dimanche 4 décembre 2016

Nhìn về lịch sử Việt Nam với trận đánh Long Tân của tác giả Nguyễn Đình Khánh.

 
 
Trong những ngày cuối năm, đọc một bài lịch sử về chiến tranh Việt Nam đăng trên net làm tôi ngậm ngùi khi thấy cuộc chiến đó, có những nước đồng minh cũng tham gia  và cũng có những mất mát cho người dân Việt Nam.
 
Lịch sử đã không đem lại được điều mà người Nam Việt Nam hy vọng, nhưng cũng cho thấy là chính nghĩa luôn còn được tôn trọng vì qua bao nhiêu năm tháng, những bài viết lịch sử này vẫn còn có người ghi lại.

perdre une bataille mais pas la guerre

Caroline Thanh Hương
 
 
 
 photo 1_90.jpg

 photo nguyendinhkhanh_1-1.jpg

HÌNH 1: Rừng cao su Long Tân, nơi xảy ra trận đánh dữ dội nhất của lực lượng Úc trong trận chiến Việt Nam. Trong trận này có 18 binh sĩ Úc thiệt mạng, phía bên kia Việt Cộng mất 245 cán binh. HÌNH 2: Một cán binh Việt Cộng bị bắt trong trận Long Tân. HÌNH 3: Người nằm dưới đất là binh nhì Jimmy Richmond với vết thương trầm trọng. Hai người chăm sóc cho Jimmy là Y Tá Jordie Richardson (ngồi) và Trung Sĩ trung-đội trưởng Bob Buick (đứng).
 
Trận Chiến Long Tân
Tác Giả: Huỳnh Bửu Sơn
a. Tình hình tổng quát:
Đáp ứng lời kêu gọi của Tổng Thống Mỹ Johnson, tháng 7 năm 1962 chính phủ Úc gửi 30 cố-vấn đến Việt-Nam để giúp huấn luyện chiến tranh chống phiến loạn COIN (Counter Insurgency) cho quân đội VNCH. Các khóa huấn luyện này thường được gọi là khóa tác chiến rừng núi sình lầy và thời gian của mỗi khóa là 10 tuần. Quân số ǹày tăng theo thời gian và cường độ chiến tranh. Đến năm 1965 quân số Úc chiến đấu tại VN lên đến 1400 và hai năm rưỡi sau quân số Úc lên đến con số cao nhất so với các Đồnh Minh khác với 7672 binh-sĩ.
Tháng 4 năm 1965, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn Hoàng gia Úc đã được gởi đến Biên Hòa. Tại đây tiểu đoàn này được tăng cường cho lữ đoàn 173 Dù Mỹ trong các cuộc hành quân tại chiến khu D. Năm tháng tiếp theo sau đó, 1 pháo đội đại bác 105 ly và một chi đoàn thiết vận xa M-113 được gửi thêm sang để tăng cường cho tiểu đoàn 1. Đến tháng 3.1966 chính phủ Úc quyết định gửi 2 tiểu đoàn 5 và 6 thay thế tiểu đoàn 1 hết nhiệm kỳ phục vụ tại VN. Tháng 10 năm 1967, một tiểu đoàn thứ 3 được gửi sang VN cùng với một chi đoàn chiến xa Centurion.
Với quân số gia tăng, Úc Đại Lợi muốn hoạt động độc lập tại VN. Tỉnh Phước Tuy với diện tích giới hạn thích hợp với cấp trung đoàn mà Úc có thể cung cấp. Thêm bào đó tỉnh Phước-Tuy là một tỉnh chịu ảnh hưởng CS lâu đời, hiện tình là một vùng xôi đậu. Chính phủ VNCH hy vọng rằng với thành tích chiến tranh chống du-kích tại Mã Lai, quân đội Úc có thể bình định được tỉnh này nên thỏa thuận với Bộ chỉ huy quân sự Mỹ (MACV) giao vùng tỉnh Phước-Tuy và Vũng tàu cho Úc.
Các đơn vị Úc chính thức nhận khu chiến thuật Phước-Tuy Vũng Tàu vào tháng 5.1966. Tất cả các đơn vị Úc được tổ chức thành Lực lượng đặt nhiệm lấy danh hiệu là Lực lượng đặc nhiệm số 1 (1 ATF). Núi đất được chọn làm căn cứ đóng quân của LLĐN 1 Úc. CHT Lực lượng đặc nhiệm 1 Úc là Chuẩn tướng O.D. Jackson. Là một quân nhân chuyên nghiệp, chuẩn tướng Jackson đã tham dự đệ nhị thế chiến và chiến tranh Triều tiên và ông cũng là người đầu tiên đến VN giử chức vụ trưởng nhóm cố-vấn Úc. Sau đây là thành phần các đơn vị của LLĐN đặc nhiệm 1 Úc:
Bộ binh: 2 tiểu đoàn 5 và 6
Pháo binh cơ hữu: 2 Pháo đội 161 Tân tây lan và pháo đội 103 Úc đại lợi đại bác 105 ly.
Pháo binh tăng phái: Pháo đội A, tiểu đoàn 2/35 Mỹ với các đại bác 155 ly trên xe tăng M-109.
Chiến Xa: 1 chi đoàn thiết vận xa M-113
Không trợ: Phi đoàn 35 Caribou và phi đoàn 9 trực thăng UH-1B Uroquois.
b. Diễn tiến trận đánh:
Theo tin tức tình báo thì lực lượng CS trong vùng gồm tiểu đoàn D445 cùng với 2 trung đoàn 274 và 275 thuộc sư đoàn 5 CSBV. Tiểu đoàn D445 có 5 đại đội từ C1 đến C5 với quân số khoảng 400 người. Trung đoàn 274 là trung đoàn đã dự trận Bình Giã năm 1964.
Vài tuần lễ trước ngày 17.8 tình báo dã chiến của Úc bắt được tín hiệu truyền tin di chuyển về phía nam của căn cứ Núi Đất. LLĐN tung ra nhiều cuộc hành quân tuần tiểu thám thính nhưng không tìm ra được một dấu hiệu nào của địch trong vùng.
Trận Long Tân bắt đầu vào đêm 16 rạng 17 tháng 8. Trung đoàn 275 VC pháo kích hơn trăm quả đạn súng cối vào vị trí pháo đội 103. Kết quả của trận pháo kích này gây cho 24 binh sĩ bị thương, một trong số bị thương này chết vì vết thương quá nặng trong người.
Rạng đông ngày 17 đại đội B tiểu đoàn 6 được tung ra hành quân tìm các trọng pháo địch. Đại đội B đóng quân qua đêm tại vùng hành quân. Khoảng 12 giờ trưa ngày 18, đại đội B được đại đội D thay thế. Liền sau đó, đại đội D được lệnh của tiểu đoàn càn quét về hướng Đông trong phạm vi yễm trợ của pháo binh. Đại đội lấy đội hình chữ Y, trung đội 11 cánh phải, trung đội 10 cánh trái, ban chỉ huy đại đội đi giữa phía sau và trung đội 12 trừ bị đoạn hậu. Lúc gần 4 giờ chiều, một toán 6 VC đi ngay vào đội hình của trung đội 11. Tiểu đội tiền sát nổ súng và bắn chết một VC ngay tại chổ, tịch thu 1 súng AK-47, 5 tên còn lại chạy tán loạn lẩn trốn. Trung đội 11 mở rộng đội hình lục soát và tiếp tục tiến quân. Liền theo đó VC pháo kích súng cối vào đội hình tiến quân của đại đội nhưng tất cả các quả đạn đều lọt chệch về phía Đông. Sĩ quan tiền sát viên gọi pháo binh phản pháo.
 
Chạm dịch và Đại Đội bị bao vây
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trong khi đại đội bị chậm lại để phản pháo thì trung đội 11 vẫn tiến nên đã tách rời đội hình đại đội khá xa và chạm súng nặng với địch. Sáu binh sĩ Úc thuộc tiểu đội đi đầu bị tử thương ngay tức khắc. Trung đội 11 liền thu gọn lại trong đội hình phòng thủ chận đứng ngay đợt xung phong của địch. Đại đội trưởng ra lệnh cho tiền sát viên gọi pháo binh yễm trợ và điều động trung đội 10 từ cánh trái tạt qua hông trái của trung đội 11 yễm trợ trung đội 11 rút về đội hình phòng thủ của đại đội. Nhưng trung đội 10 cũng chạm súng với địch phải dừng lại cố thủ. Đại đội trưởng điều động trung đội 12 bọc bên phải giải vây cho trung đội 11 đồng thời gọi tăng viện và không trợ nhưng khi khu trục đến không nhận định được mục tiêu vì trận mưa tầm tã và rừng cao su nên trút bôm xuống hơi xa vùng chạm súng về phía đông. Cuộc oanh kích này đúng vào vùng đóng quân của trung đoàn 274 làm các đơn vị hậu tuyến địch bị rối loạn.
 
 
Phản công
 
 
 
 
 
Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6 ra lệnh cho đại đội B vừa mới trở về đến căn cứ Núi Đất trở lại ngay tăng viện cho đại đội D và đồng thời chính tiểu đoàn trưởng chỉ huy đại đội A và chi đội thiết vận xa đánh bọc lên ngang cạnh xườn địch giải vây đại đội D. Tiểu đoàn D445 bị đánh bất ngờ từ phía sau bị thiệt hại nặng, vòng vây bị chọc thủng và lực lượng tùng thiết bắt tay với đại đội D. Tàn quân của tiểu đoàn D445 chạy về hướng đông bị đại đội B vừa tiến đến truy kích và bị bắn hạ gần hết.
Các đại đội bắt tay với nhau mở rộng đội hình thành vòng đai an ninh cho trực thăng đến tản thương và tiếp tế.
Toàn bộ tiểu đoàn 6 đóng ̣quân tại chổ qua đêm. Đây là một lực lượng hùng hậu sẵn sàng đương đầu với bất cứ một cuộc tấn công nào của địch. Nhưng đêm đó địch quân đã rút lui.
Ngay sau đó một cuộc hành quân qui mô gồm Lữ đoàn 173 nhẩy dù Mỹ, một tiểu đoàn TQLC Hoa kỳ cùng với một số tiểu đoàn quân đội QGVN và tiểu đoàn 5 Hoàng gia Úc được tung ra mang tên Toledo càng quét toàn vùng. Tình báo Úc cho rằng 2 trung đoàn và BCH của Sư Đoàn 5 CS vẫn còn trong vùng và ước đoán cuộc hành quân này sẽ có những cuộc đụng độ lớn. Nhưng trong suốt cuộc hành quân không một đụng độ nào.
c. Tổng kết trận đánh và nhận xét:
Úc đã mất tất cả 17 binh sĩ, phía CS bỏ lại chiến trường 245 xác chết cùng với 2 đại bác 57 ly không giật, 4 súng chống chiến xa B-40, 1 thượng liên 12.7 ly, 7 trung liên RBD, 1 trung liên BAR, 33 tiểu liên AK47, 1 tiểu liên PPSh, 1 tiểu liên Thompson, ̀ súng trường SKS, 2 carbine M1, 1 garant M1cùng với hơn 10.500 đạn các loại, 300 lựu đạn, 40 đạn súng cối và 22 đạn đại bác không giật. Trong cuộc hành quân này pháo binh đã tác xạ tất cả 2639 đạn 105 ly cùng với 155 ly yễm trợ cho đại đội D. Trung đoàn 275 khi bao vây đại đội D cũng bị thiệt hại nặng khi tung ra các đợt xung phong vào vị trí cố thủ cùa đại đội D. Các đợt xung phong biển người của địch đều bi hàng rào cản pháo binh yễm trợ tiếp cận chận đứng, một số cán binh địch vượt qua khỏi bức tường lửa đều bị bắn hạ. Trung đoàn trừ bị 274 phía sau bị khu trục oanh kích cũng bị thiệt hại không ít. Về sau tù binh do quân đội Mỹ bắt được khai là trong trận Long Tân thiệt hại của CS lên đến khoản 500 chết và 750 bị thương.
Nhận xét về trận Long Tân, tướng Westmoreland viết (A Soldier Reports): “Trận chiến dữ dội nhất liên quan đến quân đội Úc đã bắt đầu vào cuối mùa hè 1966 khi một đại đội chạm trán với một lực lượng địch khoảng 1500 người trong khi đang càn quét một đồn điền cao su. Suốt ba giờ dưới cơn mưa nhiệt đới khiến không yểm chiến thuật bị ngăn cản, đại đội với hơn 100 binh sĩ đã đánh bại nhiều đợt tấn công biển người của địch. Khi đạn dược gần cạn, các phi công trực thăng Úc đã can đảm vượt qua lưới đạn địch để tiếp tế. Nhờ tiếng mưa rơi át tiếng động cơ, đại đội A với các thiết vận xa có thể tiến đến gần đại đội đang bị bao vây trước khi VC có thể phát giác. Sau đó lực lượng tăng viện đã tấn công khiến quân địch bị tán loạn, bỏ lại 265 xác chết.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn: (1) Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (2) "The Battle of LongTan by the men who were there ' by Major Harry Smith MC who commanded Delta Six at Long Tan (3) "Vietnam - The Battle of Long Tan" (4) "A Soldier Reports" W.C. Westmoreland
Tưởng niệm chiến thắng Long Tân
 
 
 
 
 
LS. Võ Trí Dũng và Dân Biểu Alan Cadman đặt vòng hoa tại tượng đài Úc-Việt CabraVale
Mời đọc thêm
TRẬN ĐÁNH LONG TÂNTác giả: Nguyễn Đình Khánh

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire