ‘vùng đất nguy hiểm nhất’

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 bài viết của tác giả Khắc Giang, người đã có mặt và gặp gỡ một số chứng nhân lịch sử tại nước Đức vào dịp 26 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ (9/11/1989) và một phần tư thế kỷ thống nhất nước Đức (3/10/1990).
Ossie (người Đông Đức) và Wessie (người Tây Đức)
Sau khi bức tường Berlin bị dỡ bỏ, lãnh đạo hai bên đã thoả thuận và đi đến việc kí hiệp ước thống nhất nước Đức vào ngày 31/8/1990. Theo Điều 1 của Hiệp ước, hai nước Đức đã hoà vào làm một vào ngày 3/10/1990.
Niềm vui thống nhất đi qua, nước Đức trở về với hiện thực khắc nghiệt là quá trình thống nhất không chỉ đơn giản là đập bỏ đi bức tường.
Về mặt đối ngoại, các quốc gia láng giềng, như Anh và Pháp, lo sợ rằng bóng ma phát xít Đức sẽ trở lại. Sự ủng hộ bằng lời nói, vì thế, không chuyển hoá bằng những hành động cụ thể: không có một kế hoạch Marshall nào như thời hậu chiến để giúp Tây Đức vực dậy người anh em Đông Đức ốm yếu của mình. Để đổi lấy một nước Đức thống nhất, người Đức đã phải nhượng bộ khi quyết định gắn bó vận mệnh với Liên minh Châu Âu, và từ bỏ thứ “vũ khí kinh tế”  lợi hại của mình là đồng D-mark.
“Nước Đức thống nhất quá lớn để các nước láng giềng không lo lắng. Hội nhập với EU là điều không thể tránh khỏi để có một châu Âu hoà bình. Từ bỏ đồng D-mark là cách nước Đức thể hiện thiện chí với các quốc gia khác, rằng người Đức sẽ không bao giờ quay trở lại con đường bá quyền, mà sẽ gắn chặt với EU,” GS. Eckart Stratenschulte từ Viện Nghiên cứu Châu Âu tại Berlin (European Academy Berlin – EAB cho biết.
Thống nhất không tiếng súng, cái giá vẫn rất đắt
GS Eckart Stratenschulte. Ảnh: Khắc Giang
Về đối nội, chênh lệch kinh tế, khác biệt về mọi mặt khác của xã hội, khiến cho quá trình thống nhất nước Đức hết sức khó khăn và phức tạp. Nguyên thủ tướng Đức Willy Brandt nói thống nhất là quá trình đưa những mảnh ghép “thuộc về nhau phát triển cùng nhau”. Nhưng sau 50 năm xa cách, hai nước Đức gần như phát triển thành hai dân tộc khác biệt với nhau.
Ở Berlin, ngay sau ngày 3/10/1990, toà thị chính có hai nhóm người làm việc cùng nhau: công chức của Tây Berlin và Đông Berlin. Sau những cái bắt tay đầu tiên, họ mới nhận ra rằng để dung hoà cung cách làm việc bao cấp của Đông Đức vào chính quyền mới là không dễ dàng. Gần như tất cả những nhân viên Đông Đức trong bộ máy hành chính được giữ lại đều phải đào tạo lại, và cần có thêm một nhân viên Tây Đức kèm cặp theo kiểu cầm tay chỉ việc.
“Điều này, dẫu là bình thường, nhưng cũng khiến người Đông Đức thấy không thoải mái lắm. Họ thấy tự ti, kém cỏi hơn so với đồng nghiệp của mình trong cùng một cơ quan, và xa hơn, thấy yếu thế trong xã hội,” TS. Jurgen Danyel của Bảo tàng Lịch sử Đức, nói. Ông trước đây học ngành xã hội học, nhưng sau khi thống nhất đã chuyển sang học ngành bảo tàng, vì phương pháp nghiên cứu theo kiểu Đông Đức không tồn tại nổi ở xã hội mới. Nhưng ít ra ông còn may mắn hơn nhiều người Đông Đức khác.
Theo những thống kê của chính phủ Đức, tỷ lệ thất nghiệp ở Đông Đức (cũ) luôn cao hơn gần gấp đôi so với Tây Đức. Vào năm 2014, con số này lần lượt là 9% và 5.6%. Về mức thu nhập bình quân, phía Tây cũng vượt trội hơn phía Đông sau 25 năm.
Thống nhất không tiếng súng, cái giá vẫn rất đắt
Phần còn lại của Berlin Wall ở Zimmerstrasse, gần Quảng trường Potsdamer Platz. Ảnh: Khắc Giang
Khó khăn nhất có lẽ là vấn đề chi phí, bởi bất kì quá trình thống nhất nào cũng có cái giá rất đắt.
Theo nhiều nguồn ước tính khác nhau, con số này có thể lên đến hơn 1.000 tỷ euro. Tuy nhiên, nói như GS. Eckart Stratenschulte, ý nghĩa chính trị nhiều khi quá lớn đến nỗi chi phí dù có lớn bao nhiêu cũng phải chấp nhận. Khi thời cơ đến thì phải nắm lấy chúng.
Và có lẽ may mắn cho nước Đức, là người dân sẵn sàng chấp nhận chi phí đó để đổi lấy một đất nước liền dải. Đến bây giờ, ở Đức vẫn còn một loại thuế gọi là “thuế đoàn kết”, tối đa đến 5,5% thu nhập của người dân và doanh nghiệp, dùng làm quỹ phát triển hạ tầng cho Đông Đức.
Thống nhất không tiếng súng, cái giá vẫn rất đắt
Mühlenstrasse, con phố từng có bức tường Berlin. Ảnh: Khắc Giang
Câu trả lời của người Đức
Tháng trước, khi dự buổi lễ mừng ngày thống nhất của Đức tại Frankfurt am Main, người bạn Hàn Quốc của tôi, GS. Suh Bo Hyug, thở dài và nói không biết đến khi nào người dân Triều Tiên mới có được những giây phút như thế này. Ông nghiên cứu ngành “Thống nhất học” (unification studies), bộ môn có lẽ chỉ còn mang tính thời sự ở Hàn Quốc.  Trong ba dân tộc bị chia cắt dưới thời Chiến tranh Lạnh, chỉ còn bán đảo Triều Tiên là vẫn chia lìa đôi ngả.
Nhìn vào những người Đức trẻ tuổi hăm hở với lễ hội ánh sáng và pháo hoa, không ai còn phân biệt được đâu là Ossie và Wessie. Với nước Đức thống nhất trở thành siêu cường kinh tế và công nghệ, mức sống cao và ổn định bậc nhất châu Âu, và một đội bóng thống nhất vô địch thế giới, có lẽ người Đức bây giờ sẽ luôn biết ơn thế hệ đã xô đổ ngăn cách giữa Đông vào Tây vào đêm 9/11 lạnh giá đó.  
Lần theo tiếp vết tích từ Potsdamer Platz, bạn sẽ đi đến Mühlenstrasse, nơi phần còn lại của bức tường dài khoảng 1,5km được dựng thành khu Nghệ thuật bờ Đông (East Side Gallery), được các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới thể hiện những khát vọng hoà bình và tự do trên khoảng tường cũ. Khoảng không chết chóc trở thành không gian yên bình dọc bờ sông Spree, với những người trẻ tuổi tụ tập đàn hát trên bãi cỏ mỗi ngày nắng đẹp, đôi tình nhân selfie cạnh bức “Nụ hôn đồng chí” nổi tiếng, và những cụ già trầm ngâm dắt chó đi dạo buổi chiều tà.
Thống nhất không tiếng súng, cái giá vẫn rất đắt
East Side gallery - khu Nghệ thuật bờ Đông. Ảnh: Khắc Giang
Đó có lẽ là câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi liệu nước Đức đã thành công với quá trình thống nhất của mình hay chưa. Khi người ta bắn một viên đạn vào bạn, hãy đáp trả lại bằng một bông hoa. Khi người ta xây bức tường chia cắt, hãy biến nó thành biểu tượng của thống nhất trong tự do và hoà bình.
Nguyễn Khắc Giang (từ Berlin và Frankfurt am Main)

 
April 7, 2010, 9:21 AM
 Cuoc chien Nam Bac phan tranh
Lúc bấy giờ là đêm ngày 8 tháng 4 năm 1865, Đại tướng Robert Lee, thống lãnh quân đội miền Nam, cùng Ban Tham Mưu ngừng chân đặt bản doanh bộ chỉ huy trong một cánh rừng gần Toà Thị Xã Appomattox, thuộc tiểu bang Virginia. Sáu ngày liên tiếp trước đó đạo quân miền Nam đã đi không ngừng nghỉ tiến về phía Tây hướng về dãy núi Blue Ridge, nơi tướng Lee từng tuyên bố ông có thể cầm cự chiến đấu ít nhất là 20 năm. Nhưng đêm nay khi tướng Lee và Bộ Tham Mưu mệt mỏi của ông dừng quân tại Appomattox thì đạo quân miền Nam đang bị quân đội miền Bắc bao vây, lương thực cạn, hy vọng tiếp tế không có, hy vọng tăng viện cũng không. Xa xa tiếng đại bác xé màn đêm dội về… Tất cả hy vọng của tướng Lee lúc này chỉ còn đặt vào một vị tướng trẻ gan dạ, John Gordon. Vị tướng này sáng sớm hôm sau sẽ tiến quân chọc thủng phòng tuyến bao vây của quân đội miền Bắc.
Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi. Tách cà phê dẫu có giúp nhẹ đi cơn nhức đầu nhưng không làm giảm bớt mối căng thẳng lo âu của tướng Grant. Sau cùng tướng Grant kéo ghế ngồi, và khởi sự thảo bức thư trả lời thư mới nhận được từ tướng Robert Lee. “Tôi rất muốn hoà”, tướng Grant viết, “và mong muốn kết thúc cuộc chiến mà không phải tổn thất thêm một nhân mạng nào nữa. Nhưng cuộc hội kiến do Đại Tướng đề nghị vào 10 giờ sáng hôm nay không có một lợi ích nào cụ thể và tôi không có thẩm quyền quyết định hoà hay chiến.” Nhưng bức thư của tướng Grant chưa kịp đến tay tướng Lee, tiếng súng đã lại bắt đầu nổ.
5 giờ sáng, sương mù còn bao phủ rặng đồi bên kia Appomattox. Loạt đạn đầu tiên xé màn sương, đánh thức sáng chủ nhật 9/Apr/1865, tiếp theo là tiếng thét tiến quân của quân đội miền nam. Từng đợt tấn công của tướng Gordon đã đánh bật tuyến phòng thủ đầu của quân miền Bắc, chiếm nhiều cỗ súng đại bác, đánh bạt hai bên mở rộng đường tiến quân, và ào ạt tiến lên đồi. Nhưng từ phiá bên kia đồi, quân miền Nam đã đụng phải một bức tường dày đặc, kéo dài hơn 2 dặm, cuả hai đơn vị bộ binh quân đội miền Bắc. Và ép từ phiá sau là hai đơn vị bộ binh khác của quân miền Bắc tiến lên. Quân miền Nam bị ép vào giữa, tiến không được, lui cũng không xong, và “chém vè” cũng không được.
Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ sau, tướng Lee được tin khấp báo của tướng Gordon “Quân sĩ của tôi đã chiến đấu hết mình. Trình Đại Tướng tôi không làm gì hơn được nữa!”. Lập tức tướng Lee triệu tập Ban Tham Mưu thâu hẹp để quyết định hoà hay chiến. Tướng Lee nói với các tướng bao quanh: “Giờ đây tôi chẳng còn làm gì hơn là đến trình diện và đầu hàng trước tướng Grant”.
Nơi được chọn để nghị hoà là một căn nhà nhỏ mái ngói thuộc Appomattox, một thị xã hẻo lánh nằm vào phiá Nam tiểu bang Virginia. Có độ chừng 20 căn phố, lèo tèo vài cửa hàng nhỏ, một lữ quán và toà thị xã. Khi mặt trời leo lên cao là lúc tướng Lee đã đến điểm hẹn, ông bước theo sự hướng dẫn của vị sĩ quan tuỳ viên và một sĩ quan tham mưu thuộc Bộ Tham Mưu của Tướng Grant. Tướng Lee, uy nghi trong bộ binh phục đại lễ, hông đeo trường kiếm, ngồi xuống cạnh một chiếc bàn gỗ nhỏ. Giờ đây ông đã có mặt ngay trong lòng đất đối phương.
Vào khoảng nửa tiếng sau, tiếng giày nện trên sàn gỗ và tướng Grant bước vào. Khác hẳn với tướng Lee, tướng Grant không đeo kiếm, không mặc quân phục, quần và đôi ủng lấm đầy bùn.
Theo yêu cầu của tướng Lee, tướng Grant đích thân thảo bản văn kiện chính thức đầu hàng của quân đội liên hiệp miền Nam và sau tự tay trao cho tướng Lee xem lại. Chậm rãi, từ tốn, tướng Lee rút cặp kiếng đeo mắt, lấy khăn lau kỹ lưỡng, đeo kính lên và chăm chú đọc.
“….Vũ khí, đại bác và các tài sản công phải được liệt kê, sắp xếp và giao nộp cho một viên sĩ quan do tôi chỉ định. Những vũ khí này sẽ không gồm có vũ khí cá nhân của các sĩ quan, cũng như ngựa và tư trang của họ. Sau khi hoàn tất, mọi sĩ quan và binh sĩ sẽ được phép trở về nguyên quán, và sẽ không bị quấy nhiễu bởi các cơ quan cầm quyền chừng nào họ tôn trọng lệnh đầu hàng và tuân theo luật lệ địa phương nơi họ cư ngụ.”
Lần đầu tiên trong buổi hội kiến, gương mặt của tướng Lee tươi hẳn. Như vậy có nghĩa là sĩ quan và binh sĩ dưới quyền của ông sẽ không bị giam giữ như tù binh chiến tranh. Có nghĩa là họ sẽ không bị đem ra bêu riếu diễn hành hạ nhục trên các đường phố. Có nghĩa là họ sẽ không bị mang ra toà truy tố về tội phản loạn.
Tướng Lee nói, “Thưa Đại Tướng, những điều kiện đầu hàng thế này sẽ có ảnh hưởng rất tốt với quân đội của tôi.” Và tướng Lee nói tiếp, “Nhưng thưa ngài, trong qu&a
circ;n đội miền Nam cuả tôi, ngay cả binh sĩ khi gia nhập cũng mang theo ngựa của họ vào quân đội.”
Tướng Grant nói ông sẽ không thay đổi gì trong văn kiện đầu hàng, nhưng sẽ ra khẩu lệnh cho phép mọi binh sĩ miền Nam được phép mang ngưạ và lừa về quê quán để sử dụng trong việc trồng trọt ở các nông trại.

Trận đánh quyết định tại Five Forks (Tháng Tư 1865)

Tướng Lee còn thêm một lời yêu cầu nữa. Ông trình bày cho tướng Grant biết ông còn giam giữ hơn một ngàn tù binh quân đội miền Bắc nhưng không có lương thực cung cấp cho họ và ngay chính quân đội của ông cũng không còn lương thực. Không ngập ngừng, tướng Grant đề nghị sẽ ra lệnh xuất kho cấp ngay khẩu phần cho hơn 25,000 quân sĩ của quân đội liên hiệp miền Nam.
Tướng Grant hỏi, “Như vậy, đủ chưa?”
“Thưa, quá đủ, quá đủ, thưa đại tướng.” Tướng Lee trả lời.
Tướng Lee đứng dậy, lần lượt bắt tay các sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của tướng Grant, bắt tay tướng Grant, nghiêng mình chào tất cả mọi người có mặt và bước ra khỏi phòng họp.
Tướng Grant và ban sĩ quan tham mưu đã đứng sẵn ở bao lơn trước căn nhà, nơi đôi bên nghị hoà. Khi ngựa tướng Lee rảo bước đi qua, cặp mắt của hai vị tướng quân chạm nhau trong giây phút, họ đồng ngả nón chào nhau. Trên bao lơn xung quanh tướng Grant và suốt trong sân trước căn nhà lịch sử, sĩ quan và binh sĩ miền Bắc đều đưa tay chào kính vị tướng bại trận quân đội liên hiệp miền Nam.
Tin đồn đầu hàng của tướng Lee tràn lan mau chóng như thuốc súng. Khắp nơi binh sĩ miền Bắc reo mừng. Họ liệng lên không trung mũ nón, giày, bao đạn, áo hay bất cứ vật gì có thể ném tung lên được. Họ ôm nhau, hôn nhau. Súng ống các loại, kể cả đại bác bắt đầu nổ. Thế nhưng tướng Grant nhanh chóng ra lệnh ngưng ngay tức khắc những biểu lộ nỗi vui mừng của binh sĩ miền Bắc. “Rồi sẽ có ngày mừng chiến thắng”, tướng Grant giải thích, “Nhưng không phải là ngày hôm nay. Quân đội miền Nam đã đầu hàng. Chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ”. Điều quan trọng với tướng Grant là phải làm sao để thắng trận, đồng thời cũng phải gìn giữ cho bằng được sự toàn vẹn tình cảm giữa những người cùng trong cộng đồng dân tộc Hoa Kỳ.
4:30 chiều ngày 9 tháng 4, 1865, Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh tại Hoa Thịnh Đốn nhận được một điện văn ngắn ngủi của tướng Grant, “Tướng Lee đã buông súng đầu hàng quân đội miền Nam theo những điều kiện do tôi ấn định.”
Cách đó không bao xa, tướng Lee cỡi ngưạ trở về bản doanh của mình. Dọc hai bên đường, binh sĩ miền Nam nghiêm chào vị tướng lãnh mà họ tôn sùng. Nhiều người bật khóc, phủ phục bên đường. Tướng Lee cũng không cầm được nước mắt. Về đến đại bản doanh, trước mặt sĩ quan và binh sĩ đứng chờ, tướng Lee hướng về họ và nói: ”Tôi đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được. Và nay lòng tôi nặng chĩu và không thể nói gì hơn”.
Bước đi vài bước, ông dừng lại và thêm: “Các anh em hãy trở về quê quán. Và nếu các ngươi sống được như những công dân tốt như các anh em đã từng chiến đầu như các chiến sĩ thì các ngươi sẽ thành công rồi. Và tôi sẽ luôn luôn hãnh diện vì các anh em.” Và tướng Lee biến mình vào trong lều vải của mình.
Điều kiện đầu hàng được hai tướng Lee và Grant ký kết tại Appomattox ngày 9 tháng 4, 1865 thì 3 ngày sau, ngày 12 tháng 4 mới là ngày quân liên hiệp miền Nam chính thức buông súng đầu hàng.
Hai đạo quân dàn đôi bên con đường chạy theo phiá Đông rừng Appomattox. Chỉ huy cánh quân miền Bắc và điều khiển buổi lễ là tướng Chamberlain, nguyên là một giáo sư đại học, Huy Chương Danh Dự, hai lần bị thương trên chiến trường.
Chỉ huy 28,000 sĩ quan và binh sĩ liên hiệp miền Nam là tướng Gordon, một trong những cận tướng can trường của Đại tướng Lee, 4 lần bị thương tại mặt trận, một lần bị trúng đạn xuyên qua mặt.
Tướng Chamberlain đã ghi lại trong hồi ký cuả mình: ” Từng đoàn, từng đoàn, họ tiến bước theo nhịp quân hành, ép chặt vào nhau giống như một giòng người đội vương miện màu đỏ ối, giương cao quân kỳ và hiệu kỳ. Đây là những người mà gian lao, đau khổ, nhọc nhằn, kể cả tử thần không bẻ cong được quyết tâm của họ. Họ đứng thẳng hàng trước mặt đoàn quân chúng tôi, một đoàn quân tơi tả, xương xẩu, nhưng hiên ngang, mắt sáng ngời chiến thắng, họ là những hình ảnh sống phản ảnh mối liên hệ thắm thiết chỉ có thể có giữa những đồng đội trên chiến trường”.
Không hề dự định trước, cũng như không hề được chuẩn y trước, tướng Chamberlain bất thần hô lớn ra lệnh, “Bồng súng chào!” cho quân đội miền Bắc. Một tiếng kèn lệnh vang lên, và lập tức toàn thể đoàn quân miền Bắc bồng súng lên vai, tiếng báng súng rập khuôn vang lên.
Phiá đối diện, tướng Gordon thúc nhẹ con tuấn mã khụy hai chân trước xuống, người và ngựa cùng cúi đầu, gươm tuốt trần chúc mũi trong một dáng đìệu hùng vĩ tuyệt vời. Cùng lúc, đoàn quân miền Bắc chuyển qua bồng súng nghiêm chào. Họ chào những “anh hùng bại trận”, họ bày tỏ sự kính trọng của những người Hoa Kỳ đối với những người Hoa Kỳ.
Và phiá hàng quân miền Bắc tiếp tục giữ đúng thế nghiêm. Không có thêm một tiếng kèn. Không có một tiếng trống. Không có một tiếng hô chiến thắng. Không có một tiếng nói. Không cả một tiếng thầm thì. Mà chỉ còn là một hàng quân im phăng phắc. Mọi nhịp thở như ngừng lại.

Buổi lễ đầu hàng kéo dài 7 tiếng đồng hồ. Gần 28,000 người, trên 100,000 tấn vũ khí, đạn dược, quân kỳ, hiệu kỳ lần lượt bỏ xuống. Từng đơn vị tiến lên, gác súng, tháo bao đạn, và xếp súng xuống. Kế đến họ trìu mến cuốn hay xếp quân kỳ, hiệu kỳ, lắm cái tơi tả và lắm cái nhuộm máu đã khô, sau cùng họ khẽ đặt những lá cờ kia xuống mặt đất…
Tại sao người Mỹ lại có được tháng 04/1865 tuyệt vời như thế kia? Tuyệt vời bởi lẽ cả người thắng lẩn kẻ bại đều thiết tha và chân thành tôn kính lẩn nhau. Tuyệt đối không có cảnh “nhảy múa trên đau khổ của kẻ bại”. Người đích thực là kẻ chiến thắng trong 04/1865 chính là dân tộc Hoa Kỳ.
Mang tháng 04/1865 đặt cạnh tháng 04/1975, mọi người, kể cả những người khác biệt chính kiến, đều có thể dễ dàng nhận ra những khác biệt lớn lao vì Chiến bại tháng 04/1975 là chiến bại của một quân đội bị “Đồng Minh” đâm sau lưng.
– Sau 04/1865, quân Bắc Mỹ không hề trả thù quân Nam Mỹ. Tất cả hình thức ăn mừng chiến thắng đều bị ngăn cấm. Chẳng những không bị ngược đãi, quân Nam Mỹ còn được Bắc quân trao tặng hơn hai mươi lăm ngàn 25000 phần ăn như một lời chúc thượng lộ bình an trên con đường trở về quê hương gốc. Sau 04/1975, CSVN ra lệnh mang ra chợ xử bắn những quân cán chính nào của VNCH mà Hà Nội gán cho danh hiệu “ác ôn”. Mặt khác, tất cả thương bệnh binh của VNCH lập tức bị đuổi ra khỏi toàn bộ hệ thống quân y viện của Miền Nam Việt Nam. Đó là lý do giải thích tại sao những ngày đầu tháng 05/1975 vô số thương binh VNCH, kể cả những thương binh vết thương còn mới nguyên, lê lết khắp phố chợ làng quê…
– Không một người lính nào trong quân đội Nam Mỹ bị bắt giam như những tù binh. Ngược lại, tại Việt Nam 04/1975, CSVN bắt giam nhiều trăm ngàn quân nhân từ tướng đến binh (an ninh tình báo) của VNCH. Hành động bắt giam này được thực hiện bằng lời kêu gọi mang theo mười ngày lương thực nhằm tạo cho “nạn nhân” hiểu lầm là họ chỉ đi “học tập cải tạo” mười ngày. Trong thực tế 10 ngày có nghĩa là một hai thập niên tù khổ sai

Khi mùa dứt chiến chinh trên quê hương tôi (Tháng Tư 1975)

Tháng 04/1865 quân Bắc Mỹ chỉ tịch thu vũ khí cộng đồng, họ cho phép quan,quân miền Nam giữ lấy ngựa và vũ khí cá nhân như những tài sản riêng. Tháng 04/1975 nhà cửa, xe cộ của sĩ quan cao cấp của VNCH bị tịch thu, vợ con của quân nhân các cấp bị mất việc làm, bị đuổi đi kinh tế mới. Đặc biệt, không chỉ riêng gia đình quân cán chính VNCH mà ngay cả người dân bị goi là “dân vùng ngụy” cũng bị CSVN đánh đòn rất cẩn thận: đánh tư sản mại bản, đánh công thương kỹ nghệ gia, đánh tiểu thương, đánh văn nghệ sĩ, đánh tu sĩ các tôn giáo. Nói chung, tháng 04/1975 là ngày ghi dấu toàn bộ xã hội miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục trần gian.
Cùng là CON NGƯỜI, tai sao người Mỹ đối xử với người Mỹ khác hẳn CSVN đối xử với người Việt Nam? Phải chăng văn hoá Mỹ khác với văn hoá Cộng Sản?  

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire